Posted on September 11, 2013 by Jonathan London
Những diễn biến gần đây ở Việt Nam đã đặt ra câu hỏi
liệu tầng lớp chính trị cấp cao của đất nước có đơn giản là quá vụ lợi hoặc bất
tài hay không trong việc hành động một cách chặt chẽ và cầu thị. Những thách
thức căn bản nhất mà Việt Nam phải đối mặt ngày hôm nay có căn nguyên là sự yếu
kém từ chính những định chế cai trị, đã không còn là điều bí mật nữa. Và ngay
cả bộ máy lãnh đạo dù đang bế tắc vẫn tiếp tục ngăn chặn cải cách, để lại một
nền kinh tế rời rạc và đình trệ như cũ.
Một lần nữa, Việt Nam lại phải đối mặt với sự ám ảnh
về những cơ hội bị đánh mất trên trường quốc tế. Cuộc gặp vào tháng 7 với
Barack Obama của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã được coi như một thành công
vì nó đề cập đến triển vọng của một “mối quan hệ đối tác toàn diện” với Mỹ, bao
gồm việc gia nhập nhanh chóng vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương (TPP) do Mỹ bảo trợ và triển vọng tăng cường thu hút vốn đầu tư cũng như
mở rộng cơ hội xuất khẩu cho Việt Nam.
Việc ông Obama khẳng định rằng một mối quan hệ đối
tác toàn diện sẽ tùy thuộc vào những cải thiện đáng kể về nhân quyền của Hà Nội
đã đi đến những câu trả lời đầy hy vọng như “Chúng tôi biết rồi, hãy cho chúng
tôi thời gian”. Nhưng, có
thể nói rằng, tình hình nhân quyền tại Việt Nam đã xấu đi trầm trọng kể từ khi cuộc
gặp gỡ giữa ông Sang và Obama, gây nên sự ngờ vực về khả năng cải thiện quan hệ
Việt-Mỹ.
Vào mùa hè này, một mạng lưới lỏng lẻo những blogger
trẻ Việt Nam – nhiều người trong số họ sắp qua tuổi thiếu niên hoặc đang đôi
mươi – đã dồn hết can đảm để phản đối công khai những bộ luật hà khắc mà nhà
nước sử dụng để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Những người phản đối
đặc biệt nhắm vào Điều 258 Bộ luật hình sự, trong đó quy định những bản án dành
cho những ai “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
Sự tồn tại của những điều luật như thế, theo những
người phản đối, gây ra sự ngờ vực về tư cách của Việt Nam trong việc ứng cử vào
Hội đồng nhân quyền LHQ. Thế nhưng chính xác là sự đàn áp thô bạo những người
này của nhà nước Việt Nam đã chứng tỏ chiếc ghế của Việt Nam ở Hội đồng nhân
quyền là không phù hợp với tình hình lúc này.
Việc
đàn áp cũng đặt ra những câu hỏi về hy vọng làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Mỹ
của Hà Nội. Trong suốt thời gian Chủ tịch Sang công du tại Washington, lực
lượng an ninh đã bắt đầu một chiến dịch khủng bố mà vẫn còn đang tiếp diễn cho
đến tận bây giờ. Chiến dịch bao gồm đe dọa, bắt giữ và đánh đập cũng
như lục soát và tịch thu bất hợp pháp, giám sát suốt ngày đêm, gây áp lực cho
các thành viên gia đình, bôi nhọ khiến nhiều người mất việc và vị trí giảng
dạy, lưu đày vô thời hạn những người trẻ tuổi ủng hộ cải cách.
Tại sao cơn thịnh nộ lại trực tiếp nhằm vào những
người yêu nước trẻ tuổi bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng Việt Nam sẽ có lợi từ
việc cải cách? Vài người suy xét rằng những phe cánh “tinh hoa” đang tìm cách
làm suy yếu lẫn nhau, điều đó là không thể chối cãi được, đáng buồn thay dù nó
hợp lý.
JL
Bài này đã được đang trên báo South
China Morning Post số ngày 11 tháng 9 2013.
No comments:
Post a Comment