Wednesday 4 September 2013

HỌC CÁI GÌ? (Huỳnh Ngọc Chênh)




Thứ ba, ngày 03 tháng chín năm 2013

Thuở ấu thơ, tôi là một đứa bé hoang dã.

Ba tôi thường xuyên đi tù, mẹ tôi chạy chợ từ sáng sớm đến tối mịt mới về, hai chị lớn lo việc đồng áng, ba đứa nhỏ chúng tôi tự lo cho nhau. Tôi chưa từng được đi chăn trâu, vì nhà tôi không có trâu, nhưng tôi cũng sống hoang dã và có đầy đủ đức tính y như những đứa trẻ nầy.

Thấy tổ chim là phải bắt phá cho bằng được, thấy cây trái trong vườn nhà khác thì phải ăn trộm cho bằng được, không ăn trộm được thì phải ném đá cho rụng hết. Thấy cái gì ngoài đường hay trong vườn nhà người ta là muốn quơ lượm về nhà. Thường xuyên trần trục, không hề biết đội mũ và mang dép là gì. Đi tắm là để bơi chứ không phải để làm vệ sinh, nên cáu bẩn đầy người. Thấy người già cả tàn tật thì trêu chọc…

Ấy vậy mà sau khi trầy trật học xong bậc tiểu học, tất cả những thói hư hoang dã ấy lần lượt biến mất trong tôi từ lúc nào mà tôi không hề hay biết. Khi vào lớp đệ thất trường huyện tôi đã là một học sinh chỉnh chu và tươm tất. Tôi biết mặc quần tây có dây nịt, áo sơ mi bỏ vào trong, giày có dây buộc và có vớ mỗi khi đi học hoặc đi xuống Hàn (tức là đi xuống thành phố Đà Nẵng). Tôi biết lễ phép chào hỏi người già, biết tôn trọng và giúp đỡ người tàn tật. Tôi không còn phá phách các tổ chim và lấy việc bắn chim làm thú vui. Tôi biết dừng lại, ngã mũ, cúi đầu khi gặp đám tang hoặc đi ngang qua nơi đang làm lễ chào cờ. Tôi ý thức được việc tôn trọng của công và của cải của người khác. Tôi biết tránh ăn nói những lời tục tỉu. Tôi biết không làm những điều bậy bạ để giữ danh giá gia đình…Tôi thấy mình ứng xử tự tin không thua kém gì dân thành phố cùng trang lứa.

Tất cả những điều đó dĩ nhiên tôi chỉ học được qua các năm tiểu học, dù cơ sở vật chất của những trường lớp tôi trải qua thời đó rất nghèo túng, trầy trật và vá víu. Cái nội dung chương trình giáo dục ưu việt thời đó đã vượt qua mọi trở ngại vật chất để thấm vào trong tôi lúc nào tôi không hay.

Vẫn tin rằng, ở nhà trường bây giờ cũng dạy những điều đó, nhưng tôi lại có cái cảm giác gì đó rất bất ổn. Ngay giữa các thành phố văn minh hiện nay, tôi vẫn thấy có bọn trẻ con chen lấn tranh giành với người già cả, chọc ghẹo người tàn tật, bắn phá chim chóc, phá phách vườn hoa, chọc ghẹo thú dữ, phá hoại môi trường, phá hoại và ăn cắp của công…và đỉnh cao của sự tệ hại nầy được phơi bày ra qua các lần đông đảo thanh niên nam nữ ăn cướp hoa trong các lần lễ hội hoa ở Hà Nội.

Không thể căn cứ trên một số thanh thiếu niên hư hỏng, trên vài hiện tượng sai trái mà kết luận ngay bản chất của nền giáo dục. Tuy nhiên, gần như 100% trẻ em ở thành phố đều được tới trường, đều ít nhất học xong bậc tiểu học, nhưng vẫn còn khá đông trẻ em và thanh thiếu niên ngay tại các thành phố lớn có những hành vi sai trái, không khỏi không làm chúng ta băn khoăn nghi ngờ về tính đúng đắn của chương trình dạy học trong nhà trường ngay từ bậc tiểu học. Các em đã học được gì về đạo đức sơ đẳng làm người trong 5 năm tiểu học?

“Nam thanh nữ tú” cướp hoa ở lễ hội hoa anh đào tại Hà Nội

Lại cướp hoa ở lễ hội hoa khác bên Hồ Gươm

Qua sách báo, qua tiếp xúc với các phụ huynh có con em đang du học, tiếp xúc trực tiếp các em đang đi học ở nước ngoài ngay từ bậc phổ thông, cũng như tiếp xúc với nhiều em Việt kiều. tôi thấy nền giáo dục phổ thông của các nước tiên tiến rất thực tiễn, rất nhân bản và rất nhiều thứ khác mà nền giáo dục của ta không hề có.

Ngoài kiến thức cơ bản như văn toán lý hóa..trường học nước ngoài còn tạo điều kiện cho từng học sinh phát huy tối đa các năng khiếu vui chơi của mình như: thể thao, sân khấu, âm nhạc, hội họa…Tôi đã gặp một đứa con của người bạn đang học lớp 11 đã chơi được trong dàn nhạc giao hưởng, một đứa khác đang lớp 10 đã thường xuyên diễn kịch của shakespeare. Trường học phổ thông cũng dạy cho học sinh cách ăn chơi như đi dự tiệc lớn, tiệc nhỏ phải ăn mặc ra sao, mời bạn gái như thế nào, tổ chức tiệc tùng phải làm gì, tổ chức dã ngoại thì làm sao…Các trường phổ thông bên ấy, đa số không yêu cầu học sinh mặc đồng phục, nhưng những trường mặc đồng phục thì cũng mỗi tuần có 1 ngày cho mặc tự do, để qua đó phát hiện cá tính học sinh cũng như uốn nắn kịp thời những lệch lạc của các em qua gu thời trang. Rồi lại mỗi năm học có một ngày cho học sinh mặc đồ ngủ đến trường cũng như mang theo đầy đủ các phụ kiện làm đẹp ở nhà để qua đó hướng dẫn các em về những chuyện riêng tư tế nhị.

Những chuyện rất nghiêm túc và rất thực tế đều được dạy qua ở phổ thông. Ví dụ, học sinh cấp ba có giờ học về tài chính, bày cho các em biết quản lý tiền nong, biết mở tài khoản, biết giao dịch qua ngân hàng. Rồi họ dạy cho học sinh biết viết đơn từ, thư tín, biết đi phỏng vấn để xin việc làm, biết cách ăn mặc nơi công sở (mỗi học sinh bắt buộc có một bộ đồ công sở khi đến kiến tập tại nơi nầy), biết “check in” và “check out” nơi sân bay…Nghĩa là một học sinh khi đã tốt nghiệp cấp ba thì ngoài kiến thức khoa học cơ bản, các em phải biết mọi chuyện trong cuộc sống hiện đại, từ cách ăn, cách chơi, cách mặc, đến cách giao tế, đi lại, mua sắm, xin việc…tất tần tật mọi thứ cần thiết trong cuộc sống. Phụ huynh gởi con mình vào trường phổ thông, 12 năm sau yên tâm đón nhận về một công dân tốt, một con người phát triển hoàn chỉnh.

Chương trình giáo dục của ta tại sao không làm được những việc như vậy nhỉ?

Hãy bỏ bớt những bài học chính trị nặng nề, bỏ bớt những kiến thức chuyên sâu chưa cần thiết, bỏ bớt những bài tính mẹo theo kiểu đánh đố hóc búa…thì có thể có thời gian để dạy cho các em những điều cần thiết.

Cái nghiệp chướng gì nó đè lên mà sau bao lần cải cách, chương trình giáo dục VN vẫn chưa thoát ra khỏi những điều tù mù tăm tối?

Trả lời : Bởi vì cái mà thế giới đã vứt đi thì  Việt Nam vẫn học

Được đăng bởi Chênh Huỳnh Ngọc vào lúc 18:23

17 nhận xét:

Tôi sinh ra ,lớn lên,học hành,trưởng thành,và chọn nghề dạy học ở miền Nam .Tôi là nhà giáo,dạy học vắt ngang qua hai chế độ ,cho nên rất tâm đắc những gì anh HNC viết trong bài này. Có nhiều nguyên nhân hấp dẫn tôi chọn nghề sp : trước hết chính là hình ảnh sáng đẹp của các thầy cô giáo khiến tôi ước mơ, thứ đến là vị thế của người thầy trong xã hội , được chính quyền và người dân trọng vọng ,kính nể ; không gian dạy học của người thầy rất độc lập,rất tự do;một lý do khác cũng rất quan trọng , đó là chỉ số
lương ( ĐHSP 470 bắt đầu khi ra trường),cao hơn 40 chỉ số các ngành khác có cùng số năm đào tạo.
DÂN TỘC - NHÂN BẢN - KHAI PHÓNG ,không phải là khẩu hiệu
mà phương châm , triết lý giáo dục của MN trước "75", tất cả hòa quyện trong chương trình ,trong phong cách người thầy ,trong thái độ trân trọng của xă hội...nói tóm lại giáo dục là hành động chứ không phải hô khẩu hiệu hay viết khẩu hiệu treo trong lớp học.
Còn nền giáo dục "cách mạng" ngày nay thì sao? điều này ai cũng biết,đặc biệt là hs,sv và các bậc phhs. Triết lý giáo dục hiện nay do mục đích gd qui định , đó là đào tạo những con người mới xhcn để xay dựng cnxh.Con người mới xhcn và cnxh là những gì chưa ai thấy chưa ai biết nhưng con người mới xhcn theo cố TBT Lê Duẩn dịnh nghĩa thì đấy là những bậc thánh , mà thực tế thì người ta chỉ
trở thành thánh khi đã chết.Cho nên con người mới xhcn chỉ bay lượn trong cảnh giới thiên đàng xhnn chưa ai thấy.Xóa

Về vấn đề giáo dục,tôi cũng từng góp ý là giáo dục cần phải độc lập,phải tách rời khỏi chính trị như VNCH.trước 1975 thì mới khá lên và mới mong sánh vai với các nước láng giềng,chứ đừng mong
sánh vai với các "cường quốc năm châu" vì không biết tự lượng sức mình với một thể chế độc tài thiếu dân chủ !
Ngày nào mà học sinh hay sinh viên còn bị đoàn ngũ hóa để lôi đi như một bầy cừu thì nước ta vẫn lẹt đẹt đi sau những nước Đông Nam Á còn thua kém nước mình trước đây.Mới đây,tôi hoảng hồn khi đọc một số ý kiến trên 1 blog nọ vì toàn là những đầu óc bị CS. nhồi sọ và tẩy não đến không biết phân biệt tốt xấu !
Toàn bài nói chung là đúng nhưng chỉ tiết này thì Bác Chênh lầm  lẫn là có 1 ngày cho học sinh mặc đồ ngủ đến trường. Thật ra,nếu có thì đó là một ngày lễ hội hoá trang nhưng có lẽ cũng phải mặc
đồ đi học rồi mới cởi bỏ y phục để hoá trang !
Ở Mỹ tôi không biết sao chứ ở Úc,đa số trường học đều bắt học sinh mặc đồng phục,công lẫn tư.Có cái hay là nhờ đồng phục,học sinh sẽ không dám làm bậy vì sợ người ta biết.Và nhất là tất cả học sinh đều không phải bận tâm về việc mặc quần áo do giàu vànghèo đều bình đẳng,chẳng ai biết ai cả !

Ngày xưa trước năm 75 chúng tôi đi học không trường nào bắt buộc mặc cái gì và phải mang cái gì , nhưng đa số gần như không ai bảo ai học sinh thì quần short xanh áo trắng hay quần dài áo trắng còn giày dép thì tùy ,còn các trường dòng thì kỷ luật hơn ,nói chung khi vào từng lớp đà thấy câu'TIÊN HỌC LỂ HẬU HỌC VĂN ' và chương trình công dân giáo dục dạt mổi tuần 2 tiếng đả cho người học sinh thấy rỏ làm người trong xả hội là như thế nào với tổ quốc ,ông bà ,cha mẹ /không biết tôi nói có quá đáng hay không NHƯNG chắc chắn không có con chửi rủa đánh dập cha mẹ ,,bỏ cha mẹ đói khổ /ngày nay vào trường chúng ta chỉ sống chiến đấu lao động và học tập theo gương ..../trước tiên là TIỀN ,cơ sở vật chất .quần áo có khi áo kiểu HÀN QUỐC? bằng mọi cách lách luật dạy thêm nếu không học bị đè thê thảm lắm ,thầy hiếp trò trò gạ gẩm thầy ,trò đánh thầy ,bằng gian bằng giả ,cả 1 số lảnh đạo củng mua bằng chạy chức ,con em chúng ta GẦN MỰC THÌ ĐEN GẦN ĐÈN THÌ SÁNG ,không trách chúng trong 1 xả hội như hôm nay khó lòng nghỉ khác khi đồng tiền lên ngôi cao chất ngất ,đả ra ngoài xả hội đi làm là phải kiếm chát bù lại nhửng năm ăn học /đả in sâu trong tâm trí thanh niên học sinh ,,ngày xưa tôi đi học đại học không tốn 1 đồng gửi xe ,ngày nay vào là 1 nghìn có trường đến 3 nghìn ?họ kinh doanh không còn 1 chổ nào trống cả từ quần áo đến sách giáo khoa ,photo tài liệu .NGÀY NAY TÔI XIN HỎI CÁC ÔNG CÁC BÀ CÁC ANH CHỊ THẬT LÒNG"CÁC CON ÔNG BÀ KHI ĐI HAY VỀ CÓ CÒN THƯA CHA MẸ HAY XIN PHÉP ÔNG BÀ KHI ĐI LÀM HAY ĐI CHƠI KHÔNG" và KHI CÓ KHÁCH ĐẾN NHÀ CHÚNG GIƯƠNG MẮT RA NHÌN VÀ ĐI CHỔ KHÁC HAY CHỜ CHA MẸ NHẮC CHÚNG PHÉP LỊCH SỰ MỚI CHÀO KHÁCH , chúng ta đi thi quốc tế đậu khá nhiều ,nhưng trong xả hội VN giáo dục chưa thấy có huy chương nào cả trong 40 năm ,ngay cả lịch sử cha ông còn không thuộc ,thơ văn còn không biết tác giả trong số đông học sinh thì quả là nguy hại cho nước nhà



No comments:

Post a Comment

View My Stats