Wednesday, 11 September 2013

VÀI ĐIỂM GIAN LẬN & HỎA MÙ TRONG CÁI GỌI LÀ "PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258" (Bạn Đọc Dân Luận)




Bạn đọc Dân Luận
Tác giả gửi đến Dân Luận
Thứ Năm, 12/09/2013

1. Họ bảo:
(2) Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền là dập theo khuôn của Bản Nhân Quyền (Bill of Rights) của Mỹ, được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận và tuyên bố ngày 10 tháng 12 năm 1948 – thời điểm Liên Hiệp Quốc nằm trong sự thao túng của các cường quốc Âu Mỹ. Bản Tuyên Ngôn này được thông qua với 48 phiếu thuận trên tổng số 195 quốc gia trên thế giới (tỷ lệ 25%). Bản Tuyên Ngôn không có giá trị công pháp quốc tế (not legally binding), vì không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là nhân quyền.

Sự thực:
Ngày 10 tháng 12 năm 1948, có 48 phiếu thuận, không có phiếu chống, tám nước bỏ không bỏ phiếu và hai nước vắng mặt – không có phiếu chống – con số 195 nước hội viên Liên Hiệp Quốc là con số của năm 2012 . Liên Hiệp Quốc thành lập ngày 01 tháng Giêng 1942 với 26 nước tham dự.
“The Universal Declaration was adopted by the General Assembly on 10 December 1948 by a vote of 48 in favor, 0 against, with eight abstentions: the Soviet Union, Ukrainian SSR, Byelorussian SSR, People's Federal Republic of Yugoslavia, People's Republic of Poland, Union of South Africa, Czechoslovakia and the Kingdom of Saudi Arabia.[7][8] Honduras and Yemen, both members of UN at the time, failed to appear for vote.[9]”

Họ bảo:
“- Ðiều 29 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền(2) ghi rõ: “Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ. Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.”

Sự thực:
Họ quên điều 30:
"Nothing in this Declaration may be interpreted as implying for any State, group or person any right to engage in any activity or to perform any act aimed at the destruction of any of the rights and freedoms set forth herein."
Dịch: Không điều gì trong bản Tuyên Bố này được phép diễn dịch để cho phép bất cứ Nhà Nước, nhóm hay người nào được đưa ra những hoạt động hay hay làm bất cứ hành động nào nhằm phá võ bất cứ quyền hay tự do nào đã được thiết lập ở đây

2. Họ bảo:
“Bản Tuyên Ngôn không có giá trị công pháp quốc tế (not legally binding), vì không có một định nghĩa rõ ràng thế nào là nhân quyền.”

Sự thực:
Họ đã hiểu méo mó “legally binding” vì:
“While not a treaty itself, the Declaration was explicitly adopted for the purpose of defining the meaning of the words "fundamental freedoms" and "human rights" appearing in the United Nations Charter, which is binding on all member states. For this reason the Universal Declaration is a fundamental constitutive document of the United Nations. Many international lawyers,[who?] in addition, believe that the Declaration forms part of customary international law[17] and is a powerful tool in applying diplomatic and moral pressure to governments that violate any of its articles.”
Trong khi tự nó không phải là một Hiệp Ước, Bản Tuyên Ngôn [Nhân Quyền] đã được minh thị chấp thuận với mục đích để định nghĩa các từ “quyền Tự Do căn bản” và “quyền Con Người” đã được ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, mà qua đó đã ràng buộc tất cả các thành viên. Vì lý do đó, Bản Tuyên Ngôn la một tài liệu cơ bản của Liên Hiệp Quốc. Nhiều luật gia quốc tế, cộng vào đó, tin rằng Bản Tuyên Ngôn là một phần của luật quôc tế theo tục lệ và nó là một công cụ mạnh mẽ để đưa ra những áp lực ngoại giao và đạo đức cho các chính phủ nào đã xâm phạm các điều khoản của nó [Bản Tuyên Ngôn].

3. Họ nói:
“Yêu nước vốn là bổn phận thiêng liêng của bất cứ người dân của một dân tộc nào. Vì yêu nước nên giả sử có một cách nhìn, một chính kiến, một chính sách khác đối lập với Nhà Nước cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên yêu nước kiểu Trần Ích Tắc yêu cầu ngoại bang can thiệp vào nước mình là một hành động không yêu nước chút nào, nếu không nói đó là hành động phản quốc.”

Sự thực:
Đây là một lập luận rất đáng bị phê bình. Chỉ đơn thuần như thế thì câu chuyện Bác Hồ kêu gọi Mỹ, sau đó nhận vũ khí đạn dược tiếp liệu của Trung Cộng thì sao? Nhưng nếu thêm rõ “Bác Hồ kêu gọi Mỹ bảo Thực Dân Pháp trả Độc Lập cho Việt Nam, sau đó nhận vũ khí đạn dược tiếp liệu của Trung Cộng để đánh Thực Dân Pháp” thì câu chuyện không đơn giản như chụp cái mũ lên đầu kẻ khác.
Câu chuyện vì sao các em phải làm như thế, vì chính Nhà Nước Việt Nam đã vi phạm các điều khoản trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền mà chính Nhà Nước Việt Nam đã ký kết – Hơn nữa cũng chính Nhà Nước Việt Nam đang vận động quốc tế để được bầu vào một trong 47 thành viên của Ủy Ban Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Nếu các em biểu tình, biểu dương lòng yêu nước mà bị chính Nhà Nước của mình bắt, đánh đập, khủng bố … khi lòng yêu nước đó bị chụp mũ Trần Ích Tắc thì chính kẻ chụp mũ lên đầu người khác là thứ Trần Ích Tắc thời đại muốn triệt tiêu các em cho phù hợp với lòng … Tầu

4. Họ nói:
“Bằng Tuyên bố này, Cộng đồng Blogger Việt Nam phản bác “Tuyên bố 258” của một nhóm nhỏ ít ỏi đi ngược lợi ích cộng đồng, dân tộc, đã tiếm danh, mạo nhận cộng đồng để làm hoen ố lòng tự tôn dân tộc, hạ nhục quốc thể, vấy bẩn Dòng máu Lạc Hồng.”

Tầu lạ, kẻ lạ đâm bể tầu, giết dân ngoài Biển Đông – Chuyện đã xảy ra lâu nay đã có nhiều nhóm nhỏ lên tiếng, biểu tình phản đối – bị đạp vào mặt, bị bắt bớ, đánh đập tù tội – Thế “cái nhóm lớn” của các ông/bà/anh/chị nó đang ở đâu? Chắc đi cùng lợi ích cộng đồng, dân tộc … Tầu phù … chắc?

Nhóm nhỏ 5000 đảng viên Cộng Sản chân chính đã dẫn dắt “nhóm lớn” Dân Tộc” đánh đuổi Thực Dân … nay họ đã thành “nhóm lớn” nhưng đầy sâu … Chính vì đó mà nhiều nhóm nhỏ đã lên tiếng, đấu tranh cho Dân Tộc được khá hơn …


Tin liên quan:



No comments:

Post a Comment

View My Stats