07.10.2013
Lâu nay, nói đến dân chủ (hoặc không dân chủ), chúng ta
thường chỉ tập trung vào một góc độ: chính trị. Trong chính trị, chúng ta cũng
chỉ tập trung vào một góc độ: thiết chế (cụ thể là bộ máy chính quyền). Trong
thiết chế, chúng ta chỉ tập trung vào một góc độ: cá nhân những người lãnh đạo,
và ở những người lãnh đạo ấy, chúng ta thường chỉ tập trung vào một góc độ:
cách hành xử, đặc biệt là qua ngôn ngữ, thái độ và hành động của họ trong quan
hệ với người dân.
Tất cả những cách nhìn trên dĩ nhiên là đúng. Nhưng thiếu. Vấn đề dân chủ hay không dân chủ không phải chỉ thể hiện trong phạm vi chính trị mà còn trong kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa và cả trong gia đình nữa. Chỉ giới hạn trong phạm vi chính trị, vấn đề dân chủ hay không dân chủ không phải chỉ ở thiết chế mà còn ở quan hệ giữa người và người; và ở con người, chúng còn tồn tại ở những nơi chúng ta khó thấy nhất: tâm lý.
Từ góc độ tâm lý, dân chủ và không dân chủ có thể được nhìn thấy ở mọi người, ví dụ, trong phạm vi gia đình, có những người bố hoặc chồng dân chủ và ngược lại, cũng có những ông bố hoặc chồng không dân chủ; trong giáo dục, cũng vậy, có những thầy cô giáo dân chủ hoặc không dân chủ; trong phạm vi kinh tế, có những ông/bà chủ, đủ mọi cấp, dân chủ hoặc không dân chủ; và cuối cùng, trong phạm vi quốc gia, có những người lãnh đạo các cấp dân chủ hoặc không dân chủ.
Ở những cương vị khác nhau, với những mức độ quyền lực khác nhau trong xã hội, người ta cũng đều có thể trở thành những người dân chủ hoặc những kẻ không dân chủ. Dân chủ khi người ta biết tôn trọng người khác và chấp nhận đối thoại và thương thảo để giải quyết các xung đột; ngược lại họ trở thành không dân chủ khi chỉ khăng khăng cho chỉ có một mình mình là đúng và người khác (từ vợ con đến học trò và nhân viên) đều sai; nếu người khác không chấp nhận cái sai của họ, tiếp tục phản đối, họ sẽ sử dụng các biện pháp trừng phạt hoặc trấn áp ngay tức khắc (với con cái, người ta bợp tai; với học trò, trừ điểm; với nhân viên, sa thải hoặc đe dọa sa thải; với dân chúng, bỏ tù hoặc giết chết).
Có thể nói, trong phạm vi chính trị, vấn đề dân chủ hay không dân chủ nằm ở nhiều cấp độ khác nhau: cơ chế, chính sách, cách hành xử, và, quan trọng không kém, trong tâm lý con người.
Nhìn từ góc độ tâm lý, vấn đề dân chủ hay không dân chủ có thể xuất hiện ở cả hai giới: lãnh đạo và dân thường.
Ở giới lãnh đạo, vấn đề ấy rất rõ và được nói đến rất nhiều: Là dân chủ, khi người ta biết tôn trọng những ý kiến khác, biết chia sẻ ý kiến và quyền lợi cũng như quyền lực với người khác, biết giải quyết các mâu thuẫn bằng sự thương thảo, kể cả việc thỏa hiệp với người khác, biết chấp nhận những luật lệ cũng như quy chế làm giới hạn quyền lực cũng như quyền lợi của chính mình, cuối cùng, biết chấp nhận quyết định của đa số dân chúng trong các cuộc bầu cử cũng như trưng cầu dân ý, kể cả những quyết định hoàn toàn bất lợi cho bản thân mình. Làm ngược lại là không dân chủ hoặc độc tài.
Đối với người dân thường, chúng ta không cần đặt vấn đề không-dân-chủ hoặc độc tài bởi ở vị thế của những kẻ không có quyền lực, đó là một vấn đề vô nghĩa. Nhưng chúng ta có thể và, thật ra, nên đặt vấn đề dân chủ với họ. Nói một cách chính xác và ngắn gọn hơn: ở dân chúng, có những tâm lý phù hợp hoặc không phù hợp với dân chủ. Trong trường hợp không phù hợp, tâm lý ấy trở thành đồng minh hoặc trợ thủ của độc tài.
Dân chúng có tâm lý dân chủ hoặc phù hợp với dân chủ khi, thứ nhất, họ ý thức về quyền của mình và hành xử theo các quyền được quy định của mình; thứ hai, họ cũng ý thức về quyền của người khác và hành xử theo nguyên tắc tôn trọng các quyền của người khác; thứ ba, trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa các quyền giữa mình và người khác, người ta giải quyết theo một trong hai cách: hoặc dựa vào pháp luật hoặc tìm cách thương thảo, thậm chí, sẵn sàng thỏa hiệp và nhân nhượng; và thứ tư, sau khi đã đạt được một thỏa thuận chung, người ta phải chấp nhận và tuân thủ những điều mình đã cam kết.
Ví dụ, ở Úc, trong cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 9 vừa qua, tôi bầu cho đảng Lao Động. Kết quả: đảng Liên Đảng (bao gồm hai đảng Tự Do và Quốc Gia) thắng. Tôi, cũng như gần năm triệu người Úc khác (trên tổng số hơn 14 triệu cử tri), đã bầu cho đảng Lao Động không thể lấy lý do mình không hề bầu cho Liên Đảng để từ chối tư cách cầm quyền của Liên Đảng. Không, luật chơi dân chủ đã định rõ: thiểu số phải phục tùng đa số. Khi kết quả bầu cử đã được công bố và khi mọi người biết Liên Đảng chiếm đa số trong Quốc Hội, không ai – ngay cả các đảng đối lập - được quyền phủ nhận tư cách pháp nhân của Liên Đảng trong vị thế một đảng cầm quyền. Tuy nhiên, dù bầu hay không bầu cho Liên Đảng, người ta cũng có quyền phản đối các chính sách của Liên Đảng khi thấy các chính sách ấy sai hoặc xâm phạm vào một số quyền của chính mình. Khi xuống đường biểu tình hay công kích một số chính sách của chính phủ, người ta chỉ hành xử theo các quyền công dân của mình.
Đó là tâm lý dân chủ. Còn tâm lý không phù hợp với dân chủ, thậm chí, có thể nói tâm lý phản dân chủ là sao? Là:
Thứ nhất, không biết hoặc không tha thiết đến các quyền của mình. Cứ mặc kệ. Ai làm cũng được, kể cả việc chà đạp lên quyền công dân của mình và của người khác. Trong ý nghĩa này, có thể nói những người theo chủ nghĩa mackeno là những người phản dân chủ, ngay cả với tư cách công dân.
Thứ hai, không biết tôn trọng người khác, đặc biệt, không biết tôn trọng đa số. Không quan tâm đến quyền của mình, người ta dễ dàng biến thành nô lệ, nhưng không biết tôn trọng quyền của người khác, người ta dễ trở thành độc tài và độc đoán khi có cơ hội: Cả hai đều là những kẻ thù của dân chủ.
Thứ ba, không biết tôn trọng các luật lệ chung đã được quy định (dĩ nhiên một cách hợp pháp và minh bạch). Bản chất của dân chủ, thật ra, là sự tương nhượng để mọi người đều cùng được tôn trọng và cùng có lợi. Sự tương nhượng chỉ có thể đạt được hiệu quả khi có luật lệ rõ ràng.
Việc những người cầm quyền trở thành phi- hoặc phản-dân chủ bao giờ cũng là một việc làm có chủ đích, có ý thức và đầy tính toán, do đó, người ta không cần dạy các nhà độc tài cách thức để trở thành dân chủ. Dân chủ hay không dân chủ, từ phía những người lãnh đạo, phải là một sự bắt buộc, mang tính cưỡng chế, hoặc bằng luật pháp hoặc bằng áp lực từ những nơi khác. Nhưng việc người dân trở thành những nhà dân chủ hay không thì lại là một lựa chọn đầy ý thức: Người ta phải biết và phải cố gắng thì mới có được tâm lý dân chủ. Đó là những vấn đề thuộc phạm trù giáo dục. Công việc giáo dục ấy được thực hiện bằng hai biện pháp chính: một, về lý thuyết, qua cách giáo dục; và hai, về thực hành, qua việc tập luyện cách suy nghĩ và hành xử như những nhà dân chủ. Trong việc tập luyện, cơ hội tốt nhất chính là xã hội dân sự, nơi người ta hành xử với tư cách những công dân.
Càng ngày người ta càng nhận thấy, một nền dân chủ thực sự và bền vững bao giờ cũng bao gồm một số điều kiện căn bản: Một, phải có thiết chế dân chủ; hai, phải có các điều kiện hỗ trợ cho dân chủ (ví dụ, về kinh tế, phải tương đối cao; về xã hội, tầng lớp trung lưu tương đối đông và mạnh); và ba, văn hóa dân chủ. Trong cái gọi là văn hóa dân chủ ấy, có cái gọi là tâm lý dân chủ chúng ta vừa bàn ở trên.
Tâm lý hoặc văn hóa dân chủ có hai chiều: ở trên, thuộc giới lãnh đạo, gồm những người có chức quyền; và ở dưới, gồm toàn bộ dân chúng.
Cách tốt nhất để xây dựng dân chủ là bắt đầu từ dưới lên: Chính dân chúng, những người bị trị, cần được trang bị ý thức dân chủ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tất cả những cách nhìn trên dĩ nhiên là đúng. Nhưng thiếu. Vấn đề dân chủ hay không dân chủ không phải chỉ thể hiện trong phạm vi chính trị mà còn trong kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa và cả trong gia đình nữa. Chỉ giới hạn trong phạm vi chính trị, vấn đề dân chủ hay không dân chủ không phải chỉ ở thiết chế mà còn ở quan hệ giữa người và người; và ở con người, chúng còn tồn tại ở những nơi chúng ta khó thấy nhất: tâm lý.
Từ góc độ tâm lý, dân chủ và không dân chủ có thể được nhìn thấy ở mọi người, ví dụ, trong phạm vi gia đình, có những người bố hoặc chồng dân chủ và ngược lại, cũng có những ông bố hoặc chồng không dân chủ; trong giáo dục, cũng vậy, có những thầy cô giáo dân chủ hoặc không dân chủ; trong phạm vi kinh tế, có những ông/bà chủ, đủ mọi cấp, dân chủ hoặc không dân chủ; và cuối cùng, trong phạm vi quốc gia, có những người lãnh đạo các cấp dân chủ hoặc không dân chủ.
Ở những cương vị khác nhau, với những mức độ quyền lực khác nhau trong xã hội, người ta cũng đều có thể trở thành những người dân chủ hoặc những kẻ không dân chủ. Dân chủ khi người ta biết tôn trọng người khác và chấp nhận đối thoại và thương thảo để giải quyết các xung đột; ngược lại họ trở thành không dân chủ khi chỉ khăng khăng cho chỉ có một mình mình là đúng và người khác (từ vợ con đến học trò và nhân viên) đều sai; nếu người khác không chấp nhận cái sai của họ, tiếp tục phản đối, họ sẽ sử dụng các biện pháp trừng phạt hoặc trấn áp ngay tức khắc (với con cái, người ta bợp tai; với học trò, trừ điểm; với nhân viên, sa thải hoặc đe dọa sa thải; với dân chúng, bỏ tù hoặc giết chết).
Có thể nói, trong phạm vi chính trị, vấn đề dân chủ hay không dân chủ nằm ở nhiều cấp độ khác nhau: cơ chế, chính sách, cách hành xử, và, quan trọng không kém, trong tâm lý con người.
Nhìn từ góc độ tâm lý, vấn đề dân chủ hay không dân chủ có thể xuất hiện ở cả hai giới: lãnh đạo và dân thường.
Ở giới lãnh đạo, vấn đề ấy rất rõ và được nói đến rất nhiều: Là dân chủ, khi người ta biết tôn trọng những ý kiến khác, biết chia sẻ ý kiến và quyền lợi cũng như quyền lực với người khác, biết giải quyết các mâu thuẫn bằng sự thương thảo, kể cả việc thỏa hiệp với người khác, biết chấp nhận những luật lệ cũng như quy chế làm giới hạn quyền lực cũng như quyền lợi của chính mình, cuối cùng, biết chấp nhận quyết định của đa số dân chúng trong các cuộc bầu cử cũng như trưng cầu dân ý, kể cả những quyết định hoàn toàn bất lợi cho bản thân mình. Làm ngược lại là không dân chủ hoặc độc tài.
Đối với người dân thường, chúng ta không cần đặt vấn đề không-dân-chủ hoặc độc tài bởi ở vị thế của những kẻ không có quyền lực, đó là một vấn đề vô nghĩa. Nhưng chúng ta có thể và, thật ra, nên đặt vấn đề dân chủ với họ. Nói một cách chính xác và ngắn gọn hơn: ở dân chúng, có những tâm lý phù hợp hoặc không phù hợp với dân chủ. Trong trường hợp không phù hợp, tâm lý ấy trở thành đồng minh hoặc trợ thủ của độc tài.
Dân chúng có tâm lý dân chủ hoặc phù hợp với dân chủ khi, thứ nhất, họ ý thức về quyền của mình và hành xử theo các quyền được quy định của mình; thứ hai, họ cũng ý thức về quyền của người khác và hành xử theo nguyên tắc tôn trọng các quyền của người khác; thứ ba, trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa các quyền giữa mình và người khác, người ta giải quyết theo một trong hai cách: hoặc dựa vào pháp luật hoặc tìm cách thương thảo, thậm chí, sẵn sàng thỏa hiệp và nhân nhượng; và thứ tư, sau khi đã đạt được một thỏa thuận chung, người ta phải chấp nhận và tuân thủ những điều mình đã cam kết.
Ví dụ, ở Úc, trong cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 9 vừa qua, tôi bầu cho đảng Lao Động. Kết quả: đảng Liên Đảng (bao gồm hai đảng Tự Do và Quốc Gia) thắng. Tôi, cũng như gần năm triệu người Úc khác (trên tổng số hơn 14 triệu cử tri), đã bầu cho đảng Lao Động không thể lấy lý do mình không hề bầu cho Liên Đảng để từ chối tư cách cầm quyền của Liên Đảng. Không, luật chơi dân chủ đã định rõ: thiểu số phải phục tùng đa số. Khi kết quả bầu cử đã được công bố và khi mọi người biết Liên Đảng chiếm đa số trong Quốc Hội, không ai – ngay cả các đảng đối lập - được quyền phủ nhận tư cách pháp nhân của Liên Đảng trong vị thế một đảng cầm quyền. Tuy nhiên, dù bầu hay không bầu cho Liên Đảng, người ta cũng có quyền phản đối các chính sách của Liên Đảng khi thấy các chính sách ấy sai hoặc xâm phạm vào một số quyền của chính mình. Khi xuống đường biểu tình hay công kích một số chính sách của chính phủ, người ta chỉ hành xử theo các quyền công dân của mình.
Đó là tâm lý dân chủ. Còn tâm lý không phù hợp với dân chủ, thậm chí, có thể nói tâm lý phản dân chủ là sao? Là:
Thứ nhất, không biết hoặc không tha thiết đến các quyền của mình. Cứ mặc kệ. Ai làm cũng được, kể cả việc chà đạp lên quyền công dân của mình và của người khác. Trong ý nghĩa này, có thể nói những người theo chủ nghĩa mackeno là những người phản dân chủ, ngay cả với tư cách công dân.
Thứ hai, không biết tôn trọng người khác, đặc biệt, không biết tôn trọng đa số. Không quan tâm đến quyền của mình, người ta dễ dàng biến thành nô lệ, nhưng không biết tôn trọng quyền của người khác, người ta dễ trở thành độc tài và độc đoán khi có cơ hội: Cả hai đều là những kẻ thù của dân chủ.
Thứ ba, không biết tôn trọng các luật lệ chung đã được quy định (dĩ nhiên một cách hợp pháp và minh bạch). Bản chất của dân chủ, thật ra, là sự tương nhượng để mọi người đều cùng được tôn trọng và cùng có lợi. Sự tương nhượng chỉ có thể đạt được hiệu quả khi có luật lệ rõ ràng.
Việc những người cầm quyền trở thành phi- hoặc phản-dân chủ bao giờ cũng là một việc làm có chủ đích, có ý thức và đầy tính toán, do đó, người ta không cần dạy các nhà độc tài cách thức để trở thành dân chủ. Dân chủ hay không dân chủ, từ phía những người lãnh đạo, phải là một sự bắt buộc, mang tính cưỡng chế, hoặc bằng luật pháp hoặc bằng áp lực từ những nơi khác. Nhưng việc người dân trở thành những nhà dân chủ hay không thì lại là một lựa chọn đầy ý thức: Người ta phải biết và phải cố gắng thì mới có được tâm lý dân chủ. Đó là những vấn đề thuộc phạm trù giáo dục. Công việc giáo dục ấy được thực hiện bằng hai biện pháp chính: một, về lý thuyết, qua cách giáo dục; và hai, về thực hành, qua việc tập luyện cách suy nghĩ và hành xử như những nhà dân chủ. Trong việc tập luyện, cơ hội tốt nhất chính là xã hội dân sự, nơi người ta hành xử với tư cách những công dân.
Càng ngày người ta càng nhận thấy, một nền dân chủ thực sự và bền vững bao giờ cũng bao gồm một số điều kiện căn bản: Một, phải có thiết chế dân chủ; hai, phải có các điều kiện hỗ trợ cho dân chủ (ví dụ, về kinh tế, phải tương đối cao; về xã hội, tầng lớp trung lưu tương đối đông và mạnh); và ba, văn hóa dân chủ. Trong cái gọi là văn hóa dân chủ ấy, có cái gọi là tâm lý dân chủ chúng ta vừa bàn ở trên.
Tâm lý hoặc văn hóa dân chủ có hai chiều: ở trên, thuộc giới lãnh đạo, gồm những người có chức quyền; và ở dưới, gồm toàn bộ dân chúng.
Cách tốt nhất để xây dựng dân chủ là bắt đầu từ dưới lên: Chính dân chúng, những người bị trị, cần được trang bị ý thức dân chủ.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment