05/10/2013
Bộ
trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: 'Tôi coi đổi mới giáo dục lần này là trận đánh lớn'
Ông bộ trưởng nói câu trên cho thấy ông bị ảnh hưởng bỡi ngôn ngữ thời chiến, tầm nhận thức hạn chế của một lãnh đạo đầu ngành. Một trận đánh có thắng có bại, không thể đem tương lai một dân tộc ra thử nghiệm chính sánh do một nhóm người soạn ra, cá nhân ông cho dù mất chức cũng chẳng là gì để đánh đổi cho thất bại của đất nước. Một chiến lược không thể ví như trận đánh được - đó là nhận thức tối thiểu của người có học, thưa ông giáo sư, tiến sĩ từng dạy hàng vạn sinh viên. Thợ tui nghĩ ông không xứng đáng là người đứng mũi chịu sào!
Xem bản lưu:
Đổi mới toàn diện giáo dục: ‘Trận đánh lớn’ hay ‘hoạt động nhỏ’?
Tác
giả: TS Dương Xuân Thành
(GDVN) - “Trận đánh” của giáo dục chỉ nên coi là một
“hoạt động nhỏ” trong trận đánh tổng thể vào 'thành trì' của những tư duy cũ
kỹ, lạc hậu, tham nhũng, trì trệ… Chỉ khi nào đặt sự đổi mới giáo dục trong chiến
lược “đổi mới toàn diện, triệt để” xã hội và con người Việt Nam thì mới có hy
vọng thành công.
Thời Tam Quốc, Tào Tháo mang quân đánh nước Thục, bị
quân Thục cầm chân ở ải Tà Cốc, đánh mãi không thắng. Một đêm viên tướng phụ
trách tuần phòng vào xin mật khẩu, đang buồn phiền với cái chân gà trên tay,
Tào Tháo buột miệng nói “kê cân” (gân gà), viên tướng tưởng đó là mật khẩu bèn
phổ biến cho binh lính gác đêm. Dương Tu là quan tham mưu nghe thấy mật khẩu
như vậy bèn lệnh cho binh sĩ chuẩn bị rút lui vì “kê cân” trông thì thích, ăn
không được, chi bằng vứt quách cho xong.
Ngày nay, Giáo dục đang trình Trung ương đề án đổi
mới toàn diện giáo dục, Trung ương chưa quyết nhưng dư luận, đặc biệt là các
nhà sư phạm đã có cảnh báo: hoặc Giáo dục không thể không thay đổi, nói theo
cách của . Vấn đề là Bộ trưởng cũng chưa thể khẳng định phải đánh thắng trận
này. Cổ nhân dạy “biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Trận đánh
này Giáo dục đã biết địch, biết ta chưa? đã chuẩn bị đủ lực lượng chưa?
Có lẽ các quân sư ở thế “cờ ngoài, bài trong” nên có những ý kiến sâu sát hơn
nữa.
Lực
lượng của giáo dục
Theo Bộ trưởng Luận, lực lượng của Giáo dục tham gia
trận đánh là 22 triệu giáo viên, học sinh, sinh viên. Cách “tổng động viên” này
có vẻ không hợp lý vì khoảng 20 triệu học sinh, sinh viên theo luật được “tạm
hoãn nghĩa vụ quân sự”, không thể huy động họ vào bất kỳ trận đánh nào. Thực ra
họ là đối tượng của giáo dục, nếu có huy động họ có tham gia thì cũng chỉ đóng
vai trò thụ động, không có ý nghĩa của một lực lượng tham chiến. Còn lại là đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các cấp. Điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ không
khuyến khích họ vươn lên và vì vậy cho đến khi nghỉ hưu, rất ít người trở thành
nhân tài thực sự. Một số cán bộ quản lý có thể là các nhà khoa học giỏi nhưng
lại là nhà quản lý tồi, minh chứng là nhiều chủ trương chính sách vừa ban hành
đã lạc hậu.
Cũng cần đưa ra đây nhận định của TS. Trịnh Ngọc
Thạch, Phó CN UB Văn hóa Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc
hội: “chỉ có khoảng hơn 1% GS, 3% PGS và 10-12% TS giảng dạy trong các trường
ĐH” (giaoduc.net.vn ngày 17/09/2013).
Không muốn hay không thể huy động gần 90% tiến sĩ,
97% PGS và gần 99% giáo sư từ các lĩnh vực khác cho “trận đánh” đổi mới giáo
dục, chỉ với lực lượng kiểu “bộ đội địa phương” của ngành, rõ ràng Giáo dục
không có một đạo quân thiện chiến.
Muốn có lực lượng mạnh, cần phải huy động sức mạnh
toàn xã hội mà quan trọng nhất là sức mạnh của hệ thống chính trị. Điều thực sự
đáng tiếc là cho đến nay, mọi chủ trương, chính sách đều chỉ hiện diện trên
giấy. Giáo dục chưa bao giờ là “quốc sách hàng đầu” mặc dù đã được đưa vào hiến
pháp, điều này đã được thừa nhận trong chính dự thảo đề án: “Giáo dục vẫn chưa
thực sự là quốc sách hàng đầu, chưa được ưu tiên nhất trong các chương trình
phát triển kinh tế xã hội, chưa được coi là nhân tố quyết định của phát triển
đất nước”. Với một đạo quân như thế ai dám đảm bảo rằng đó là một lực lượng đủ
mạnh, đủ sức đương đầu với những thử thách cam go mà thực tiễn xã hội đặt ra?
'Tôi coi đổi mới giáo dục lần này là trận đánh lớn'
Kẻ
địch của giáo dục
Cần phải trả lời được câu hỏi “trận này Giáo dục đánh ai, đánh cái gì?”. Kẻ địch ở đây rõ ràng là khá mơ hồ, đó vừa là những con người chưa được đào tạo hoàn chỉnh để làm thầy (trình độ cao đẳng), vừa là những người với tâm lý cổ hủ, tư cách đạo đức thoái hóa, biến chất, những kẻ đang rao giảng đạo đức với tấm bằng rởm trong hồ sơ, lại cũng là những tư tưởng trì trệ, rập khuôn, sáo mòn, là những “băng nhóm lợi” ích đang ngự trị ở mọi cấp, mọi nơi.
Cần phải trả lời được câu hỏi “trận này Giáo dục đánh ai, đánh cái gì?”. Kẻ địch ở đây rõ ràng là khá mơ hồ, đó vừa là những con người chưa được đào tạo hoàn chỉnh để làm thầy (trình độ cao đẳng), vừa là những người với tâm lý cổ hủ, tư cách đạo đức thoái hóa, biến chất, những kẻ đang rao giảng đạo đức với tấm bằng rởm trong hồ sơ, lại cũng là những tư tưởng trì trệ, rập khuôn, sáo mòn, là những “băng nhóm lợi” ích đang ngự trị ở mọi cấp, mọi nơi.
Người Việt có câu nói “kẻ thù truyền kiếp hoặc kẻ
thù trực tiếp, trước mắt” để nhận diện kẻ địch. Phân biệt được kẻ địch để chọn
chiến lược là điều khó thế nhưng không thể cùng một lúc chống lại tất cả. Có vẻ
như trận đánh này Giáo dục muốn “làm một mẻ”, chống lại bất cứ thứ gì cần phải
chống, từ khâu dạy, học đến cơ chế, tầm nhìn…? Lấy ví dụ chọn khâu đột phá là
giáo viên bởi đó chính là "máy cái" để tạo ra các sản phẩm. Bộ trưởng
Phạm Vũ Luận cho rằng: “Sau một vài niên học từ khi thực hiện đổi mới sẽ
thấy kết quả rõ nét”. Hy vọng nhận định của Bộ trưởng là đúng song người viết
vẫn có cảm giác lo lắng, bất an. Một vài niên học, cứ cho là 5 năm đi, Bộ sẽ
làm gì để nâng cao trình độ chuyên môn của hơn 600.000 giáo viên trung học cơ
sở, phần lớn trong số đó chỉ có trình độ cao đẳng? Với số trường ĐH Sư Phạm
hiện tại, với đội ngũ giáo viên hiện có mỗi năm nâng cấp 120.000 giáo viên từ
CĐ lên ĐH là điều bất khả thi, đấy là chưa nói trong 5 năm tới hệ thống trường
cao đẳng Sư Phạm vẫn còn tồn tại, nghĩa là vẫn có các lớp giáo viên cử nhân cao
đẳng tiếp tục ra trường.
Nếu chú ý đến khái niệm mù chữ mà thế giới đang áp
dụng (không biết đọc, viết; không đọc hiểu các biểu tượng, ký hiệu, biển báo;
không biết sử dụng máy vi tính) thì ngay trong hàng ngũ giáo viên cũng có không
ít người “mù chữ”. Người viết đã từng chứng kiến một thầy giáo đại học, mùa hè bật
điều hòa nhiệt độ chế độ nóng rồi kêu lên phòng nóng quá. Hóa ra thầy giáo nọ
không biết biểu tượng “nóng” trên thiết bị điều khiển. Nếu đối tượng của “trận
đánh” chỉ là những con người cụ thể thì vấn đề sẽ không quá phức tạp,
điều đáng nói ở đây là những rào cản vô hình mà chỉ việc nhận diện đã khó chứ
chưa nói đến chống lại. Từ TW đến Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành đều
khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, đều coi “hiền tài là nguyên khí quốc
gia” nhưng thử hỏi bao nhiêu “hiền tài” đã thành danh quay lại vun đắp hiền tài
cho đất nước? Cái gì đã khiến họ quay lưng lại với giáo dục? Khi quan trường là
đích đến của “hiền tài” thì đương nhiên đích đến của giáo dục sẽ là tụt hậu.
Sự
cô đơn của Giáo dục
Bao quanh Giáo dục là ngân hàng, là đất đai, là
điện, là xăng… là tất cả những gì làm ra tiền, chỉ có Giáo dục là không làm ra
tiền, chẳng những thế Giáo dục còn bị cho là sử dụng tới 20% ngân sách, lớn
nhất trong các ngành cần tiêu tiền. Giáo dục muốn đổi mới, muốn trong sạch,
muốn ngang tầm thời đại, muốn gì đi chăng nữa thì cũng không vượt quá 20%
đã định. Điều mà Giáo dục muốn là một ốc đảo thanh bình giữa một một xã hội
quay cuồng vì tiền có phải là một mơ ước viển vông?
Làm sao có thể đổi mới giáo dục khi cuộc chiến chống
tham những dù đã rất cố gắng song chỉ như “gãi ghẻ”, nhận định này không phải
của người viết mà là phát biểu của Tông Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “cái gì cũng
phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu" [3].
Chừng nào mà Phó thủ tướng nói có 30% công chức “cắp
ô’ còn bộ trưởng dưới quyền nói chỉ có 1%, chừng nào mà Tổng Thanh tra Chính
phủ khẳng định có tiêu cực, tham nhũng trong ngành Tài nguyên-Môi trường nhưng
Bộ chủ quản bảo không có, chừng nào trên bảo dưới không thèm nghe thì chừng đó
không có 1% hy vọng nào cho đổi mới giáo dục.
“Trận đánh” của giáo dục chỉ nên coi là một “hoạt
động nhỏ” trong trận đánh tổng thể vào thành trì của những tư duy cũ kỹ, lạc
hậu, tham nhũng, trì trệ… Chỉ khi nào đặt sự đổi mới giáo dục trong chiến lược
“đổi mới toàn diện, triệt để” xã hội và con người Việt Nam thì mới có hy vọng
thành công.
Đoàn tàu Giáo dục với 22 triệu hành khách vẫn phải
chạy trên đường ray kiểu cũ, vẫn phải dừng tránh tại các ga, tăng tốc quá có
thể dẫn tới trật bánh, lại không thể dừng tất cả các đoàn tàu khác cho riêng
giáo dục chạy. Nghịch lý ấy ai cũng biết, ai cũng muốn thay đổi, chỉ hy vọng
cấp trên cân nhắc thấu đáo trước khi ra quyết định cuối cùng.
Tài liệu tham khảo:
[2] http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Tran-danh-lon-cua-nganh-giao-duc-khong-can-than-se-thua/318928.gd
No comments:
Post a Comment