Thanh Hà - RFI
Chủ
nhật 27 Tháng Giêng 2013
Nhạc
sĩ Phạm Duy vừa qua đời chiều ngày 27/01/2013 tại Sài Gòn. Ra đi ở tuổi 92 Phạm
Duy, được xem là một cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam với hơn 70 năm sự
nghiệp, đã để lại một khối lượng đồ số cả nghìn tác phẩm âm nhạc ghi đậm dấu ấn
của một nhạc sĩ dành trọn đời cho tình yêu âm nhạc.
Theo
tin từ nhà thơ Đỗ Trung Quân từ Sài Gòn, tác giả của « Nghìn Trùng Xa Cách » đã
trút hơi thở cuối cùng vào chiều nay khoảng 14 giờ 45 tại bệnh viên 115 Sài Gòn
vì tuổi cao sức yếu.
Nhạc
sĩ Phạm Duy, tên thật là Phạm Duy Cẩn. Sinh ngày 05/10/1921 tại Hà Nội. Ông bắt
đầu sáng tác vào năm 1942 với tác phẩm đầu tay là « Cô Hái Mơ ». Hai năm sau
ông gia nhập gánh hát Đức Huy và trong hành trình « hát rong » ấy, Phạm Duy đã
đi khắp mọi miền đất nước trước đi theo Việt Minh tham gia kháng chiến chống
Pháp năm 1945. Sau đó do không chịu được sự trói buộc với những sáng tác âm
nhạc của mình, ông đã rời bỏ những người cộng sản để trở thành nghệ sĩ tự do
cống hiến cho âm nhạc. Năm 1949 ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng và có với
bà 4 người con.
Hai
năm sau ông đưa gia đình vào Nam sinh sống. Đến năm 1953, nhạc sĩ Phạm
Duy sang Pháp học về âm nhạc.Sau khi du học ở Pháp trở về ông thành lập
ban Hợp ca Thăng Long và đắm mình cho những sáng tác lãng mạn mang đạm chất
Phạm Duy. Biến cố năm 1975 đã đưa nhạc sĩ Phạm Duy sang định cư tại Mỹ và đến
năm 2005 ông trở lại Việt Nam cho đến ngày " Nghìn trùng xa
cách" hôm nay.
Trong
sự nghiệp trải dài hơn 70 năm Phạm Duy để lại những trường ca « Con đường cái
quan », « Mẹ Việt Nam » hay « Bầy chim bỏ xứ ». Trong số những bản nhạc được
coi là xuyên thời gian của Phạm Duy phải kể đến « Bên cầu biên giới », « Tình
kỹ nữ », hay những lời tự tình với quê hương, dân tộc bản « Tình Ca », « Tiếng
hò miền Nam » hay « Qua cầu gió bay ».
Nếu
như các tác phẩm âm nhạc của Phạm Duy đau đáu một tình yêu thương quê
hương đất nước con người Việt Nam, thì đó là bởi cuộc đời của người nhạc
sĩ tài hoa này luôn gắn liền với những biến cố thăng trầm của đất nước.
BBC
Cập nhật: 08:54 GMT - chủ nhật, 27 tháng 1, 2013
Người nhạc sỹ
lớn của nền tân nhạc Việt Nam, Phạm Duy, vừa qua đời tại TP Hồ Chí
Minh ở tuổi 93, các nguồn thân thiết với gia đình ông cho biết.
Nhà thơ Đỗ
Trung Quân cho BBC hay ông được tin nhạc sỹ qua đời vào buổi trưa Chủ
nhật 27/1. Có nguồn tin nói ông ra đi trong bệnh viện.
Nhạc sỹ Phạm
Duy có tiền sử bệnh tim và từng qua hai lần giải phẫu tim.
Ông Đỗ Trung
Quân không giấu nổi nghẹn ngào: "Tôi thực sự rất xúc động khi
nghe tin ông [Phạm Duy] qua đời".
"Ông là
một trong những nhạc sỹ đã tạo nên diện mạo nền âm nhạc Việt
Nam."
Các tác phẩm
âm nhạc của Phạm Duy đã kết hợp được những nét của âm nhạc cổ
truyền, dân ca, với các trào lưu phong cách hiện đại.
Ông từng nói
trong một cuộc phỏng vấn với BBC: "Tôi nghĩ rằng tôi là người Việt
Nam, nếu tôi muốn được gọi là một nhạc sỹ Việt Nam, thì tôi phải làm nhạc dân
ca. Đó là chuyện rất giản dị".
"Tôi phải
khởi sự sáng tác của tôi bằng những bản nhạc mang tinh thần Việt Nam và với
chất liệu của Việt Nam nữa."
Mới tháng
trước, con trai lớn của nhạc sỹ Phạm Duy, ca sỹ Duy Quang, cũng qua
đời tại Mỹ.
Vợ của ông là
ca sỹ Thái Hằng, bà qua đời năm 1999.
Tài năng lớn
Nhạc sỹ Phạm
Duy sinh ngày 5/10/1921. Tên thật của ông là Phạm Duy Cẩn.
Không chỉ là
tác giả của một khối lượng đồ sộ các sáng tác, ông còn là nhà
nghiên cứu âm nhạc lớn, với công trình khảo cứu về âm nhạc có giá trị.
Phạm Duy bắt
đầu con đường âm nhạc trong vai trò ca sỹ. Ông từng tham gia kháng chiến
chống Pháp, nhưng sau di cư vào Nam.
Sau sự kiện
30/4/1975, khi ông vượt biên sang Hoa Kỳ. Các ca khúc của ông bị cấm ở
trong nước một thời gian dài.
Việc ông trở
về Việt Nam định cư năm 2005 đã gây ra nhiều tranh cãi.
Kể từ đó, một
số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên cho
tới nay, mới khoảng 1/10 số bài hát của ông được biểu diễn ở trong
nước.
Trong cuộc trao
đổi với BBC, nhạc sỹ kỳ cựu thừa nhận ông từng có giai đoạn sáng tác tuyên
truyền trong các giai đoạn chiến tranh, nhưng cho rằng ông chỉ làm như vậy vì
yêu nước.
"Lẽ tất
nhiên bổn phận của chúng tôi là thế. Bổn phận của người nhạc sỹ khi đi theo
kháng chiến, thì phải dùng cái đàn của mình để xưng tụng cuộc kháng
chiến."
"Ngoài
những bản nhạc về tình ái, hay về những chuyện khác, thì những bản nhạc có tính
chất gọi là tuyên truyền đó thực ra cũng là những bản nhạc yêu nước thôi. Đừng
nói là tuyên truyền hay không tuyên truyền."
Nhạc sỹ cho rằng
âm nhạc của ông đa dạng và luôn biến đổi vì thân phận và tâm trạng của ông luôn
"vui buồn" và "trôi nổi" theo vận nước.
--------------------------------
No comments:
Post a Comment