Bài và
hình: Huy Phương/Người Việt
Monday,
January 07, 2013 4:28:33 PM
Hiện
nay nhiều người đã vượt biển hay ra đi trong diện tỵ nạn đến Mỹ nhưng khi qua
đời gia đình lại đưa quan tài hay tro cốt trở lại Việt Nam. Trái lại, chúng tôi
biết, có trường hợp một cựu quân nhân bệnh nặng muốn về thăm nhà, nhưng dặn con
nếu chẳng may ông bị tai nạn hay qua đời tại Việt Nam thì phải đem ông trở lại
Mỹ và gia đình ông đã làm theo ước nguyện của ông.
L.M. Joseph Nguyễn
Thái đang làm lễ cải táng hài cốt Ðại Tá Huỳnh Hữu Ban theo nghi thức Công
Giáo.
Cũng
một trường hợp tương tự như thế, nhiều gia đình muốn thân nhân quá cố của mình
yên nghỉ trên vùng đất tự do, nhất là khi gia quyến không còn ai ở lại Việt
Nam. Ngày 27 tháng 12 năm 2012, gia đình của cố Ðại Tá Huỳnh Hữu Ban, nguyên
trưởng phòng 5 Bộ TTM/QLVNCH đã cử hành nghi thức tôn giáo để chôn tro cốt của
ông tại khu vườn Vĩnh Cửu, Peek Family, sau nhiều năm đi bốc mộ ông từ trại tù
Hoàng Liên Sơn đem về.
Ðại
Tá Huỳnh Hữu Ban, sinh năm 1926 tại Bình Ðịnh, trước năm 1954 là quận trưởng
Ninh Hòa, Khánh Hòa. Trước Hiệp Ðịnh Geneve, ông theo học một khóa Quân Sự tại
Hà Nội và đồng hóa vào quân đội với cấp bậc trung úy trước khi trở lại miền
Nam. Ông tốt nghiệp tiến sĩ luật khoa - ban Công Pháp tại Viện Ðại Học Sài Gòn
và từng làm giáo sư văn hóa tại các trường Ðại Học CTCT, và giáo sư thỉnh giảng
tại các đại học dân sự như Vạn Hạnh, Huế, An Giang. Ðại Tá Huỳnh Hữu Bang cũng
đã từng tham gia trong phái đoàn quân sự tại hòa đàm Paris 1973 do Trung Tướng
Vĩnh Lộc làm trưởng phái đoàn. Chức vụ cuối cùng của ông là trưởng phòng 5 Bộ
TTM.
Chờ
con trai di tản chưa về kịp!
Trước
khi Saigon sụp đổ, Ðại Tá huỳnh Hữu Ban có phương tiện để rời khỏi Việt Nam,
nhưng ông cũng như gia đình nóng lòng chờ người con trai là Huỳnh Hữu Chí, tốt
nghiệp khóa 29 Ðà Lạt vừa tan hàng, đang trên đường di tản, không biết chết
sống ra sao!
Ðại
Tá Huỳnh Hữu Ban sau khi bị chính quyền Cộng Sản tập trung tại Saigon vào tháng
6 năm 1975, đã bị đưa ra Bắc trong chuyến đầu tiên. Ông bị giam tại trại tù
mang tên “Hòm Thư AH2NT” tại xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, Hoàng Liên Sơn,
Việt Bắc. Cuối năm 1977, gia đình ông ở Saigon được trại tù đưa tin báo tử, báo
tin ông đã qua đời ngày 17 tháng 5, 1977 vì bệnh “ung thư phổi” (?)Mãi đến năm
1989 gia đình ông mới có dịp ra Bắc cải táng hài cốt ông, thiêu và đem về Nam.
Một
trong những người con trai của ông là Thiếu Úy Huỳnh Hữu Chí, khóa cuối cùng
của trường Võ Bị Ðà Lạt, ra trường chỉ có 9 ngày trước khi Saigon thất thủ, đã
bị tù tập trung gần 6 năm, trong thời gian ấy đang làm nghề đạp xích lô ở
Saigon cùng với người em út là Huỳnh Hữu Ðằng, ra Bắc để tìm mộ cha.
Họ
đến xã Việt Cường và được người bí thư xã cho xem sơ đồ những nấm mộ tù chôn trên
đồi Cây Khế, tuy có tên Ðại Tá Ban, nhưng những tấm bia gỗ, theo thời gian đã
mục nát, có nấm mộ còn, có nấm mộ không. Giữa hai nấm mộ, mà Thiếu Úy Chí còn
nhớ rõ mang số 17 và 19, nấm mộ số 18, không có bia nhưng hai người con trai đã
quyết tâm đào lên và tìm thấy xương cốt của cha đã mục nát, dấu tích còn lại
được nhận ra là hai hàm răng giả và chiếc quần cụt đen do chính tay bà Ban may
cho ông. Di vật của người tù Huỳnh Hữu Ban còn có một chiếc lon guigoz đựng
thức ăn đã hóa bùn, một ít áo quần vật dụng đã không còn hình thể.
Yên
nghỉ trên miền đất tự do
Hai
người con của người tù Hoàng Liên Sơn đã mang xương cốt còn lại của cha về
Saigon. Năm 1993, nhờ giấy báo tử của trại tù, gia đình người tù “cải tạo” đã
được đến Mỹ theo danh sách H.O.17 và mang theo hài cốt của Ðại Tá Ban. Ngày nay
các con của Ðại Tá Ban gồm 3 gái và 4 trai đều đã có đời sống ổn định ở Mỹ. Bà
Huỳnh Hữu Ban muốn tìm một nơi để sau này ông bà có thể nằm yên nghỉ bên nhau,
họ chọn thành phố Westminster là nơi người quả phụ Huỳnh Hữu Ban đang sinh
sống.
Ngày
27 tháng 12 năm 2012, Linh Mục Joseph Nguyễn Thái thuộc Trung Tâm Công Giáo
Orange County đã làm lễ cải táng với nghi thức Thiên Chúa Giáo để đưa bình tro
cốt của người tù Hoàng Liên Sơn xuống huyệt mộ trong vườn Vĩnh Cửu, Peek Family,
bên cạnh là nơi yên nghỉ của bà Huỳnh Hữu Ban ngày sau, với sự hiện diện của
đầy đủ con cháu. Linh Mục Thái đã nói đến cái chết của một người chiến sĩ như
Ðại Tá Ban và cầu nguyện cho linh hồn Joseph Huỳnh Hữu Ban được siêu thoát.
Cô
Huỳnh Mỹ Hương (bút hiệu Hoài Linh Phương), trong những lời ngắn ngủi đọc trước
mộ cha đã nói rằng:
“Ba
đã thực sự đi xa vĩnh viễn 35 năm - nhắm mắt thiên thu trong tù ngục đỏ. Nhưng
trong ý nghĩ chúng con, ba vẫn thật gần, trên mọi buồn vui, khổ đau, hạnh phúc
với gia đình. Sau 12 năm nằm xuống cô độc giữa núi rừng Hoàng Liên Sơn (Bắc
Việt), các em con đã bốc mộ, đưa tro cốt ba về nhà trong vòng tay yêu thương ấm
áp của gia đình. Và đã 23 năm trôi qua... Theo ý nguyện của má - từ khi cả nhà
vừa mới định cư ở vùng đất hứa - mai kia ba má sẽ cận kề nhau ở nơi đây.
Nơi yên nghỉ của
người cựu tù Hoàng Liên Sơn trên miền đất tự do.
Hôm
nay chúng con vui mừng thực hiện tâm nguyện đó của má...
Ba
sẽ an nghỉ cùng với đồng đội chung quanh ba - những người lính miền Nam anh
dũng một thời đã là chiến hữu của ba. Con xin cầu nguyện hồn thiêng của ba sẽ
chan hòa cùng hồn thiêng sông núi.”
Cô
Mỹ Hương cũng đã khiêm nhường nói với chúng tôi:
“Một
người lính ‘giữ quê quê mất, dựng nhà nhà tan... ’ ’ (HHC), thì có gì để được
nhắc nhở đâu hả chú. Riêng cháu, rất hãnh diện đã có một người cha dâng trọn
đời cho binh nghiệp - bằng cả cái tâm của một công dân chỉ biết một màu cờ.
Cháu tự nguyên với lòng mình, phải sống sao cho xứng đáng khi đã có một người
cha - một người lính tận tụy cả một đời trong quân ngũ dù món nợ nước non vẫn
chưa tròn.”
No comments:
Post a Comment