Posted on 06.09.2013
Bây giờ ngồi nhìn lại quá khứ, chúng ta đều
thấy rằng trước sau, sớm muộn gì các nước thuộc địa cũng phải được độc lập
sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, do xu thế giải thực
thuở bấy giờ. Bây giờ ngồi nhìn về tương lai, chúng ta cũng có
thể nói chắc rằng mấy quốc gia lơ thơ còn đang bị cộng sản
cai trị thế nào rồi cũng được hưởng chế độ dân
chủ tự do, do chiều hướng đấu tranh chống độc tài toàn
trị ở thời đại hiện đại. Trong quá khứ tất phải
như thế thì trong tương lai cũng chẳng thể khác được.
Chúng ta, người Việt Nam tỵ nạn cộng sản, có
bổn phận phải giải thích cho đồng bào trong nước hiểu rõ tính qui luật
này của tiến trình tiến hoá toàn cầu để đồng bào thêm tin tưởng vào
hiệu quả của phong trào đấu tranh giải cộng vệ quốc, để nâng cao
trình độ giác ngộ cho những người như ông Lê Hiếu Đằng. Tạm
chấp nhận giả thiết rằng ông Lê Hiếu Đằng thực tâm muốn tiến tới đa nguyên,
đa đảng trong một xã hội dân sự và một quốc gia lập hiến, chúng ta
đều cùng mang trách nhiệm đả thông suy nghĩ cho ông Lê Hiếu Đằng và
tập thể những cá nhân, tập hợp những tổ chức đang cùng nuôi hoài
bão giành lại dân chủ tự do cho đồng bào quốc nội.
Chúng ta, người Việt Nam tỵ nạn cộng sản,
đủ tư cách nhằm chứng minh cho các thành phần đấu tranh trong
nước thấy rằng
- 1) không phải đảng cộng sản sẽ tiếp tục đè
đầu cưỡi cổ đồng bào rất lâu nữa;
-2) không phải sau khi đảng cộng sản mất quyền cai
trị thì sẽ có nội loạn, hỗn loạn;
-3) rối loạn, bất ổn quả đang xảy
ra ở một số quốc gia nhưng không phải vì đảng cộng sản
bị tước quyền độc chiếm chính trị;
4) để được tự do, các nạn nhân cộng
sản đã đấu tranh đa dạng, đa diện, đa tuyến.
Biết
đâu đảng cộng sản Việt Nam sẽ chẳng mất quyền trong vòng ba mươi ba
ngày?
Hôm 06.10.1989, Erich Honecker, lãnh tụ cộng
sản Đông Đức, bảo với Michail Gorbatschow :
“Bức tường sẽ còn đứng vững một trăm năm
nữa.“
Ba mươi ba ngày sau đó,
ngày 09.11.1989, Ủy viên Trung ương Đảng Gunter
Schabowski họp báo quốc tế và bỗng nhiên tuyên bố rằng biên giới
kể từ giờ phút đó được bỏ ngõ. Lần đầu tiên đảng cộng sản
Đông Đức can trường đưa ra một quyết định mà chẳng bàn bạc trước với đảng
cộng sản Liên Xô. Và đó cũng là lần cuối đảng cộng sản Đông Đức thực thi
quyền quyết định của mình. Hôm đó, hôm 09.11.1989, là một ngày
thứ năm. Trời lạnh, mưa rào, hàn thử biểu chỉ 9 độ bách phân.
Thủ tướng Helmut Kohl đang công du Ba lan.
Erich Honecker đang được điều trị chống đau bằng thuốc phiện
trong bệnh viện. Đội bóng tròn Stuttgart đang đấu với đội Bayern. Giữa
không gian khí tượng và trong bối cảnh lịch sử đó, lời tuyên
bố của Schabowski nổ ra như một quả bom. Lập tức một
cơn hồng thủy hai trăm ngàn công dân Đông Berlin tràn qua Tây Berlin.
Trong tự do và không sợ hãi. Nơi cổng Brandenburg, người dân hai
nửa thành phố bị chia cắt ùa nhau leo trèo lên bức tường. Hãng vô
tuyến truyền hình CNN trực tiếp truyền đi những hình ảnh đẹp đẽ nhất
thời hậu chiến. Thị trưởng Tây Berlin lúc bấy giờ là Walter
Momper hân hoan tuyên bố :
“Dân tộc Đức trong đêm thứ năm rạng
ngày thứ sáu là dân tộc hạnh phúc nhất thế giới.“
còn Willy Brandt thì nhận định :
“Một cuộc cách mạng thầm lặng.“
và Gorbi thì chia vui :
“Tôi hy vọng mọi sự sẽ tiếp tục diễn
biến yên ổn và hoà bình.“
Có thể có người bảo rằng kể chuyện Đông
Đức làm gì khi Đông Đức với Việt Nam hoàn toàn khác nhau. Không hẳn vậy.
Đức có bức tường Berlin thì Việt có lằn ranh quốc cộng. Dân chúng,
thợ thuyền, trí thức, tôn giáo Đông Đức bền bỉ đấu tranh
đòi thống nhất tổ quốc thì người Việt Nam cũng đang đòi tái lập một
thể chế chính trị ít nhất cũng phải tương tự như thời
Việt Nam Cộng Hoà. Tất nhiên không phải mọi sự đều bắt đầu
từ ngày 09.11.1989. Nhưng ngày 09.11.1989 là một ngày định mệnh
đối với dân tộc Nhật nhĩ man. Thực ra, nếu tính sổ quá khứ, chúng ta
thấy rằng các đảng cộng sản có tuổi thọ hết sức thấp khi các lực
lượng chống đối đủ mạnh. Từ 1985, khát vọng dân chủ tự do
biến thành cao trào ở Liên bang Xô viết, tạo thành sức mạnh vỡ bờ cuốn
phăng chế độ stalinit để Boris Jeltsine lên làm Tổng Thống
năm 1990. Ở Ba lan, Công đoàn Solidarnosc thành lập năm 1980 thì
năm 1989, đảng cộng sản mất vai trò đảng cầm quyền và quốc gia này lấy lại
tên Cộng hoà Ba lan. Tại An ba ni, vào năm 1997 cả một phong
trào quần chúng đối kháng đưa lãnh tụ phe đối lập Fatos Nano lên nắm
quyền; và năm 1998, hiến pháp mới được ban hành.
Tại Tiệp khắc, Václav Havel lãnh đạo lực lượng đối
lập năm 1989 để đến năm 1993 thì mang lại độc lập cho đất nước qua
tên gọi mới Cộng hoà Tiệp khắc. Năm 1989 Hung gia lợi mở cửa biên
giới với Áo, đảng cộng sản từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê để nước
Cộng hoà Hung ga ri chào đời năm 1990 và đưa tiễn đoàn quân Nga xô
về nước họ năm 1991. Năm 1990 đảng cộng sản Bun ga ri chấp nhận
thành lập chính phủ liên hiệp quốc gia và lãnh tụ Zelju Zelev,
phát ngôn viên phe đối lập, đắc cử Tổng thống. Ở Lỗ mã
ni thợ thuyền nổi dậy năm 1987 (vụ Brasov) thì năm 1989
Ceaucescu và vợ bị bắt giữ và bị hành hình. Tóm lại, khi
tình thế chín muồi thì đời sống các đảng cộng sản ở châu Âu kéo
dài thêm được từ vài tháng đến vài năm. Tại sao ở Việt Nam
lại không thể xảy ra tình trạng tương tự?
Đã đấu tranh,
đã chống đối mà lại tin tưởng, thậm chí lại khẳng định rằng đảng cộng sản
Việt Nam sẽ còn nắm quyền hay ít nhất sẽ còn có vai trò quyết định
trên chính trường quốc nội trong một thời gian dài là một thái độ yếm
thế, chủ bại,chưa đánh đã hàng, chưa lâm trận đã qui phục. Những người
thực sự vì tự do dân tộc, vì độc lập tổ quốc ở quốc
nội cần nghiên cứu tiến trình tan vỡ tương đối nhanh chóng của phe
cộng sản Âu châu để đạt được nhận thức dứt khoát là ngày tàn của cộng
sản Việt nam không thể quá xa.
Hễ hậu
cộng sản là hỗn loạn, xào xáo?
Chẳng làm gì có lộn xộn, bất an; càng không
hề có đổ máu, tắm máu sau khi cộng sản bị tước
quyền ở các nước Đông Âu, ngoại trừ Lỗ mã ni với cái
chết của vợ chồng Ceaucescu. Tiến trình chuyển giao từ độc tài
đảng trị qua dân chủ lập hiến diễn ra êm thắm, thuận lợi tại tất
cả các nước. Có quốc gia chấp nhận để đảng cộng sản tham
dự chính quyền ở cấp địa phương
hay ở cấp trung ương nếu được bầu cử hợp hiến.
Thủ đô Berlin của Cộng hoà Liên bang Đức đang do một liên minh giữa
Đảng Xã hội SPD và Đảng Khuynh tả Die Linke – hậu thân của đảng cộng
sản Đông Đức – cai trị.
Có thời gian đảng cộng sản bị đặt ra
ngoài vòng pháp luật ở một vài quốc gia. Các nước vùng Ban tích cấm
sử dụng biểu tượng búa liềm ở những nơi sinh hoạt công
cộng. Nhưng không có người đảng viên cộng sản nào bị thủ tiêu,
bị thanh trừng. Egon Krenz, thủ lãnh cộng sản cuối cùng của
Đức, bị kết án theo luật pháp của chính nước Cộng hoà Dân
chủ Đức (Đông Đức cũ) rồi phải vào tù, sau khi đã chống án lên Tối
cao Pháp viện Đức và Toà án Nhân quyền Âu châu. Nhưng vì một
doanh nhân tư bản nhỏ cung cấp cho Krenz việc làm (thích hợp với vốn
liếng Nga ngữ) nên “đồng chí“ được hưởng chế độVollzug, chế độ tù
mở : mỗi ngày Krenz rời nhà tù về biệt thự của mình để làm
việc, chỉ có ban đêm mới phải vào ngủ trong lao.
Cũng vì có ông ăn việc làm ổn định, có
lương bổng hàng tháng khả quan nên Krenz phải đóng một khoản tiền
nhỏ để góp vào chi phí câu thúc thân thể. Báo giới Đức trào lộng
bảo rằng Krenz thuê xà lim để ở tù; và Krenz cũng chỉ“thuê xà
lim“ đâu lối ba năm thì được Thị trưởng Berlin đương nhiệm Klaus
Wowereit ân xá. Bà Margot, vợ ErichHonecker, đang lãnh lương hưu được
chính quyền Angela Merkel chuyển đều đặn hàng tháng sang Chi lê
để sống ung dung bên đó.
Những nhà đấu tranh đối kháng Việt nam
hiện ở trong nước rất cần biết rõ những chuyện vừa trình bày.
Các đảng viên cộng sản Việt nam lại còn cần biết rõ hơn nữa.
Quả có
hỗn loạn nhưng chẳng liên quan gì đến ý thức hệ cộng sản
Hỗn loạn, chết chóc chẳng hề xảy ra tại
các quốc gia hậu cộng sản thuộc khối Đông Âu cũ mà chỉ xảy ra tại các
nước Hồi giáo, do những tín đồ quá khích, do những sắc dân cực đoan,
do chia rẽ giữa địa phương, do can thiệp của lân bang thâm hiểm, do
chi phối của ngoại bang đế quốc “con buôn“ v.v.. Chủ nghĩa Mác-Lê nin
không hề đóng vai trò gây cảnh nồi da xáo thịt ở Tuy ni di,
An giê ri, Xy ri, Lybi, Ai cập. Rõ ràng như vậy.
Người cộng sản Việt Nam nói riêng, bè lũ độc tài
chuyên chế nói chung, thường hù doạ dân chúng là quê hương
sẽ trở thành hoả ngục khi chúng không còn tại chức. Thực
tế lịch sử quốc tế, truyền thống văn hoá quốc gia phủ định lập
luận khủng bố tinh thần này.
Việt cộng vốn mang bản chất xảo trá, nê cố.
Chúng luôn luôn thối thác rằng chỉ có đảng cộng sản là đủ phương
tiện quyền lực, tài lực, nhân sự v.v.. để duy trì
thể chế và bảo vệ an ninh trong khi đất nước không
hề có lực lượng đối lập nào ngang tầm đủ sức để gánh vác
trách nhiệm; nên chúng phải nhận nhiệm vụ điều hành việc nước! Viện
chứng này rất ngoan cố vì sở dĩ các lực lượng đối kháng không mạnh
là do chính cộng sản đàn áp, khủng bố, phá hoại, lũng đoạn
thường xuyên.
Những
yếu tố thuận lợi của các lực lượng chống cộng
Các cựu quốc gia cộng sản Âu châu đã tự giải
thoát khỏi ách độc tài đảng trị. Có nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan đưa đến thành quả này. Người dân da trắng đã liên tục,
kiên trì chống đối. Họ đã thay đổi chiến thuật đấu tranh cho thích
hợp với tình thế. Họ đã biết nhờ vào những thế lực tôn
giáo, nghiệp đoàn để hoạt động có hiệu lực.
Václav Havel không đơn thương độc mã ký tên vào Hiến
chương 77. Cùng ký với Havel có cả Joachim Gauck, Tổng thống Cộng hoà
Liên bang Đức đương nhiệm. Các nhân vật lỗi lạc này đã khai sinh ra bản
Tuyên ngôn về Lương tâm Châu Âu đối với Cộng sản, Prague
Declaration on European Conscience and Communism. Họ phối hợp
hành động ở cấp liên quốc.
Lec Valesa nương vào Công đoàn Solidarnosc, hầu
như vịn vào Công đoàn này mà tạo nên được thế đứng và dáng đứng
đấu tranh trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Chính vì vậy mà tuần
lễ vừa qua, nhân vật Ba lan từng nhận giải Nobel Hoà bình đã gửi tâm
thư cho giới lãnh đạo Công đoàn Solidarnosc, cay đắng và buồn bã
nhận rằng tổ chức này giờ đây không còn là Công đoàn của mình
nữa! Thế và thời đã đổi thay!
Năm 1988, tổ chức FIDESZ chào
đời ở Hung gia lợi. Tổ chức này chủ trương đối
chọi với độc đảng cầm quyền và chống báng thể chế mệnh danh Cộng
hoà Nhân dân Hung ga ri. Đó là một thiết chế tự xưng libéral,
radical et alternatif (tự do,cấp tiến và thay phiên). FIDESZ vừa
trẻ trung về tuổi tác chính trị vừa trẻ trung về thành
phần tham gia.
Những sự kiện lịch sử vừa kể xảy ra
tại Châu Âu đáng được xem là những kinh nghiệm thực tế trong đấu
tranh chống cộng ở Việt nam. Một thực tế khác nữa : đấu tranh
phải trực diện và trực tiếp với đối tượng cần thanh toán. Hầu như không
có những thành phần phản kháng rời bỏ quê hương khi tham gia
chống báng, một khi làn sóng vượt biên tỵ nạn đã ào ạt tràn vào
dĩ vãng. Gần như chẳng có ai chống đối để mà đào thoát sang phe
“đế quốc“ hay “tư bàn“ rồi toan tính bước kế đó, bước đoàn
tụ gia đình! Trái lại wir bleiben hier,chúng
tôi ở lại đây, như khẩu hiệu ngày nào của người dân Đông Đức.
No comments:
Post a Comment