Ngô Nhân
Dụng
Tuesday, October 22, 2013 6:52:06 PM
Năm
2006, Nghị Sĩ Barack Obama, đảng Dân Chủ, đã bỏ phiếu không cho phép chính phủ
Mỹ vay thêm tiền để chi tiêu và trả nợ, ông nói rằng số nợ khổng lồ của chính
phủ Mỹ là một “kẻ thù nội tuyến ẩn hình” (a hidden domestic enemy).
Lúc đó, ông George W. Bush, đảng Cộng Hòa, ngồi trong Tòa Bạch Ốc.
Năm 2013, ông Obama đang ngồi trên cái ghế của ông Bush, đến lượt đảng Cộng Hòa dọa không “nâng trần” số công trái của nhà nước liên bang. Tuần trước, họ mới thỏa hiệp, chấm dứt cảnh nhà nước đóng cửa vì không có ngân sách mới, và cho phép chính phủ đi vay thêm nợ, nhưng chỉ trong thời gian ba, bốn tháng mà thôi.
Người Ấn Ðộ có thể giải thích đó là do luật nhân quả nằm trong khắp vũ trụ. Nhưng có thể giải thích theo những luật hoàn toàn thế tục. Nước Mỹ lâu lâu lại đóng cửa vì Quốc Hội không biểu quyết ngân sách. Lâu lâu lại sợ sắp vỡ nợ nếu Quốc Hội không cho phép chính phủ vay têm tiền, vì không đi vay sẽ không đủ tiền để trả lãi hoặc vốn của các món nợ cũ. Tình cảnh đó bắt nguồn từ những luật lệ do con người đặt ra. Tìm hiểu căn nguyên, chúng ta có thể rút kinh nghiệm khi soạn một Hiến Pháp cho nước Việt Nam dân chủ, tự do, sau khi xóa bỏ chế độ cộng sản.
Ðạo luật căn bản là Hiến Pháp. Bản Hiến Pháp nước Mỹ có tuổi thọ cao nhất thế giới, có lẽ chỉ thua nước Anh là một quốc gia tân tiến không hề có hiến pháp mà chỉ theo các luật lệ và thủ tục cổ truyền. Hiến Pháp Mỹ xác định phân biệt ba quyền căn bản, lập pháp, hành pháp, và tư pháp; và đặt các định chế để ba quyền hành này có khả năng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau. Ðây là một bước tiến bộ trong lịch sử loài người, nhiều quốc gia đã làm theo. Người Mỹ đã sống với bản Hiến Pháp đó hơn 200 năm, mà nước họ rất tiến bộ, dân chúng có thể thay đổi người cầm quyền bằng lá phiếu và họ thực sự đã thay đổi nhiều lần, một cách hòa bình, chúng ta khó chê bai rằng Hiến Pháp của họ không hay, không tốt. Nhưng các quốc gia đang hoặc sẽ bước vào con đường dân chủ hóa thì nên rút kinh nghiệm về các vụ khủng hoảng ngân sách như mới diễn ra ở nước Mỹ, để vẽ ra những bản Hiến Pháp giúp cho đời sống chính trị tránh được các cơn khủng hoảng tương tự.
Một lựa chọn mà người dân nước nào cũng phải quyết định ngay từ lúc soạn bản Hiến Pháp là nên theo chế độ tổng thống như ở nước Mỹ, Phi Luật Tân, hoặc theo chế độ đại nghị, như ở nước Anh, nước Ðức, Ấn Ðộ. Có những bản Hiến Pháp pha trộn giữa hai khuôn khổ này, như ở Pháp, Bồ Ðào Nha, Austria. Trên lý thuyết, mỗi thể chế đều có những ưu và nhược điểm. Nhưng trong thực tế, đối với các quốc gia mới bước vào con đường xây dựng thể chế tự do dân chủ thì chế độ đại nghị có lẽ thích hợp nhất. Ðây là điều mà những người đang tranh đấu cho tự do dân chủ ở Việt Nam nên chú ý.
Trong những chế độ giống như nước Mỹ, vị tổng thống và Quốc Hội đều do dân bầu trực tiếp và tổng thống vừa đóng vai nguyên thủ quốc gia vừa điều khiển chính phủ và guồng máy nhà nước. Trong các nước theo chế độ đại nghị nguyên thủ quốc gia có thể là vua hoặc tổng thống do dân bàu, nhưng quyền hành được giới hạn; người thực sự điều hành chính phủ là một vị thủ tướng do quốc hội suy cử. Nước Pháp, trong chế độ đệ ngũ Cộng Hòa thì vừa có tổng thống với quyền hành rộng rãi, lại vừa có thủ tướng do Quốc Hội đưa ra. Các thể chế khác nhau vì được đặt ra trong hoàn cảnh quốc gia khi viết Hiến Pháp hoặc mới được thành lập, không giống nhau. Nhưng đối với các nước mới bước vào con đường dân chủ hóa thì chế độ đại nghị có nhiều ưu điểm, trong việc xây dựng các định chế và nền nếp dân chủ hơn cả. Trong số các quốc gia chuyển từ độc tài sang dân chủ trong các thập niên từ 1970 đến 1990, ở Nam Âu, Nam Mỹ và Ðông Âu nền dân chủ tại những nước theo chế độ đại nghị ít gặp khủng hoảng chính trị và dễ được củng cố vững vàng hơn.
Một công dụng của bản Hiến Pháp là nó vạch ra những thủ tục giải quyết khi có mâu thuẫn giữa hai quyền hành pháp và lập pháp. Chúng ta biết rằng chế độ dân chủ đòi hỏi hai quyền hành này phải độc lập với nhau, và Quốc Hội luôn đóng vai trò kiểm soát chính phủ. Ðặc biệt, Quốc Hội là nơi quyết định các món thu và chi của chính phủ, tức là quyết định ngân sách. Cơn khủng hoảng ở nước Mỹ vừa qua là do Tòa Bạch Ốc và khối đa số trong một viện Quốc hội không thể đồng ý với nhau về mấy khoản chi và thu. Ðảng Cộng Hòa chiếm đa số ở Hạ viện muốn chính phủ cắt giảm thuế, và cắt nhiều món chi tiêu, đặc biệt là các khoản chi trong chương trình bảo hiểm sức khỏe mới mang tên ông Obama. Tòa Bạch Ốc và khối nghị sĩ đa số đảng Dân Chủ không đồng ý. Hai bên không ai nhường ai, thế là nhà nước không có ngân sách, trong hơn hai tuần lễ. Hiến Pháp Mỹ không xác định một cơ chế hòa giải nào khi mâu thuẫn giữa hành pháp và lập pháp đi tới tình cảnh này. Muốn hòa giải, người ta chỉ còn cách sử dụng các thủ thuật chính trị, bên này đổ cho bên kia là gây ra khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng ngân sách này, cũng như các lần trước, không làm cho dân Mỹ náo động. Chỉ có gần 40% dân chúng coi chuyện nhà nước tạm thời đóng cửa là quan trọng. Bởi vì dân Mỹ đã sống hơn 200 năm trong chế độ dân chủ, thể chế chính trị đã vững vàng. Những cuộc khủng hoảng trong việc điều hành đất nước, có thể khiến người dân hết tin tưởng vào các chính trị gia đảng này hoặc đảng khác, nhưng không làm cho người Mỹ mất tin tưởng vào nền tảng quốc gia và tin tưởng vào giá trị và lợi ích của thể chế dân chủ.
Với một chế độ đại nghị, những cuộc khủng hoảng tương tự sẽ tránh được, không như vừa xảy ra ở Mỹ. Vì Quốc Hội cử ra người làm thủ tướng, một vị thủ tướng điều hành guồng máy nhà nước bắt buộc phải được đa số trong Quốc Hội ưng thuận. Sẽ khó xẩy ra chuyện quốc hội bỏ rơi, không biểu quyết ngân sách cho vị thủ tướng. Nếu có mâu thuẫn, đó là những mâu thuẫn trong nội bộ đảng cầm quyền hay liên minh cầm quyền; người ta sẽ phải giải quyết với nhau trong nội bộ mà không gây ảnh hưởng đến việc điều hành quốc gia.
Một nước mới bước vào đường dân chủ hóa cần tránh những cuộc khủng hoảng chính trị, dù nhỏ dù lớn. Khi những người làm chính trị không thể thỏa hiệp được với nhau khiến guồng máy quốc gia ngưng chạy thì người dân mất lòng tin vào chính phủ, vào tổng thống hay quốc hội và tất cả các đảng phái. Nhưng cơn khủng hoảng chính trị có thể biến thành một cuộc khủng hoảng của cả chế độ. Người dân sẽ bớt tin tưởng vào giá trị của các “luật chơi dân chủ.” Người ta hy vọng chế độ dân chủ sẽ đưa tới cuộc sống tự do và thịnh vượng. Nếu họ thấy thể chế mới đưa tới những bế tắc khiến guồng máy quốc gia tê liệt, chỉ vì luật chơi mới không giúp cho các nhà chính trị thỏa hiệp được với nhau, thì họ mất tin tưởng vào tất cả cuộc chơi. Nhiều người sẽ nghi ngờ, tự hỏi có thể một chế độ độc tài còn tốt hơn, giúp cho guồng máy quốc gia chạy đều hơn hay chăng!
Nước Mỹ có thể vượt qua các cuộc khủng hoảng nho nhỏ như vừa xảy ra. Một phần vì các người làm chính trị biết giới hạn của họ, một phần vì trình độ dân trí. Các nhà chính trị biết rằng trong hai năm tới sáu năm họ sẽ phải đứng trước người dân để xin lá phiếu. Họ biết các cử tri quan sát họ thường xuyên. Những người trong đảng Cộng Hòa chống kịch lệt việc thỏa hiệp với Tòa Bạch Ốc vì họ biết các cử tri bảo thủ của họ muốn như vậy. Nhưng nhiều người cũng biết nếu găng quá, kéo dài lâu quá, đa số cử tri sẽ trách họ quá cứng rắn làm hại lợi ích chung. Vì thế cuối cùng họ lại thỏa hiệp. Ðời sống chính trị ở Mỹ đã diễn ra tấn kịch đó nhiều lần. Thời cố Tổng Thống Reagan, đảng Dân Chủ kiểm soát Quốc Hội cũng tạo khó khăn về ngân sách, sau họ nhường bước vì ông Reagan chịu thỏa hiệp, giảm bớt chi tiêu quân sự. Thời Tổng Thống Clinton, đảng Cộng Hòa cũng ép được Tòa Bạch Ốc phải cắt giảm chi tiêu cho chương trình Medicaid (Medical ở California), mới chịu thỏa hiệp về ngân sách.
Trước những cuộc tranh đua, mặc cả và thỏa hiệp đó, đa số dân chúng Mỹ thản nhiên, vì họ biết cuối cùng chính họ mới là trọng tài trong cuộc chơi dân chủ này. Họ biết cuộc chơi đáng bảo vệ, họ biết các đấu thủ đều tôn trọng luật chơi, họ tin tưởng vào thể chế dân chủ. Những nước chưa có truyền thống sống dân chủ tự do không có khả năng chấp nhận một cách thản nhiên như vậy.
Lúc đó, ông George W. Bush, đảng Cộng Hòa, ngồi trong Tòa Bạch Ốc.
Năm 2013, ông Obama đang ngồi trên cái ghế của ông Bush, đến lượt đảng Cộng Hòa dọa không “nâng trần” số công trái của nhà nước liên bang. Tuần trước, họ mới thỏa hiệp, chấm dứt cảnh nhà nước đóng cửa vì không có ngân sách mới, và cho phép chính phủ đi vay thêm nợ, nhưng chỉ trong thời gian ba, bốn tháng mà thôi.
Người Ấn Ðộ có thể giải thích đó là do luật nhân quả nằm trong khắp vũ trụ. Nhưng có thể giải thích theo những luật hoàn toàn thế tục. Nước Mỹ lâu lâu lại đóng cửa vì Quốc Hội không biểu quyết ngân sách. Lâu lâu lại sợ sắp vỡ nợ nếu Quốc Hội không cho phép chính phủ vay têm tiền, vì không đi vay sẽ không đủ tiền để trả lãi hoặc vốn của các món nợ cũ. Tình cảnh đó bắt nguồn từ những luật lệ do con người đặt ra. Tìm hiểu căn nguyên, chúng ta có thể rút kinh nghiệm khi soạn một Hiến Pháp cho nước Việt Nam dân chủ, tự do, sau khi xóa bỏ chế độ cộng sản.
Ðạo luật căn bản là Hiến Pháp. Bản Hiến Pháp nước Mỹ có tuổi thọ cao nhất thế giới, có lẽ chỉ thua nước Anh là một quốc gia tân tiến không hề có hiến pháp mà chỉ theo các luật lệ và thủ tục cổ truyền. Hiến Pháp Mỹ xác định phân biệt ba quyền căn bản, lập pháp, hành pháp, và tư pháp; và đặt các định chế để ba quyền hành này có khả năng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau. Ðây là một bước tiến bộ trong lịch sử loài người, nhiều quốc gia đã làm theo. Người Mỹ đã sống với bản Hiến Pháp đó hơn 200 năm, mà nước họ rất tiến bộ, dân chúng có thể thay đổi người cầm quyền bằng lá phiếu và họ thực sự đã thay đổi nhiều lần, một cách hòa bình, chúng ta khó chê bai rằng Hiến Pháp của họ không hay, không tốt. Nhưng các quốc gia đang hoặc sẽ bước vào con đường dân chủ hóa thì nên rút kinh nghiệm về các vụ khủng hoảng ngân sách như mới diễn ra ở nước Mỹ, để vẽ ra những bản Hiến Pháp giúp cho đời sống chính trị tránh được các cơn khủng hoảng tương tự.
Một lựa chọn mà người dân nước nào cũng phải quyết định ngay từ lúc soạn bản Hiến Pháp là nên theo chế độ tổng thống như ở nước Mỹ, Phi Luật Tân, hoặc theo chế độ đại nghị, như ở nước Anh, nước Ðức, Ấn Ðộ. Có những bản Hiến Pháp pha trộn giữa hai khuôn khổ này, như ở Pháp, Bồ Ðào Nha, Austria. Trên lý thuyết, mỗi thể chế đều có những ưu và nhược điểm. Nhưng trong thực tế, đối với các quốc gia mới bước vào con đường xây dựng thể chế tự do dân chủ thì chế độ đại nghị có lẽ thích hợp nhất. Ðây là điều mà những người đang tranh đấu cho tự do dân chủ ở Việt Nam nên chú ý.
Trong những chế độ giống như nước Mỹ, vị tổng thống và Quốc Hội đều do dân bầu trực tiếp và tổng thống vừa đóng vai nguyên thủ quốc gia vừa điều khiển chính phủ và guồng máy nhà nước. Trong các nước theo chế độ đại nghị nguyên thủ quốc gia có thể là vua hoặc tổng thống do dân bàu, nhưng quyền hành được giới hạn; người thực sự điều hành chính phủ là một vị thủ tướng do quốc hội suy cử. Nước Pháp, trong chế độ đệ ngũ Cộng Hòa thì vừa có tổng thống với quyền hành rộng rãi, lại vừa có thủ tướng do Quốc Hội đưa ra. Các thể chế khác nhau vì được đặt ra trong hoàn cảnh quốc gia khi viết Hiến Pháp hoặc mới được thành lập, không giống nhau. Nhưng đối với các nước mới bước vào con đường dân chủ hóa thì chế độ đại nghị có nhiều ưu điểm, trong việc xây dựng các định chế và nền nếp dân chủ hơn cả. Trong số các quốc gia chuyển từ độc tài sang dân chủ trong các thập niên từ 1970 đến 1990, ở Nam Âu, Nam Mỹ và Ðông Âu nền dân chủ tại những nước theo chế độ đại nghị ít gặp khủng hoảng chính trị và dễ được củng cố vững vàng hơn.
Một công dụng của bản Hiến Pháp là nó vạch ra những thủ tục giải quyết khi có mâu thuẫn giữa hai quyền hành pháp và lập pháp. Chúng ta biết rằng chế độ dân chủ đòi hỏi hai quyền hành này phải độc lập với nhau, và Quốc Hội luôn đóng vai trò kiểm soát chính phủ. Ðặc biệt, Quốc Hội là nơi quyết định các món thu và chi của chính phủ, tức là quyết định ngân sách. Cơn khủng hoảng ở nước Mỹ vừa qua là do Tòa Bạch Ốc và khối đa số trong một viện Quốc hội không thể đồng ý với nhau về mấy khoản chi và thu. Ðảng Cộng Hòa chiếm đa số ở Hạ viện muốn chính phủ cắt giảm thuế, và cắt nhiều món chi tiêu, đặc biệt là các khoản chi trong chương trình bảo hiểm sức khỏe mới mang tên ông Obama. Tòa Bạch Ốc và khối nghị sĩ đa số đảng Dân Chủ không đồng ý. Hai bên không ai nhường ai, thế là nhà nước không có ngân sách, trong hơn hai tuần lễ. Hiến Pháp Mỹ không xác định một cơ chế hòa giải nào khi mâu thuẫn giữa hành pháp và lập pháp đi tới tình cảnh này. Muốn hòa giải, người ta chỉ còn cách sử dụng các thủ thuật chính trị, bên này đổ cho bên kia là gây ra khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng ngân sách này, cũng như các lần trước, không làm cho dân Mỹ náo động. Chỉ có gần 40% dân chúng coi chuyện nhà nước tạm thời đóng cửa là quan trọng. Bởi vì dân Mỹ đã sống hơn 200 năm trong chế độ dân chủ, thể chế chính trị đã vững vàng. Những cuộc khủng hoảng trong việc điều hành đất nước, có thể khiến người dân hết tin tưởng vào các chính trị gia đảng này hoặc đảng khác, nhưng không làm cho người Mỹ mất tin tưởng vào nền tảng quốc gia và tin tưởng vào giá trị và lợi ích của thể chế dân chủ.
Với một chế độ đại nghị, những cuộc khủng hoảng tương tự sẽ tránh được, không như vừa xảy ra ở Mỹ. Vì Quốc Hội cử ra người làm thủ tướng, một vị thủ tướng điều hành guồng máy nhà nước bắt buộc phải được đa số trong Quốc Hội ưng thuận. Sẽ khó xẩy ra chuyện quốc hội bỏ rơi, không biểu quyết ngân sách cho vị thủ tướng. Nếu có mâu thuẫn, đó là những mâu thuẫn trong nội bộ đảng cầm quyền hay liên minh cầm quyền; người ta sẽ phải giải quyết với nhau trong nội bộ mà không gây ảnh hưởng đến việc điều hành quốc gia.
Một nước mới bước vào đường dân chủ hóa cần tránh những cuộc khủng hoảng chính trị, dù nhỏ dù lớn. Khi những người làm chính trị không thể thỏa hiệp được với nhau khiến guồng máy quốc gia ngưng chạy thì người dân mất lòng tin vào chính phủ, vào tổng thống hay quốc hội và tất cả các đảng phái. Nhưng cơn khủng hoảng chính trị có thể biến thành một cuộc khủng hoảng của cả chế độ. Người dân sẽ bớt tin tưởng vào giá trị của các “luật chơi dân chủ.” Người ta hy vọng chế độ dân chủ sẽ đưa tới cuộc sống tự do và thịnh vượng. Nếu họ thấy thể chế mới đưa tới những bế tắc khiến guồng máy quốc gia tê liệt, chỉ vì luật chơi mới không giúp cho các nhà chính trị thỏa hiệp được với nhau, thì họ mất tin tưởng vào tất cả cuộc chơi. Nhiều người sẽ nghi ngờ, tự hỏi có thể một chế độ độc tài còn tốt hơn, giúp cho guồng máy quốc gia chạy đều hơn hay chăng!
Nước Mỹ có thể vượt qua các cuộc khủng hoảng nho nhỏ như vừa xảy ra. Một phần vì các người làm chính trị biết giới hạn của họ, một phần vì trình độ dân trí. Các nhà chính trị biết rằng trong hai năm tới sáu năm họ sẽ phải đứng trước người dân để xin lá phiếu. Họ biết các cử tri quan sát họ thường xuyên. Những người trong đảng Cộng Hòa chống kịch lệt việc thỏa hiệp với Tòa Bạch Ốc vì họ biết các cử tri bảo thủ của họ muốn như vậy. Nhưng nhiều người cũng biết nếu găng quá, kéo dài lâu quá, đa số cử tri sẽ trách họ quá cứng rắn làm hại lợi ích chung. Vì thế cuối cùng họ lại thỏa hiệp. Ðời sống chính trị ở Mỹ đã diễn ra tấn kịch đó nhiều lần. Thời cố Tổng Thống Reagan, đảng Dân Chủ kiểm soát Quốc Hội cũng tạo khó khăn về ngân sách, sau họ nhường bước vì ông Reagan chịu thỏa hiệp, giảm bớt chi tiêu quân sự. Thời Tổng Thống Clinton, đảng Cộng Hòa cũng ép được Tòa Bạch Ốc phải cắt giảm chi tiêu cho chương trình Medicaid (Medical ở California), mới chịu thỏa hiệp về ngân sách.
Trước những cuộc tranh đua, mặc cả và thỏa hiệp đó, đa số dân chúng Mỹ thản nhiên, vì họ biết cuối cùng chính họ mới là trọng tài trong cuộc chơi dân chủ này. Họ biết cuộc chơi đáng bảo vệ, họ biết các đấu thủ đều tôn trọng luật chơi, họ tin tưởng vào thể chế dân chủ. Những nước chưa có truyền thống sống dân chủ tự do không có khả năng chấp nhận một cách thản nhiên như vậy.
No comments:
Post a Comment