Friday, 6 September 2013

VÌ SAO VIỆT NAM CHƯA CÔNG BỐ CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ PHÂN GIỚI GIỮA VN - TQ ? (Trần Hùng)




Trần Hùng
06/09/2013

Lễ ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc, Hà Nội, ngày 30/12/1999

Lần đâu tiên sau 13 năm VN-TQ ký kết Hiệp ước, tôi là một công dân mới thấy vài mẫu nhỏ bản đồ không có chữ Việt như thế này:

BẢN ĐỒ BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN GIỮA NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ NƯỚC CHND TRUNG HOA

Đường biên giới đi theo phân thuỷ (đường chia nước của các lưu vực sông của hai nước).

Đường biên giới đi theo đường sống núi.


Đường biên giới đi theo đường thẳng.


Đường biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy (hoặc trung tuyến dòng chảy chính) sông suối tàu thuyền không đi lại được. Đường biên giới đi theo trung tuyến luồng chính sông tàu thuyền đi lại được.


Đường biên giới đi theo trung tuyến đường mòn, trung tuyến đường phòng hỏa.


Đường biên giới đi theo sườn núi, dốc núi…


C- ĐƯỜNG BIÊN GIỚI TRÊN SÔNG SUỐI, QUY THUỘC CÁC CỒN BÃI TRÊN SÔNG SUỐI:


Trong bài: Tóm tắt Nghị định thư về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc
Đây là tài liệu duy nhất có vài ảnh bản đồ biên giới Việt - Trung kèm theo mà Thợ cạo tìm được bản lưu đã đăng trên Báo điện tử ĐCSVN ghi là cập nhật ngày 24/12/2012, theo nguồn Biengioilanhtho.gov.vn, tìm ở wesite Biên giới lãnh thổ không có Nghị định thư và các bản đồ này.


Vấn đề tồn tại:
Nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ
Tiến sĩ Trần Công Trục: Tôi từng bị chửi là bán đất cha ông cho Trung Quốc
Trong bài: “Sự thật về Thác Bản Giốc” và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử
ông nói: Điều đó một lần nữa cho thấy những bất cập trong nhận thức của không ít người ngay từ các nhà nghiên cứu, trí thức, quản lý cho đến người dân về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là sự nhầm lẫn, nhận thức sai lầm, mơ hồ về bằng chứng lịch sử, yếu tố lịch sử, tài liệu lịch sử trong văn chương, sách giáo khoa, bản đồ, bưu ảnh...với những chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền...
Trong khi đó Công ước Pháp - Thanh mô tả đường biên giới qua thác Bản Giốc bằng tiếng Pháp và tiếng TQ thì không được dịch và phổ biến ra cộng đồng, nên sự nghi ngờ, mơ hồ của dư luận về khu vực này là có thể hiểu được.
Hiện nay rõ ràng nhiều người vẫn còn chưa hiểu rõ về vấn đề thác Bản Giốc và điều đáng nói là không chỉ người dân mà ngay cả những người làm công tác nghiên cứu và quản lý vẫn cảm thấy mơ hồ như tôi đã từng phân tích, họ thiếu thông tin, thiếu nghiên cứu pháp lý và thực địa....
Một số người có thể cố tình, có thể vô ý do nhận thức hạn chế về vấn đề “chủ quyền lịch sử” vẫn đang tiếp tục khai thác những tài liệu này để quy chụp rằng Việt Nam bán đất cho TQ, gây hoài nghi, chia rẽ trong dư luận, làm giảm sức mạnh đoàn kết dân tộc, gây bất ổn xã hội nhằm thực hiện một ý đồ, mục tiêu chính trị nào đó. Chúng ta phải hiểu rất rõ vấn đề này, nếu không sẽ rơi vào trạng thái mơ hồ, hoang mang, lúng túng và bị động.
Vấn đề biên giới giữa VN - TQ, lâu nay dư luận nghi ngờ Việt Nam nhượng bộ "bán đất" cho Trung Quốc để mong lấy ổn định? Đó là một thực tế mà chính ông Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ cũng thừa nhân "Ngay cả những người làm công tác nghiên cứu và quản lý vẫn cảm thấy mơ hồ, lăn tăn... Đó là sự thật và tôi cũng đã trực tiếp được nghe những thắc mắc, băn khoăn này từ các bạn bè, học giả và thậm chí là các nhà quản lý mỗi khi có dịp gặp gỡ, trao đổi. Tôi đi đến đâu người ta cũng thắc mắc mấy chuyện này. Thậm chí đã từng có người chửi tôi là bán đất tổ tiên cho TQ.

Nếu nói như vậy, vì sao chính phủ không công bố sớm và đầy đủ các văn kiện cùng phụ lục đi kèm đã ký kết?
Một người dân bình thường, khắc nghĩ có lẽ có khuất lấp gì đó nên mới vậy! Những người có trách nhiệm liên quan khẳng định là đàm phám với TQ rõ ràng, không gây phương hại cho quyền lợi đất nước nhưng lấy gì làm chứng và người dân lấy gì đặt niềm tin. Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, đã đành vấn đề biên giới về lịch sử và trên thực tế rất phức tạp, nên quá trình đàm phán "đã có đảng, nhà nước lo" nhưng khi đã ký kết rồi thì mọi công dân được quyền biết rõ chính phủ mình đã ký kết cái gì với nước ngoài. Ai muốn tìm hiểu sâu hơn thì có tài liệu đối chiếu chứ không phải để họ mày mò, dựa trên những cứ liệu không rõ gốc như kiểu thầy bói sờ đuôi voi mà phán đoán.

Lâu ngày, tôi không nhớ và thông tin trên mạng không còn, nhưng theo đài RFA thì: Gần hai năm sau ngày cắm cột mốc đầu tiên, báo Nhân Dân đã đăng tải một văn bản đựơc giới thiệu là tòan văn bản hiệp ước về biên giới đất liền Việt Nam-Trung quốc ký hai năm tám tháng trước đó. Bản hiệp ước gồm có phần dẫn nhập và tám điều.

Sau Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được ký năm 1999 thì Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, ký năm 2009 là văn bản cụ thể hoá Hiệp ước nói trên. Phải nói là nó cực kỳ hệ trọng trong việc phân định rõ ràng ranh giới giữa hai nước, tuy nhiên hiện tại rất hiếm trang mạng có đăng văn bản này, mới tìm thấy file doc ở Thuvienphapluat.vn và file gốc pdf ở Hoangsa.org, còn phụ lục đi kèm tuyệt nhiên không đâu có.


Về chuyện bản đồ:

Theo ông Lê Công Phụng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc nói:
Trước khi đi vào đàm phán Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất mỗi bên tự đưa ra một bản đồ và lấy bản đồ này làm căn cứ xác định đường biên giới giữa hai bên. Hai bản đồ này do hai bên tự vẽ đường biên giới theo sự nhìn nhận của mình....

Từ năm 1996 đến năm 2000 ta và Trung Quốc đã bay chụp ảnh hàng không để đo vẽ bộ bản đồ địa hình biên giới mới. Sau khi phân giới và cắm mốc, hai bên sẽ thể hiện đúng đường biên giới được xác định trên thực địa và hệ thống mốc giới lên trên bộ bản đồ này.
Nguồn: Vietnamembassy.us


Theo Tác giả: Trương Như Vương - Hoàng Ngọc Sơn - Trịnh Xuân Hạnh
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân. Năm xuất bản: 2007

Thực hiện Thoả thuận về nguyên tắc năm 1993, từ năm 1994 đến cuối năm 1999, hai bên tiến hành 6 vòng đàm phán cấp Chính phủ và 16 vòng đàm phán ở cấp Nhóm công tác liền hợp, 3 vòng họp Nhóm soạn thảo Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Hai bên thành lập Nhóm công tác liên hợp (Nhóm chuyên viên) để đàm phán. Từ năm 1994, Nhóm công tác liên hợp đã xúc tiến các cuộc đàm phán giải quyết các vấn đề cụ thể về biên giới.

Vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết là xây dựng hoặc lựa chọn bộ bản đồ địa hình làm cơ sở thể hiện đường biên giới theo Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895. Hai bên thống nhất tiến hành việc thể hiện biên giới theo Công ước Pháp - Thanh lên bản đồ theo quan điểm và nhận thức của mỗi bên về vị trí đường biên giới. Thực tế là hai bên tự xác định "đường biên giới chủ trương" của mình rồi cùng nhau trao đổi. Phía Việt Nam đã đề nghị hai bên cùng đo vẽ lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 ở khu vực biên giới, trên cơ sở đó sẽ thể hiện đường biên giới chủ trương để làm cơ sở đàm phán.

Thực tế tại thời điểm này phía Việt Nam chưa có một bộ bản đồ địa hình hoàn chỉnh nào bao trùm toàn bộ chiều dài biên giới hai nước (mọi tỷ lệ). Các loại bản đồ khu vực biên giới hiện có thì có độ chính xác không cao. Phía Trung Quốc đồng ý tỷ lệ bản đồ địa hình để thể hiện đường biên giới là tỷ lệ 1/50.000 và để tiết kiệm thời gian, Trung Quốc sẽ trao cho phía Việt Nam bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 hiện có, nếu phía Việt Nam chấp nhận thì sẽ lấy bộ bản đồ đó để thể hiện đường biên giới chủ trương của mỗi bên và coi bộ bản đồ này là bộ bản đồ công tác của hai bên.

Sau khi nhận bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 của Trung Quốc, các cơ quan kỹ thuật của Việt Nam đã kiểm tra và đối chiếu địa hình thực tế và kiến nghị có thể sử dụng bộ bản đồ này làm bộ bản đồ công tác giữa hai bên.

Về phần địa danh trên bản đồ, phía Việt Nam đề nghị sẽ tiến hành hiệu chỉnh phần địa danh phía Việt Nam bằng tiếng Việt và kết quả giải quyết biên giới lãnh thổ giữa hai nước sẽ thể hiện trên bản đồ đã được phía Việt Nam hiệu chỉnh địa danh.

Ngày 30-6-1994, hai bên đã trao cho nhau bộ bản đồ thể hiện đường biên giới chủ trương do mỗi bên tự xác định trên cơ sở căn cứ vào việc giải thích các Công ước Pháp - Thanh. Qua đối chiếu, phần lớn đường biên giới chủ trương của hai bên trùng khớp với nhau. Các khu vực khác biệt không nhiều, gồm ba loại: Loại A là các khu vực khác nhau do lỗi kỹ thuật; loại B là các khu vực cả hai bên cùng chưa vẽ tới; loại C là các khu vực khác nhau do hai bên có quan điểm khác biệt. Cụ thể:
Trong tổng chiều dài 1.406 km đường biên giới thì đường chủ trương của hai bên trùng khớp nhau gần 900 km, tức là không có tranh chấp (chiếm khoảng 67% tổng chiều dài đường biên giới bộ giữa hai nước).
.....
Toàn bộ đường biên giới được thể hiện trên bộ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 gồm 34 mảnh có chữ ký của đại diện toàn quyền hai nước, là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước. 
Nguồn: Vnmilitaryhistory

Như vậy bản đồ do phía TQ cung cấp nhưng không rõ nguồn gốc như thế nào?

*

Hình : Ngày 31/12/2008, Hai bên ký Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Hình : Ngày 18/11/2009, Lễ ký văn kiện tổ vẽ bản đồ biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Hình : Ngày 18/11/2009, Việt Nam và Trung Quốc đã ký ba văn kiện nghị định thư phân giới cắm mốc, hiệp định về quy chế quản lý biên giới, hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.


Phụ lục chưa được công bố: Các phụ lục đính kèm Nghị định phân giới cắm mốc thư bao gồm: Bản đồ biên giới (gồm 35 mảnh bản đồ và 3 tờ phụ lục), Bảng đăng ký mốc giới (gồm 1.980 trang), Bảng toạ độ và độ cao mốc giới (gồm 111 trang) và Bảng kê sự quy thuộc của các cồn bãi (gồm 8 trang).

Khi Nghị định thư này có hiệu lực, đường biên giới đã phân giới và vị trí chính xác của đường biên giới này lấy Nghị định thư này và bản đồ biên giới làm chuẩn.

Nghị định thư này sẽ trở thành Phụ lục của “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”; bản đồ biên giới sẽ thay thế bản đồ đính kèm “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.


Links download:

Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Phần 1)
Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Phần 2)
Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Phần 3)
Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Phần 4)
Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Phần 5)
Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Phần 6)
______________

Thợ Kạo đã đăng:

*****

NHẬN XÉT :

1.    Lính Già BP Đồn Hữu Nghi Quan9/05/2013
Toàn Dân phải hiểu Sự Thât thế này
" Mỗi bên tự đưa ra Bản đồ riêng của mình ,để hai bên nghiên cứu ... "
_ Việt Nam đưa ra Bản đồ giữa Pháp và Mãn Thanh Và là cơ sở Thực tế 2 bên đã Quản lí từ Tháng 2 năm 1979 về Trước ( Trong đó có 2 điểm mà mọi người biết đến như Ải Mục Nam quan và Thác Bản giốc... )
- Trung Quốc đưa ra Bản đồ họ tự vẽ , ko theo 1 cơ sở nào ,Tất cả sâu vào đất ta theo Biên giới hiện tại có nơi vào vài Km ( qua danh giới mà Pháp và Mãn Thanh đã kí kết )
Đặc biệt những chỗ vào sâu trong Đất Ta là các vùng mà họ chiếm giừ trái phép của ta từ năm 79 họ ko chịu rút về , và Các Vùng có vị trí rất Quan Trọng
Để Cầu hòa ,Đảng ta phải chấp nhận Chia đôi diện tích Chênh lệch giữa 2 bản đồ ( của Ta là Bản đồ Phap và Mãn Thanh , và TQ là bản đồ Họ tự vẽ hoàn toàn vào sâu Đất VN )
Như vậy ,Họ Biến đất của Ta thành vùng chồng lấn trên bản đồ , ép Đảng ta phải chia đôi cái phần họ vẽ chồng sang đất ta
( Đừng có sa đà vào Tỉ lệ Bản đồ , mà hiện trạng đường Biên giới 2 bên quản lí là theo Bản đồ BG của Pháp và Mãn Thanh )
Đảng Ta phải cúi đầu Chấp nhận ( Nhưng vẫn Hể hả, lừa Dân là Ta lấy lại được 50%) Thực ra Ta đã mất trắng 50 % với diện tích Vài Ngàn Km2 , Đăc biệt những vị trí Quan trọng thì TQ dứt khoát Chiếm bằng được
Ta mất ải Nam Quan và Thác Bản Giốc ... là như thế đó
( Dữ Kiện này nữa , Sau khi Đảng Ta chấp thuận đường BG mới với TQ . Bọn Tàu nó cho Đào ,Nhổ sạch tất cả các Cột mốc mà Pháp và Mãn Thanh Dựng trước đây để nhanh chóng hủy bỏ Vât Chứng

Họ Lén lút kí Vụng trộm với TQ ,mà QH lúc đó Ko biết gì cả
Bây giờ Họ Ngụy Biện Tung Hỏa mù để Chay Tội

Toàn Dân phải nhớ Chi tiết 2 bản đồ ... Bản đồ TQ vẽ lấn toàn bộ sang Ta so với Bản đồ Phap ,Mãn Thanh ( Là Biên giới Biên phòng 2 bên quản lý Hòa bình từ tháng 2 năm 1979 về trước)
Mà phải chia đôi theo bản đồ TQ tự vẽ , Nên Đảng Ta đã Dâng Ngoạn mục Đất cho Tàu Công là 1 thưc tế còn Sờ sờ Ko thể chối cãi


No comments:

Post a Comment

View My Stats