Trường Giang
Cập
nhật lúc 08:05, 04/01/2013
(ĐVO) - Hà Nội đang xây
dựng đề án “Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng
đồng dân cư, nơi công cộng thành phố Hà Nội” tầm nhìn 2020. Những câu chuyện
liên quan đến vụ việc này có khá nhiều tình tiết bi hài.
TS. Lê Thị Bích Hồng, Phó Vụ
trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương: “Ghế đá công viên thành giường trời cho không ít cặp tình nhân. Đàn ông
thường mắc bệnh “đái đường”.
Tôi the thắt, buồn và không khỏi đau lòng vì xứ Tràng An đang tồn tại rất nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa”.
Lối ứng xử nhã nhặn, thanh
lịch của người Hà Nội đang mất dần, thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu,
huỵch toẹt, thiếu văn hóa, kiểu ăn nói “lệch chuẩn”, nhất là ở giới trẻ. Nhiều
fan cuồng ồn ào, la hét, quỳ mọp dưới chân thần tượng nhưng lại kiệm lời, không
biết nói lời “cám ơn”, “xin lỗi”.
Một bộ phận nhà hàng mặc sức
xả “bún mắng, cháo chửi” phục vụ khách. Nhiều chủ hàng sẵn sàng chửi bới thậm
tệ, đốt vía nếu khách vô tình mở hàng mà không mua.
Trên phương tiện công cộng,
một số nhà xe thiếu tôn trọng với khách, thoải mái văng, ném những phụ từ tục tĩu với âm lượng
rất lớn đập vào tai hành khách.
Ngoài đường phố, dù một va
chạm nhỏ, người ta cũng không tiếc lời rủa xả nhau. Người đáng tuổi con cũng
túm ngực người đáng tuổi cha chú và nói câu: “Thằng già! Biến ngay cho nước trong”…Ở
cơ quan, người ta ăn cắp, câu giờ của Nhà nước, kiếm chuyện làm quà, chén chú
chén anh.
Nơi dịch vụ công cộng của Nhà
nước, người ta hách dịch, hất hàm, nói trống không với khách lớn tuổi và thỏa
sức “kể chuyện gia đình, sinh hoạt” không mấy hay ho buộc khách phải nghe.
Văn hóa ẩm thực không được chú
trọng. Người ta có thể ăn uống ở bất cứ nơi nào: vỉa hè, cống rãnh, ngõ hẹp,
trước nhà vệ sinh công cộng… Điều đáng nói là họ ăn uống cũng rất xô bồ, ầm ĩ,
thậm chí còn gây sự với nhau khi quá chén.
Nếp sống văn minh đô thị không
còn được chú trọng. Người ta xả rác bừa bãi, ở bất cứ nơi nào trừ nhà mình, bất
kỳ thời điểm nào, cho trẻ con tè,ị ngay ở vỉa hè, dắt chó gếch chân tè, phóng
uế ở bất cứ đâu thấy tiện.
Mở loa đài công suất lớn ở khu
dân cư, rồ xe, rú ga ban đêm, đót than tổ ong trong khu dân cư…
Nơi công cộng bị biến thành những phương tiện khác. Cầu thang máy thành nơi dỗ trẻ ăn. Vỉa hè bị chiếm dụng để bán buôn. Công viên xanh tươi trở thành nới bán hàng, bàn ghế ngồn ngang cản trở đường đi lối lại, ghế đá công viên thành giường trời cho không ít cặp tình nhân.
Người ta thản nhiên hút thuốc
lá, gạt tàn nơi công cộng, khạc nhổ bất cứ chỗ nào, quảng cáo khoan cắt bê tông ở khắp nơi. Bờ tường, cây
xanh nhem nhuốc vì vẽ bậy. Đàn ông thường mắc bệnh “đái đường”.
Nhiều đền đài miếu mạo, bia đá
còn in lằn dấu tích khắc chữ. Những đầu rùa tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám được
xoa mòn nhẵn. Ngay cả khi có tình nguyện viên đứng canh, số đông học sinh, sinh
viên vẫn rình rập nhảy vào để sở cho hết 82 đầu rùa cầu may.
Chưa bao giờ cư dân Hà Thành
lại thiếu văn hóa giao thông đến thế. Họ vi phạm pháp luật, vượt đèn đỏ, lanh
lách, đánh võng, vượt ẩu, thờ ơ với người bị tại nạn giao thông, chống người
thi hành công vụ, ẩu đả khi va quệt trên đường. Phương tiện công cộng thản
nhiên chèn ép người đi đường mà không cần biết cần biết hậu quả ra sao.
Hà Nội ngày nay, thay vì tiếp
nối truyền thống “bán an hem xa, mua láng giềng gần”, kẻ đến trước giúp đỡ
người đến sau, những người “hàng phố”, “hàng phường” của Hà Nội ngày nay giáp
mặt nhau mà không chào hỏi.
Một bộ phận cư dân Hà Nội
thiếu tôn trọng những giá trị văn hóa đạo đức truyền thống. Đạo đức, lối sống
bị băng hoại. Xuất hiện lối sống vô cảm, thiếu tình thương yêu, trách nhiệm đã
trở thành nét đẹp của người Hà Nội xưa. Họ sẵn sàng gây gổ đánh nhau, thậm chí
chém giết nhau tàn nhẫn. Những người trong cùng một gia đình, chung giọt máu
đào cũng sống “cạn tàu, ráo máng” với nhau đến mức vi phạm pháp luật nghiêm
trọng. Bạo lực gia đình gia tăng. Con cái hư hỏng, vi phạm pháp luật. Bố mẹ
thiếu tính làm gương.
Ông Nguyễn Hòa, Trưởng ban
Tuyên truyền lý luận, báo Nhân dân: “Sự lên ngôi của thói ích kỷ và vô cảm”
Về Hà Nội, thật sự tôi thấy
rất buồn và tiếc. Buồn vì ở Hà Nội bây giờ, cách nói xin lỗi, cảm ơn dường như
là hiếm hoi lắm. Tiếc vì mấy chục năm trước, nhưng ứng xử như thế vốn là việc
bình thường ở Hà Nội này, mà nay đã mai một, thay vào đó la sự lên ngôi của quá
nhiều hành vi theo tô là thiếu ý nghĩa văn minh.
Ngày trước, gia đình tôi ở
trong một khu tập thể. Kế bên nhà tôi là một gia đình mà anh con trai hay nhắc
nhở tôi “người Hà Nội phải thế này, người Hà Nội phải thế kia” nhưng nói “nội”
thành “lội”.
Là người Hà Nội nhưng hơn chục năm, gia đình ấy chưa bao giờ cầm chổi quét cầu thang dù bảng ghi lịch phân công dọn vệ sinh treo ngay bên chiếu nghỉ. Thậm chí, đoạn hành lang trước cửa cũng không bao giờ ngó ngàng đến. Mấy đứa cháu nhà tôi thấy bẩn thì quét. Từ trong nhà, họ nhìn ra, bình thản như trách nhiệm không thuốc về mình!
Lại còn một chuyện kỳ khôi là
có lần thấy nhân viên thu tiền điện gõ cửa, gọi mãi không được, ngỡ là gia đình
đi vắng, tôi ra đóng hộ. Dè đâu lát sau anh chồng lon ton sang trách: “Cháu ở
trong nhà. Chú nộp hộ cháu làm gì. Để nó đến vài lần mới trả cho bõ ghét. Bọn
cháu toàn làm thế thôi”. Thêm một lần nữa ngạc nhiên, nhưng tôi chỉ cười, bụng
bảo dạ, “người Hà Nội mà thế này ư”.
Trong cuộc sống của người Hà
Nội hôm nay có sự lên ngôi của thói ích kỷ và thái độ vô cảm. Chỉ cần đến ngã
3, ngã tư là chứng kiến những điều này. Đó là nơi mà mọi người đều cố bằng mọi
cách len lên phía trước, chỉ để đoạt lấy một mẩu đường bằng một nửa cái bánh
xe. Họ lẫn cả sang làn đường bên trái, quyết giành lấy một chỗ cho riêng mình,
để làm khổ lẫn nhau vì tắc đường.
Cụ thể và trực tiếp hơn, cứ
đến cổng các trường học vào lúc tan trường thì biết. Nhiều phụ huynh lấy con
mình làm mục đích duy nhất, không ngại phóng xe vèo vèo, hoặc đỗ ô tô chềnh ềnh
trước cổng trường, rồi chen lấn nhau, mặc những đứa trẻ vai trễ ba lô, mặt mày
nhớn nhác, len lỏi giữa rừng xe máy, ôtô phun khói mù mịt. Đón được con xong,
người ta chen lấn, sẵn sàng trợn mắt, vang tục, đôi khi sẵn sàng giơ nắm đấm
nếu chẳng may có chiếc xe nào chắn lối hoặc va quệt.
Mỗi khi có tai nạn xảy ra,
người ta tụ tập để bàn tán với sự thích thú, mặc người bị nạn nằm cong queo
dưới đất.
Ích kỷ đến mức không cần quan
tâm tới sự an toàn của con người khác, phải chăng đó là thói quen của người Hà
Nội đang muốn truyền bá cho thế hệ kế tục?
Thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử
cho người Hà Nội là cấp thiết
PGS. TS Phạm Quang Long, GĐ Sở
VH,TT&DL nhấn mạnh:
“Chưa thời điểm nào mà vấn đề
văn hóa ứng xử ở Hà Nội và người Hà Nội được đặt ra cấp thiết như hiện nay.
Những phân tích về sự xuống cấp của văn hóa cộng đồng, những hiện tượng tiêu
cực gần đây trong văn hóa ứng xử đặt ra những vấn đề đáng báo động về chất
lượng của ứng xử và tạo ra những hình ảnh xấu, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của
một thành phố có bề dầy văn hóa, lịch sử, đang hội nhập mạnh mẽ với khu vực và
trên thế giới như Hà Nội. Vì vậy, nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa người
Hà Nội thanh lịch, “hoa Tràng An” không chỉ của một cá nhân, một tổ chức mà nó
cần được chuẩn hóa, tuyên truyền và thấm nhuần vào mọi hoạt động cảu người dân,
tổ chức, cơ quan công quyền hoạt động ở thành phố để hình thành nét văn hóa ứng
xử xứng tầm với một thành phố 1.000 năm tuổi như Hà Nội.
Ở nhiều nước trên thế giới, từ
lâu các thành phố đã có những bộ quy tắc ứng xử riêng làm nên nét đẹp trong ứng
xử giữa cá nhân, giữa cơ quan công quyền với người dân và tại những đơn vị đặc
thù như trường học, bệnh viện, nhà ga, bến bãi…
Việc xây dựng một hệ thống quy
tắc ứng xử trong các môi trường giao tiếp của Hà Nội để hình thành một bản sắc
riêng, phù hợp với truyền thống và mang nét hiện đại là một việc làm cấp thiết
để góp phần xây dựng một hình ảnh thành phố văn minh, hiện đại, là niềm tự hào
của người dân Hà Nội, người Việt Nam trong mắt bạn bè nước ngoài.
Từ những lý do trên, việc xây
dựng Đề án Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng
đồng dân cư, nơi công cộng thành phố Hà Nội” là việc làm cần thiết để triển
khai nghiên cứu thực trạng văn hóa ứng xử và xây dựng được hệ thống quy tắc ứng
xử của thành phố Hà Nội, góp phần thực hiện tốt những chủ trương về xây dựng
thành phố mà UBND TP Hà Nội, Đảng và Nhà nước đặt ra”.
TS. Lê Thị Bích Hồng, Phó Vụ
trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng tán đồng với sự cần thiết của việc xây dựng
Bộ Quy tắc ứng xử xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Bà cho biết, vừa
qua, tạp chí thương mại Business Week cảu Mỹ công bố 55 thành phố có môi trường
làm việc kém nhất thé giới thì cả 2 thành phố lớn nhất nước ta đều có mặt và ở
Top đầu. TP HCM đứng thứ 9 và Hà Nội xếp thứ 11 vì ô nhiễm môi trường trầm
trọng. Nói về văn hóa, lối sống Hà Nội, nhiều người bộc lộ lo ngại “văn hóa Hà
Nội đang thực sự có vấn đề”.
Bà nhấn mạnh: “Việc xây dựng
Bộ Quy tắc ứng xử cho lối ứng xử văn hóa là rất cần thiết, là điều vô cùng quan
trọng, là việc làm phải thực hiện ngay nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà
văn minh, thanh lịch của người Tràng An đang có vấn đề. Bộ Quy tắc ứng xử này
sẽ là cẩm nang hướng dẫn nền tảng văn hóa cho người Hà Nội hiện nay”.
Tuy nhiên, bà cũng cho biết nó
không phải là tất cả, nếu như không giải quyết tận gốc vấn đề là từ nhận thức,
ý thức của người Thủ đô.
Tất cả những đóng góp cho Đề
án gửi BTC đều tán đồng việc phải có ngay một bộ Quy tắc ứng xử cho người Hả
Nội và đều nhấn mạnh sự cấp thiết của nó.
Những góp ý bất ngờ
Ths. Lê Phương Anh, GĐ Dịch vụ
Tư vấn về Phát triển Tổ chức và Quản lý Nguồn nhân lực, Công ty Tư vấn quản lý
MCG đưa ra một loạt số liệu ở Mỹ
về sự liên quan mật thiệt và tỷ lệ thuận giữa ảnh hưởng của văn hóa ứng xử
trong kinh doanh tới thu nhập tài chính của các công ty. GS. John Kotter và GS
James Heskett, trường Đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Harvard, tác giả cuốn
“Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích” cho thấy trong vòng 11 năm, các
công ty có trách nhiệm xã họi cao đã nâng được thu nhập lên tới 682%. Trên thị
trường chứng khóan, giá cổ phiếu của những công ty có đạo đức ứng xử cao tăng
901%.
Ths Lê Phương Anh cho biết
doanh nghiệp VN đang phải đối mặt với thách thức lớn là cạnh tranh quốc tế.
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chuyên nghiệp trong ứng xử kinh doanh thì
chúng ta lúng túng trong thực thi trách nhiệm xã hội, dẫn đến giảm năng lực
cạnh tranh, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và thường bị khiếu kiện.
Bs. Tô Minh Hương, Phó GĐ Bệnh
viện Phụ sản Hà Nội nhìn
ứng xử văn hóa ở khía cạnh phong bì trong bệnh viện. Bà cho biết, từ tháng
9/2011, 5 bệnh viện tuyến trung ương tại Hà Nội là Bạch Mai, Việt Đức, Phụ sản
trung ương, bệnh viện K và E bắt đầu thực thi “Nói không với phong bì”. Tuy
nhiên, thực trạng hiện nay là “mặc dù các bệnh viện đều khẳng định đã rà soát
gắt gao nhưng ngay cả sau khi ký cam kết trên, truyện phong bì vẫn tiếp diễn.
Theo bà, chỉ có thể giáo dục
các bác sĩ về tính nhân bản, lòng thương người khi còn nhỏ, khi đang ngồi ghế
nhà trường.
Ông Lưu Xuân Bình, Phó chánh
Văn phòng Ban An toàn giao thông TP Hà Nội than thở: “Hà Nội chúng ta trong 20 năm trở lại
đây kinh tế không ngừng phát triển, hạ tầng giao thông mở rộng không ngừng
nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu giao thông do sự phát triển ồ ạt của các
loại phương tiện và tăng dân số. Thủ đô quá tải về giao thông, đường xá chật
trội, cảnh ùn tắc giao thông diễn ra hàng ngày, hàng giờ, nạn lấn chiếm vỉa hè,
lòng đường, ý thực chấp nhận Luật giao thông còn hạn chế, thiếu sự kiềm chế và
nhường nhịn mỗi khi chẳng may bị va chạm…
Hình ảnh giao thông Hà Nội
thực sự chưa đẹp trong mắt bạn bè thế giới và là nỗi ám ảnh của mỗi người dân
khi tham gia giao thông. Chính vì vậy, cần thiết phải x ây dựng văn hóa giao
thông và đưa quy tắc ứng xử của mỗi người khi tham gia giao thông để làm nền
cho sự phát triển văn hóa sau này.
Ông Bình đề xuất khá cụ thể một số tiêu chí xây dựng hình ảnh văn hóa giao thông Hà Nội, trong đó, mọi người phải giúp đỡ nhau, am hiểu về pháp luật và có thái độ văn minh khi xảy ra va chạm.
Ông Nguyễn Hòa, Trưởng ban
Tuyên truyền lý luận, báo Nhân dân, tỉnh táo đề xuất: “Nhưng thiết nghĩ, quan trọng hơn là cần làm gì để rồi
đây, hệ thống ấy không chỉ có ý nghĩa văn bản, đi cùng vài ba cuộc vận động
“xuân thu nhị kỳ” mà thiếu sinh khí cuộc sống”.
“Và cũng thiết nghĩ, cần coi
đây là một công việc lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, không giới hạn thời gian,
càng không cần tới hai chữ “định hướng 2020” như để không lạc hậu với ngôn từ
thời thượng, hơn là chứng tỏ một nhận thức sâu sắc về văn hóa. Vì đối với mỗi
người, mỗi cộng đồng, các chuẩn mực trong văn hóa ứng xử là kết quả của quá
trình đào luyện lâu dài, gắn liền với tinh thần tự giác, được rèn rũa ngay từ
nhỏ”.
Được biết, từ quý II năm 2015
đến quý I năm 2015 mới triển khai và từ đó trở đi, tiến hành tổ chức triển
khai, đánh giá hiệu quả của đề án.
Số tiền thực hiện Đề án này
chưa được Sở VH,TT&DL công bố, vì nó sẽ hoàn thành trong quá trình lập đề
cương. Tuy nhiên, theo một quan chức của Sở VH,TT&DL, nó sẽ là một con số
không nhỏ.
Ông Phạm Quang Long cho biết thêm: “Xây dựng những nguyên tắc văn hóa ứng xử không có nghĩa là chúng ta bắt đầu từ số không, xây dựng mới toàn bộ những quy tắc đó mà đúc kết từ những nguyên tắc mang tính truyền thống kết hợp với việc điều chỉnh, bổ sung, xây mới phù hợp với nhu cầu của đời sống.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng,
thận trọng từ đề xuất của các nhà chuyên môn, cơ quản quản lý, xin ý kiến của
nhân dân… Chúng tôi sẽ trình UBND TP Hà Nội ban hành một văn bản quy định và tổ
chức triển khai thực hiện đến toàn bộ cộng đồng nhân dân, phù hợp với đặc thù
của mỗi đơn vị, vùng dân cư trong thành phố”.
Trường Giang
No comments:
Post a Comment