Wednesday, 2 January 2013

LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ THỰC SỰ ĐI VÀO NGỎ CỤT (Tấn Hà)




Tấn Hà
09:03 - 03/01/2013

Không ít người đã từng gọi đương kim Tổng bí thư ĐCSVN là “Trọng lú” mặc dù không có ác ý gì với bản thân ông. Họ nói có lý, bởi vì ông Trọng có nhiều phát biểu rất kỳ cục, ngô nghê, ngồ ngộ trên báo chí và truyền hình. Bản thân trong các bài diễn văn được cho là “rất quan trọng” của ông Trọng trong các kỳ đại hội ĐCSVN cũng chỉ loanh quanh mớ lý luận cũ rich, nặng về hô hào sáo rỗng mà không có gì sát với thực tiễn…

Nhưng hãy thử cố công bằng trong nhận xét và đánh giá về năng lực cá nhân của ông Nguyễn Phú Trọng và các nhà chính trị cao cấp của chế độCộng Sản ở Việt Nam xem sao. Biết đâu họ không lú và không dốt nát quá mức như ta nghĩ chăng. Bây giờ ta hãy thử làm thế này: Hãy ngồi vào vị trí của họ, những người như các ông Trọng, Dũng, Sang, và gần đây nổi bật nhất là ông đại tá phó giáo sư tiến sĩ Trần Đăng Thanh, để xem ta sẽ thấy điều gì.

Trước hết, Đảng đã có qui luật chặt chẽ: mọi phát biểu, diễn văn, tham luận, tiểu luận, trả lời báo chí và thậm chí mỗi bài viết của những con người kể trên đều phải đi theo “đường lối chính sách của ĐCSVN”. Cái khổ cho họ là đường lối, chính sách của Đảng ngày càng thay đổi nhanh, trộn với đủ loại chủ nghĩa khác, điểm nọ tát tai điểm kia, ... và đến lúc này thì quả thật“mặt ngang mũi dọc” nó ra sao, chẳng còn ai nhận ra được nữa! Chính các “ngài”quan chức ở thượng tầng ĐCSVN cũng không còn biết thực sự nó là cái gì.

Vì vậy trong lúc bí lối, các lãnh đạo cứ tùy nghi chụp lấy cái gì đang có ngay trước mặt. Kết quả là những phát biểu rất khôi hài. Ví dụ ông Trọng và ông Sang bất lực trước thế lực của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng lại không chấp nhận mình là bù nhìn, vì vậy những cụm từ “một đồng chí”, “đồng chí X”, rồi “kỷ luật sinh ra thù oán” vv.., liên tục được họ tung ra. Thật khó tưởng tượng các lãnh đạo cao nhất của các quốc gia có pháp chế khác có thể thốt ra những câu dấm dớ như vậy.

Thật ra, sự bế tắc lý luận của ĐCSVN là hệ quả tất yếu của lịch sử đảng. Khi một chủ thuyết chính trị đã trở nên lạc hậu và phi thực tế thì nếu người ta không mạnh dạn quẳng chúng vào sọt rác họ sẽ phải vô cùng vất vả để bảo vệ nó, chứ chưa nói gì đến áp dụng. Điều này chẳng khác nào ta cố giữ một cỗ máy cũ nát, đã quá “đát” sử dụng thì tiền sửa sẽ tốn nhiều hơn cả tiền mua máy mới. Trong lý luận đôi khi không hẳn là như vậy, nhưng chuyện “giật gấu vá vai” là điều vẫn thường xảy ra…

Ví dụ điển hình như bài phát biểu của ngài đại tá tiến sĩ Trần Đăng Thanh hồi cuối năm 2012 vừa qua (đọc ở đây), chúng ta sẽ thấy một điển hình của việc đi vào ngõ cụt lý luận của ĐCSVN. Đây là một kiểu“cào cấu lý luận” hay một kiểu “tra tấn lý luận” mà tác giả Trần Giang đã hài hước gọi bài giảng của ông đại tá này là “Cuộc tra tấn 2 giờ liền của đại tá Trần Đăng Thanh”.

Có lẽ cũng không cần liệt kê nội dung bài phát biểu của ngài đại tá Thanh, vì dư luận đã bạch hóa ra tất cả, thực ra “ngài” cũng chỉ là một trong những cái loa cho ĐCSVN. Chắc chắn những phát biểu của con người này cũng chỉ là hành động lặp lại theo sự chỉ đạo của Trung Ương ĐCSVN mà thôi. Người viết chỉ xin đào sâu vào các chủ đích của giới lãnh đạo qua miệng ông Thanh thôi.

Hiện nay ĐCSVN lo sợ nhất điều gì? Họ lo sợ lực lượng học sinh sinh viên – những người trẻ có khả năng làm thay đổi xã hội và nhận thức xã hội– sẽ vất bỏ mọi thứ chủ nghĩa mà chỉ nhắm vào mục tiêu phục vụ dân tộc, tự tìm kiếm con đường phấn đấu để đổi thay đất nước. Và tất nhiên đó sẽ là con đường dân chủ hóa Việt Nam, con đường đưa thực quyền làm chủ vào tay toàn dân Việt. Vì vậy việc tiến sĩ Thanh rao giảng về Biển Đông, về "Mỹ không hề tử tế",về "nợ Trung Quốc nhiều ơn nghĩa", .... đều nằm trong chủ ý cố lèo lái dư luận và cố “định hướng” quan điểm chính trị xã hội của học sinh sinh viên.

Nhận một “trọng trách” như vậy nhưng để bảo vệ cho những quan điểm sai trái của ĐCSVN lại không hề có thứ phương tiện nào khả dụng, cho nên đại tá Thanh đã vận dụng bừa những quan điểm thực dụng rất phi thực dụng như quan điểm “bảo vệ sổ hưu” để bảo vệ chế độ, hay lại lôi công an ra để hù dọa cử tọa.

Riêng đối với quan hệ Việt – Mỹ thì đại tá Thanh đã quả quyết rằng: “Mỹ sẽ dựa vào chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được đào tạo tại Mỹ và Phương tây để thay đổi Việt Nam” và “một trong 9 mũi tiến công là Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực đào tạo của chúng ta”. Nói một cách công bằng nhất, quá trình diễn biến hòa bình về mọi mặt, trong đó chính trị xã hội không là ngoại lệ, luôn diễn ra không ngừng nghỉ tại bất kỳ đâu trên thế giới. Nó chính là sự phát triển đi lên của xã hội loài người.

Đối với suy nghĩ méo mó của ĐCSVN coi diễn biến hòa bình trong giới trẻ học sinh sinh viên là một mối nguy, thì trước hết trách nhiệm phải thuộc về các quan chức từ cao đến thấp của họ. Ngày nay không cán bộ có tiền có quyền nào lại không muốn lo cho con đi du học Anh, Mỹ, Úc vv.., và sau đó họ đều muốn cho con em mình ở lại làm việc tại các nước dân chủ. Vậy chính họ đã tạo môi trường (đúng hơn là tìm môi trường) cho con cái họ tự diễn biến hòa bình. Nhưng trên thực tế theo tin tức thời sự hàng ngày, diễn biến hòa bình lại diễn ra mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực ngay trong giới học sinh sinh viên quốc nội nhiều hơn là du học sinh...

Đối với quan hệ Việt – Trung thì sao? Đại tá Thanh khẳng định:“không được chĩa mũi dùi vào một phía nào đó mà hiện nay thiên hướng là cứ tập trung vào mỗi ông (nguyên văn) Trung Quốc”. Kẻ thù trực tiếp trên Biển Đông của Việt Nam là ai? Kẻ nào đang khuynh loát, đang gây chiến với mọi nước trên Biển Đông? Có nước nào khác ngang nhiên ra bản đồ kiểu lưỡi bò không? Nếu không chống Trung Quốc thì chống ai? Khi đảng đưa ra lý luận mị dân nhưng không có cách nào che lấp được sự thật thì đành phải liều lái câu chuyện sang hướng khác. Âu đó cũng chính là hệ quả của việc quẫn bách trong lý luận!

Việc bí lối của ĐCSVN trong lập luận trong khi họ vẫn phải rao giảng biện minh cho sự sai lạc đã dẫn đến những phát biểu vô căn cứ, vô cảm, vô tình, vô trách nhiệm, ta hãy xem quan chức Việt Nam đã nói những câu ngu ngốcđến ngọng nghịu như thế nào trong năm 2012? Một số blogger đã tổng hợp được những câu nói “ấn tượng” như sau:

Việt Nam là nước XHCN nên không cần biểu tình (Niê Thuật, đại biểu quốc hội, ủy viên trung ương ĐCSVN, Bí thư tỉnh ủy Đăk Lăk).
Mở cuộc vận động tiết chế lòng tham (Đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương).
Đặc xá vì nhà tù quá tải (Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc công an TP SG).
vv và vv…

Vậy trách nhiệm của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là hàng ngũ trí thức cấp tiến của chúng ta cần phải làm gì?

Trước hết việc chỉ trích những sai trái và lệch lạc trong tưtưởng của lãnh đạo ĐCSVN là điều nên làm. Ví dụ như việc đại tá tiến sĩ TrầnĐăng Thanh bị dư luận ném đá, nhiều nhân sĩ trí thức phản đối, là điều cần thiết. Nhưng một khi đã đủ “liều lượng” thì nên dừng lại. Việc cần làm tiếp theo là hãy giác ngộ họ. Đây là một việc khó vô cùng. Nhưng cán bộ cao cấp củaĐCSVN cũng là con người. Một khi họ đã nhận chân ra là mình đang tự lừa dối bản thân và đang dắt dân tộc đi vào ngõ cụt thì họ sẽ phải thay đổi. Trường hợp cựuđại tá Bùi Tín là một ví dụ điển hình nhất.

Khi chúng ta bạch hóa lập luận “bảo vệ sổ hưu” là một lập luận phi chính trị và thậm chí phi thực tế, vì hóa ra như vậy thì chỉ khoảng 10.3 triệu con người đang tham gia BHXH hiện nay (số liệu của ông Nguyễn Hùng Cường, phó ban thực hiện chính sách BHXH thuộc BHVN – tháng 10/2012) là cần bảo vệ chế độ,còn lại khoảng gần 80 triệu người khác thì không cần làm việc này? Nếu vậy thì chế độ đương nhiên đã tự sụp đổ rồi, vì chỉ có khoảng trên 10 triệu con ngườiđi theo bảo vệ ĐCSVN, cụ thể là “bảo vệ sổ hưu”. Chúng ta cần làm rõ mộtđiều là, “lập luận sổ hưu” là một lập luận không lối thoát! Và đại tá Thanh cần phải ra khỏi lối thoát đó trước!

Đối với quan hệ Việt – Mỹ cần phải làm rõ cho ĐCSVN hiểu rằng, họ cần minh bạch và trung thực hơn về vấn đề này: Trên thực tế Việt Nam đang chỉ có thể dựa duy nhất vào sự yểm trợ và bảo vệ từ Người Mỹ mới khả dụng và khả dĩ có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng trên BiểnĐông. Bất luận vấn đề lợi ích như đại tá Thanh nói “họ quan tâm đến chúng ta cũng vì lợi ích của họ trên Biển Đông”, chúng ta cần hiểu rằng đó là câu nóiđúng nhưng chưa đủ, người Mỹ quả là không bao giờ quên phần mình nhưng cũng rất sòng phẳng trong quan hệ quốc tế. Lý luận áp đặt kiểu đại tá Thanh chính là lý luận “đờ mi” – đó cũng chính là một biểu hiện của việc bí lối trong chính trị.

Trong quan hệ Việt – Trung cần xác định rằng, việc Trung Cộng có giúp đỡ Việt Nam (chủ yếu là Miền Bắc 1954-1975) trong chiến tranh là vì nhu cầu bảo vệ Việt Nam làm lá chắn cho họ, ngoài ra còn có nhiệm vụ quốc tế của Phe XHCN vì vậy họ không phải là ân nhân của nhân dân Việt Nam. Riêng vấn đềBiển Đông, Trung Cộng đã hiện nguyên hình là một tên kẻ cướp khi bắn giết binh sĩ và ngư dân Việt Nam, tấn công cướp đảo của Việt Nam. Trung Cộng không bao giờ và chưa bao giờ là bạn của Việt Nam cả! Hơn ai hết ĐCSVN phải biết điềuđó.

Nhưng để ngụy trang cho việc đầu hàng Trung Cộng, ĐCSVN trong lúc bí bách về ngôn từ, mặc dù họ đã không dám công khai gọi Trung Cộng bằng những mỹ từ như “16 chữ vàng”, “bốn tốt”, “láng giềng hữu nghị” nữa, nhưng họvẫn thông qua những cái loa như đại tá Thanh và gần đây là phát biểu của tướng Nguyễn Chí Vịnh đểkhẳng định hai chứ “tốt đẹp”. Sẽ chẳng có cái gì gọi là tốt đẹp sau đại bác và lưỡi lê cả, đó cũng chính là lập luận theo lối ngõ cụt của ĐCSVN.

Tuy nhiên, tham quyền cố vị và lý sự cùn bao giờcũng đi đôi với nhau. Ngày 14/11/2012 ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói "không thoái thác, từ chối nhiệm vụ gì mà Đảng và nhà nước phân công" là một điển hình của lý sự cùn thì ngày 31/12/2012 ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại nhấn mạnh công tác lý luận. Họ lý luận những gì thì tất cả đều được phô bày qua những lời phát biểu phi chính trị đến ngớ ngẩn của các cán bộ cao cấp của ĐCSVN. Đó cũng chính là kết quả của sự bế tắc hoàn toàn về mặt lý luận, một khi họ cứ cố tình nhắm mắt đi vào ngõ cụt!







No comments:

Post a Comment

View My Stats