Saturday 21 September 2013

DÂN CHỦ TỪ TRONG TÙ, TẠI SAO KHÔNG ? (Dân đọc báo - Danlambao)




22.9.13              0 Comments http://img2.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif

Trước hết là tôi đâm đơn khiếu kiện người đứng đầu tổng cục thi hành án và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8, Bộ công an), trung tướng Cao Ngọc Oánh. Tội danh? Đứng đầu đường dây bạc đãi tù nhân, đối xử với họ như những súc vật để bóc lột bản thân và gia đình họ. Nhân chứng? Bất cứ ai ở tù hay thân nhân cảm thấy bị áp bức trong thời kỳ mà trung tướng Cao làm tổng cục cũng được quyền làm nhân chứng. Và tôi cũng xin những nhân chứng này tố cáo những tội trạng của những trưởng trại, giám thị khác. Một đơn tố cáo phải rõ ràng và đầy đủ. Nơi nào? Khi nào? Ai? Chuyện gì? Tại sao?...

*

Cách đây không lâu, trong bài viết Đấu tranh: Lùi để tiến đăng trên Danlambao, Blogger Người Việt thầm lặng cho là có 2 thành phần đấu tranh. Một loại nghĩ là đánh sập chế độ cộng sản là quan trọng nhất, sau đó tính gì thì tính. Còn loại thứ hai thì đánh ngã cộng sản chỉ là một giai đoạn trong con đường đi đến dân chủ. Hai loại người này lại đấu đá, tranh cãi với nhau làm cho bên đấu tranh cho dân chủ bị hao mòn sinh lực. 

Bài viết này đã gây ra nhiều tranh cãi. Thậm chí có người còn cho rằng Người Việt thầm lặng là dư luận viên trá hình.

Bản thân tôi đánh giá cao bài viết này, nhưng cũng xin tác giả đi sâu hơn vào vấn đề. Bài viết không phân tích đầy đủ sẽ dễ bị độc giả phê phán và các dư luận viên có dịp xuyên tạc.

Ở tư thế của người đấu tranh, tôi cũng đã từng là thành phần của cả hai loại người này. Mới đầu, tôi chỉ muốn chính quyền cộng sản lật đổ mà thôi. Giai đoạn này, môn chính trị gọi là giai đoạn của những người căm phẫn, bực cấp thấp nhất của những người muốn làm cách mạng.

Khi quyết định đứng vào hàng ngũ đấu tranh, trăn trở tìm cách lật đổ cộng sản. Thì tôi nghiệm ra rằng chỉ lật đổ cộng sản vẫn chưa đủ. Tôi từ bỏ giai đoạn đầu tiên để tiến tới giai đoạn kế tiếp: đấu tranh cho dân chủ. Lật đổ cộng sản chỉ là một trong những vấn đề cần giải quyết mà thôi.

Đánh sập cộng sản xong rồi sẽ làm gì với đất nước này?

Đánh sập cộng sản rồi thì có được công bằng, cơm no áo ấm?

Chỉ là những người đấu tranh “suông” thì không thể trả lời được những câu hỏi của nhân dân. Muốn trả lời, những người đấu tranh phải đi đến giai đoạn thứ ba: Làm chính trị.

Ở Việt Nam bây giờ, thành phần căm phẫn chế độ nhiều không kể xiết. Ít hơn là thành phần đấu tranh, hiếm hoi hơn nữa là những người làm chính trị.

Hiếm nhưng ngày càng nhiều.

Trong triệu triệu người căm phẫn, bị dồn đến nước đường cùng sẽ thành những người đấu tranh. Muốn đi tới thì những người đấu tranh phải thay đổi tư duy để thành những người làm chính trị. Vậy làm chính trị là gì?

Là đưa ra những đường lối có thể giải quyết được những bế tắc chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, lãnh thổ... Rồi tìm điều kiện để thực hiện những gì mình công bố. Những hành động như thành lập đảng chính trị, kết nạp đảng viên, bàn cãi đường lối đấu tranh... cũng vì những mục đích tối hậu này.

Trong rất nhiều ý kiến kêu gọi cải cách ở Việt Nam. Ít thấy lời kêu gọi cải cách hệ thống tù tội. Nếu có thì cũng chẳng được đầu đuôi, hoàn chỉnh.

Hiện nay Việt Nam có một hệ thống tù tội của một quốc gia vừa chậm tiến vừa độc tài. Bằng chứng thì có quá nhiều, khỏi cần ghi ra. Trong phạm vi của bài viết này, xin mổ xẻ về hệ thống tù tội của những chế độ dân chủ.

Trong bất cứ quốc gia nào, dù văn minh hay chậm tiến, dân chủ hay độc tài cũng đều có nhà tù. Hễ có luật lệ thì có kẻ phạm luật. Hễ sống chung với người khác thì phải có tranh giành,đụng chạm, trả thù, phạm tội và tù đày.

Khác nhau là cách đối xử với tù nhân.

Tại các nước Bắc Âu, những tội phạm bị mất quyền tự do đi lại nhưng họ vẫn được hưởng các quyền lợi khác của công dân. Họ được bảo vệ, nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ, tư vấn... để khi mãn hạn tù, họ có khả năng thành một người có trách nhiệm với bản thân, gia đình và hữu ích cho xã hội.

Vì muốn sống còn, một chế độ tàn bạo như cộng sản phải có một hệ thống luật lệ tàn bạo. Ở cuối đường dây của hệ thống luật lệ này luôn luôn đi kèm một hệ thống tù tội khốc liệt để dập tắt mọi chống đối. Trong lịch sử có trại tập trung là sản phẩm của phát xít Đức, Goulag của cộng sản Nga, trại cải tạo của cộng sản Việt Nam.... Sự khốc liệt của hệ thống tù tội ở Việt Nam không phải là vô tình mà có tính toán, bài bản hẳn hoi.

Ở Việt Nam hiện nay, có nhiều loại tù nhân chẳng đáng ở tù.

Trước hết là những người tù lương tâm mang tội chống đối chính quyền, dân oan đi thưa kiện. Lý do thì ai cũng hiểu rồi. Khỏi cần giải thích.

Kế đến là những tội phạm về kinh tế như trốn thuế, mắc nợ ngân hàng, mắc nợ từ công ty nhà nước.... Họ là những yếu tố có khả năng làm sống lại nền kinh tế đang lụn bại. Xa hơn bước nữa thì họ có thể ăn nên làm ra, có thể trả lại những nợ nần. Bỏ tù không phải là giải đáp thỏa đáng. (Đọc giả nào muốn xem thêm chi tiết, xin đọc bài Muốn lật đổ cộng sản hả? Xem nè! của cùng tác giả.)

Những đối tượng cũng nên được thả ra nữa là những người có liên hệ đến sự mua bán tình dục.

Trong đạo đức giả dối của cộng sản, mua bán tình dục là có tội. Ở những quốc gia dân chủ, bán dâm là một hiện tượng của xã hội. Nó là một ngành nghề có đóng thuế, bảo hiểm hẳn hoi với điều kiện là kẻ mua người bán phải trưởng thành và không bị ép buộc. Ai dính líu vào trẻ em vị thành niên đều bị tuy tố theo pháp luật.

Cảnh sát giao thông nhờ luật phải mang nón bảo hiểm khi chạy xe máy mà vòi vĩnh, làm tiền. Thì cấm đoán mua bán tình dục được công an lấy cớ đó để bảo kê, lấy hụi chết.

Đa số những người làm người khác tàn tật, hay chết người vì đi quá mức phòng vệ cũng đáng được phóng thích. Những năm tháng gần đây, chế độ cộng sản xử án thật nặng những ai tự vệ hay cứu giúp người khác bằng vũ lực. Khi công an và chánh quyền trở thành kẻ cướp thì bất cứ hình thức tự vệ nào cũng xem như là phạm pháp.

Tóm lại ở Việt Nam hiện nay thì mười người ở tù đáng được thả ra đến sáu, bảy

Nhưng Việt Nam có thay da đổi thịt thành chế độ dân chủ thì vẫn có những loại phạm nhân vẫn nên ở tù tiếp tục.

Vì an toàn cho xã hội.

Trước hết những loại đi tù vì sát hại người khác bởi tiền của, mua bán ma túy, buôn người qua biên giới... Hay ít nhất là vẫn phải ở tù cho đến khi có khả năng, kiến thức và điều kiện... trở thành một người lương thiện khi trở về với gia đình, xã hội.

Một khi chế độ cộng sản sập đổ, có nhiều người yêu nước muốn được cống hiến khả năng của vào nhiều lãnh vực như ngoại giao, kinh tế, nông nghiệp... Riêng tôi thì tôi chỉ mong được làm việc ở trong tù.

Trong những nước dân chủ, hệ thống tù tội không lệ thuộc về bộ công an mà của bộ nội vụ. Những người giám thị không phải là công an mà là những công chức có những quyền lợi và hạn chế riêng biệt. Họ không có quyền tự tung tự tác như ở Việt Nam hiện nay. Nôm na là những người bảo vệ, thay vì trông chừng tài sản thì họ lại trông chừng không cho tù nhân vượt ngục. Những nhà tù không lệ thuộc vào hệ thống kìm kẹp của an ninh, đảng phái mà là những vấn đề dân sự.

Sự khác biệt này khiến ai ai cũng có thể xin vào làm việc trong tù nếu có khả năng.

Nếu tôi được làm quản giáo, thì ngoài quyền hành ngăn chặn tù nhân vượt trại và giám sát sự chấp hành nội quy. Tôi không có quyền gì hơn những tù phạm. Tôi không có quyền xử phạt bất cứ một người tù phạm nào bằng vũ lực ngoại trừ quyền tự bảo vệ mình và người khác. Bất cứ hành động đi quá khỏi nội quy cũng gì cũng phải được lập biên bản, đưa lên cấp trên xử xét.

Nếu tôi là trại trưởng thì ngoài sự tự do đi lại và công vụ, tôi sẽ sinh hoạt như một người tù. Tôi sẽ sắp hàng ăn cơm, tắm rửa, ngủ nghê... như những người tù. Không những như vậy, mà tôi cũng yêu cầu những giám thị dưới quyền của tôi cũng làm như vậy.

Những giám thị của Việt Nam dân chủ sẽ là ai?

Bất cứ ai ai người đó muốn, với điều kiện là có khả năng làm việc trong một môi trường nguy hiểm, hiểu biết luật pháp, biết giải quyết những xung đột và có đủ sức khỏe để tự bảo vệ mình. Sẽ được ưu tiên cho những người đã bị tù tội, nhất là những người bị tù oan ức. Nhiều người hỏi mai sau sẽ lấy lại công bằng cho những người tù trong chế độ cộng sản như thế nào? Đây là một trong những trả lời. Nếu họ muốn, họ sẽ được ưu tiên. Đâu có ai thấu hiểu những khổ đau của người tù bằng những người đã từng ở.... tù. Với chức vụ của trại trưởng, tìm đâu ra những nhân viên có kinh nghiệm và khả năng hơn những người này?

Nếu được làm chức vụ cao hơn, được quản lý toàn bộ hệ thống tù tội ở Việt Nam thì tôi có rất nhiều chuyện để làm.

Trước hết là tôi đâm đơn khiếu kiện người đứng đầu tổng cục thi hành án và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục 8, Bộ công an), trung tướng Cao Ngọc Oánh. Tội danh?

Đứng đầu đường dây bạc đãi tù nhân, đối xử với họ như những súc vật để bóc lột bản thân và gia đình họ. Nhân chứng?

Bất cứ ai ở tù hay thân nhân cảm thấy bị áp bức trong thời kỳ mà trung tướng Cao làm tổng cục cũng được quyền làm nhân chứng.

Và tôi cũng xin những nhân chứng này tố cáo những tội trạng của những trưởng trại, giám thị khác. Một đơn tố cáo phải rõ ràng và đầy đủ. Nơi nào? Khi nào? Ai? Chuyện gì? Tại sao? (where, what, when, why, who). Kiểu mẫu rõ ràng nhất là bà Dương Thị Tân, thân nhân của người tù lương tâm Điếu Cày. Những bất công mà bà đưa lên mạng đều có bằng chứng, ngày tháng, tên tuổi, chức vị, hành động sai trái... của những cai ngục.

Trong một chế độ dân chủ thì những giám thị, trưởng trại phải trả giá hành động của họ. Muốn được giảm tội thì những giám thị, trại trưởng này phải trưng ra được bằng chứng là do cấp trên yêu cầu hay bị bắt buộc. Những cấp trên cũng phải có họ tên, chức vụ rõ ràng chứ không được mơ hồ. Nếu không đủ chứng cứ thì họ sẽ chịu trọn trách nhiệm.

Nhưng làm tù nhân bị thương tật hay chết bằng những hành động như đánh đập, biệt giam, bỏ đói... thì không chỉ bị tước quân tịch, chuyễn đổi công việc mà phải xem như phạm tội hình sự. Do đó dù có lệnh từ cấp trên hay không thì những người trực tiếp tham gia sẽ phải lãnh đủ hậu quả. Khi vào tù, những cựu giám thị, trưởng trại này có thể đâm đơn thưa ngược lại những cấp chỉ huy của họ.

Một quốc gia dân chủ là một quốc gia mà công dân có quyền thưa kiện bất cứ ai, ngay cả những thành viên chính phủ nếu bị oan ức. Nhưng dân chủ không hẳn đồng nghĩa là cứ chờ đợi rồi người khác sẽ lấy lại công bằng cho mình. Muốn có công bằng thì bên bị hại phải chuẩn bị đầy đủ bằng chứng để đòi công lý. Vậy còn những giám thị, trại trưởng khác không bị thưa kiện thì tính sao?

Nếu họ muốn, thì họ vẫn được làm giám thị, trại trưởng tiếp. Tại sao không?

Công dân là một người vô tội cho đến khi nào pháp luật phán xét họ là người có tội. Nếu không ai thưa kiện hay dính líu đến những vụ án thì có lý do gì mà không để họ làm chức vụ đó tiếp?? Nhưng hệ thống tù tội là một hệ thống dân sự, muốn làm việc tiếp thì họ phải từ bỏ chức tước trong công an, quân đội trước đã.

Một người đảng viên cộng sản không có tội. Họ chỉ có tội khi họ lợi dụng quyền lực để chèn ép, cướp của, đày dọa hay sát hại người khác. Một đường lối chính trị đúng đắn là một đường lối không có trả thù. Ai làm thì tự người đó chịu, không dính dáng gì đến vợ chồng, con cái, thân nhân...

Những đảng viên yêu nước và có lương tâm đừng sợ trả thù. Những người đấu tranh cho dân chủ cũng nên hiểu rằng là khi tìm sự công bằng bằng mọi giá sẽ đưa đến những bất công kế tiếp.

Trong một quốc gia dân chủ, người ta đi tù khi xã hội, tòa án, pháp luật... không còn tìm được giải quyết nào khác. Ở tù là một thảm cảnh cho tù nhân và còn là gánh nặng cho gia đình, xã hội và quốc gia.

Những trí thức đã từng đấu tranh cho dân chủ đã từng bị tù sẽ được mời gọi và bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong ban điều hành, trại trưởng, thanh tra, kế toán... Những người này sẽ bàn bạc để tạo ra những luật lệ cho một hệ thống tù tội nhân đạo hơn.

Ý tưởng chính là khi bị mất tự do đi lại, bị cách biệt gia đình, bị ngăn chia ra khỏi xã hội là một hình phạt đủ răn đe. Không cần thêm một hình thức trừng phạt nào khác. Đảng viên hay dân thường, trí thức hay làm việc chân tay, có gia thế hay đơn độc cũng đều được hưởng công bằng như những con người.

Điều 5 của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền có ghi: Không người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

Và điều 6: Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.

Đặc biệt là những tội phạm ở tuổi vị thành niên, ăn chưa no, lo chưa tới. Nếu các em phạm tội thì cũng phải quy lỗi vào môi trường xã hội, gia đình, giáo dục... Nhiệm vụ của ban giám thị là đào tạo ra những con người có vốn liếng để dễ dàng gia nhập với xã hội. Vốn liếng không những là nghề nghiệp, học thức mà còn cách ăn nói, lòng tự trọng, sự tự tin, cách giao tiếp...

Nhà tù mất hết ý nghĩa của nhà tù, bất quá chỉ là một trường nội trú không có những ngày cuối tuần về nhà.

Để tạo cho các em có sự tự trọng, cũng không nên cho các em mặc áo tù, mà nên mặc đồng phục. Không những một đồng phục mà còn nhiều đồng phục. Đồng phục khi đi học sẽ khác với đồng phục thể thao hoặc làm việc vệ sinh, lau chùi... Đi xa hơn, dù khác nhau về vài chi tiết, những giám thị cũng nên có những đồng phục giống như các em.

Tùy theo khả năng cá nhân và thời gian thụ án dài hay ít, các em sẽ được dạy nhiều ngành nghề khác nhau. Lý do? Với đà tiến bộ của khoa học, người ta tiên đoán rằng rất ít người có thể làm một công việc hoài hoài đến khi về hưu. Trung bình là từ 3 đến 5 nghề khác nhau. Đối với những người làm việc tay chân thì sự thay đổi này càng nhiều hơn nữa.

Yếu tố tâm lý là càng có nhiều nghề thì càng tự tin. Càng tự tin thì càng hăng hái phấn đấu cho thành tựu của bản thân. Những giám thị trông coi những tội phạm vị thành niên được lựa chọn trong những người có khả năng giáo dục, từng là thầy cô ở ngoài xã hội.

Những người bị tội nhẹ, gần mãn hạn tù... vẫn có thể viết đơn xin về thăm gia đình trong những sự kiện trọng đại như cưới hỏi, đám tang...

Về sự lao động của tù nhân. Một người tù phải và được quyền lao động. “Phải” là những lao động thuộc về sinh hoạt cá nhân, lau chùi chổ ở, rữa chén bát, nấu cơm, giặt giũ... “Được ” là những công việc kinh tế mà họ phải được trả tiền. Có tiền thì họ có thể tự lo để có thêm những tiện nghi ở trong tù, giúp đỡ thân nhân và bồi thường hậu quả những hành động phạm pháp của mình. Nhưng số tiền lương này không thể vượt hơn tiền lương ngoài xã hội. (Nếu không thì ai ai cũng sẽ dễ phạm pháp để được vào tù). Trong các nước dân chủ, nó giao động bằng 1/3 đến 1/6 so với mức lương bình thường.

Muốn cho công bằng, thì những người tù này cũng được quyền gia nhập công đoàn, có người bảo vệ quyền lợi hay khi bị ngược đãi một cách quá đáng. Những nội quy riêng biệt của mỗi trại có thể bàn cãi giữa phía tù nhân và ban bảo vệ tù. (Thậm chí trên thế giới có nhiều nhà tù chẳng có cổng rào, cửa ngục. Điều bắt buộc là người tù phải bị tập họp để điểm danh mỗi ngày vài ba lần rồi thôi.)

Nhưng không phải người tù nào cũng được chế độ ưu đãi như thế. Tùy theo từng loại tù mà phải thêm bớt những ưu chế khác nhau.

Những người bị tù vì dính líu đến mua bán hay sử dụng ma túy không được tiếp tế bằng thực phẩm mà bằng tiền bạc. Lý do? Vì trong thực phẩm có thể chứa chất ma túy để cho tù nhân tiếp tục sử dụng hay mua bán. Phía bảo vệ phải tốn nhiều thời gian để khám xét, truy lùng mà chưa chắc gì có kết quả mỹ mãn.

Ngược lại những người bị tù vì liên quan đến tiền bạc lại không được tiếp tế bằng tiền bạc mà bằng thực phẩm. Và số thực phẩm này lại hạn chế theo số lượng. Lý do? Làm giàu một cách bất hợp pháp mà được cung cấp tiền bạc thì nhà tù không thể là một nơi răn đe, cải tạo.

Những tù nhân đã từng vào tù ra khám thì phải ở trong những nhà tù có an ninh hơn. Ở đây quy luật sẽ khắt khe hơn và người bảo vệ sẽ được trang bị súng ống bắn đạn cao su, roi điện. Thể lệ thăm nuôi cũng sẽ khắt khe hơn.

Những người bị án lâu năm vẫn có thể xin giảm án nếu họ là những tù nhân gương mẫu, chịu khó học hành, có khả năng sống hoàn lương khi về xã hội.

Trong nhiều quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ hình phạt tử hình. Việt Nam cũng nên áp dụng luật lệ nhân đạo này. Hình phạt tử hình sẽ tự động chuyễn thành án chung thân. Những người lãnh án tử hình - chung thân sẽ không được thăm viếng. Và khi họ chết, sẽ không được thông báo cho thân nhân. Những nhà tù này sẽ bị cách ly hoàn toàn với đời sống bên ngoài. Những bảo vệ sẽ được trang bị súng đạn thật. Những tử tù-chung thân sẽ được giám sát bởi những trại trưởng, giám thị được tuyển chọn gắt gao. Và lương bổng của những nhân viên đặc biệt này sẽ cao hơn những người giám thị khác.

Khuyết điểm lớn nhất của hệ thống tù tội ở mọi quốc gia dân chủ là chi phí xây dựng, bảo trì, kiểm soát, nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ... tù nhân rất là tốn kém. Những nhà lập pháp của Việt Nam trong tương lai nên hạn chế hình phạt tù đày, nếu có thể trừng phạt bằng hình thức khác.

Khuyết điểm kế tiếp của một hệ thống tù tội nhân đạo là sẽ lôi kéo các thành phần bất hảo và các tổ chức tội phạm trên thế giới đổ về Việt Nam. Nếu bị vào tù thì các người này cũng hy vọng được hưởng cuộc sống an nhàn hơn những nước khác. Để chặn đứng mối nguy này, tôi đề nghị những thẩm phán áp dụng hình phạt cao nhất về tài chánh lẫn án tù cho những tội phạm nước ngoài. Lý do?

Người nước ngoài không đóng thuế nên họ phải chi trả những chi phí cho tòa án và phí sinh hoạt trong tù. Để cho công bằng, cũng nên nâng mức phạt và bồi thường cho người bản xứ nào lường gạt hay cướp giật người nước ngoài. (Được vậy thì rất hữu ích cho ngành du lịch. Du khách sẽ bớt bị bắt chẹt. Du lịch Việt Nam trở thành một trong những trọng điểm kinh tế.)

Muốn hiểu mức độ văn hóa của một nước nào thì nên nhìn vào những nhà vệ sinh của nước đó. Nhà vệ sinh càng sạch sẽ thì dân trí càng cao. Muốn nhìn vào mức độ dân chủ của một quốc gia, thì cũng nên săm soi hệ thống tù tội. Càng nhân đạo thì càng có dân chủ. Khuyết điểm thứ ba (nếu gọi là khuyết điểm) là không một chế độ độc tài nào có thể đứng vững với một hệ thống tù tội nhân đạo như thế. Muốn tăng thêm quyền lực, các đảng phái cầm quyền của chính phủ Việt Nam tương lai sẽ tranh đấu để cài người của phe mình mà “chính trị hóa ” hệ thống tù tội. Hệ thống tù tội nên là một đơn vị biệt lập, chỉ trực thuộc quốc hội mà không trực thuộc bất cứ một cơ quan, đảng phái nào khác. Khi người tù có đủ khả năng để sống cuộc đời hoàn lương, thì những người này sẽ được viết đơn lên thẳng quốc hội với ý kiến của những cai ngục, trại trưởng. Ngược lại, dù được mãn hạn tù, những cai ngục vẫn có thể cho những ý kiến về những người tù vẫn chưa có khả năng sống cuộc sống lương thiện. Quốc hội sẽ cử người luân phiên giải quyết.

Tôi viết bài này không phải để cố vấn hay xin xỏ, thuyết phục hay van lơn gì với tập đoàn cộng sản. Chế độ cộng sản không thể cải cách. Muốn cải cách, cộng sản phải có được hai điều kiện: Một là những chính sách sáng suốt. Hai là đội ngũ nhân viên có khả năng thực hiện những chính sách này đến nơi đến chốn. Cả hai thứ cộng sản đều không có. Nó phải lụn bại tiếp đến sụp đổ.

Hiện nay nhiều đảng phái chính trị đang dần dần hình thành, đơm bông kết trái. Muốn có kết quả thì phải cần thời gian. Vì cộng sản là một chính quyền yếu nhưng vẫn còn là một băng đảng mạnh. Băng đảng này lợi dụng chính trị để cướp bóc và chia phần. Nó không có khả năng lèo lái quốc gia nhưng nó vẫn còn khả năng trì hoãn sự biến đổi chính trị.

Để cộng sản sụp đổ mau và ít đổ máu hơn. Song song với cách thức đấu tranh hiện tại. Tôi xin các trí thức, đảng phái chính trị đấu tranh thêm với một đường lối mới:

Bày tỏ công khai những gì quý vị muốn cải cách với tư thế của người làm chính trị.

Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã muốn trở thành bộ trưởng bộ giáo dục để chấn hưng nền giáo dục của Việt Nam. Có người không tán thành với ông, vì cho rằng chẳng có luật pháp nào cho phép làm như vậy cả. Nhưng nếu như ông giải thích chi li những gì ông sẽ làm gì? Với ai? Cách nào? Chất lượng giáo dục yếu kém, học phí quá cao, giáo viên thất nghiệp, tệ nạn đút lót để được giảng dạy... thì giải quyết cách nào?

Nếu ông hay bất cứ người nào khác có thể đưa ra từng giải pháp hợp lý, tỉ mỉ, có đầu có đuôi, tính kỹ nghĩ xa... thì các phụ huynh học sinh, tầng lớp giáo viên và phần đông dân chúng sẽ ủng hộ. Các đảng phái chính trị trong tương lai và dân chúng sẽ lót thảm đỏ để mời ông vào vị trí then chốt của sự cải cách này.

Những gì ông công bố cũng là cam kết để bàn dân thiên hạ đánh giá về khả năng của ông. Sau này, không thực hiện đúng lời tuyên bố sẽ bị hạ bệ để người khác lên thay.

Nếu đảng phái chính trị nào có sách lược rõ ràng về lúa gạo. Thì nông dân sẽ nghiêng về đảng đó. Nếu ai có thể đưa ra những đường lối để giải quyết thất nghiệp, thì công nhân sẽ theo người đó. Nếu bên đấu tranh bên dân chủ có đủ những câu trả lời cho kinh tế, đất đai, an ninh, lãnh thổ... để thành lập được một chính quyền (Dù chỉ trên giấy tờ, ảo trong mạng) thì lúc lâm chung triều đại cộng sản sẽ đếm bằng ngày và giờ. Thậm chí ai có thể đưa ra những chính sách phù hợp với các đảng viên, quân đội, công an... thì những người này cũng sẽ công khai từ bỏ chế độ cộng sản để trở thành những thành viên trong chính phủ mới. Khi chín mùi, ung thối thì cộng sản phải rơi rụng.

Tôi viết bài này để hối thúc tầng lớp trí thức của Việt Nam hành động. Mà trí thức là những ai?

Theo tự điển tiếng Việt của cộng sản, trí thức được giải thích sơ sài là người chuyên lao động bằng trí óc. Học giả Vũ Tài Lục giải thích về người trí thức trong chính trị rõ ràng hơn: Phần tử trí thức gọi nôm na cho những người đọc sách. Tâm lý của họ rất nhạy ứng với hết thảy thống khổ gây nên bởi sự áp bách của các thế lực, đối với sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần. Đọc sách, suy nghĩ và đối kháng với những cái ác của thế lực mặc nhiên thành một lực lượng chính trị và một giai cấp đặc thù không phân biệt giàu nghèo, sang hèn… Đương nhiên nhu cầu cách mạng đối với với gia cấp trí thức khẩn thiết hơn, tâm lý sinh tồn và tiến bộ nhiệt liệt hơn. (Thủ đoạn chính trị, chương tám, Vũ Tài Lục).

Nhìn về khía cạnh chính trị, những người đấu tranh, blogger, người cầm viết, còm sĩ, điều hành trang web... là những trí thức tích cực.

Những ai đang trăn trở cho định mệnh của quê hương, bất kể học vấn, chức vụ, phe phái, làm việc đầu óc hoặc chân tay, là đảng viên hay dân thường... đang quan tâm đến những bài viết, website thể loại này mà không làm gì hơn nữa là những trí thức tiêu cực, thụ động.

Ranh giới của hai bên tích cực và tiêu cực là có hành động hay không mà thôi.

Một bác sĩ chuyên chú tâm vào việc rạch da mổ thịt không thể gọi là trí thức. Nhưng sẽ là trí thức khi vị bác sĩ này quan tâm đến những tiêu cực xảy ra xung quanh mình. Rồi sẽ là người làm chính trị nếu dám nói và dám làm những việc để xóa bỏ những hiện tượng này.

Luật sư Lê Hiếu Đằng là một người trí thức thụ động trong mấy chục năm ăn nói theo đường lối đảng cộng sản. Nhưng chỉ tuyên bố muốn lập ra đảng chính trị khác với đảng cộng sản. Ông vừa là một người trí thức tích cực vừa là một người làm chính trị.

Người trí thức là những người nói để những người khác hành động. Người làm chính trị là những người hành động. Những gì họ nói cũng là một phần hành động.

Làm chính trị cực khổ hơn là làm trí thức. Trí thức bị chống đối một thì người làm chính trị phải rèn luyện tâm lý để bị chống đối mười.

Để tránh ngộ nhận, tôi khẳng định rằng người cộng sản không làm chính trị. Người làm chính trị chân chính là người chịu trách nhiệm với hậu quả của những gì mình nói và làm. Từ HCM với cải cách ruộng đất đến Nguyễn Tấn Dũng với tham nhũng, dài dài đến các cơ quan nhà nước đùn đẩy trách nhiệm mỗi khi có vấn đề. Danh từ chính trị bị cộng sản lạm dụng. Học chính trị chẳng qua là học lý thuyết cộng sản. Sự nghiệp chính trị của người cộng sản chẳng qua là chức tước, lợi lộc.

Người làm chính trị theo kiểu đường lối cộng sản khác với người làm chính trị theo đường lối dân chủ. Những Mao Trạch Đông, Staline, Fidel Castro khác với Nelson Mandela, Ben Gourion, Abraham Lincoln...

Mổ xẻ hệ thống tù tội dân chủ trong vòng vài ba ngàn chữ còn rất nhiều thiếu sót. Nhưng nó cũng tạm đủ để hình dung về hệ thống tù tội của một nước Việt Nam dân chủ.

Muốn thực hiện hệ thống tù tội như thế thì phải có quyền lực.

Cộng sản xem quyền lực là vấn đề sống chết. Họ sẵn sàng hy sinh tiền bạc, đồng đội, lý tưởng, đất nước thì tầng lớp trí thức lại rất e ngại những gì dính dáng đến quyền lực. Dù họ rất kiên cường với cộng sản. Người sống theo tiêu chuẩn đạo đức của người Á Đông không dám đi tìm, tranh đấu, giữ gìn, hay chấp nhận quyền lực. Quyền lực trong tiềm thức họ gắn liền với những gì xấu xa và đê tiện. Nhưng Việt Nam không thể trở thành dân chủ nếu thiếu vắng những người hoạt động chính trị. Muốn hoạt động hữu hiệu thì phải có quyền lực.

Xin tầng lớp trí thức đừng dừng lại ở vai trò chuyên gia, cố vấn. Rồi lải nhải trao ý kiến, thỉnh cầu, van lơn... cộng sản áp dụng những lời khuyên của mình. Hãy hành xử như là người có trách nhiệm, quyền lực hẳn hoi. Vì một ngày nào đó các vị sẽ ở vào những vị trí phải quyết định thật sự.

Nếu các trí thức nghĩ rằng không đủ khả năng nghĩ đến những vấn đề lớn lao thì xin chuyên tâm vào những mục tiêu nhỏ hơn. Bác sĩ thì lo phần y tế, luật sư lo phần pháp luật, người tu hành lo phần tín ngưỡng, doanh nhân lo phần kinh tế, người đánh cá lo phần hải sản, nhà báo lo phần tự do ngôn luận, bà nội trợ lo phần an toàn thực phẩm...

Bản thân người muốn làm chính trị trước hết là phải trang bị cho mình những kiến thức. Muốn giải quyết xung đột gì thì cũng phải học hỏi, tìm hiểu, tham khảo, điều tra, nghiên cứu, so sánh, đúc kết… rồi công bố. Sau đó phải tìm người đồng tình, điều kiện, thời cơ... để thực hiện. (Không có gì mạnh hơn là một ý tưởng đã trưởng thành. Victor Hugo)

Nếu không được trọn vẹn thì cũng đừng lo, sẽ có những người khác sẽ tiếp tục hoàn chỉnh. Phong trào đấu tranh cho dân chủ là một "chương trình mở", wikipedia. Ai ai cũng có thể bổ sung. Như bài viết này có công phu lắm thì cũng chỉ là bản thảo, cái khung. Những cựu tù nhân và trí thức khác mới là những kẻ đặt nền móng, xây tường, lợp mái.

Nhân dân Việt Nam đã bị lường gạt quá lâu rồi. Họ không chấp nhận những lời phát biểu hoa mỹ. Cộng sản hô hào cải cách, chống tham nhũng nhưng không thể đưa ra những hành động cụ thể. Bên đấu tranh dân chủ cũng sẽ đi vào ngõ cụt nếu chúng ta cũng chỉ biết than vãn, chửi bới, phân tích, bình luận... mà không đưa ra được những giải đáp rõ ràng và chi tiết.

Khi nhân dân được trả lời về tất cả những gì họ thắc mắc, họ sẽ nổi dậy. Những người đang cầm viết như tôi cũng sẽ bỏ bàn phím xuống để tìm những thứ vũ khí độc địa hơn. Sau này có lãnh đạo hiền tài thì càng tốt. Không thì chẳng thua thiệt gì. Tầng lớp trí thức đã đưa nền chính trị của đất nước theo những hướng đi đã vạch sẵn. Đảng phái hay quan chức nào đi ngược lại sẽ bị dân chúng hạ bệ.

Hiện tại bây giờ giới trí thức, người làm chính trị chưa có quyền lực. Tưởng vậy nhưng không phải vậy, các vị đang có những quyền lực tâm lý. Xin nhớ lại danh ngôn của Victor Hugo.

Có thể chống lại cuộc xâm lăng của những đội binh nhưng không thể chống lại cuộc tấn công của những tư tưởng.

Hẹn gặp nhau tại Sài Gòn.




No comments:

Post a Comment

View My Stats