Thu, 01/03/2013 - 11:21 — tuongnangtien
ới danh thiếp những tên đường đã đổi
Những số nhà chớp mắt bỗng tang thương
Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại
Những tên đời tơi tả khắp quê hương
Những số nhà chớp mắt bỗng tang thương
Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại
Những tên đời tơi tả khắp quê hương
Tôi không được hân hạnh quen biết với tác
giả của những câu thơ thượng dẫn; do thế, chỉ có cảm tưởng (lờ mờ) rằng ông
–như rất nhiều văn thi sĩ khác – cũng bị cái tật hay nói quá lời:
Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại!
Coi: đâu mà dữ vậy, cha nội! Thiên hạ
“trở lại” đều đều, và nườm nượp mà, đúng không? Chỉ có điều bắt buộc phải
phàn nàn là “những chốn hẹn” xưa, nơi thành đô cũ (đã bị mất tên) giờ rất
khó tìm – theo như tường thuật của báo Tin Tức, số ra ngày 15 tháng 6 năm
2012:
“TP.HCM
có hơn 1.500 con đường nhưng có đến 310 con đường trùng tên nằm ở nhiều quận,
huyện khác nhau, có trường hợp năm đường cùng mang những tên như Lê Lợi, Nguyễn
Trường Tộ, Lam Sơn. Việc trùng tên đường khiến cho nhiều người ở xa đến, do
không nắm kỹ địa chỉ đã phải ‘bở hơi tai’ khi tìm kiếm nhà. ...
Không những thế, việc đặt tên đường một
cách ‘thực dụng’ sẽ gây thêm nhiều hệ lụy xã hội và ảnh hưởng đến nét văn hóa
của khu phố. Có rất nhiều con đường mà nghe qua tưởng như không ảnh hưởng gì,
nhưng ngẫm lại thì có nhiều điều phải bàn. Chẳng hạn như đường ‘Kênh Nước Đen’,
‘Rạch Bùng Binh’, ‘Đường Tên Lửa’, ‘Đường Vành Đai’… mà chắc chắn sau thời gian
ngắn nữa nó sẽ phải được đổi tên. Nhiều ý kiến cho rằng, chẳng lẽ TP.HCM đã hết
tên những người có công với đất nước để đặt cho những con đường này và cứ để
cho những cái tên ‘tự đặt’ bùng phát một cách tùy tiện rồi để sau này sửa sai?!
Nước ta không thiếu những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, những bà mẹ Việt
Nam anh hùng, những địa danh nổi tiếng... Việc nhanh chóng đặt, chỉnh sửa tên
đường không chỉ sớm ổn định cuộc sống của người dân mà còn thể hiện đẳng cấp
của một đô thị văn minh, hiện đại.”
Ảnh: báo Tin Tức
http://www.rfavietnam.com/files/đường%20cựu%20chiến%20binh(1).jpg
Hai mươi năm trước – trước khi nhà thơ Cao
Tần bỏ của (Sài Gòn) để chạy lấy người – hàng triệu người Việt khác cũng
đã giã từ Hà Nội, với một tâm cảm đau thương và rối bời tương tự:
-Hà Nội ơi! Biết người còn có trông
mong
Hướng về ai nữa hay không
Những ngày xa vắng bên sông
Hà Nội ơi! Những chiều sương gió dâng
khơi
Có người lặng ngắm mây trôi
Biết bao là nhớ tơi bời
(“Hướng Về Hà Nội”) – Hoàng Dương
- Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi
heo may về
Lòng khách tha hương vương sầu thương
Nhìn ‘em’ mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời
Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly
Lòng khách tha hương vương sầu thương
Nhìn ‘em’ mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời
Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly
Rồi đây dù lạc ngàn nơi
Ta hướng về chốn xa vời
Tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai
Nghẹn ngào thương nhớ em ... Hà Nội ơi!
Ta hướng về chốn xa vời
Tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai
Nghẹn ngào thương nhớ em ... Hà Nội ơi!
(“Giấc Mơ Hồi Hương” – Vũ Thành)
Đôi lúc, tôi băn khoăn tự hỏi: khi giấc mơ
hồi hương biến thành hiện thực, lúc trở về Hà Nội, chả hiểu nhạc sĩ Vũ
Thành có tìm lại được những “chốn hẹn” xưa không?
Sao e rằng “không” quá. Thì cũng cả mớ “danh
thiếp những tên đường đã đổi. Những số nhà chớp mắt bỗng tang thương,” y
như chuyện bể dâu ở thủ đô của miền Nam thôi. Hà Nội – bây giờ– toàn là
những tên đường rất lạ, và rất bất an:
- “Quét Gái Mãi Dâm Trên Đường Nguyễn Chí
Thanh” – báo An Ninh Thủ Đô
- “Đột Nhập Động Mãi Dâm Trên Đường Phạm
Văn Đồng” – báo Người Đưa Tin
- "Bắt Kẻ Giao Hàng Trắng Dọc Đường
Trường Chinh" – báo An Ninh Thủ Đô
- “Trộm Vàng Táo Tợn Trên Đường Xuân Thuỷ”
– báo VietNamNet
- “Phóng Viên Truy Đuổi Đối Tượng Trộm
Cắp Trên Đường Phạm Hùng” – báo An Ninh Thủ Đô
- "Dàn Cảnh Cướp Xe Trên Đường Hồ Chí
Minh" – báo Dân Trí
-“Xe Buýt Lại Tông Người Trên Đường Lê
Duẩn" – báo Người Lao Động
- “Xuất Hiện Hố Tử Thần Trên Đường
Trần Quốc Hoàn" – báo Lao Động
- "Ôtô Điên Trên Đương Tôn Đức
Thắng" – Báo Mới.
Mưa chiều kỷ niệm trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà
Nội. Ảnh: Tiến Dũng –
Vnexpress
http://www.rfavietnam.com/files/nguyễn%20chí%20thanh.jpg
Sau 83 năm đô hộ Việt Nam, ngoài tội ác,
người Pháp cũng đã để lại cho xứ sở này một số những thành quả đáng kể,
thuộc nền văn minh chung của toàn thể nhân loại: hệ thống cầu cống, giao
thông, y tế, giáo dục, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, thư viện, kiến
trúc ... Nói theo bác Nguyễn Gia Kiểng là “Pháp đã còng
tay Việt nam và dẫn vào thời đại mới.”
Sau đó, dân Việt bị còng tay (chặt hơn)
bởi những người cộng sản rồi buộc phải .... đi lùi! Đó là lý do tại sao
trước khi được “vinh hạnh” mang tên “những vị anh hùng cách mạng” kể trên,
phố phường Hà Nội (nói riêng) và cả nước (nói chung) an lành và an bình hơn
hiện cảnh.
Điều phiền phức và rắc rối hiện nay là
dân Việt không còn chỗ để có thể lùi được nữa. Họ đã bị đẩy đến chân tường.
Bởi thế, những người cộng sản khó mà có thể tiếp tục giữ được quyền bính –
trong tương lai gần.
Khác với chủ nghĩa
thực dân, chủ nghĩa cộng sản khi sụp đổ không để lại nơi phần đất mà nó
cai trị bất cứ một thứ thành quả nào – ngoài bạo lực, nghèo đói, dốt nát,
dối trá,và vô số những con đường (cũng như những ngôi trường, những cơ quan,
dinh thự ...) buộc phải thay tên!
Hơn hai thập niên sau, sau khi chế độ
cộng sản cáo chung ở Hungary, người dân mới đủ thời gian để nghĩ đến cái chuyện
phiền phức (không làm không được) này ở đất nước họ – theo như tường thuật
của tạp chí Nhịp Cầu Thế Giới Online:
“Tên đường phố ‘có yếu tố cộng sản’ sẽ
bị cấm?
Đó là nội dung một dự luật vừa được 9 dân
biểu phe cầm quyền đệ lên Quốc hội Hungary vào thượng tuần tháng 6 vừa qua,
theo đó, cần đổi tên các đường phố, quảng trường có liên quan đến các thể chế
độc tài, nhất là độc tài cộng sản…
Dự luật cho rằng tại Hungary, cả dân chúng
lẫn truyền thông ngày càng có nhu cầu và đòi hỏi cho sự thay đổi đó. Cụ thể,
nhóm dân biểu muốn cấm mọi tên đường, phố có nguồn gốc từ tên những người ‘từng
đóng vai trò lãnh đạo trong sự hình thành, kiến thiết hoặc duy trì các chính
thể độc tài của thế kỷ 20’, hoặc từ tên tổ chức, khái niệm “có mối quan hệ trực
tiếp với các chính thể độc tài thế kỷ 20”.
Tuy nhiên, ở phần lý giải dự luật, các nghị
sĩ cho thấy, họ chủ yếu nhằm vào việc bài trừ những ‘tàn dư’, ký ức của những
thể chế độc tài cánh tả. Đề xuất không chỉ chủ trương thay đổi tên đường, phố
có ‘hơi hướng’ cộng sản, mà rộng hơn thế nhiều, nó muốn các doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức xã hội và cơ quan ngôn luận cũng không được mang những tên “có
yếu tố cộng sản”.
Chưa rõ phạm vi ảnh hưởng của dự luật cụ
thể đến đâu, nhưng căn cứ một danh mục đi kèm, có thể thấy nhóm dân biểu cầm
quyền muốn ‘bài trừ’ tên tuổi các lãnh tụ cộng sản quốc tế và trong nước
(Lenin, Marx, Engels, Szamuely Tibor, Kun Béla, Münnich Ferenc, Ságvári
Endre…), cũng như các khái niệm liên quan tới nền độc tài cộng sản kiểu
Stalinist (Sao Đỏ, Giải Phóng, Quân đội Nhân dân, Hồng Quân, Cộng hòa Nhân dân,
Cộng hòa Xô-viết, Mặt trận Nhân dân, Mùng 7 tháng 11, v.v…).
Theo dự luật trên, chính quyền tự quản địa
phương cũng có thể quyết định đổi tên đường, phố – trước nay cũng đã có nhiều
thử nghiệm theo hướng này, nhưng đều thất bại vì việc thay đổi địa chỉ trong
giấy tờ khiến cư dân và doanh nghiệp phải trả một khoản phí đáng kể. Do đó, các
dân biểu đề nghị đạo luật mới cho phép việc đổi các giấy tờ có liên quan (hộ
chiếu, chứng minh thư, bằng lái xe, giấy chứng nhận kinh doanh…) sẽ được miễn
phí.
Hiện tại, một số chính khách địa phương còn
muốn thay đổi những đường phố mang tên các nhà văn, văn nghệ sĩ, nhân sĩ cánh
tả, trong số đó có những nhân vật nổi tiếng như Lukács György (người sáng lập
trường phái mỹ học mang tên ông), hay Pablo Neruda (nhà thơ cộng sản Chile,
Giải Nobel Văn chương 1971), Váci Mihály (nhà thơ, dịch giả cánh tả Hungary,
mất ở Hà Nội trong chuyến thăm Bắc Việt Nam năm 1970), v.v…”
Theo thống kê, vài chục vùng ở Hungary hiện vẫn còn những
đường phố mang tên Lenin. Ảnh: internet.
http://www.rfavietnam.com/files/đường%20Lê%20Nin(1).jpg
Sau Hungary, những quốc gia và vùng chung
quanh Liên bang Xô viết cũ đã bắt đầu thực hiện những điều tương tự – theo
như bản tin của VOA , nghe được vào hôm 26 tháng 8 năm
2012. Đây là những việc làm rất tốn công và vô cùng tốn kém.
Trong những trang
sổ tay trước, chúng tôi cũng đã có lần đề cập đến vấn
nạn này và có đưa ra vài lời đề nghị nhỏ:
- Cứ giữ tên những con đường, học viện
mang tên Tôn Đức Thắng. Chỉ cần sửa đổi chút xíu thôi. Thay vì “c” ta sửa
thành “t” trong chữ “đức” là… rồi. Tất cả sẽ biến thành Tôn Đứt Thắng. Gọn
bâng. Vừa yên được lòng người, vừa đỡ mất lòng mấy bác, lại cũng đỡ tốn công
và tốn của.
-Trường hợp của em Lê Văn Tám cũng vậy,
xin cứ giữ tên cũ, chỉ cần bôi bớt một nét của chữ “m” cho nó thành “n” thôi.
Vậy là khắp nước sẽ có những công viên, trường học, tượng đài Lê Văn Tán chớ
không phải là Lê Văn Tám nữa. Rõ ràng vừa tránh được điều tiếng, vừa đỡ phiền
phức. Cứ coi như đây là chuyện của một thởi nhảm nhí, để tán nhảm cho
vui, theo kiểu “thôi bỏ đi Tám” ấy mà.
Nay xin đề xuất thêm vài “giải pháp tình
thế” nữa, cho tương lai gần. Nói dại, chả may mà ngày mai (hay tuần sau) qúi
bác Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết
... đột ngột chuyển sang từ trần thì xin Trung Ương đừng mang tên họ đặt
cho những con đường hay ngôi trường nào nữa cả. Mai mốt lại phải gỡ xuống
thôi, chẳng những sẽ mất công mà còn mất vui nữa!
No comments:
Post a Comment