Thứ
bảy, ngày 05 tháng một năm 2013
Советы по выживанию для диссидентов
Nguồn:
inosmi.ru
Kichbu
posted on 06.01.2013
Nghệ sĩ-nhà bất đồng
chính kiến dũng cảm nhất ở Trung Quốc hàng ngày đang lựa chọn giữa sự thật và
dối trá.
Những phát ngôn dẫn
dưới đây trích từ cuốn sách "Weiwei-ism" xuất bản trong tháng nay tại
nhà xuất bản Princeton University Press do Larry Warsh biên tập. Cuốn sách chứa
đựng những trích đoạn từ các bài viết và trả lời phỏng vấn của nghệ sĩ-nhà bất
đồng chính kiến Ai Weiwei (Ngải Vị Vị) trong những năm qua nói về những suy
nghĩ của ông về các quyền con người, tự do ngôn luận và tương lai của Trung
Quốc. Vào tháng Tư năm 2011 Mr. Ai đã bị bắt tại Pekin. Chính quyền Trung Quốc
cáo tội ông trốn thuế và giam ông trong nhà tù 81 ngày. Trong suốt thời gian đó
ông ở trong căn phòng có diện tích 3,7x7,3 m dưới sự giám sát thường xuyên của
cảnh sát vũ trang. Cho đến nay ông không được phép rời khỏi Trung Quốc.
Sống
dưới chính quyền với ý thức hệ cộng sản, nghệ sĩ không thể tránh khỏi cuộc đấu
tranh vì tự do ngôn luận. Luôn luôn cần thiết nhớ rằng nghệ thuật - đó không
chỉ tự biểu hiện, mà còn là sự thể hiện các quyền con người và phẩm giá con
người. Tự do biểu hiện mình - chưa chắc là quyền cá nhân nhất trong số tất cả
các quyền, tuy nhiên trong bối cảnh chính trị như vậy điều này rất khó.
—
NY Arts, tháng Ba-tháng Tư năm 2008
Những
lời khuyên để sống trong chế độ này: hãy tôn trọng bản thân và hãy bảo vệ những
người khác, mỗi ngày hãy thực hiện cho dù chỉ là hành động nhỏ nhưng nó chứng
minh công bằng đang tồn tại.
—
Twitter, ngày 6 tháng Tám năm 2009
Lựa
chọn sau khi tỉnh giấc ngủ: trở thành trung thực hoặc nói dối? Hành động hoặc
cho phép tẩy não mình? Sống làm người tự do hoặc trong tù?
—
Тwitter, ngày 4 tháng Chín năm 2009
Ném
đá vào chế độ chuyên chế - loại hình thể thao tốt nhất, chiến đấu trên không
gian mạng - các cuộc tranh đấu hấp dẫn nhất.
—Тwtter, ngày 10 tháng Ba năm 2010
Không
điều gì có thể bắt buộc tôi phải im lặng khi tôi đang sống. Tôi không có ý định
xin tha thứ vì bất kỳ điều gì. Nếu tôi không thể rời bỏ (Trung Quốc) hoặc trở
về (trung Quốc), điều này không thay đổi được các niềm tin của tôi. Khi tôi ở
Trung Quốc, tình hình như thế này: Tôi nhìn thấy mọi người mà họ cần sự giúp
đỡ, và đơn giản tôi muốn làm cái điều mà tôi vừa sức để giúp đỡ họ.
—
The Paley Center for Media, ngày 15 tháng Ba năm 2010
Chính
quyền muốn Trung Quốc nom như một đất nước văn hóa và sáng tạo, nhưng trong một
xã hội chính trị phi tự do này tất cả những gì nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp
của nhà nước bị xem là mối đe dọa.
—
CNBC.com, ngày 12 tháng Năm năm 2010
Khi
tôi bị bắt, người ta thường xuyên hỏi tôi: Ai Weiwei, ông làm sao đến nông nổi
này? Tôi trả lời: trước hết bởi vì tôi không quên. Bố mẹ của tôi, những người
ruột thịt của tôi, tất cả thế hệ của họ và tất cả thế hệ của tôi - tất cả những
người này đã trả giá đắt cho cuộc đấu tranh tự do ngôn luận. Nhiều người đã
chết chỉ vì một câu hoặc thậm chí chỉ vì một từ. Có ai đó sẽ chịu trách nhiệm
về điều này.
—
Der Spiegel, ngày 21 tháng Mười một năm 2011
Trong
xã hội như xã hội này, không có trao đổi, không có tranh luận - bây giờ họ đơn
giản nói rằng chính quyền bất kỳ thời khắc nào có thể đè bẹp bạn, nếu muốn. Hơn
thế nữa, không chỉ bạn, mà còn toàn bộ gia đình của bạn, và tất cả những người
như bạn.
—
Financial Times, ngày 24 thángHai năm 2012
Có
thẻ thấy rằng ở Trung Quốc đã áp dụng thành công các phương pháp kiểm soát,
nhưng trên thực tế chính quyền chỉ nâng mực nước lên cao. Điều này như xây đập:
nếu nước tràn qua, cần xây đập cao hơn nữa. Nhưng mỗi giọt nước nằm ngoài đập
nước. Giảm bớt áp lực của nước như thế nào, chính quyền không biết. Thay vào
điều đó họ chỉ tăng cường kiểm soát và đố vấy vấn đề lên vai thế hệ tiếp theo.
—
Guardian, ngày 15 tháng Tư năm 2012
Tôi
không bao giờ rời bỏ Trung Quốc, nếu người ta không bắt buộc tôi làm điều đó.
Bởi vì Trung Quốc - đó là đất nước của tôi. Tôi không bỏ lại những gì thuộc về
tôi trong tay những người mà tôi không tín cẩn.
—
Reuters, ngày 29 tháng Năm năm 2012 года
Bản
gốc: A Dissident's Tips for Survival
No comments:
Post a Comment