Lý Hiểu Binh
Gửi tới BBC từ Hoa Kỳ
Cập nhật: 16:50 GMT - thứ tư, 23 tháng 1, 2013
Tiếp tục loạt
chuyên đề về Hoà đàm Paris 1973, BBC xin giới thiệu bài của Giáo sư
Lý Hiểu Binh từ Đại học Central Oklahoma trả lời câu hỏi của BBC
Tiếng Việt và Tiếng Trung từ London về bối cảnh quan hệ Bắc Kinh với
Moscow và Hà Nội từ 1968.
Giáo sư Lý
Hiểu Binh, tác giả các cuốn sách và bài viết về quân đội Trung Quốc,
cũng trình bày lại cách nhìn từ Bắc Kinh về trận hải chiến Hoàng
Sa 1974.
Quan hệ Trung Xô đổi hướng
Vào ngày
31/3/1968, Tổng thống Lyndon Johnson tuyên bố tạm ngưng ném bom miền Bắc
Việt Nam để bày tỏ một thiện chí hòa bình, và đã nhận được phản
hồi tích cực từ Hà Nội qua tuyên bố ngày 4 tháng 4 rằng họ sẵn
sàng thảo luận với người Mỹ.
Trung Quốc chỉ
biết về chuyện Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam (DRV) đàm phán với nhau mãi
về sau này. Vào khoảng tháng 4 và 5, Bắc Kinh bắt đầu phê phán Hà
Nội đi theo Moscow. Sau khi đàm phán tại Paris bắt đầu ngày 13/5/1968,
Trung Quốc vẫn tiếp tục chỉ trích Bắc Việt nói chuyện với Hoa Kỳ.
Ngày 31/10, Tổng thống Johnson ngưng oach tạc Bắc Việt cả trên đất
liền và vùng ven biển. Trong lúc Bắc Kinh kiềm chế không tham gia hội
đàm Paris thì Moscow, trái lại, luôn hào hứng ủng hộ đàm phán. Bắc
Việt Nam bắt đầu dịch chuyển lại gần Liên Xô.
Cùng thời gian
ban lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu cảm thấy có bằng chứng rằng Hoa Kỳ
đã là cường quốc mất dần ảnh hưởng vì thất bại của họ tại Việt
Nam, trong khi Liên Xô lại chiếm ngay ‘khoảng trống quyền lực’ đó và
bắt đầu thay chân Mỹ để thành ‘đế quốc xâm lăng’. Trung Quốc và các
nước châu Á khác dễ trở thành mục tiêu của ‘chủ nghĩa đế quốc Xô
Viết’. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Nguyên soái Lâm Bưu và cộng
sự coi Liên Xô là mối đe dọa trực tiếp hơn Hoa Kỳ.
Quan niệm của
Lâm Bưu được các cấp chỉ huy và binh sỹ Quân Giải phóng tán đồng vì
họ trực tiếp chứng kiến sự thù địch gia tăng của Liên Xô với Trung
Quốc. Trong cuộc xâm lăng Tiệp Khắc năm 1968, quân Liên Xô đã tràn vào
Đại sứ quán Trung Quốc ở Praha, tập phá và đánh tàn bạo các nhà
ngoại giao Trung Quốc. Khi căng thẳng hai bên lên cao, Liên Xô triển khai
một số lượng lớn quân đội dọc biên giới Trung – Xô, từ 17 tăng lên tới
27 sư đoàn vào cuối 1968.
Chu Ân Lai cũng
từng nói thẳng với Phạm Văn Đồng vào ngày 29/4 rằng: “Nay Liên Xô đang
bao vây Trung Quốc và vòng vây đó đã gần trọn, chỉ còn phía Việt Nam
là chưa.” Lâm Bưu ra lệnh cho Quân Giải phóng sẵn sàng chiến đấu chống
trả Liên Xô một khi có xâm nhập.
"Hai ông Hồ Chí Minh và Chu
Ân Lai ở Hà Nội năm 1960. Ông Hồ đã mời Trung Quốc cử quân đội sang
Bắc Việt Nam hỗ trợ nỗ lực chiến tranh"
Các nhà nghiên
cứu khác đã chỉ ra rằng có một sự thay đổi chiến lược trong tư duy
của Trung Quốc năm 1968. Vì coi Liên Xô là mối đe dọa hàng đầu, Trung
Quốc cho rút quân khỏi Việt Nam mà trước đó họ sang theo lời mời của
ông Hồ Chí Minh để đề phòng bị tấn công từ phía Bắc. [Trên thực tế]
liên minh cộng sản ở Đông Nam Á coi như tan rã.
Ngày
17/11/1968, Mao nói với Thủ tướng Bắc Việt, Phạm Văn Đồng rằng một
số đơn vị Trung Quốc sẽ rút về nước và Trung Quốc “sẽ gửi quân trở
lại nếu người Mỹ quay lại”.
Vào tháng
3/1969, theo thỏa thuận giữa hai quân đội, Quân Giải phóng bắt đầu rút
về, giảm dần từ 16 sư đoàn, gồm 150 nghìn quân, xuống không còn đơn
vị phòng không nào ở Bắc Việt Nam vào tháng 7/1970.
Trong thời gian ở Việt Nam, Quân Giải phóng Nhân dân
Trung Quốc (PLA) đã tham gia 2153 trận, bắn rơi 1707 máy bay Mỹ và làm
hư hại 1608 chiếc trong trận Sấm Rền (Rolling Thunder) hay ‘Chiến tranh
phá hoại miền Bắc’ theo cách gọi của Hà Nội.
Liên Xô thay dần Trung Quốc
Từ đầu tháng
3/1969 bắt đầu có va chạm dọc biên giới Trung – Xô. Các vụ bắn nhau
xảy thường xuyên trong cả năm, và hai nước ở vào thế sắp lâm chiến.
Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai tới 48 sư đoàn, bằng gần một
triệu quân dọc đường biên. Có tin rằng lãnh đạo Liên Xô tính cả đến
cách dùng vũ khí nguyên tử để ‘đánh phủ đầu’ Trung Quốc. Hậu quả
của tình hình đó là Quân Giải phóng tăng cường lực lượng lên tới
tổng số sáu triệu quân, cao nhất trong lịch sử của họ.
Một tài liệu
của CIA 12/8/1969 dự báo rằng:
“Gần như căng
thẳng Trung – Xô sẽ không thể nào giảm trong vòng hai ba năm tới. Vì
quyền lợi quốc gia xung đột nhau, vì sự cạnh tranh nhằm lãnh đạo
phong trào cộng sản quốc tế, và sự lo sợ có thực về ý định của
nhau sẽ khiến việc tiếp cận gần gũi không thể xảy ra. Vấn đề biên
giới cũng sẽ không dễ giải quyết.”
Sau khi Trung
Quốc rút quân khỏi Việt Nam và giảm viện trợ cho Hà Nội, Liên Xô ngay
lập tức bù vào chỗ trống và còn tiếp tục hỗ trợ kinh tế, quân sự
cho Bắc Việt Nam. Từ 1969 đến 1971, Moscow ký bảy hiệp định viện trợ
cho Hà Nội. Năm 1972, Liên Xô tiếp tục tăng cường hệ thống phòng thủ
bằng tên lửa ở Bắc Việt Nam.
Điều thú vị
là các lãnh đạo Trung Quốc cũng khuyến khích phía Việt Nam yêu cầu
thêm viện trợ từ Liên Xô. Chẳng hạn như Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã
nói với Thứ trưởng Ngoại thương Bắc Việt Nam, ông Lý Ban, vào năm
1971, rằng “Các đồng chí cần yêu cầu Liên Xô chuyển nhiều, càng nhiều
càng tốt vũ khí, đạn dược, lương thực”.
Khi Chủ tịch
Ban thường vụ Quốc hội Trường Chinh thăm Bắc Kinh năm 1972, Thủ tướng
Chu Ân Lai nói với ông rằng Bắc Việt Nam cần đòi hỏi nhiều hơn vũ
khí, quân trang quân dụng từ Liên Xô.
Với Bắc Kinh,
cam kết hỗ trợ liên tục cho cuộc chiến tranh tại Đông Dương đã và đang
làm hao hụt nguồn lực của Liên Xô. Ngoài ra, mối đe dọa từ Liên Xô đã
thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. Nhu cầu
chiến lược này cuối cùng đã đưa tới chỗ bình thường hóa quan hệ Mỹ
– Trung vào nửa đầu thập niên 1970.
Về tác động
của nó đến cuộc chiến tại Đông Á và Chiến tranh Lạnh, giao ước Mỹ –
Trung đã tạo ra thay đổi bước ngoặt trong thế chiến lược giữa hai
cường quốc thời Chiến tranh Lạnh. Nếu như các nhà hoạch định chính sách
ở Washington thấy nhờ đó mà việc tập trung nguồn lực và quan tâm
chiến lược của Mỹ vào đối phó với Liên Xô dễ dàng hơn, Liên Xô lại
coi việc phải đương đầu cùng lúc với Phương Tây và Trung Quốc là
chuyện khiến sức mạnh của họ bị phân tán nghiêm trọng.
Không nổ súng trước
Quần đảo
Hoàng Sa hay Paracels mà Trung Quốc gọi là Tây Sa nằm cách Đà Nẵng
chừng 170 hải lý, giữa vĩ tuyến 15'45" và 17'05" và kinh
tuyến đông 111'00" và 113'00". Quần đảo này gồm khoảng từ
15-30 hòn đảo, tùy cách tính...Sau hai thập niên quân đội Việt Nam
Cộng Hòa đóng giữ, năm 1974, Hoàng Sa đã bị Quân Giải phóng Nhân dân
Trung Hoa chiếm bằng vũ lực.
Nằm cách đảo
Hải Nam của Trung Quốc 330 hải lý về phía Đông Nam, quần đảo Hoàng Sa
gồm các nhóm đảo Tuyên Đức (tên Việt Nam: nhóm An Vĩnh - BBC) và Vĩnh
Lạc (nhóm Lưỡi Liềm) và chừng 30 đảo nhỏ khác nằm trải rộng trên
khoảng 15 nghìn km2. Đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) là đảo lớn hơn cả, có
diện tích 1,6 km2 và hiện nay chính quyền Hải Nam và Quân Giải phóng
có trụ sở chính…
Vào tháng
9/1973, VNCH ra tuyên bố sáp nhật đảo Nam Yết và Thái Bình ở Trường
Sa cùng 10 đảo khác thuộc vào lãnh thổ trên đất liền (tỉnh Phước
Tuy- BBC) nhằm giữ quyền khai thác nguồn lợi thiên nhiên như dầu. Ngày
11/1/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra công bố chính thức “xác nhận
chủ quyền của nước này Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa và Đông Sa và toàn bộ
các nguồn lợi tự nhiên xung quanh là thuộc về CHND Trung Hoa”.
Ngày 15/1/1974,
Hải quân VNCH gửi một khu trục hạm ra vùng biển quanh đảo Vĩnh Lạc.
Sang ngày 16, phía Nam Việt Nam bắn vào đảo Cam Tuyền (Việt Nam: đảo
Hữu Nhật) buộc các tàu đánh cá của Trung Quốc phải rời vùng này.
Sang ngày 17, phía Việt Nam cử một khu trục hạm nữa chở quân lính
đến chiếm Cam Tuyền và Kim Ngân (đảo Quang Ảnh) và nhổ cờ Trung Quốc.
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (1897-1986), Bộ trưởng Quốc phòng và Phó
chủ tịch Quân ủy Trung ương đã hạ lệnh cho Hải quân Quân Giải phóng
trực chiến và sẵn sàng mở chiến dịch bảo vệ Tây Sa.
Nhằm bảo vệ
chủ quyền và quyền đánh bắt cá, chính phủ Trung Quốc đã quyết định
có biện pháp trước tình hình này. Các tàu cá tiếp tục hành nghề
nhưng luôn chú ý đến các hoạt động của Hải quân VNCH. Cùng lúc, Hải
quân Trung Quốc triển khai hai chiến hạm săn tàu ngầm số 271 và 274
đến đảo Vĩnh Lạc để bảo vệ ngư dân và dân quân Trung Quốc; hai tàu
quét mìn cũng được cử đến, cùng các nguồn cung ứng nước ngọt và
tiếp liệu. Chiến lược của Trung Quốc là không nổ súng trước nhưng
nếu Nam Việt Nam khai hỏa trước thì Trung Quốc sẽ đánh trả tàn bạo.
Nguỵ Minh Sâm, chỉ huy trưởng của căn cứ hải quân Ngọc Lâm được phong
làm ‘tư lệnh chiến dịch bảo vệ Tây Sa’.
Ngày 17/1, hai
chiến hạm săn ngầm của Trung Quốc chở một số dân quân ra Tấn Khánh
(tên Việt Nam: Duy Mộng), và Sâm Hàng (Quang Hòa). Khi đến khu vực này
họ chứng kiến hai tuần dương hạm số 4 và 16 của VNCH đã bắn vào
thuyền cá Trung Quốc. Phía Trung Quốc cảnh báo phía Việt Nam ngay lập
tức và yêu cầu ra khỏi khu vực. Ngày 18/1 hai khu trục hạm Việt Nam
quay lại và bắn vào các tàu cá Trung Quốc tám lần, phá hỏng một
thuyền phía Bắc bãi Linh Dương (đá Hải Sâm).
Đến tối, phía
Nam Việt Nam cử thêm tuần dương hạm số 5 (Trần Bình Trọng) và hộ
tống hạm số 10 (Nhật Tảo) vào vùng nước cạnh Vĩnh Lạc. Như thế có
bốn chiến hạm Nam Việt Nam trong khu vực và sau đó, Hải quân Trung
Quốc cử thêm hai tuần ngầm số 281 và 282 tới đảo Vĩnh Hưng.
Mao đồng ý chiếm trọn
Ngày 18/1, theo
yêu cầu của Thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung
ương, Chu Ân Lai (1898-1976), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc họp
phiên đặc biệt cùng nhằm lập ra ban chuyên trách năm người để ứng phó
với tình hình. Các vị Diệp Kiếm Anh, chủ nhiệm ban chuyên trách,
cùng Vương Hồng Văn (1935-1992), Trương Xuân Kiều (1917-2005), Đặng Tiểu
Bình (1904-1997) và Trần Tích Liên (1915-1999) đã nghe Tô Chấn Hoa
(1912-1979), Phó Tư lệnh Hải quân báo cáo tình hình và đề nghị phản
công.
Ban chuyên
trách đã ngay lập tức công bố bản hướng dẫn nhằm đánh lại các tuần
dương hạm của VNCH tại đảo Vĩnh Lạc. Căn cứ vào bản hướng dẫn này,
phía Trung Quốc đã chuẩn bị cho chiến dịch.
Vào 4:10 chiều
ngày 18/1, ba tàu tuần dương của Việt Nam đã lập thành một đội hình
nhằm tiến vào chỗ hai tàu săn ngầm số 271 và 274 của Trung Quốc. Hai
tàu này nhổ neo và lao tới tăng hết tốc lực chặn đội tàu Việt Nam.
Các tàu VNCH vì thế đã quay lại. Vào lúc 7:00 sáng ngày 19/1, hai
tàu số 4 và số 5 của VNCH đem hơn 40 binh sỹ đổ bộ vào hai đảo Sâm
Hàng (Quang Hòa) và Quang Kim (Quang Hòa Tây). Sau cuộc đổ bộ, hai bên
bắt đầu đọ súng.
Một binh sỹ
VNCH bị bắn chết, ba người khác bị thương. Chừng 10:22 sáng, bốn tàu
Việt Nam bắn vào tàu Trung Quốc, phía Trung Quốc bắn trả. Trong loạt
đạn đầu tiên, phía Trung Quốc bắn hỏng ăng-ten cho radar trên tàu số 4
của VNCH. Tàu VNCH số 16 cũng bị tàu chống ngư lôi của Trung Quốc bắn
trúng và phải rời khu vực. Các tàu Trung Quốc sau đó tập trung hỏa
lực và tàu số 10 của Việt Nam.
Sau khi chiến
đấu được 1 giờ 37 phút, các tàu Việt Nam để lại chiến hạm số 10 bị
hư hỏng nặng. Tàu này tìm cách bơi đến bãi Linh Dương như không được.
Hai tàu số 281 và 282 của Trung Quốc đã bắn chìm nó. Cùng thời gian,
Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao
Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam
kiểm soát và Mao đã đồng ý. Sau trận hải chiến thành công ngoài
biển, quân đội Trung Quốc đã đổ bộ xuống Cam Tuyền, San Hô (đảo Hoàng
Sa), Kim Ngân (Quang Ảnh) và chiếm đóng các đảo này.
Trong trận
chiến ‘Bảo vệ Tây Sa’ của Trung Quốc, có 18 binh sỹ Trung Quốc bị
giết, 67 bị thương và phía Việt Nam có hơn 100 sỹ quan và binh sỹ bị
giết hoặc bị thương, 49 người bị bắt làm tù binh.
Giáo sư Lý
Hiểu Binh giảng dạy tại Đại học Central Oklahoma và là tác giả cuốn
'A History of the Modern Chinese Army'.
Các bài liên quan
No comments:
Post a Comment