Lê Diễn
Ðức
Monday, October 21, 2013 1:10:35 PM
Trong bài “Cuộc chạy đua vào TPP
và những rào cản” trên báo Người Việt ngày 26/08/2013, tôi đã
nêu ra một số rào cản của Việt Nam trong cuộc chạy đua vào Hiệp ước Ðối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Ðeo đuổi chính sách hỗ trợ dân chủ toàn cầu, nhưng Hoa Kỳ vẫn chú trọng lợi ích quốc gia của mình hơn. Trong những vụ án xét xử các nhà bất đồng chính kiến và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam chúng ta thường chỉ thấy ngôn ngữ ngoại giao chính thức cao nhất là “quan ngại,” chưa bao giờ thấy Hoa Kỳ có thái độ phản đối hay chỉ trích quyết liệt.
Trong chiến lược an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không đẩy quá đà làm cho Việt Nam rơi hẳn vào ảnh hưởng của Trung Quốc là chính sách đối ngoại căn bản, linh hoạt và mềm mỏng của Hoa Kỳ. Dù thế nào đi nữa thì Việt Nam vẫn là một quốc gia quan trọng trong ván cờ kìm chân Trung Quốc ở khu vực Ðông Nam Á.
Trong khi đó, lệ thuộc Trung Quốc nhưng cũng rất cần đến Hoa Kỳ trong phát triển thị trường kinh tế, khiến Việt Nam vẫn phải đu dây giữa Washington và Bắc Kinh.
Với bối cảnh ấy, nhân quyền không còn là chủ đề hàng đầu trong chiến lược của Hoa Kỳ để có thể gây trở ngại cho việc quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp ước.
Phía Mỹ yêu cầu Việt Nam nâng cao mức bảo hộ bản quyền sáng chế đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón (hóa chất nông nghiệp), thuốc thú y, buôn bán trái phép động vật hoang dã, khai thác gỗ bất hợp pháp, trợ giá cho ngư nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh, vệ sinh và an toàn thực phẩm... Tất cả những vấn đề này, Việt Nam có thể đưa ra các giải pháp khắc phục và giải quyết mặc dù có khó khăn, nhưng chúng chỉ liên quan đến kỹ thuật quản lý và thị trường.
Cái khó nhất là, chấp nhận tham gia TPP Việt Nam phải cải cách chế độ kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế mà Ðảng Cộng sản Việt Nam (ÐCSVN) xác định giữ vai trò chỉ đạo.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, các doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 70% vốn đầu tư của toàn xã hội, 50% vốn đầu tư của Nhà nước, 60% tín dụng của ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, nhưng đóng góp chưa đến 38% GDP của nền kinh tế. Mức nợ hiện đã lên tới 1,3 triệu tỷ (xấp xỉ 60 tỷ USD). Ðây cũng là nơi mà tình trạng rút ruột công trình, chi tiêu lãng phí, thất thoát, tham nhũng phổ biến nhất trong hệ thống. Trong khi đó, khối doanh nghiệp tư nhân ít được quan tâm so với doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại đóng góp hơn 45% GDP của nền kinh tế.
Xác định rõ ràng, minh bạch về vốn, tài sản và nợ nần là những bước đi rất phức tạp để có thể thực thi tiến trình cổ phần hóa (tư nhân hóa).
Tính đến tháng 10/2011, cả nước có 1.309 doanh nghiệp nhà nước gồm 11 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt và 74 tổng công ty. Tất cả các tập đoàn và tổng công ty nằm trong sự quản lý và điều hành của chính phủ mà quyền lực tối thượng thuộc về thủ tướng. Ðiều này dẫn đến lạm quyền và nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng làm việc của thủ tướng. Hiện đang có chủ trương để quốc hội nắm doanh nghiệp nhà nước, nhưng như vậy thì lại đưa vào mô hình “tập thể lãnh đạo” rối mù.
Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, năm nước Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc và Mexico đã thỏa thuận được với nhau là chấp nhận cho bốn nước Malaysia, Peru, Brunei, Việt Nam được ân hạn 5 năm để điều chỉnh các chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước chứ không phải là áp dụng ngay lập tức sau ký kết.
Khi Mỹ đưa ra đề xuất này có hai thâm ý. Một mặt sẽ giúp các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường mà không bị ngăn cản từ những ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước, ví dụ như trong ngành viễn thông, dịch vụ. Mặt khác, đưa dần Việt Nam vào lộ trình thị trường tự do, cạnh tranh bình đẳng. Nếu không cho một ân hạn, ép quá, thì rất khó khăn để có thể ký kết TPP.
Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP thì mới được hưởng ưu đãi. Hiện nay Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu từ các nước bên ngoài TPP như Trung Quốc (36%), Hàn Quốc (18%), Ðài Loan (15%) để gia công hàng xuất khẩu. Nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, như qua Mỹ (hiện tại 4%), Nhật bản (hiện tại 5%), hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế.
Thế nhưng, Hoa Kỳ lại dành cho Việt Nam một ân hạn khác nữa, là chấp nhận giảm thuế với hàng dệt may của Việt Nam và nới lỏng điều kiện khắt khe trong quy định từ sợi trở đi, trong đó cho Việt Nam 3 năm để giải quyết vấn đề nhập sợi trong các nước thành viên.
Phía Mỹ cũng đã đặt vấn đề sửa đổi luật lao động và công đoàn của Việt Nam trong khuôn khổ hiệp ước TPP. Theo đó Việt Nam sẽ phải cải thiện quyền lao động tức là mở rộng quyền hạn của công nhân ra khỏi sự quản chế của công đoàn nhà nước theo các tiêu chuẩn của Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế ILO.
Theo ILO, đình công là một biện pháp thiết yếu mà công nhân và các tổ chức của họ có thể sử dụng để bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình, không chỉ nhằm đạt tới điều kiện làm việc tốt hơn hoặc có những yêu cầu tập thể mang tính nghề nghiệp, mà còn nhằm tới việc tìm ra giải pháp cho các chính sách kinh tế-xã hội và những vấn đề lao động mà người công nhân trực tiếp quan tâm.
Ðây là một thách thức lớn đối với chế độ. Hiện nay chỉ có Liên đoàn Lao động là công đoàn duy nhất, một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho công nhân dưới sự kiểm soát của ÐCSVN.
Thực tế cho thấy, các vụ đình công bãi công liên tiếp của 9,5 triệu công nhân trên cả nước từ nhiều năm nay xuất phát từ việc công nhân bị bóc lột cùng cực, lương quá thấp, điều kiện làm việc tệ hại, ăn uống không đủ dinh dưỡng, nhiều trường hợp bị ngộ độc tập thế. Liên đoàn Lao động trong các trường hợp này đa phần đứng về phía chủ doanh nghiệp.
Các cuộc đình công, bãi công thông thường tự phát, không có tổ chức. Những người có tấm lòng, có ý tưởng vận động thành lập công đoàn độc lập để giúp đỡ hỗ trợ công nhân như Ðỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Ðoàn Huy Chương đã chịu những bản án hết sức nặng nề, 7 đến 9 năm tù giam.
Quyền lập hội tại Việt Nam được hiến pháp bảo hộ nhưng hiện tại vẫn chưa được cụ thể hóa bằng luật. Rất nhiều các Nghị định (dưới luật) của Chính phủ ban hành quy định về việc giải quyết tranh chấp, danh mục các doanh nghiệp không được đình công, về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho chủ doanh nghiệp, như các nghị định số 122/2007/NÐ-CP ngày 27/07/2007 hay 11/2008/NÐ-CP ngày 30/01/2008, v.v...
Công đoàn thực chất là hiệp hội của công nhân. Do vậy, Việt Nam sẽ phải cải tổ và có luật thành lập hội, để các hội đoàn độc lập của công nhân có thể ra đời hợp pháp.
Tiêu diệt từ trứng nước những ý tưởng manh nha muốn tạo dựng hội đoàn, các tổ chức dân sự là chính sách của ÐCSVN, vì nó có nguy cơ đe dọa độc quyền cai trị và cũng là tiền đề cho việc thiết lập các đảng phái chính trị.
Không biết Mỹ sẽ ép Việt Nam thực hiện ngay sau khi ký kết TPP hay lại phải cho một đặc ân khác trong điểm này? Nhìn tiến triển của quá trình đàm phán cho thấy, chắc là lại thêm một nhân nhượng nữa.
Sự đặc ân của Mỹ với Việt Nam trong đàm phán TPP ngoài lý do kinh tế, không phải không có chủ đích chính trị.
Nhưng nhân nhượng bao nhiêu thì cũng có hạn định. Thời gian ân huệ được quy định cụ thể, và không quá lâu.
Như vậy, theo lộ trình của TPP mà Mỹ đóng vai trò chủ chốt, trong vòng khoảng 5 năm tới, hệ thống chính trị Việt Nam sẽ có nhiều cải cách chính trị để đáp ứng.
Việt Nam sẽ nhích dần dần vào quỹ đạo theo đúng ý của Hoa Kỳ: đi vào cơ chế thị trường tự do với quyền được lập hội và biểu thị chính kiến của người lao động. Các nút thắt chặt quyền tự do, dân chủ từ đây sẽ được nới lỏng.
Hơn ai hết, Hoa Kỳ thấy khó có cơ hội cho một cuộc cách mạng xuống đường tại Việt Nam. Thậm chí nếu có, Hoa Kỳ cũng không muốn nó trở thành một cuộc bạo loạn đổ máu, bởi vì xét về mặt lịch sử, con người và hận thù dân tộc sau cuộc chiến, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu như TPP thành công, nó sẽ thúc đẩy một tiến trình tiệm tiến, thay đổi từ từ bắt buộc, ngay từ bên trong.
Có lẽ cũng trong vòng 5 năm nữa, trào lưu của xã hội dân sự tại Việt Nam mới được tôi luyện, trưởng thành. Và trong bối cảnh ấy, nội công ngoại ứng sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho những bước tiến tới lộ trình dân chủ hóa đất nước.
Rất có thể Việt Nam sẽ đi theo mô hình nhà nước Nga của V. Putin, đa đảng với thế thượng phong của ÐCSVN, có hội đoàn độc lập, có báo chí tư nhân, nhưng là một hệ thống chuyên quyền được kiểm soát chặt chẽ bởi an ninh, các phe nhóm lợi ích, và truyền thông nhà nước vẫn nắm đặc quyền. Trong tình hình ấy, Việạt Nam lại đánh mất cơ hội ngàn năm có một và sẽ phải chờ thêm vài thập niên nữa để có một nền dân chủ, tự do thật sự.
Ðeo đuổi chính sách hỗ trợ dân chủ toàn cầu, nhưng Hoa Kỳ vẫn chú trọng lợi ích quốc gia của mình hơn. Trong những vụ án xét xử các nhà bất đồng chính kiến và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam chúng ta thường chỉ thấy ngôn ngữ ngoại giao chính thức cao nhất là “quan ngại,” chưa bao giờ thấy Hoa Kỳ có thái độ phản đối hay chỉ trích quyết liệt.
Trong chiến lược an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không đẩy quá đà làm cho Việt Nam rơi hẳn vào ảnh hưởng của Trung Quốc là chính sách đối ngoại căn bản, linh hoạt và mềm mỏng của Hoa Kỳ. Dù thế nào đi nữa thì Việt Nam vẫn là một quốc gia quan trọng trong ván cờ kìm chân Trung Quốc ở khu vực Ðông Nam Á.
Trong khi đó, lệ thuộc Trung Quốc nhưng cũng rất cần đến Hoa Kỳ trong phát triển thị trường kinh tế, khiến Việt Nam vẫn phải đu dây giữa Washington và Bắc Kinh.
Với bối cảnh ấy, nhân quyền không còn là chủ đề hàng đầu trong chiến lược của Hoa Kỳ để có thể gây trở ngại cho việc quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp ước.
Phía Mỹ yêu cầu Việt Nam nâng cao mức bảo hộ bản quyền sáng chế đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón (hóa chất nông nghiệp), thuốc thú y, buôn bán trái phép động vật hoang dã, khai thác gỗ bất hợp pháp, trợ giá cho ngư nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh, vệ sinh và an toàn thực phẩm... Tất cả những vấn đề này, Việt Nam có thể đưa ra các giải pháp khắc phục và giải quyết mặc dù có khó khăn, nhưng chúng chỉ liên quan đến kỹ thuật quản lý và thị trường.
Cái khó nhất là, chấp nhận tham gia TPP Việt Nam phải cải cách chế độ kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế mà Ðảng Cộng sản Việt Nam (ÐCSVN) xác định giữ vai trò chỉ đạo.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, các doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 70% vốn đầu tư của toàn xã hội, 50% vốn đầu tư của Nhà nước, 60% tín dụng của ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, nhưng đóng góp chưa đến 38% GDP của nền kinh tế. Mức nợ hiện đã lên tới 1,3 triệu tỷ (xấp xỉ 60 tỷ USD). Ðây cũng là nơi mà tình trạng rút ruột công trình, chi tiêu lãng phí, thất thoát, tham nhũng phổ biến nhất trong hệ thống. Trong khi đó, khối doanh nghiệp tư nhân ít được quan tâm so với doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại đóng góp hơn 45% GDP của nền kinh tế.
Xác định rõ ràng, minh bạch về vốn, tài sản và nợ nần là những bước đi rất phức tạp để có thể thực thi tiến trình cổ phần hóa (tư nhân hóa).
Tính đến tháng 10/2011, cả nước có 1.309 doanh nghiệp nhà nước gồm 11 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt và 74 tổng công ty. Tất cả các tập đoàn và tổng công ty nằm trong sự quản lý và điều hành của chính phủ mà quyền lực tối thượng thuộc về thủ tướng. Ðiều này dẫn đến lạm quyền và nền kinh tế phụ thuộc vào khả năng làm việc của thủ tướng. Hiện đang có chủ trương để quốc hội nắm doanh nghiệp nhà nước, nhưng như vậy thì lại đưa vào mô hình “tập thể lãnh đạo” rối mù.
Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, năm nước Mỹ, Canada, Nhật Bản, Úc và Mexico đã thỏa thuận được với nhau là chấp nhận cho bốn nước Malaysia, Peru, Brunei, Việt Nam được ân hạn 5 năm để điều chỉnh các chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước chứ không phải là áp dụng ngay lập tức sau ký kết.
Khi Mỹ đưa ra đề xuất này có hai thâm ý. Một mặt sẽ giúp các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận thị trường mà không bị ngăn cản từ những ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước, ví dụ như trong ngành viễn thông, dịch vụ. Mặt khác, đưa dần Việt Nam vào lộ trình thị trường tự do, cạnh tranh bình đẳng. Nếu không cho một ân hạn, ép quá, thì rất khó khăn để có thể ký kết TPP.
Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối TPP thì mới được hưởng ưu đãi. Hiện nay Việt Nam chủ yếu nhập nguyên liệu từ các nước bên ngoài TPP như Trung Quốc (36%), Hàn Quốc (18%), Ðài Loan (15%) để gia công hàng xuất khẩu. Nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu, như qua Mỹ (hiện tại 4%), Nhật bản (hiện tại 5%), hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không được hưởng ưu đãi thuế.
Thế nhưng, Hoa Kỳ lại dành cho Việt Nam một ân hạn khác nữa, là chấp nhận giảm thuế với hàng dệt may của Việt Nam và nới lỏng điều kiện khắt khe trong quy định từ sợi trở đi, trong đó cho Việt Nam 3 năm để giải quyết vấn đề nhập sợi trong các nước thành viên.
Phía Mỹ cũng đã đặt vấn đề sửa đổi luật lao động và công đoàn của Việt Nam trong khuôn khổ hiệp ước TPP. Theo đó Việt Nam sẽ phải cải thiện quyền lao động tức là mở rộng quyền hạn của công nhân ra khỏi sự quản chế của công đoàn nhà nước theo các tiêu chuẩn của Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế ILO.
Theo ILO, đình công là một biện pháp thiết yếu mà công nhân và các tổ chức của họ có thể sử dụng để bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình, không chỉ nhằm đạt tới điều kiện làm việc tốt hơn hoặc có những yêu cầu tập thể mang tính nghề nghiệp, mà còn nhằm tới việc tìm ra giải pháp cho các chính sách kinh tế-xã hội và những vấn đề lao động mà người công nhân trực tiếp quan tâm.
Ðây là một thách thức lớn đối với chế độ. Hiện nay chỉ có Liên đoàn Lao động là công đoàn duy nhất, một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho công nhân dưới sự kiểm soát của ÐCSVN.
Thực tế cho thấy, các vụ đình công bãi công liên tiếp của 9,5 triệu công nhân trên cả nước từ nhiều năm nay xuất phát từ việc công nhân bị bóc lột cùng cực, lương quá thấp, điều kiện làm việc tệ hại, ăn uống không đủ dinh dưỡng, nhiều trường hợp bị ngộ độc tập thế. Liên đoàn Lao động trong các trường hợp này đa phần đứng về phía chủ doanh nghiệp.
Các cuộc đình công, bãi công thông thường tự phát, không có tổ chức. Những người có tấm lòng, có ý tưởng vận động thành lập công đoàn độc lập để giúp đỡ hỗ trợ công nhân như Ðỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Ðoàn Huy Chương đã chịu những bản án hết sức nặng nề, 7 đến 9 năm tù giam.
Quyền lập hội tại Việt Nam được hiến pháp bảo hộ nhưng hiện tại vẫn chưa được cụ thể hóa bằng luật. Rất nhiều các Nghị định (dưới luật) của Chính phủ ban hành quy định về việc giải quyết tranh chấp, danh mục các doanh nghiệp không được đình công, về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho chủ doanh nghiệp, như các nghị định số 122/2007/NÐ-CP ngày 27/07/2007 hay 11/2008/NÐ-CP ngày 30/01/2008, v.v...
Công đoàn thực chất là hiệp hội của công nhân. Do vậy, Việt Nam sẽ phải cải tổ và có luật thành lập hội, để các hội đoàn độc lập của công nhân có thể ra đời hợp pháp.
Tiêu diệt từ trứng nước những ý tưởng manh nha muốn tạo dựng hội đoàn, các tổ chức dân sự là chính sách của ÐCSVN, vì nó có nguy cơ đe dọa độc quyền cai trị và cũng là tiền đề cho việc thiết lập các đảng phái chính trị.
Không biết Mỹ sẽ ép Việt Nam thực hiện ngay sau khi ký kết TPP hay lại phải cho một đặc ân khác trong điểm này? Nhìn tiến triển của quá trình đàm phán cho thấy, chắc là lại thêm một nhân nhượng nữa.
Sự đặc ân của Mỹ với Việt Nam trong đàm phán TPP ngoài lý do kinh tế, không phải không có chủ đích chính trị.
Nhưng nhân nhượng bao nhiêu thì cũng có hạn định. Thời gian ân huệ được quy định cụ thể, và không quá lâu.
Như vậy, theo lộ trình của TPP mà Mỹ đóng vai trò chủ chốt, trong vòng khoảng 5 năm tới, hệ thống chính trị Việt Nam sẽ có nhiều cải cách chính trị để đáp ứng.
Việt Nam sẽ nhích dần dần vào quỹ đạo theo đúng ý của Hoa Kỳ: đi vào cơ chế thị trường tự do với quyền được lập hội và biểu thị chính kiến của người lao động. Các nút thắt chặt quyền tự do, dân chủ từ đây sẽ được nới lỏng.
Hơn ai hết, Hoa Kỳ thấy khó có cơ hội cho một cuộc cách mạng xuống đường tại Việt Nam. Thậm chí nếu có, Hoa Kỳ cũng không muốn nó trở thành một cuộc bạo loạn đổ máu, bởi vì xét về mặt lịch sử, con người và hận thù dân tộc sau cuộc chiến, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Nếu như TPP thành công, nó sẽ thúc đẩy một tiến trình tiệm tiến, thay đổi từ từ bắt buộc, ngay từ bên trong.
Có lẽ cũng trong vòng 5 năm nữa, trào lưu của xã hội dân sự tại Việt Nam mới được tôi luyện, trưởng thành. Và trong bối cảnh ấy, nội công ngoại ứng sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho những bước tiến tới lộ trình dân chủ hóa đất nước.
Rất có thể Việt Nam sẽ đi theo mô hình nhà nước Nga của V. Putin, đa đảng với thế thượng phong của ÐCSVN, có hội đoàn độc lập, có báo chí tư nhân, nhưng là một hệ thống chuyên quyền được kiểm soát chặt chẽ bởi an ninh, các phe nhóm lợi ích, và truyền thông nhà nước vẫn nắm đặc quyền. Trong tình hình ấy, Việạt Nam lại đánh mất cơ hội ngàn năm có một và sẽ phải chờ thêm vài thập niên nữa để có một nền dân chủ, tự do thật sự.
No comments:
Post a Comment