Thứ bảy, ngày 21 tháng chín năm 2013
Tôi đã tham khảo nhiều ý kiến của bè bạn và
các học giả về điều 258 của
Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam:
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân:
1. Người nào lợi dụng các
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội
họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp
nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Tôi
phát hiện ra những điểm bất hợp lý và bất khả thi như sau :
a. Khách thể “quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự
do dân chủ khác” của chủ thể là “bị can” và “lợi ích” của chủ thể là Nhà Nước “
bị hại” và khách thể “lợi ích hợp pháp” của chủ thể “ tổ chức, công dân”
bị hại
-
Khi quan tâm đến khách thể “quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí” của các
chủ thể là “bị can” . Với hiện tình Việt Nam ngày nay không có báo chí tư nhân
, tiếng nói của những người không theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin không được thể
hiện một cách trọn vẹn và bình đẳng vì họ không có các phương tiện như những
người theo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang có các cơ quan truyền thông diễn đạt
những mong muốn của họ. Pháp luật chưa ban hành những quy định về sử dụng quyền
này như thế nào nên có thể hiểu theo 2 nghĩa : Theo nghĩa của nhà cầm
quyền thì quyền này không có và theo nghĩa của người dân thì quyền
này đang hiện hữu và không bị ràng buộc bởi luật nào nên tự do sử dụng với
những khả năng có thể.
Do vậy, khi xét theo ý của nhà cầm quyền, hiện
tại đang vắng mặt khách thể thì “bị can” không thể bị quy kết là sử dụng hay
lợi dụng 1 thứ không tồn tại để tạo ra một kết quả xâm phạm lợi ích của ai đó.
Như vậy quy kết hành vi lợi dụng 1 thứ không có để kết tội người khác là hoàn
toàn không khả thi và vô lý .
-
Khi quan tâm đến khách thể “ lợi ich” của Nhà Nước ( đúng ra là lợi ích của
lãnh đạo Nhà nước) thì có 1 điều khó hiểu rằng “lợi ích” này bất chấp hợp
pháp hay không hợp pháp và rõ ràng đây là một điểm hoàn toàn bất lợi và
bất công cho phía “bị can”. Cho dù “bị can” khi tự tin cho rằng trong
Hiến pháp đã ghi các quyền tự do dân chủ theo quy định của pháp luật và do lãnh
đạo Nhà nước còn nợ dân chưa ban hành các văn bản quy định không có nghĩa
là xóa bỏ mọi quyền đó, nên “bị can” không chần chừ sử dụng các “quyền tự
do dân chủ” phục vụ cho nhu cầu của mình. Sự xếp đặt câu chữ “ lợi ích Nhà
Nước” và “lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” đã cho thấy chủ ý của
nhà làm luật muốn đưa ra một thông điệp cho toàn dân rằng: Không có phép người
dân dùng quyền tự do ngôn luận, dùng tự do báo chí cùng các quyền tự do dân chủ
khác để xâm phạm “lợi ích bất hợp pháp” của lãnh đạo Nhà nước .
Những ngưỡi lãnh đạo sẽ nhân danh Nhà nước để buộc
tội người dân khi người dân có những hành vi “xâm phạm lợi ích bất hợp pháp”
của lãnh đạo Nhà nước mà đáng lý ra ở mọi nước văn minh khác thì đây là
hành vi đáng biểu dương và khuyến khích. Đó là điều luật bất chấp lý lẽ.
b. Chủ thể “ Nhà nước” là một khái niệm hoàn
toàn mơ hồ bởi lẽ Nhà nước theo đúng nghĩa thì chỉ là công cụ của Giới lãnh đạo
dùng để trấn áp lực lượng chống đối và Quản lý xã hội bằng pháp luật (
người viết đơn đang mong vế này ). Chỉ có lợi ích của giới lãnh đạo hoặc
lợi ích của nhân dân khi sử dụng Nhà Nước. Khi xét như vậy thì Nhà Nước
sẽ thành “đối tượng” mà không thể là Chủ thể có “lợi ích” và cần phải
loại “đối tượng” Nhà Nước ra khỏi hạng mục Chủ thể đứng chung với tổ chức, cá
nhân. Nhà Nước chỉ là Công cụ
Hiện nay, do chính điều 258 có những điểm bất
hợp lý, không khả thi đã nêu trên nên sự suy diễn và áp đặt vô cùng tùy tiện,
đang tạo hoang mang cho người dân. Có nhiều luồng dư luận về điều này tạo
ra để mong qua dư luận, các nhà làm luật sẽ chú ý và sửa đổi điều này, nhưng
đến nay vẫn không có tiến triển nào cho thấy điều 258 được sửa đổi.
Trong
khi đó đã có Điều 122. Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Nhẹ
hơn là điều 121: Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh
dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Xét cả 2 điều trên đã bao gồm mọi hành
vi đã có trong điều 258 liên quan đến các chủ thể trong xã hội. Mọi công dân có
các quyền gì và họ có quyết định sử dụng vào việc gì. Khi nào họ thực hiện các
hành vi đó xong, hoặc có cơ sở chứng minh hành vi đó sẽ đem lại
thiệt hại cho cá nhân hoặc tổ chức trong xã hội thì các cơ quan chức năng
tùy theo mức độ thiệt hại, nguy hiểm để truy cứu trách nhiệm.
Dựa theo các cơ sở trên, tôi đề xuất nên
hủy bỏ nội dung điều 258 của Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng Hòa XHCN
Việt Nam.
Phạm văn Điệp
Được đăng bởi PVD tại 08:19
No comments:
Post a Comment