14.01.2013
Lời tác giả: Trước, trên blog này, tôi đã viết một
số bài về xã hội dân sự. Thường là những bài ngắn, chỉ tập trung vào từng khía
cạnh nhỏ. Nay, tôi muốn bàn đến vấn đề này một cách sâu rộng hơn. Lý do: tôi
tin đây là một trong những vấn đề lớn, quan trọng, cần thiết và đặc biệt, hữu
ích nhất với người Việt Nam trong thời điểm hiện nay.
Tính chất hữu ích
ấy, theo David Lewis, trong bài “Civil
Society in African Contexts: Reflections on the Usefulness of a Concept” (1),
nằm ở hai khía cạnh: Một, hữu ích cho việc suy nghĩ nhằm xác lập ý nghĩa của
hiện thực chính trị và xã hội; và hai, hữu ích cho tiến trình vận động cho một
nền dân chủ đích thực. Cả hai khía cạnh ấy đều cần thiết cho các nhà hoạt động
chính trị và xã hội, giới nghiên cứu cũng như tất cả những người quan tâm đến
tình hình xã hội và chính trị Việt Nam nói chung.
Vì bài viết khá dài, tôi sẽ chia ra từng phần nhỏ, mỗi phần sẽ có nhan đề riêng. Tôi sẽ gửi đăng rải rác, xen kẽ với những bài có tính thời sự hơn.
***
Khái niệm “civil society” trong tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt thành hai cách khác nhau: xã hội công dân và xã hội dân sự.
Vì bài viết khá dài, tôi sẽ chia ra từng phần nhỏ, mỗi phần sẽ có nhan đề riêng. Tôi sẽ gửi đăng rải rác, xen kẽ với những bài có tính thời sự hơn.
***
Khái niệm “civil society” trong tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt thành hai cách khác nhau: xã hội công dân và xã hội dân sự.
Theo Joseph
Hannah, trong luận án tiến sĩ, Local
Non-government Organizations in Vietnam: Development, Civil Society, and
State-Society Relations, đệ trình tại trường University of Washington
vào năm 2007, dường như cách thứ nhất xuất hiện trước, khoảng đầu thập niên
1990, trong một bài viết đăng trên Tạp chí Cộng sản số tháng 4 năm 1994
và trong cuốn Từ điển Xã hội học do Nguyễn Khắc Viện làm đồng chủ biên,
cũng được xuất bản vào năm 1994; tuy nhiên, sau đó, cách dịch thứ hai, vốn ra
đời muộn hơn, có vẻ như dần dần được ưa chuộng hơn (2).
Có vẻ vậy thôi. Vào Google (ngày 27/12/2012), đánh chữ “xã hội công dân”, tôi thấy hiện lên 7.250.000 kết quả (trong 0.21 giây); đánh chữ “xã hội dân sự”, thấy 5.890.000 kết quả (trong 0.25 giây). Tần số xuất hiện của chữ “xã hội công dân”, như vậy, vẫn còn cao hơn chữ “xã hội dân sự”. Có điều, xin lưu ý là, hai chữ này có khi xuất hiện trong cùng một bài. Dường như hầu hết các tác giả đều sử dụng theo thói quen. Rất hiếm người cảm thấy có nhu cầu giải thích tại sao mình dùng chữ này thay vì dùng chữ kia.
Ở Nhật, người ta dùng chữ “thị dân xã hội” (shimin shakai), trong khi ở Trung Quốc, người ta dùng cả hai chữ “thị dân xã hội” (市民社会) và “công dân xã hội”(公民社会).
Có vẻ vậy thôi. Vào Google (ngày 27/12/2012), đánh chữ “xã hội công dân”, tôi thấy hiện lên 7.250.000 kết quả (trong 0.21 giây); đánh chữ “xã hội dân sự”, thấy 5.890.000 kết quả (trong 0.25 giây). Tần số xuất hiện của chữ “xã hội công dân”, như vậy, vẫn còn cao hơn chữ “xã hội dân sự”. Có điều, xin lưu ý là, hai chữ này có khi xuất hiện trong cùng một bài. Dường như hầu hết các tác giả đều sử dụng theo thói quen. Rất hiếm người cảm thấy có nhu cầu giải thích tại sao mình dùng chữ này thay vì dùng chữ kia.
Ở Nhật, người ta dùng chữ “thị dân xã hội” (shimin shakai), trong khi ở Trung Quốc, người ta dùng cả hai chữ “thị dân xã hội” (市民社会) và “công dân xã hội”(公民社会).
Trong tiếng Việt, riêng tôi, tôi thích chữ “xã hội dân sự” hơn là “xã hội
công dân”.
Thích vì bốn lý do chính:
Thứ nhất, chữ “dân sự” có vẻ gần với khái niệm “civil” trong tiếng Anh hơn. Đã đành chữ “civil”, với tư cách một tính từ, gắn liền với khái niệm công dân (citizen), nhưng trong việc sử dụng, lâu nay, về phương diện chính trị, nó thường mang hàm nghĩa đối lập với quân sự (và, trước đó, với giáo hội); về phương diện luật pháp, đối lập với hình sự; và về phương diện xã hội, đối lập với sự thô lậu và lạc hậu. Trong tiếng Việt, để chỉ sự đối lập thứ nhất, chúng ta có (chính phủ) quân sự / dân sự; để chỉ sự đối lập thứ hai, chúng ta có (luật) hình sự / (luật) dân sự. Riêng trường hợp thứ ba (như trong các trường hợp “civil reply” hay “civil tongue”), chúng ta phải dùng chữ khác, “lịch sự” hay, trầm trọng hơn, “văn minh”. Như vậy, dùng chữ “xã hội dân sự”, chúng ta, một mặt, giữ được tính chất nhất quán trong hệ thống từ vựng tiếng Việt; mặt khác, do tính chất liên văn bản (intertextual), giúp người đọc dễ hiểu hơn.
Thứ hai, chữ “công dân” thường có hàm ý chỉ từng cá nhân trong khi khái niệm “civil society” bao hàm các hoạt động vừa có tính cách cá nhân vừa có tính chất đoàn thể, vừa có tính tự phát vừa có tính thiết chế. Chữ “dân sự” có cả hai kích thước này.
Thứ ba, nội dung chính của khái niệm “civil society” không nhấn mạnh vào tính chủ thể của công dân mà tập trung chủ yếu vào quan hệ giữa các công dân, một quan hệ có tính chất tự nguyện, phi chính trị (để phân biệt với các hoạt động liên quan đến nhà nước), phi lợi nhuận (để phân biệt với các hoạt động vụ lợi, liên quan đến việc kinh doanh) và phi huyết thống (để phân biệt với các hoạt động liên quan đến gia đình và dòng họ). Chữ “dân sự” mang hàm nghĩa quan hệ ấy trong khi chữ “công dân” thì không. Không những vậy, chữ “công dân”, vốn chỉ đơn vị người (thoạt đầu, xưa, trong thành, sau đó, thành phố, và cuối cùng, thời hiện đại, trong một quốc gia) dưới góc độ luật pháp, gắn liền với những bổn phận và quyền lợi được ghi trong hiến pháp và luật pháp, dễ gợi liên tưởng đến quan hệ với nhà nước, thuộc phạm trù nhà nước, điều mà khái niệm “xã hội dân sự” - theo cách hiểu hiện nay - hoàn toàn loại trừ.
Thứ tư, trong lãnh vực khoa học xã hội, ý nghĩa của một thuật ngữ ít khi gắn liền với từ nguyên hoặc các từ tố tạo nên nó. Thuật ngữ, tự bản chất, là một khái niệm. Mà khái niệm nào cũng mang tính ý thức hệ: đó là một cách phạm trù hóa và hệ thống hóa một thực tại theo một khung lý thuyết nhất định. Khái niệm cũng mang tính lịch sử: Không có một nỗ lực phạm trù hóa và hệ thống hóa nào là đơn nhất và cô lập, không có quan hệ với các nỗ lực phạm trù hóa và hệ thống hóa của người khác, cùng thời hay trước đó. Cuối cùng, cũng giống mọi từ vựng khác, thuật ngữ nào cũng có tính liên văn bản qua những quan hệ chằng chịt với các thuật ngữ khác: trong mỗi thuật ngữ, do đó, bao giờ cũng có âm vang và phản quang của các thuật ngữ khác. Chính vì vậy, nội dung của các thuật ngữ thường thay đổi theo từng văn hóa và từng thời đại, đặc biệt, từng nhà tư tưởng lớn. Mỗi nhà tư tưởng, khi đưa ra một lý thuyết mới, thường làm lệch hẳn nội dung các thuật ngữ vốn có. Ngay cả một khái niệm phổ thông và đơn giản như “dân chủ”, chúng ta cũng khó tìm được sự thống nhất giữa các lý thuyết gia về chính trị học qua các thời đại và các ý thức hệ khác nhau: Tất cả những cái được các lý thuyết gia xã hội chủ nghĩa gọi là “dân chủ” đều bị những người theo khuynh hướng tự do xem là độc tài, hơn nữa, toàn trị.
Khái niệm xã hội dân sự ở Tây phương, cũng vậy. Chữ “xã hội công dân” (citizen society) chỉ thích hợp để dịch chữ koinonia politikhe / societas civilis theo cách hiểu của các nhà hiền triết thời cổ đại Hy Lạp và La Mã: Đó là một tập hợp của các công dân nam trưởng thành và tự do (tức không tính những người vị thành niên, ngụ cư, nữ phái và nô lệ), những người được xem là bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 17, và đặc biệt, từ đầu thế kỷ 19, khi ý niệm societas civilis/civil society không còn bao gồm nhà nước và các hoạt động chính trị, nơi tư cách công dân được khẳng định một cách mạnh mẽ và cụ thể nhất, chữ “xã hội công dân” lại không còn thích hợp nữa. Đến các lý thuyết gia đương đại, đặc biệt từ lúc chế độ Cộng sản sụp đổ ở Nga và Đông Âu vào đầu thập niên 1990, khái niệm “civil society” lại càng thay đổi nhanh chóng. Và càng thay đổi, nó lại càng xa ý niệm “công dân” và càng gần ý niệm “dân sự”.
Bốn lý do trên, thật ra, chỉ có ý nghĩa tương đối. Khó có thể nói cách dịch nào là đúng nhất. Mỗi từ, trong từng ngôn ngữ, không những chỉ có ngữ nghĩa riêng mà còn có các hàm nghĩa (connotation), vốn có tính lịch sử và tính liên văn bản, gắn liền với văn hóa trong đó từ ấy được sử dụng. Vấn đề ở đây chỉ là sự lựa chọn, trước là sự lựa chọn của cá nhân người viết, sau, qua một thời gian thử nghiệm và sàng lọc - có khi khá dài, là sự lựa chọn của tập thể: Khi ấy, chúng ta sẽ có một từ ổn định.
Trong lãnh vực khoa học xã hội, chọn thuật ngữ là điều quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là việc xác định nội dung của thuật ngữ ấy. Không phải xác định một cách chung chung. Mà phải cụ thể: với ai, khi nào và ở đâu.
Chỉ cần bước qua khỏi dãy Pyrénées, mọi sự đã khác hẳn. Huống gì chuyện xã hội dân sự.
***
Thích vì bốn lý do chính:
Thứ nhất, chữ “dân sự” có vẻ gần với khái niệm “civil” trong tiếng Anh hơn. Đã đành chữ “civil”, với tư cách một tính từ, gắn liền với khái niệm công dân (citizen), nhưng trong việc sử dụng, lâu nay, về phương diện chính trị, nó thường mang hàm nghĩa đối lập với quân sự (và, trước đó, với giáo hội); về phương diện luật pháp, đối lập với hình sự; và về phương diện xã hội, đối lập với sự thô lậu và lạc hậu. Trong tiếng Việt, để chỉ sự đối lập thứ nhất, chúng ta có (chính phủ) quân sự / dân sự; để chỉ sự đối lập thứ hai, chúng ta có (luật) hình sự / (luật) dân sự. Riêng trường hợp thứ ba (như trong các trường hợp “civil reply” hay “civil tongue”), chúng ta phải dùng chữ khác, “lịch sự” hay, trầm trọng hơn, “văn minh”. Như vậy, dùng chữ “xã hội dân sự”, chúng ta, một mặt, giữ được tính chất nhất quán trong hệ thống từ vựng tiếng Việt; mặt khác, do tính chất liên văn bản (intertextual), giúp người đọc dễ hiểu hơn.
Thứ hai, chữ “công dân” thường có hàm ý chỉ từng cá nhân trong khi khái niệm “civil society” bao hàm các hoạt động vừa có tính cách cá nhân vừa có tính chất đoàn thể, vừa có tính tự phát vừa có tính thiết chế. Chữ “dân sự” có cả hai kích thước này.
Thứ ba, nội dung chính của khái niệm “civil society” không nhấn mạnh vào tính chủ thể của công dân mà tập trung chủ yếu vào quan hệ giữa các công dân, một quan hệ có tính chất tự nguyện, phi chính trị (để phân biệt với các hoạt động liên quan đến nhà nước), phi lợi nhuận (để phân biệt với các hoạt động vụ lợi, liên quan đến việc kinh doanh) và phi huyết thống (để phân biệt với các hoạt động liên quan đến gia đình và dòng họ). Chữ “dân sự” mang hàm nghĩa quan hệ ấy trong khi chữ “công dân” thì không. Không những vậy, chữ “công dân”, vốn chỉ đơn vị người (thoạt đầu, xưa, trong thành, sau đó, thành phố, và cuối cùng, thời hiện đại, trong một quốc gia) dưới góc độ luật pháp, gắn liền với những bổn phận và quyền lợi được ghi trong hiến pháp và luật pháp, dễ gợi liên tưởng đến quan hệ với nhà nước, thuộc phạm trù nhà nước, điều mà khái niệm “xã hội dân sự” - theo cách hiểu hiện nay - hoàn toàn loại trừ.
Thứ tư, trong lãnh vực khoa học xã hội, ý nghĩa của một thuật ngữ ít khi gắn liền với từ nguyên hoặc các từ tố tạo nên nó. Thuật ngữ, tự bản chất, là một khái niệm. Mà khái niệm nào cũng mang tính ý thức hệ: đó là một cách phạm trù hóa và hệ thống hóa một thực tại theo một khung lý thuyết nhất định. Khái niệm cũng mang tính lịch sử: Không có một nỗ lực phạm trù hóa và hệ thống hóa nào là đơn nhất và cô lập, không có quan hệ với các nỗ lực phạm trù hóa và hệ thống hóa của người khác, cùng thời hay trước đó. Cuối cùng, cũng giống mọi từ vựng khác, thuật ngữ nào cũng có tính liên văn bản qua những quan hệ chằng chịt với các thuật ngữ khác: trong mỗi thuật ngữ, do đó, bao giờ cũng có âm vang và phản quang của các thuật ngữ khác. Chính vì vậy, nội dung của các thuật ngữ thường thay đổi theo từng văn hóa và từng thời đại, đặc biệt, từng nhà tư tưởng lớn. Mỗi nhà tư tưởng, khi đưa ra một lý thuyết mới, thường làm lệch hẳn nội dung các thuật ngữ vốn có. Ngay cả một khái niệm phổ thông và đơn giản như “dân chủ”, chúng ta cũng khó tìm được sự thống nhất giữa các lý thuyết gia về chính trị học qua các thời đại và các ý thức hệ khác nhau: Tất cả những cái được các lý thuyết gia xã hội chủ nghĩa gọi là “dân chủ” đều bị những người theo khuynh hướng tự do xem là độc tài, hơn nữa, toàn trị.
Khái niệm xã hội dân sự ở Tây phương, cũng vậy. Chữ “xã hội công dân” (citizen society) chỉ thích hợp để dịch chữ koinonia politikhe / societas civilis theo cách hiểu của các nhà hiền triết thời cổ đại Hy Lạp và La Mã: Đó là một tập hợp của các công dân nam trưởng thành và tự do (tức không tính những người vị thành niên, ngụ cư, nữ phái và nô lệ), những người được xem là bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, kể từ thế kỷ 17, và đặc biệt, từ đầu thế kỷ 19, khi ý niệm societas civilis/civil society không còn bao gồm nhà nước và các hoạt động chính trị, nơi tư cách công dân được khẳng định một cách mạnh mẽ và cụ thể nhất, chữ “xã hội công dân” lại không còn thích hợp nữa. Đến các lý thuyết gia đương đại, đặc biệt từ lúc chế độ Cộng sản sụp đổ ở Nga và Đông Âu vào đầu thập niên 1990, khái niệm “civil society” lại càng thay đổi nhanh chóng. Và càng thay đổi, nó lại càng xa ý niệm “công dân” và càng gần ý niệm “dân sự”.
Bốn lý do trên, thật ra, chỉ có ý nghĩa tương đối. Khó có thể nói cách dịch nào là đúng nhất. Mỗi từ, trong từng ngôn ngữ, không những chỉ có ngữ nghĩa riêng mà còn có các hàm nghĩa (connotation), vốn có tính lịch sử và tính liên văn bản, gắn liền với văn hóa trong đó từ ấy được sử dụng. Vấn đề ở đây chỉ là sự lựa chọn, trước là sự lựa chọn của cá nhân người viết, sau, qua một thời gian thử nghiệm và sàng lọc - có khi khá dài, là sự lựa chọn của tập thể: Khi ấy, chúng ta sẽ có một từ ổn định.
Trong lãnh vực khoa học xã hội, chọn thuật ngữ là điều quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là việc xác định nội dung của thuật ngữ ấy. Không phải xác định một cách chung chung. Mà phải cụ thể: với ai, khi nào và ở đâu.
Chỉ cần bước qua khỏi dãy Pyrénées, mọi sự đã khác hẳn. Huống gì chuyện xã hội dân sự.
***
(Đây là bài thứ
nhất trong loạt bài về “Xã hội dân sự”. Kỳ tới: “Xã hội dân sự như một phạm trù
nhận thức”)
***
***
Chú thích:
Đăng trên tờ Development
and Change số 33 năm 2002 (trang 569-586).
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là
blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA
nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment