Sunday 8 September 2013

NHẬT BÁO BA SÀM : TIN CHỦ NHẬT 8-9-2013




Posted by basamnews on September 8th, 2013  | Comments Off

Bài Viết Mới

Tin Chủ nhật, 08-09-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

- Liên quan vụ việc trên, báo Đại đoàn kết có bài lên án giáo dân – hiện mới có trên báo giấy, chưa lên mạng. Nhưng cũng như với tất cả những bài tấn công vào các hoạt động liên quan đấu tranh cho nhân quyền của người dân, bài đã được VTV-Điểm báo sáng nay “ưu tiên” tóm lược:
00:00
00:00
01:10
.
Hội nghị Trung ương 8 có gì đáng lưu ý? (BBC). TS Nguyễn Quang A: “Thường tất cả những lần trước của Quốc hội thì bao giờ Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản cũng quyết rồi, sau đó mới bảo Quốc hội thảo luận và giơ tay đi”.   – Audio Phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: ‘Cân nhắc lãnh đạo hai ban của Đảng’. – Thơ: “Nỗi lòng” Tổng Trọng (DLB).
- Minh Diện: NÚT THẮT KHÓ GỠ (!?) (Bùi Văn Bồng).
Nguyễn Thành Công – Tư duy cực đoan và tư tưởng dân chủ xã hội (Dân luận). “Điều đáng tiếc là tư duy cực đoan luôn phát triển mạnh trong xã hội, đã thế còn được dán nhãn là ”tích cực”, “triệt để”. Phong trào cộng sản hình thành đã sinh ra những đồng chí ”cộng sản cực đoan” thì những người chống cộng cũng sinh ra nhóm ”chống cộng cực đoan”. Đã là cực đoan thì có hại, dù đó là ”cộng sản cực đoan” hay ”chống cộng cực đoan” cũng vậy thôi.”
“Bây giờ các đồng chí ”cộng sản cực đoan” và ”chống cộng cực đoan” đều thống nhất hành động chung trong việc đánh hội đồng ông Lê Hiếu Đằng trên hệ thống truyền thông, nhưng đó cũng là bước sơ khởi của xã hội dân sự. Ở xã hội dân sự lành mạnh, văn minh, mọi ý kiến đều có chỗ đứng trong dư luận. “
Bàn tiếp chủ đề “bỏ đảng”, “đa đảng”, phần 10 (xem phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6phần 7phần 8phần 9).
- “Điểm yếu” thứ ba của các đảng viên cấp tiến trong hàng ngũ trí thức, nhà văn hóa, cựu cán bộ, quan chức là thói CÔNG THẦN.
Nếu như trong khái niệm chung hai chữ “công thần” là biểu hiện ở những người từng có ít nhiều công tích, nay tỏ ra kiêu ngạo và đòi hỏi đãi ngộ vật chất, thì chủ đề bàn ở đây chỉ nói tới khía cạnh tinh thần. Thói CÔNG THẦN này thể hiện trong mối quan hệ với 3 nhóm đối tượng: giới quyền lực trong đảng+Nhà nước; các đồng chí cùng chí hướng với mình; người dân nói chung.
Khi tham gia phản biện một chính sách, hay một quyết định của nhà nước mà họ cho là phi lý, các đảng viên cấp tiến này thường có xu hướng chú tâm tới tác động đối với giới chức quyền, mà ít quan tâm tới ảnh hưởng đối với đông đảo người dân. Tâm lý này là đặc trưng của những con người từng có địa vị hoặc tiếng nói trọng lượng với bộ máy đảng, nhà nước, không phải là đức tính của giới trí thức muốn góp phần nâng cao dân trí, tiên phong dẫn dắt dư luận xã hội đi tới.
Một khi tiếng nói của mình không được chính quyền quan tâm, lắng nghe, họ dễ nản; lại thêm bị những giọng điệu nóng nảy bên ngoài dèm pha, họ không thấy được ý nghĩa quan trọng hơn trong hành động của mình. Ý nghĩa đó chính là với đông đảo người dân. Dân được học hỏi, được cổ vũ qua những phản biện đó, thế nhưng, với bản tính “công thần” vốn có, họ ít quan tâm tới dân nên khó nhận thấy.  
Mặc khác, nếu như chỉ được giới chức để tâm chút ít, họ cũng dễ thỏa lòng, bị lừa phỉnh, quên đi phản ứng trong dân ra sao. 
Khi trong hàng ngũ quần chúng có những sáng kiến góp phần thúc đẩy dân chủ, nâng cao dân trí, thì thay vì cùng hòa mình vào, họ lại tránh né, tìm những lý do để che đậy một thái độ ghanh tị, coi thường khi không được là người tiên phong, lãnh đạo.
Giữa các đồng chí cùng chí hướng thường có tình trạng không nể phục nhau, ghanh ghét, soi mói những tiểu tiết, họ không suy tôn được một minh chủ, khó gắn bó cho một mục tiêu lớn lao. Kết cục là một tập quán phong kiến cổ hủ trỗi dậy, khi họ cố tìm dựng nên một “ngọn cờ” trong số cựu quan chức chóp bu, bất chấp những khiếm khuyết lớn về tư cách, năng lực và khó được quần chúng chấp nhận. Với bản tính này, họ chỉ có thể trở thành một tập hợp lỏng lẻo, không thể là một tổ chức mạnh. (Còn tiếp).
- Cái cơ quan rất cần phải giải tán vì nó tiếm quyền Quốc hội vừa Bàn nhiều dự án luật quan trọng (NLĐ).
<- Báo Malay Mail Online: “Nguyễn Tấn Dũng, một nhà lãnh đạo Việt Nam đích thực“: Nguyen Tan Dung, a true Vietnamese leader (MMO). Bài không có tên tác giả.  -FB Ngọc Thu: “Báo nhà hết linh, mò qua báo của Công ty xử lý rác RES-Resources, Ecology, Services GmbH của Đức cũng bị độc giả lôi ra, chạy qua báo Korea Herald được 4 bài mà công chúng chẳng tha, bây giờ nhảy qua báo Malay Mail Online“. Mời xem lại:LẦN THỨ TƯ “ĐỒNG CHÍ X” XUẤT HIỆN TRÊN BÁO KOREA HERALD (FB Ngọc Thu)
CÁI SỰ KHAI GIẢNG (FB Quân Khuê/ HNC).
Cuội vi hành  (Trần Nhương).
- Nhà không phép tại phường Hiệp Thành (quận 12, TP.HCM): Đừng đòi hỏi thêm bằng chứng (TT). “Đã có không ít dư luận về việc chung chi cho cán bộ, chính quyền mới xây được nhà không phép. Nhưng những người có trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử lý cán bộ thì nhất quyết nói… không biết và yêu cầu người dân phải trưng ra bằng chứng thì mới xử lý được”.
Án tử hình trong vụ ‘quan tài diễu phố’ (BBC).  - Còn nhiều điểm chưa rõ trong vụ “quan tài diễu phố”  (PL&XH). Người nhà nạn nhân rời phiên tòa trong nước mắt.  =>
Chuyện về quán café “CỘNG” ở Hà Nội (SHSM). - Café Cộng: Sáng tạo hay bôi bẩn hình tượng? (RFA). Quan niệm khác nhau về “hình tượng” là quyền ở mỗi người, báo chí cũng có quyền xúm vào “đánh hội đồng”, nhưng vấn đề ở chỗ là cơ quan chức năng rất không nên xông vào can thiệp, thậm chí như muốn hình sự hóa hoặc cướp cái cần câu cơm của người ta.
Quán cơm 2.000 đồng và góc nhìn… mù màu! (FB Thế Anh). - Nói tiếp về ý tưởng cơm 2.000 đồng (BBC). “Những kẻ đi xe SH, những kẻ có đủ tiền đi ăn nhà hàng,… lại lao vào tranh cướp một suất ăn từ thiện 2.000 đồng của người nghèo, chắc chắn không có một chút “liêm sỉ” nào cả. Cũng chính những kẻ đó làm mất đi tính nhân đạo của xã hội đối với chương trình cơm 2.000 đồng. Làm tổn thương lòng tốt của những người hảo tâm với người nghèo. Làm xã hội nghi ngờ tính thiện nguyện của những quán cơm 2.000 đồng và coi đó là một phương thức kinh doanh “bán phá giá”.
TỘI ÁC THIÊN NIÊN KỶ (Hồ Hải). “Tụt hậu về kinh tế, nếu biết cách sẽ ra khỏi đói nghèo chỉ một thập niên. Nhưng tụt hậu giáo dục và suy đồi văn hóa phải trả giá bằng nhiều thế hệ, thậm chí không chỉ mất nước, mà còn có thể bị diệt vong.”
8h50′:
13h50′:
Truột chạc – Tuyết Nhung (Nguyễn Duy Xuân). - ĐÈN CÙ NÓ CHẠY VÒNG QUANH (Nguyễn Duy Xuân).
19h55′:

KINH TẾ

8h50′:
- TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, VIỆN TRƯỞNG VIỆN KINH TẾ VIỆT NAM: Kinh tế Việt Nam còn khó ít nhất hai năm nữa (PLTP).
Gỡ khó cho lúa gạo (Công thương).
13h50′:
19h55′:

VĂN HÓA-THỂ THAO

Lương Đặng: Hiểu kỹ hơn về bộ phim “Tiếng Trống Paranưng” (Gulpataom). Po Adhia Hán Đô và diễn viên trong phim. Một vị tu sĩ Chăm có nên đóng phim phản văn hóa Chăm? =>
8h50′:
Nào bàn, nào ghế … (Tia sáng).
13h50′:
PHIM CHÂN DUNG NHẠC SĨ HOÀNG HÀ (Nguyễn Trọng Tạo).
19h55′:

GIÁO DỤC-KHOA HỌC

- Dương Đình Giao: GIÁO DỤC PHỤC VỤ CHO AI? (Ba Sàm).
- Video: Trao đổi với TS Giáp Văn Dương: Học để làm gì? (VTV).
8h50′:
13h50′:
19h55′:

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG

- NÔNG DÂN… CHÁN RUỘNG: Đói khổ chực chờ (NLĐ). Nhiều cánh đồng bỏ hoang ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam vắng bóng nông dân  =>
8h50′:
13h50′:
Lát, vẫn nát (TTVH).
19h55′:

QUỐC TẾ 

8h50′:
13h50′:
19h55′:
* RFI: 




No comments:

Post a Comment

View My Stats