Thứ
năm, ngày 05 tháng chín năm 2013
Nhà
báo Nguyễn Thông cũng là blogger nổi tiếng, cũng từng là nhà giáo lâu năm trong
nghề, tuy vừa rồi bị áp lực phải đóng blog, nhưng anh không thể nào lặng thinh
trước một sự việc kỳ quái cứ diễn đi diễn lại hằng năm, bằng một phương tiện
truyền thông khác, anh đã phải lên tiếng về chuyện này. Đó là câu chuyện về Lễ
Khai Giảng.
Trong
bài "Ngày khai trường dành cho ai?", cựu thầy giáo Nguyễn Thông viết:
" Ngày khai trường, khai giảng là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học, nhất là với thầy và trò. Sau mấy tháng nghỉ hè nhưng đồng thời cũng là mấy tháng tu sửa trường lớp, chuẩn bị bài giảng, ôn luyện kiến thức, bồi dưỡng sức khỏe…, thầy trò lại gặp gỡ, bắt đầu hành trình mới dưới mái trường. Mỗi lần khai trường là dấu mốc một chặng quan trọng trong đời người trên đường học vấn, nhất là với những em bé vừa “tốt nghiệp mầm non”, tạm biệt gấu bông, bỏ lại tuổi thơ non nớt để chững chạc bước vào lớp một. Xét trên khía cạnh nào đó, ngày khai trường có ý nghĩa rất thiêng liêng, không chỉ với từng cá nhân đi học mà với cả cộng đồng."
"Vậy nhưng chẳng hiểu tại sao gần chục năm trở lại đây lãnh đạo ngành GD, mà cụ thể là Bộ GD-ĐT đã thay đổi một nghi thức đầy ý nghĩa như thế bằng cách thực hiện chả giống ai. Cụ thể là chỉ đạo các trường tổ chức dạy chính khóa ngay từ dịp hè, hầu hết từ nửa đầu tháng 8. Cứ lặng lẽ âm thầm, thầy giáo lại lên bục giảng, học sinh lại đến trường miệt mài học tập. Khi bộ máy đã hoạt động trơn tru, ngon trớn thì đùng một cái các trường phải ngưng dạy ngưng học để tổ chức khai trường, khai giảng. Cũng cờ quạt, diễn văn, cũng băng rôn khẩu hiệu, văn nghệ, cấp trên về dự chỉ đạo dăm ba câu, thúc vài hồi trống, nhưng tất cả chả khác gì cái vỏ hình thức vô hồn, khó tìm thấy ở đó sự xúc động của buổi tựu trường, tình thầy trò đằm thắm ngày gặp lại, nói chi sự thiêng liêng cao quý ghi dấu một đời người. Ở cương vị cầm trịch, các nhà lãnh đạo có quyền và có nhiều lý do để bao biện, ví dụ chương trình dày nặng nên phải giãn ra học trước, hoàn cảnh từng địa phương có khác nhau… Nếu vậy, hà cớ chi không giảm tải bằng việc cắt giảm chương trình vốn bị dư luận đánh giá là quá nặng cho phù hợp thời gian quy định, cớ chi không để các trường tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng tổ chức khai giảng sớm, sau đó mới dạy mới học. Nếu cần thống nhất trên cả nước một ngày khai trường cho có khí thế (ngày 5.9 chẳng hạn), chắc không mấy ai phản đối, nhưng khai trường phải là sự mở đầu cho năm học, chứ không thể học chán chê mới rình rang khai trường. Làm chỉ nặng về hình thức, thì thôi, tốt nhất là đừng làm."
Cựu nhà giáo Nguyễn Thông chưa trả lời câu hỏi đã đặt ra là ngày khai trường hiện nay đang diễn ra đồng loạt trên toàn quốc là thực sự dành cho ai thì nhà giáo vừa nghỉ hưu Nguyễn Đức Hiệp trong cảm nghĩ của mình trên facebook đã nói:
"Mấy ngày nay, ở một số trường phổ thông, học sinh đang "hồ hởi" tập dợt cho ngày Lễ Khai giảng. Tôi đã may mắn có mặt trong hơn 30 lần khai giảng qua, theo "phong cách" này, suốt những năm còn dạy học, nói thật là cái cảm xúc "bồi hồi" mà thuở nhỏ của mình đã trải nghiệm không còn nguyên vẹn nữa. Thày trò đều ngán ngẫm những lời "huấn thị" sáo rỗng (viết sẵn) của các vị khách mời khả kính (thường là đến trễ, khiến buổi Lễ trang nghiêm ấy nhiều lúc phải lùi giờ khai mạc) và những lời chúc mừng năm học mới của cấp Huyện, Tỉnh, cấp ... Quốc gia nghe chừng na ná nhau (thường do các chuyên viên viết sẵn)".
Câu hỏi đã được trả lời, lễ khai giảng được tổ chức rình rang, hoành tráng không phải dành cho học sinh và thầy cô mà dành cho các quan chức. Thật ra thì cũng không dành cho các quan chức mà dành cho lãnh đạo nhà trường được dịp mời quan chức cấp trên về để nịnh nọt và khoe khoang thành tích.
Một facebooker viết: "Hôm nay khai giảng mà thấy con bà hàng nước vẫn ở nhà giúp mẹ bán quán, hỏi ra mới biết trường chỉ chọn mỗi lớp 10 em được đi dự lễ khai giảng, còn tất cả được nghỉ ở nhà. Hỏi trường nào? Thì biết đó là trường N. D. quận 1 TP HCM"
Thế đấy, lễ khai giảng mà các em học sinh không được đi dự, chỉ tuyển ra mỗi lớp 10 em thôi. Tôi tìm hiểu thì biết 10 em đó phải là học sinh giỏi và ngoan, phải tập trung trước một ngày để nhà trường tập dượt làm lễ khai giảng dự bị.
Không riêng gì trường Nguyễn Du, tất cả các trường học trên toàn quốc đều tập trung các em và thầy cô trước một ngày để làm lễ khai giảng nháp nghĩa là luyện tập kỹ lưỡng trước khi ra "trình diễn" vào ngày lên "sân khấu" chính thức. Làm như vậy để làm gì? Để cho quan chức được mời về thấy được đón tiếp long trọng, thấy được nhiệt liệt chào mừng, thấy học sinh trường "ta" toàn sáng sủa và ngoan ngoãn, thấy trường "ta" lễ nghi nghiêm túc và hoành tráng, thấy tính tổ chức của ban giám hiệu rất cao. Tóm lại là bắt thầy trò làm mọi việc kể cả đóng kịch nhằm làm vừa lòng các quan chức cấp trên trong ngày nhập học của học sinh.
Còn nội dung buổi khai giảng có gì? Nghe thư chủ tịch nước, nghe huấn thị của các quan chức cấp trên, nghe báo cáo thành tích của ban giám hiệu, nghe phát biểu của vài thầy cô, nghe phát biểu của "lãnh tụ" đoàn, đội...Tất cả những cái đó đều soạn trước theo công thức, sáo rỗng, khô cứng, xa lạ và giả dối nữa. Học sinh phải ngồi chịu trận dưới sân trường nắng cháy từ sáng sớm đến gần 12 trưa để làm bộ yên lặng và ngoan ngoãn "nuốt" hết những lời vàng ngọc dài dòng và vô cảm ấy.
Cựu nhà giáo Nguyễn Vạn Phú nói về lá thư của chủ tịch nước mà hàng triệu học sinh phải nghe trong lễ khai giảng:
"Tôi nghĩ khai giảng năm học mới là dịp các lãnh đạo tham dự lễ nhấn mạnh vài ba điểm mà họ tâm đắc để chia sẻ với học sinh, mong sao học sinh lấy đó làm tấm gương để noi theo, như tình bạn hay tình thầy trò, như học cho ai, học để làm gì…
Vậy mà sáng nay hàng triệu học sinh phải nghe những câu rất khô khan, xa lạ và khó hiểu, kiểu như: Năm học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (trích thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang)".
Thư của chủ tịch nước mà vậy huống chi diễn văn của các quan chức khác. Chỉ tuyển học sinh ngoan đi dự lễ và lễ phải làm nháp trước là để lường tình huống học sinh không thể nào chịu ngồi yên suốt 4 tiếng đồng hồ để nghe những điều xa lạ, sáo mòn và khô cứng như vậy.
Làm lễ khai giảng sai ngày, diễn tập lễ khai giảng như diễn tập kịch, nội dung buổi lễ thì thiếu sự thân thiện và chân thật, mục đích buổi lễ thì dùng để tâng công, nịnh nọt...tất cả những điều ấy nói lên rằng: Ngành giáo dục đang dạy cho toàn thể học sinh sự gian dối ngay trong ngày khai giảng.
" Ngày khai trường, khai giảng là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học, nhất là với thầy và trò. Sau mấy tháng nghỉ hè nhưng đồng thời cũng là mấy tháng tu sửa trường lớp, chuẩn bị bài giảng, ôn luyện kiến thức, bồi dưỡng sức khỏe…, thầy trò lại gặp gỡ, bắt đầu hành trình mới dưới mái trường. Mỗi lần khai trường là dấu mốc một chặng quan trọng trong đời người trên đường học vấn, nhất là với những em bé vừa “tốt nghiệp mầm non”, tạm biệt gấu bông, bỏ lại tuổi thơ non nớt để chững chạc bước vào lớp một. Xét trên khía cạnh nào đó, ngày khai trường có ý nghĩa rất thiêng liêng, không chỉ với từng cá nhân đi học mà với cả cộng đồng."
"Vậy nhưng chẳng hiểu tại sao gần chục năm trở lại đây lãnh đạo ngành GD, mà cụ thể là Bộ GD-ĐT đã thay đổi một nghi thức đầy ý nghĩa như thế bằng cách thực hiện chả giống ai. Cụ thể là chỉ đạo các trường tổ chức dạy chính khóa ngay từ dịp hè, hầu hết từ nửa đầu tháng 8. Cứ lặng lẽ âm thầm, thầy giáo lại lên bục giảng, học sinh lại đến trường miệt mài học tập. Khi bộ máy đã hoạt động trơn tru, ngon trớn thì đùng một cái các trường phải ngưng dạy ngưng học để tổ chức khai trường, khai giảng. Cũng cờ quạt, diễn văn, cũng băng rôn khẩu hiệu, văn nghệ, cấp trên về dự chỉ đạo dăm ba câu, thúc vài hồi trống, nhưng tất cả chả khác gì cái vỏ hình thức vô hồn, khó tìm thấy ở đó sự xúc động của buổi tựu trường, tình thầy trò đằm thắm ngày gặp lại, nói chi sự thiêng liêng cao quý ghi dấu một đời người. Ở cương vị cầm trịch, các nhà lãnh đạo có quyền và có nhiều lý do để bao biện, ví dụ chương trình dày nặng nên phải giãn ra học trước, hoàn cảnh từng địa phương có khác nhau… Nếu vậy, hà cớ chi không giảm tải bằng việc cắt giảm chương trình vốn bị dư luận đánh giá là quá nặng cho phù hợp thời gian quy định, cớ chi không để các trường tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng tổ chức khai giảng sớm, sau đó mới dạy mới học. Nếu cần thống nhất trên cả nước một ngày khai trường cho có khí thế (ngày 5.9 chẳng hạn), chắc không mấy ai phản đối, nhưng khai trường phải là sự mở đầu cho năm học, chứ không thể học chán chê mới rình rang khai trường. Làm chỉ nặng về hình thức, thì thôi, tốt nhất là đừng làm."
Cựu nhà giáo Nguyễn Thông chưa trả lời câu hỏi đã đặt ra là ngày khai trường hiện nay đang diễn ra đồng loạt trên toàn quốc là thực sự dành cho ai thì nhà giáo vừa nghỉ hưu Nguyễn Đức Hiệp trong cảm nghĩ của mình trên facebook đã nói:
"Mấy ngày nay, ở một số trường phổ thông, học sinh đang "hồ hởi" tập dợt cho ngày Lễ Khai giảng. Tôi đã may mắn có mặt trong hơn 30 lần khai giảng qua, theo "phong cách" này, suốt những năm còn dạy học, nói thật là cái cảm xúc "bồi hồi" mà thuở nhỏ của mình đã trải nghiệm không còn nguyên vẹn nữa. Thày trò đều ngán ngẫm những lời "huấn thị" sáo rỗng (viết sẵn) của các vị khách mời khả kính (thường là đến trễ, khiến buổi Lễ trang nghiêm ấy nhiều lúc phải lùi giờ khai mạc) và những lời chúc mừng năm học mới của cấp Huyện, Tỉnh, cấp ... Quốc gia nghe chừng na ná nhau (thường do các chuyên viên viết sẵn)".
Câu hỏi đã được trả lời, lễ khai giảng được tổ chức rình rang, hoành tráng không phải dành cho học sinh và thầy cô mà dành cho các quan chức. Thật ra thì cũng không dành cho các quan chức mà dành cho lãnh đạo nhà trường được dịp mời quan chức cấp trên về để nịnh nọt và khoe khoang thành tích.
Một facebooker viết: "Hôm nay khai giảng mà thấy con bà hàng nước vẫn ở nhà giúp mẹ bán quán, hỏi ra mới biết trường chỉ chọn mỗi lớp 10 em được đi dự lễ khai giảng, còn tất cả được nghỉ ở nhà. Hỏi trường nào? Thì biết đó là trường N. D. quận 1 TP HCM"
Thế đấy, lễ khai giảng mà các em học sinh không được đi dự, chỉ tuyển ra mỗi lớp 10 em thôi. Tôi tìm hiểu thì biết 10 em đó phải là học sinh giỏi và ngoan, phải tập trung trước một ngày để nhà trường tập dượt làm lễ khai giảng dự bị.
Không riêng gì trường Nguyễn Du, tất cả các trường học trên toàn quốc đều tập trung các em và thầy cô trước một ngày để làm lễ khai giảng nháp nghĩa là luyện tập kỹ lưỡng trước khi ra "trình diễn" vào ngày lên "sân khấu" chính thức. Làm như vậy để làm gì? Để cho quan chức được mời về thấy được đón tiếp long trọng, thấy được nhiệt liệt chào mừng, thấy học sinh trường "ta" toàn sáng sủa và ngoan ngoãn, thấy trường "ta" lễ nghi nghiêm túc và hoành tráng, thấy tính tổ chức của ban giám hiệu rất cao. Tóm lại là bắt thầy trò làm mọi việc kể cả đóng kịch nhằm làm vừa lòng các quan chức cấp trên trong ngày nhập học của học sinh.
Còn nội dung buổi khai giảng có gì? Nghe thư chủ tịch nước, nghe huấn thị của các quan chức cấp trên, nghe báo cáo thành tích của ban giám hiệu, nghe phát biểu của vài thầy cô, nghe phát biểu của "lãnh tụ" đoàn, đội...Tất cả những cái đó đều soạn trước theo công thức, sáo rỗng, khô cứng, xa lạ và giả dối nữa. Học sinh phải ngồi chịu trận dưới sân trường nắng cháy từ sáng sớm đến gần 12 trưa để làm bộ yên lặng và ngoan ngoãn "nuốt" hết những lời vàng ngọc dài dòng và vô cảm ấy.
Cựu nhà giáo Nguyễn Vạn Phú nói về lá thư của chủ tịch nước mà hàng triệu học sinh phải nghe trong lễ khai giảng:
"Tôi nghĩ khai giảng năm học mới là dịp các lãnh đạo tham dự lễ nhấn mạnh vài ba điểm mà họ tâm đắc để chia sẻ với học sinh, mong sao học sinh lấy đó làm tấm gương để noi theo, như tình bạn hay tình thầy trò, như học cho ai, học để làm gì…
Vậy mà sáng nay hàng triệu học sinh phải nghe những câu rất khô khan, xa lạ và khó hiểu, kiểu như: Năm học 2013 - 2014 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (trích thư của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang)".
Thư của chủ tịch nước mà vậy huống chi diễn văn của các quan chức khác. Chỉ tuyển học sinh ngoan đi dự lễ và lễ phải làm nháp trước là để lường tình huống học sinh không thể nào chịu ngồi yên suốt 4 tiếng đồng hồ để nghe những điều xa lạ, sáo mòn và khô cứng như vậy.
Làm lễ khai giảng sai ngày, diễn tập lễ khai giảng như diễn tập kịch, nội dung buổi lễ thì thiếu sự thân thiện và chân thật, mục đích buổi lễ thì dùng để tâng công, nịnh nọt...tất cả những điều ấy nói lên rằng: Ngành giáo dục đang dạy cho toàn thể học sinh sự gian dối ngay trong ngày khai giảng.
Có cần thiết tổ chức
một lễ khai giảng hoành tráng như khai mạc thế vận hội mà không chút thân
thiện hay không
P/S: Nói thêm về sự chân
thật và tính thân thiện trong buổi lễ khai giảng.
Vì là buổi lễ để khoe khoang và báo công nên các vị đã quá chú trọng đến hình thức, đến quy mô hoành tráng, đến sự nghiêm trang khô cứng, đến lễ nghi rườm rà. Nếu buổi lễ khai giảng thật sự dành cho học sinh và các thầy cô thì phải chú trọng đến sự chân thực và tính thân thiện của nó. Buổi lễ phải được tổ chức đúng vào ngày đầu tiên tựu trường, không nhất thiết phải đúng ngày 5.9 và tổ chức cho toàn thể học sinh của cả hai ca.Sân trường không đủ chỗ thì cho một nửa học sinh vào hành lang hoặc vào lớp học, nửa học sinh ngồi ở sân trường. Lễ khai giảng chỉ nên đọc thư của chủ tịch nước rồi đến phát biểu ngắn gọn và chân tình của hiệu trưởng. Sau đó là ý kiến của một thầy cô rồi cảm tưởng của một vài em học sinh. Còn các quan chức khác thì xin miễn vì những gì cần nói đã nói trong thư của chủ tịch nước rồi. Thời gian còn lại để giành cho các em gặp gỡ giao lưu với nhau sau ba tháng hè xa cách, cũng như để giành các em năm đầu cấp tìm hiểu làm quen với trường lớp, thầy cô và bạn bè.
Dĩ nhiên một buổi lễ như vậy sẽ không được hoành tráng lắm, sẽ có đôi chút lộn xộn thiếu tập trung, học sinh lên nói cảm tưởng trung thực thì có thể bị vấp váp, bị ngập ngừng, nhưng đó là sự vấp váp ngập ngừng đáng yêu và đầy trung thực của tuổi học trò. Bù lại học sinh có được một buổi lễ thân thiện, ý nghĩa và sẽ có nhiều kỷ niệm để đời. Từ đó sẽ có được những áng văn bay bổng, bất hủ về ngày đầu tiên đi học như Thanh Tịnh đã viết ra từ cái ngày tựu trường đầu tiên nên thơ và đầy cảm xúc chân tình của mình.
Được
đăng bởi Chênh Huỳnh Ngọc
vào lúc 17:11
No comments:
Post a Comment