Friday 25 January 2013

NGUYỄN BÁ THANH CÓ PHẢI LÀ NHÂN VẬT GIẢI QUYẾT ĐƯỢC KHÓ KHĂN HIỆN NAY CỦA ĐẢNG CSVN ? (The Economist)




The Economist/Print Version

Lê Quốc Tuấn X Cafe VN dịch Việt ngữ
Fri, 01/25/2013 - 03:32

Với nội bộ xâu xé tan nát bởi những chuyện tồi tệ, đảng CSVN đang trả đòn lên giới bất đồng chính kiến và giải quyết nạn tham nhũng.

Đầu tháng này, Toà án Việt Nam vừa giáng những bản án nặng nề xuống 14 nhà hoạt động dân chủ và các blogger trẻ, bị cáo buộc lật đổ chính phủ, dựa trên những chứng cớ lỏng lẻo nhất. sự kiện này, dù dựa trên những chuẩn mực nghèo nàn của các nhà cầm quyền Đảng Cộng sản của đất nước, đánh dấu một mức thấp mới hơn của việc đàn áp tàn bạo không cân xứng. Sự thái quá của giới cầm quyền này thực chẳng háo thắng hơn việc tham dự vào buổi huấn luyện của một đảng chính trị bị cấm hoạt động ở Bangkok.

Có thể là Đảng CSVN muốn hiển thị phiên tòa như một dấu hiệu của sức mạnh chính trị, nhằm đe dọa bất kỳ sự phản đối nào, nhưng hầu hết người dân Việt Nam đều hiểu sự kiện ấy như một điều bất nhẫn, vô đạo. - hành động tuyệt vọng bởi một đảng ngày càng hoang tưởng hơn. Mặc dù với những tiến bộ về kinh tế mang lại từ một phần tư thế kỷ cải cách và cởi mở tương đối, Đảng vẫn đang có nguy cơ đánh mất thẩm quyền cần thiết về đạo đức để cai trị.

Vì báo chí bị đặt dưới sự kiểm soát tuyệt đối của chính phủ, cuộc đàn áp giới bất đồng chính kiến ​​ch yếu nhắm vào mạng internet. thời điểm Việt Nam từng ước tính có tối thiểu là 2 triệu blog chủ yếu là những trang trò chuyện vô thưởng vô phạt trong các chủ đề về "phong cách sống", nhưng cũng bao gồm một số lượng đáng kể các blog về vấn đề nhạy cảm, xã hội, kinh tế và chính trị trong những cách thức mà đảng không ưa thích. Trong hai năm qua, những cuộc đàn áp đã gia tăng mức tàn bạo, rõ ràng là tỷ lệ thuận với những lời kinh cầu về các khó khăn chồng chất của đất nước. Hiện nay, Việt Nam đang đứng gần chót bảng xếp hạng toàn cầu, chỉ trên Trung Quốc và Iran về tự do internet. Trong một khu vực đang thay đổi nhanh chóng đặc biệt là ở Myanmar, hơn bao giờ hết, Việt Nam trông như như một con khủng long chính trị - và con khủng long ấy đang đâm đầu vào một hướng sai lầm.

Lý do chính cho sự phòng ngự của Đảng là khả năng quản lý kinh tế yếu kém. Chỉ mới năm năm trước, đất nước từng được tán dương như là một con hổ mới của châu Á, tỷ lệ tăng trưởng leo cao đến kỷ lục. Tuy nhiên, hiên nay các khó khăn về cấu trúc cũ của một hệ thống xã hội chủ nghĩa đa phần không được cải cách đang vướng mắc vào - nhanh chóng đưa đến sự gia tăng lạm phát, tiền tệ mất giá, các ngân hàng lún sâu trong nợ và đảo lộn mức tăng trưởng kinh tế, sút giảm đến mức khiêm tốn 5% vào năm ngoái . Tất cả mọi người, ngay cả những nhà lãnh đạo Cộng sản, đều đồng ý rằng thủ phạm chính là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà đảng từng cố gắng quản lý nền kinh tế theo phong cách xã hội chủ nghĩa truyền thống. Các DNNN này chiếm khoảng 40% sản lượng quốc gia nhưng vẫn trong tình trạng quản lý kém, lãng phí và không có tính cạnh tranh. Trong năm 2011 một trong các doanh nghiệp lớn nhất, Công ty đóng tàu Vinashin, gần như hoàn toàn sụp đổ.

Tuy nhiên, còn tổn thương hơn nữa là, hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước rõ ràng là bị bôi nhọ bởi nạn tham nhũng, và chính điều đó đã làm suy yếu thẩm quyền của một đảng từng thành lập bởi nhà tu khổ hạnh Hồ Chí Minh. Các nhà quản lý cao cấp nhất đều từ các bổ nhiệm có tính chính trị. Thường thì dường như các doanh nghiệp nhà nước được vận hành chủ yếu là vì lợi ích của các đảng viên, nhiều người trong số họ hiện nay rất giàu có. Năm ngoái là một trong những năm khủng khiếp cho danh tiếng của doanh nghiệp nhà nước cũng như cho Đảng, với một số trường hợp các giám đốc điều hành chạy trốn ra nước ngoài hoặc phải đi tù. Từ lâu, nạn tham nhũng đã được hệ thống hóa. Một báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm ngoái cho thấy 50% các doanh nhân phải hối lộ các quan chức để giành được các hợp đồng. Tỷ lệ thực có thể cao hơn thế.

Ntừng có rất nhiều điều đã được nói về việc làm thế nào để cải cách các doanh nghiệp nhà nước, cũng có rất nhiều cuộc thảo luận về việc làm thế nào để giải quyết vấn đề tham nhũng nhưng thực tế hành động thi không có bao nhiêu. Tuy nhiên, cuối cùng, đảng đã hành động, nhưng bằng phong cách đặc trưng của mình. Đó là thay vì sa thài hay bắt buộc từ nhiệm, vốn sẽ làm suy yếu khẳng định mình không hề sai lầm, đảng đã gửi một nhân vật đến để giải quyết đống hỗn độn này.

Nhân vật đi giải cứu là ông Nguyễn Bá Thanh, 59 tuổi, người lãnh đạo đảng trước đây tại Đà Nẵng, thành phố lớn thứ ba của cả nước. Ông vừa được bổ nhiệm làm người đứng đầu Ủy ban Nội chính Trung ương, một bộ phận quyền lực mới của đảng, ngắn gọn là để giảm trừ nạn tham nhũng. Ông Thanh sẽ tới Hà Nội với một danh tiếng, uy tín và lối nói thẳng thừng có hiệu quả. Ông mang đến niềm hy vọng của các nhà cải cách rằng mình có thể tái sản xuất các tài năng, hiệu quả này ở cấp độ quốc gia.

Ông sẽ có sự tận lực. Ông đang đi thẳng vào một cuộc đấu tranh quyền lực gay gắt, giữa một bên là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và bên kia là chủ tịch Trương Tấn Sang, cùng với tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng. Danh tiếng của Dũng đã bị mờ nhạt bởi sự thất bại tại Vinashin và các vụ bê bối khác, ông được cho là gần gũi với một số giám đốc điều hành Vinashin và chủ ngân hàng Nguyễn Đức Kiên, người đã bị bắt giam vào cuối tháng tám bị cáo buộc "vi phạm kinh tế". Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn nắm chức vụ của mình trong gang tấc. Sự xuất hiện của ông Thanh như nhằm mục đích để cắt bớt đôi cánh của ông hơn nữa. Tuy nhiên, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang phản công. Một cơ quan chính phủ vừa ban hành một báo cáo bất thường trong tháng này tấn công vào việc quản lý yếu kém và tham nhũng tại Đà Nẵng trong thời quan sát của ông Thanh.

Để những chuyện đôi co ẩu đả trên tượng tầng như thế trở thành công khai là một triệu chứng khác của sự căng thẳng quá tải trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Trong khi đó, mặc dù chưa đến mức độ của một cuộc cách mạng, nhưng cơn giận và thất vọng của công chúng đối với đảng đang phát triển. Tuy nhiên, những cuộc đối đầu với chính quyền, ví dụ như về việc chiếm đoạt đất đai của chính phủ, hiện nay đã trở thành khá bạo động. Trong tất cả các khả năng, nhiệm vụ ngắn gọn của ông Thanh sẽ chỉ cho phép ông chắp vá với hệ thống hiện tại. Còn một thay đổi sâu sắc hơn sẽ phải chờ đợi, hoặc phải đi ngược lại các mong muốn của đảng.

Nguồn: The Economist




No comments:

Post a Comment

View My Stats