Viết từ
Sài Gòn
2013-09-11
2013-09-11
Trong bài trả lời phòng vấn của Giám mục Nguyễn Thái
Hợp – ngưởi quản nhiệm Giáo Phận Vinh – với Biên tập viên Mặc Lâm – RFA, ngài
nói rất nhiều về nỗi buồn của những con chiên Thiên Chúa vốn cầu mong sống
trong hòa bình, yêu thương và tiến bộ. Ngài cũng nhiều lần dùng đến chữ “bạo
quyền”, và ngài bày tỏ nỗi thất vọng của cá nhân ngài cũng như của các giáo dân
về nhà cầm quyền, ngài có dùng chữ “mất niềm tin”… Nhưng, dường như đằng sau
nỗi thất vọng ấy, độc giả, thính giả có thể dễ dàng nhận ra một trận bão ngầm.
Trận bão ngầm này sẽ đi đến đâu? Và cục diện của nó
như thế nào?
Có thể nói là trận bão đã tích tụ từ những năm 1955,
đã có từ những ngày cải cách ruộng đất, những ngày đấu tố, những ngày quỉ ám
khắp miền Bắc Việt Nam, các con của Chúa phải tứ tán lưu lạc để tránh thế lực
hắc ám. Để rồi dần hồi sinh, mặc cho bom đạn, thủ đoạn, mưu ma chước quỉ nhắm
vào nước Chúa để hãm hại, những người con của Chúa vẫn ngày càng trưởng thành
và mạnh mẽ.
Và điều gì đến nó phải đến, một khi thế giới văn
minh đã chạm ngõ, không thể nào đóng cửa nghe theo kẻ nhốt mình được, phải mở
tung cửa để đón những con người tự do, để sống trong bầu sinh quyển hòa ái và
dân chủ, ở đó không có người bóc lột người, không có bạo quyền, người ta nói
chuyện với nhau bằng tình thương yêu, lẽ phải và sự tôn trọng.
Đây cũng là thời điểm hết sức nhạy cảm, nhà cầm
quyền độc tài, bạo chúa chuyển từ lo lắng sang sợ hãi, chuyển từ trấn áp sang
đàn áp, vấy máu. Và câu chuyện buồn của những giáo dân Cồn Dầu – Đà Nẵng, Con
Cuông, Thái Hà, và hiện tại là giáo xứ Mỹ Yên. Tất cả những cuộc đàn áp này,
nếu xâu chuỗi theo thời gian, sẽ dễ dàng nhận thấy mức độ đàn áp càng lúc càng
đẫm máu, không còn ở mức con người đối xử với con người mà hầu như mọi thủ
đoạn, mọi hành vi thú tính đã được nhà cầm quyền sử dụng để đàn áp giáo dân.
Nếu như ước mơ của các vị tu sĩ và các giáo dân là
tìm đến một Việt Nam đoàn kết, thân ái và giàu tình người, sống an lành, đùm
bọc dưới vòng tay che chở của Thượng Đế thì điều này cũng đồng nghĩa với một
mối đe dọa tiềm ẩn, thậm chí một mối cừu thù khó mà đội trời chung của nhà cầm
quyền. Thứ họ đang thủ đắc và đang sử dụng là độc đoán, khuynh loát, chuyên
quyền, thủ đoạn (ngay cả trong nội bộ của họ cũng thế). Chính vì thế, nếu có
nhà nước Cộng sản, e rằng sẽ khó có một giáo hội Ki Tô được yên ổn nếu không
chấp nhận sự chỉ bảo của họ.
Nhưng, trọng trách của người chăn chiên cũng như một
con chiên không phải là nghe và làm hoặc chấp nhận, cam chịu tuân phục những
thế lực chuyên quyền. Sứ mệnh của người con Đức Chúa Trời là mang lại yêu
thương, bảo vệ lòng nhân ái và không chấp nhận tội ác.
Chính vì lẽ này, suốt mấy mươi năm dưới vòm trời
Việt Nam, luôn ngấm ngầm một cuộc thanh trừng, triệt tiêu và tiêu diệt những
người con của Chúa mà nhà nước Cộng sản rắp tâm chuẩn bị. Lẽ ra, họ đã làm điều
này từ lâu nhưng vì kinh tế, vì sức mạnh của hòa bình thế giới và vì Giáo Hội
Thiên Chúa Thế Giới luôn hướng đến Việt Nam, chính vì thế, họ cam chịu im lặng
làm hòa.
Nhưng cách cười hòa có kèm theo thủ đoạn của người
Cộng sản, từ chiếm cứ đất đai, xua đuổi giáo dân ra khỏi địa hạt tâm linh, đẩy
giáo dân vào chỗ chết cho đến công khai đàn áp đẫm máu, bắt cóc giáo dân… tất
cả những hành một mặt nhen nhóm sự kinh tởm của con người đối với chế độ này và
một mặt khác nữa vô hình trung, đẩy giáo dân đến chỗ tức nước vỡ bờ.
Đương nhiên, một khi máu đã đổ ở Cồn Dầu, dùi cui,
nắm đấm đã vung xuống ở Côn Cuông và máu lại tiếp tục đổ ở Mỹ Yên. Nếu như
trước đây, phần lớn sự bức xúc nằm ở giáo dân, con chiên, thì bây giờ, sự bức
xúc đã thấu tận các vị linh mục, giám mục. Thay vì khuyên các con chiên bình
tĩnh và nhịn nhục theo cách “người ta tát má trái con hãy đưa thêm má phải cho
người ta tát” và kẻ ác lợi dụng điều này, lại làm liên hoàn phải trái đến mức
các vị chăn chiên đã bắt đầu thấy mệt mỏi với những kẻ được nước lấn tới, làm
càn, hồ đồ như thế nữa.
Và một khi giáo dân và các vị chăn chiên đồng loạt
thể hiện sự bức xúc của mình, vấn đề sẽ không còn đơn giản chỉ là phản đối hay
thể hiện thái độ bất đồng thuận. Vì máu nào cũng là máu, thân xác nào cũng là
thân xác của Thượng Đế ban cho, kẻ nào dám mệnh danh một thứ quyền lực nào đó
xúc phạm đến ý Chúa, kẻ đó phải bị trừng phạt. Và, các con chiên, ngoài sức
mạnh phản kháng, còn có thêm sức mạnh chống cái ác, tiêu diệt bóng đêm ma quỉ
mà Chúa đã ban cho họ khi cần đến.
Trận bão sẽ xãy ra, dù không ai muốn thế, nhưng vì
gió đã gieo quá lâu, quá nhiều, gió tự tích tụ, bão lớn tự đến, đây là một nhân
quả. Và, một khi trận bão đến, đây không phải là bão của một thế lực dân tộc
đấu với một băng nhóm Cộng sản sót lại, mà là cuộc chiến giữa Cộng đoàn Thiên
Chúa Thế Giới nhằm chống lại một thứ băng đảng cường quyền, không biết tôn
trọng mạng sống của đồng loại cũng như không hiểu gì về giá trị mạng sống con
người.
Một khi nhà cầm quyền đẩy sự việc đến chỗ tức nước
vỡ bờ, họ sẽ đụng đến vũ khí, thậm chí họ có thể biến một giáo phận nào đó
thành một Thiên An Môn. Liệu làm thế, họ được gì? Cái được nhiều nhất của họ sẽ
là sự cô lập của thế giới tiến bộ và tiếp sau đó là cuộc chiến giữa nhân loại
tiến bộ với chế độ Cộng sản (còn sót lại lêu bêu vài mống) được ủy nhiệm ở cấp
độ một quốc gia.
Đến
lúc đó, liệu Cộng sản có còn nghĩ đến súng đạn hay nắm đấm nữa không một khi kẻ
thù chính của họ là sự đơn độc và tội ác chất cao như núi? Liệu họ sẽ đi đâu
nếu như nhân dân nổi dậy, nội bộ tan rã vì tranh nhau miếng ăn trong lúc thế
giới cô lập, cắt viện trợ? Và nếu như họ còn giữ thái độ dã man như đang thấy,
sẽ bao lâu nữa bão sẽ nổi lên?
No comments:
Post a Comment