Huyền Trang, VRNs thực hiện
Đăng bởi lúc 1:25 Sáng 24/09/13
VRNs (24.09.2013) – Sài
Gòn – “Sự khác biệt “quan trọng nhất” và “rõ nhất” giữa 2 nền báo chí thời VNCH
và thời CHXHCNVN là: Thứ nhất, thời VNCH có “báo chí tư nhân, thời Cộng
sản “thì không”. Thứ hai, thời VNCH người làm báo không có bổn phận phải
tuyên truyền cho chủ trương và chính sách của nhà nước như thời Cộng sản. Thứ
ba, thời VNCH không có người làm báo cũng là “cán bộ của đảng cầm quyền”
hay “phải viết theo lệnh của Cơ quan Chủ quản.” Thứ tư, thời VNCH, người
làm báo “có quyền phê bình chính sách của nhà nước và chỉ trích “những sai lầm
của cấp lãnh đạo”. Thời CS thì không được phép.” Nhà báo Phạm Trần bình luận.
Nhà báo Phạm Trần đang sống ở
Hoa Kỳ và là một trong số “rất ít” những Nhà báo thời VNCH vẫn còn sinh hoạt
báo chí ở Hải Ngoại. Ông Phạm Trần chuyên viết và bình luận về những vấn đề xảy
ra ở VN từ 38 năm qua.
Xin mời quý vị theo dõi cuộc
phỏng vấn giữa phóng viên VRNs với Nhà báo Phạm Trần. Quý vị có thể nghe cuộc
trao đổi trong Chương
trình Việt Nam Tuần Qua của Truyền thông Chúa Cứu Thế.
VRNs: Xin ông vui lòng cho biết những nét đặc biệt của truyền thông thời VNCH
khác truyền thông thời CHXHCNVN là gì?
Nhà báo Phạm Trần: “Những điểm căn bản khác biệt giữa hai nền báo
chí thời VNCH và CHXHCN hiện nay là:
Thứ nhất, CHXHCN không có báo tư nhân, ngược lại thời
VNCH có báo tư nhân. Thời VNCH nói vắn tắt là Miền Nam VN từ khi chia đôi đất
nước năm 1954 cho đến 1975 thì lúc nào Miền Nam cũng có báo tư nhân.
Thứ hai, những người làm báo thời VNCH không phải là cán
bộ của đảng hay những người thuộc tiêu chuẩn và điều kiện của nhà nước hoặc của
cơ quan chủ quản. Thời VNCH, người làm báo tức là ký giả hoàn toàn tự do làm
cho bất kỳ một tờ báo nào mà người ta muốn và hài lòng với số lương bổng, và
không ai phải bắt họ viết theo lệnh của cấp trên.
Thứ ba, thời VNCH chủ báo không bao giờ yêu cầu người
làm báo viết theo điều kiện của nhà nước, bởi vì nhà nước không bao giờ xen lẫn
vào sinh hoạt báo chí của người làm báo. Hiến pháp thời VNCH đã bảo vệ quyền tự
do ngôn luận một cách rất chính xác, đàng hoàng và mọi cơ quan phải tuân theo
vì 3 cơ quan của nhà nước là Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp có những quyền độc
lập và bảo vệ nhau. Chế độ VNCH là chế độ bảo vệ quyền tự do ngôn luận mặc dù
đang ở trong thời gian chiến tranh nhưng tự do ngôn luận của người dân đã được
bảo vệ tối đa. Những sự kiểm soát thời VNCH chỉ quy định ở lĩnh vực an ninh và
ở lĩnh vực thuần phong mỹ tục. Ngược lại, ở chế độ XHCN, người làm báo phải làm
theo lệnh của cơ quan chủ quản, cơ quan đảng, cơ quan đoàn thể, đặc biệt phải
làm theo chỉ thị của Ban Tuyên Giáo chuyên lo về tuyên truyền. Và người làm báo
phải viết theo đường lối và cổ võ vận động người dân làm theo yêu cầu của đảng
và nhà nước.
Thứ tư, thời VNCH, người làm báo không bao giờ tránh né
phê bình các chính sách của nhà nước. Ngược lại, chế độ CHXHCN không có bất kỳ
một tờ báo nào dám phê bình các chính sách của nhà nước. Từ sau năm 1975 cho
đến nay tại Miền Nam và, trước đó tại Miền Bắc 1954 và cho đến nay, tất cả các
báo đều là của nhà nước và người làm báo phải tuyên truyền chính sách của nhà
nước.
VRNs: Trước 1975, truyền thông tác động như thế nào về sự thay đổi xã hội và
chính trị VN?
Nhà báo Phạm Trần: Trước 1975, thời VNCH, báo chí có ảnh hưởng rất
lớn về chính sách của nhà nước bởi vì báo chí có quyền phê bình chính sách nhà
nước cũng như cá nhân lãnh đạo của nhà nước nào mà phạm lỗi và không có phục vụ
người dân. Biết bao nhiêu vụ tham nhũng, lộng quyền, những vụ tai tiếng về đạo
đức cá nhân dưới thời VNCH đã được báo chí phanh phui ra rất nhiều vụ tham
nhũng thối nát trong chính quyền từ năm 1954 – 1975.
Báo chí có ảnh hưởng rất lớn
đối với dư luận vì báo chí có quyền tự do hoàn toàn về tất cả mọi lĩnh vực như
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v.… Báo chí có quyền nói miễn là không vi
phạm đến vấn đề an ninh của Quốc gia VNCH. Còn tất cả mọi vấn đề khác người làm
báo có quyền phê bình, có quyền viết và hoàn toàn tự do đăng mà không cần phải
đưa bài báo của họ cho ai xem trước rồi mới được đăng. Sau khi đăng trên báo,
bài báo đó được nộp cho cơ quan kiểm duyệt. Trừ những vấn đề liên hệ đến an
ninh quốc gia hay thuần phong mỹ tục, ngoài ra các tờ báo vẫn giữ lập trường
của họ. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội thời VNCH vì đây là một
trong những vấn đề làm cho nền chính trị Miền Nam VN tồn tại đến 1975, bởi nhờ
vào dư luận của quần chúng và báo chí đã đóng góp, bảo vệ và duy trì nền văn
hóa cởi mở tự do tại VNCH, tức tại Miền Nam VN.
Ngược lại với Miền Bắc từ năm
1954 cho đến bây giờ, nền văn hóa của Miền Bắc vẫn lệ thuộc hoàn toàn vào đường
lối của đảng, cơ quan Tuyên giáo (trước đây là cơ quan Tư tưởng – Văn hóa của
đảng) kiểm soát toàn diện về vấn đề văn hóa, văn nghệ cũng như báo chí. Quyền
tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến pháp và luật
báo chí, nhưng hoàn toàn là những chuyện đầu môi chót lưỡi và [nhà cầm quyền
CS] chưa bao giờ thực hiện. Bởi vì người dân ở Miền Bắc cũng như người dân ở
Miền Nam bây giờ, nói chung người dân VN chưa bao giờ được phép ra báo, do đảng
CS không cho phép và đảng đưa ra những luật quy định rất ngặt nghèo không cho
phép người dân ra báo. Thành ra, ảnh hưởng của xã hội chỉ là ảnh hưởng một
chiều và báo chí chỉ phục vụ đảng, còn tiếng nói của người dân không bao giờ được
phản ánh một cách trung thực trên báo chí của thời XHCN.
Thời VNCH, người dân có toàn
quyền phát biểu ý kiến và toàn quyền đóng góp tất cả những hiểu biết của họ
trong mọi lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị. Nhà nước không có
quyền kiểm duyệt những bài báo của người dân. Chủ nhiệm của mỗi tờ báo có quyền
lựa chọn đăng những bài báo có ích lợi cho Quốc gia, cho công luận và cho xã
hội. Và, chủ nhiệm của mỗi tờ báo có quyền không đăng hoặc yêu cầu người viết
sửa đổi những bài bài báo có tính cách gây chia rẽ tôn giáo, xã hội và làm đảo
lộn thuần phong mỹ tục văn hóa của người VN.
Thời VNCH có tự do ngôn luận và
tự do báo chí nhưng thời CHXHCNVN thì không, mặc dù có sự đóng góp ý kiến của
người dân. Nhưng các ý kiến của người dân chỉ đi theo chiều hướng và theo yêu
cầu của mỗi tờ báo, mà mỗi tờ báo theo đường lối của đảng nên các nguyện vọng
và ý kiến của người dân không được đáp ứng. Trong một vài năm vừa rồi, báo chí
tương đối có sự cải tiến và cởi mở nhưng đó chỉ là thay đổi các vấn đề xã hội,
bức xúc của người dân về tham nhũng, về các tội ác trong xã hội, về vấn đề y
tế, giáo dục, lưu thông… Nhưng điều này, không có nghĩa người dân có quyền phê
bình những chính sách của nhà nước, phê bình các cá nhân lãnh đạo của nhà nước…
Báo chí và người dân thời XHCN không bao giờ dám làm những điều này. Đây là sự
khác biệt giữa hai nền báo chí thời VNCH và CHXHCNVN.
VRNs: Trong bối cảnh VN hiện nay, kinh nghiệm nào của truyền thông thời
VNCH có thể áp dụng lại được, và áp dụng như thế nào?
Nhà báo Phạm Trần: Nếu muốn xã hội có sự cải tiến, muốn nhà nước có
tự do dân chủ, xã hội công bằng và có những giải pháp giải trừ nạn tham nhũng,
nạn cường quyền áp bức thì người dân phải có quyền tự do. Điều này, buộc phải
có tư nhân ra báo, phải có nền báo chí khác với nền báo chí một chiều của nhà
cầm quyền CS thì mới phục vụ cho xã hội một cách có hiệu lực và hiệu quả.
Sở dĩ vấn đề chống tham nhũng ở
VN vẫn trì trệ từ bao nhiêu năm nay. Từ năm 2005, nhà cầm quyền CS đưa ra luật
chống tham nhũng, sau đó [nhà cầm quyền lập ra] Ủy ban Chỉ đạo Trung ương phòng
và chống tham nhũng ở cấp nhà nước và đảng nắm lấy chức vụ này, do ông Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng thay cho ông Nguyễn Tấn Dũng trông coi vấn đề phòng và
chống tham nhũng nhưng tham nhũng vẫn tồn tại và càng ngày càng nghiêm trọng
hơn. Ông Huỳnh Phong Tranh (Tổng Thanh tra Chính phủ) là người lo về vấn đề
thanh tra của nhà nước đã xác nhận điều này trong một cuộc điều trần trước Ủy
ban thường vụ Quốc hội vào ngày 18 vừa qua. Điều này không có gì xa lạ với
người dân VN.
Tại sao người dân VN không muốn
tham gia phòng và chống tham nhũng? Bởi vì người dân không được pháp luật bảo
vệ. Tại sao người dân không muốn tố cáo tham nhũng? Bởi vì không có ai muốn bảo
vệ người dân, người dân sợ bị trù dập, sợ bị trả thù. Và đã có một vài Đại biểu
Quốc hội đã lên tiếng, chỉ vì dám lên tiếng chống tham nhũng một cách rất tích
cực cho nên đã nhận được nhiều cuộc điện thoại và thư từ nặc danh đe dọa và
cảnh cáo không nên xen lấn vào những việc làm của những kẻ có chức có
quyền tham nhũng.
Muốn có sự cải thiện và thay
đổi xã hội, cũng như muốn có sự đóng góp của người dân trong mọi lĩnh vực không
những về vấn đề chống tham nhũng, kinh tế, giáo dục, văn hóa và giải trừ tội ác
trong xã hội thì người dân phải có quyền tự do ngôn luận và phải có nền tự do
báo chí trong chế độ CHXHCNVN. Điều này đã được áp dụng dưới thời VNCH và đây
là điều nên áp dụng cho chế độ CHXHCNVN hiện nay.
VRNs: Xin cám ơn Nhà báo Phạm Trần.
Huyền Trang, VRNs thực hiện
tôi nghĩ hãy dừng ngay những hành động hết sức lố bịch này lại , làm gì mà lại đi so sanh chế độ việt nam cộng hòa và chế độ xã hội chủ nghĩa hiện nay chứ, chẳng lẽ tưởng mọi người không biết chế độ việt nam cộng hòa là tồi tệ như thế nào hay sao, nó không còn tồn tại đã là điều rất tốt rồi
ReplyDeletethời việt nam cộng hòa, ai cũng biết đó là thời kỳ như thế nào rồi, đó là thời kỳ mà chính quyền ngụy quân sài gòn là một lũ tay sai của mỹ, vì vậy những hành động của chúng chỉ hoàn toàn là theo sự chỉ đạo của mỹ mà thôi, còn bây giờ , khi đất nước ta đã được độc lập, có chủ quyền, việc quản lý phải chặt chẽ chứ
ReplyDeleteHuyền Trang rất hớ khi cho vào bài viết quan điểm của ông Phạm Trần: "Hiến pháp thời VNCH đã bảo vệ quyền tự do ngôn luận một cách rất chính xác, đàng hoàng và mọi cơ quan phải tuân theo vì 3 cơ quan của nhà nước là Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp có những quyền độc lập và bảo vệ nhau.". Chính trị thời Việt Nam cộng hòa thối nát, những kẻ lãnh đạo đất nước đa phần đều xuất thân từ quân đội, các tỉnh trưởng thường là đại tá quân lực Việt Nam cộng hòa, dùng quân đội cai trị. Ấy thế mà Huyền Trang cứ mãi ca ngợi nền dân chủ của Việt Nam cộng hòa. Hãy xem đại tướng quân lực Việt Nam cộng hòa- Cao Văn Viện nhận định thế nào về thể chế mà ông ta phục vụ nhé: "ông Thiệu thì theo đường lối 'độc tài trong dân chủ', bên trong chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp. Bàn tay sắt trong đôi găng nhung". Nên nhớ, Nguyễn Văn Thiệu là người đứng đầu chế độ Việt Nam cộng hòa lâu nhất. Báo chí thời Việt Nam cộng hòa có báo tư nhân nhưng bị nhà cầm quyền kiểm soát gắt gao, không thể cho rằng cứ có báo tư nhân là có dân chủ, còn không có báo tư nhân thì ngược lại.
ReplyDeleteTác giả đừng có quy chụp rằng “tiếng nói của người dân không bao giờ được phản ánh một cách trung thực trên báo chí của thời XHCN”. Xin hỏi, ở nước Mỹ có báo cộng sản hay không? Có cho phép đảng cộng sản hoạt động hay không. Những tờ báo như VOA, những đài tiếng nói như RFA, VOA…bề ngoài có vỏ bọc là tư nhân nhưng hàng năm vẫn được chính phủ Mỹ tài trợ, chi ra những khoản ngân sách không nhỏ phục vụ cho mục đích chính trị của họ. Hãy đến Việt Nam thì mới biết thực tế ra sao
ReplyDeletecái này cũng bình thường thôi, đất nước muốn ổn định thì phải được quản lý một cách chặt chẽ, việc không có báo tư nhân, không có nghĩa là những ý kiến được phản ánh trên báo là không khách quan, không có nghĩa là ý kiến cũng như nguyên vọng của nhân dân không được đáp ứng nhé
ReplyDelete