Thursday, January 17, 2013 at 12:38am
Thời kỳ báo Văn Nghệ sôi động nhất (1988), nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã viết trong bộ ba tác phẩm nổi tiếng “Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết” như sau:
Nhân sĩ trí thức có
sự thông cảm sâu sắc với nhân dân. Họ yêu nhân dân mình. Họ đại diện cho nhân
dân ở phần u uẩn nhất, trữ tình nhất nhưng cũng đáng thương nhất. Nhà cầm quyền
không thèm đại diện cho ai, nhà cầm quyền chỉ chịu trách nhiệm với mình. Đấy là
điều vĩ đại nhưng cũng đê tiện khủng khiếp. Nhà cầm quyền có cách nhìn thực
tiễn với chính từng khắc tồn tại của bản thân mình. Nhà cầm quyền biết xót
thân. Nhân sĩ trí thức thì khác, họ không biết xót thân, họ thông cảm với những
đau khổ của các số phận đơn lẻ mà không hiểu nổi nỗi đau khổ lớn của cả dân
tộc. Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng
trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục
nhã, vừa căm thù nó. Nhà cầm quyền hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất
mà họ cùng cộng đồng phải chịu đựng. Nhân sĩ trí thức thì khác, họ không hiểu
điều ấy. Nhân sĩ trí thức chính là đứa con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu
chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng hiếp mẹ mình. Họ ngập
trong mối bùng nhùng của đời sống, còn nhà cầm quyền đứng cao hẳn ngoài đời
sống ấy. Người mẹ-tức nền chính trị đương thời-giấu giếm con mình sự ê chề và
chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải ba trăm năm sau người ta mới
thấy điều này vô nghĩa. Không có một sức đẩy mạnh, cả cộng đồng sẽ mọc rêu, mủn
nát. Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm. Nó nhỏ bé biết bao bên cạnh một
nền văn minh Trung Hoa, một nền văn minh vừa vĩ đại, vừa bỉ ổi lại tàn nhẫn.
…..
Ông
Nguyễn Trung có vẻ là một người uyên bác. Ông Lê Hiếu Đằng vốn là một môn đồ
nồng nhiệt của chủ nghĩa Marx. Và nhiều người được ông Lê Hiếu Đằng nhắc đến
trong “Thư đầu năm của Lê Hiếu Đằng gửi nghệ sĩ ưu tú Kim Chi” đều đã từng là
những người nhiệt thành với tư tưởng cộng sản.
Những bài viết của ông Nguyễn Trung và ông Lê Hiếu Đằng, cho thấy rằng, những người Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản có khuynh hướng tỏ ra “cộng sản hơn cả Marx”. Trong khi chủ nghĩa cộng sản ở Trung Hoa đang ngày càng phai nhạt thì trong tư tưởng của ông Nguyễn Trung, ông Lê Hiếu Đằng và những người được hai ông nhắc đến, (có thể nhận diện qua vết tích của khuynh hướng tư tưởng trong những bài viết), tỏ vẻ như là những người thừa kế chính thống tư tưởng Marx về một xã hội dân chủ công bằng và thấm nhuần đạo lý dân tộc. Điều này thể hiện rõ nhất bằng việc ôn lại những kỷ niệm đẹp của một thời đấu tranh gian khổ, nhiều trích dẫn đầy hình ảnh, hay sự viện dẫn đến những con người ít nhiều có danh tiếng đã từng góp phần trong việc tạo dựng nên xã hội hôm nay, những mê mải về mặt hình thức thay vì sự phân tích tình hình và tìm ra những giải pháp thực tế.
Cá nhân tôi kính trọng những người cộng sản chân chính, những người cộng sản tiến bộ như ông Nguyễn Trung và ông Lê Hiếu Đằng và các vị nhân sĩ trí thức khác. Họ là những con người nhạy cảm và luôn chú ý đến tình hình chính trị. Những con người thuộc thế hệ này được xem như những biểu tượng chính thống. Đồng thời họ cũng là biểu tượng cho những khó khăn không thể thực hiện nổi sự thích nghi cần thiết. Là biểu tượng và cũng là những người đại diện chịu trách nhiệm về những hậu qủa đã và đang xảy ra. Nhãn quan và nhận định tình hình thực tại của họ dường như đã bị sàng lọc, bị đóng khung trong khuôn khổ chủ nghĩa Marx cổ điển và dường như mọi phương pháp đều phải thích ứng với khuôn khổ ấy. Sự thiếu mềm dẻo về hệ tư tưởng, hay nói cách khác, tính chính thống quá cứng nhắt của họ đã ngăn cản họ thích nghi với những điều kiện mới. Tất nhiên, những con người này về bản chất là bảo thủ không có nghĩa là họ khước từ một cách có hệ thống bất cứ nhu cầu cải cách nào. Những đề xuất đưa ra chỉ được chấp nhận nếu chúng nằm trong khuôn khổ tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Cho nên, những đề xuất của họ có khuynh hướng nhằm một cuộc cải cách mang tính đạo lý hơn là cải cách cơ cấu và thiết chế. Ở đây, chúng ta có thể thấy bóng dáng những đề xuất của Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Phan Thanh Giản...gửi đến vua Tự Đức trong lịch sử. Và những đề xuất đó sẽ chẳng bao giờ được thực hiện, cũng giống như trong quá khứ vua Tự Đức đã từng bỏ qua. Lưu ý: không phải vì nhà vua không có ý định canh tân cứu quốc, mà hoàn toàn ngược lại, Tự Đức rất ý thức về cuộc canh tân. Về chủ đề này, xin được quay trở lại ở một bài viết khác.
[...]
Cùng một vấn đề đặt ra cho Việt Nam và Miến Điện: làm sao giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, chống lại nguy cơ bị lệ thuộc vào Trung Hoa, chống lại nguy cơ bị Hán hóa; làm sao để phát triển, tận dụng được sức mạnh kỹ thuật của phương Tây, giữ vững được các giá trị văn hóa bản địa;
Thế mà, tầng lớp trí thức Miến Điện với biểu tượng Aung San Suu Kyu, đã cố gắng, nhất là trên bình diện tư tưởng, tìm cách hòa hợp yếu tố truyền thống, tận dụng khả năng kết nối với phương Tây đã đặt một chân vững chắc trên con đường thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Họ đã đề xuất nhiều cải cách với lộ trình có tính thực tiễn cao, có tính đến khả năng thích ứng với tình hình quốc tế nhiều thay đổi. Chúng ta hầu như không nhìn thấy những đề xuất tương tự như thế ở Việt Nam, dù với ông Nguyễn Trung hay một nhân sĩ trí thức tiếng tăm nào khác. Người Việt đã không thể phát triển một luận thuyết độc đáo nào khả dĩ có thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và có thể tận dụng được những thay đổi mang tính thời đại; nhân sĩ trí thức hiện nay không đề ra một đường lối riêng cho dân tộc, một khẩu hiệu làm bật dậy sự thức tỉnh chung vì công cuộc đề kháng dân tộc. Về mặt này, nhân sĩ trí thức của chúng ta một lần nữa thể hiện sự bảo thủ như một thuộc tính thâm căn cố đế đã ăn sâu vào cấu trúc tư duy. Trên tất cả các phương tiện truyền thông, ai cũng dễ dàng nhận ra những yếu kém nhưng không quan tâm đủ đến nền móng của yếu kém. Như thế, tất cả những đề xuất và giải pháp đều hỏng.
Chúng ta cần cởi trói về mặt tư tưởng để có thể giải phóng năng lượng vốn đã bị trói buột bởi những ý thức hệ cầm tù. Việc đó phải bắt đầu từ việc giới tinh hoa tự giải phóng mình khỏi cơ chế tự sàng lọc bởi ý thức hệ. Hơn một trăm năm qua, trong khi đề xuất của cụ Phan Chu Trinh phủ bụi mờ thì nhân sĩ trí thức vẫn loay hoay với đủ các kiểu đề xuất.
Không thoát khỏi lối mòn tư duy, “không có một sức đẩy mạnh, cả cộng đồng sẽ mọc rêu, mủn nát. Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm. Nó nhỏ bé biết bao bên cạnh một nền văn minh Trung Hoa, một nền văn minh vừa vĩ đại, vừa bỉ ổi lại tàn nhẫn...”
Sài Gòn, 17/01/2013
Ghi chú:
Những bài viết của ông Nguyễn Trung và ông Lê Hiếu Đằng, cho thấy rằng, những người Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản có khuynh hướng tỏ ra “cộng sản hơn cả Marx”. Trong khi chủ nghĩa cộng sản ở Trung Hoa đang ngày càng phai nhạt thì trong tư tưởng của ông Nguyễn Trung, ông Lê Hiếu Đằng và những người được hai ông nhắc đến, (có thể nhận diện qua vết tích của khuynh hướng tư tưởng trong những bài viết), tỏ vẻ như là những người thừa kế chính thống tư tưởng Marx về một xã hội dân chủ công bằng và thấm nhuần đạo lý dân tộc. Điều này thể hiện rõ nhất bằng việc ôn lại những kỷ niệm đẹp của một thời đấu tranh gian khổ, nhiều trích dẫn đầy hình ảnh, hay sự viện dẫn đến những con người ít nhiều có danh tiếng đã từng góp phần trong việc tạo dựng nên xã hội hôm nay, những mê mải về mặt hình thức thay vì sự phân tích tình hình và tìm ra những giải pháp thực tế.
Cá nhân tôi kính trọng những người cộng sản chân chính, những người cộng sản tiến bộ như ông Nguyễn Trung và ông Lê Hiếu Đằng và các vị nhân sĩ trí thức khác. Họ là những con người nhạy cảm và luôn chú ý đến tình hình chính trị. Những con người thuộc thế hệ này được xem như những biểu tượng chính thống. Đồng thời họ cũng là biểu tượng cho những khó khăn không thể thực hiện nổi sự thích nghi cần thiết. Là biểu tượng và cũng là những người đại diện chịu trách nhiệm về những hậu qủa đã và đang xảy ra. Nhãn quan và nhận định tình hình thực tại của họ dường như đã bị sàng lọc, bị đóng khung trong khuôn khổ chủ nghĩa Marx cổ điển và dường như mọi phương pháp đều phải thích ứng với khuôn khổ ấy. Sự thiếu mềm dẻo về hệ tư tưởng, hay nói cách khác, tính chính thống quá cứng nhắt của họ đã ngăn cản họ thích nghi với những điều kiện mới. Tất nhiên, những con người này về bản chất là bảo thủ không có nghĩa là họ khước từ một cách có hệ thống bất cứ nhu cầu cải cách nào. Những đề xuất đưa ra chỉ được chấp nhận nếu chúng nằm trong khuôn khổ tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Cho nên, những đề xuất của họ có khuynh hướng nhằm một cuộc cải cách mang tính đạo lý hơn là cải cách cơ cấu và thiết chế. Ở đây, chúng ta có thể thấy bóng dáng những đề xuất của Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ, Phan Thanh Giản...gửi đến vua Tự Đức trong lịch sử. Và những đề xuất đó sẽ chẳng bao giờ được thực hiện, cũng giống như trong quá khứ vua Tự Đức đã từng bỏ qua. Lưu ý: không phải vì nhà vua không có ý định canh tân cứu quốc, mà hoàn toàn ngược lại, Tự Đức rất ý thức về cuộc canh tân. Về chủ đề này, xin được quay trở lại ở một bài viết khác.
[...]
Cùng một vấn đề đặt ra cho Việt Nam và Miến Điện: làm sao giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, chống lại nguy cơ bị lệ thuộc vào Trung Hoa, chống lại nguy cơ bị Hán hóa; làm sao để phát triển, tận dụng được sức mạnh kỹ thuật của phương Tây, giữ vững được các giá trị văn hóa bản địa;
Thế mà, tầng lớp trí thức Miến Điện với biểu tượng Aung San Suu Kyu, đã cố gắng, nhất là trên bình diện tư tưởng, tìm cách hòa hợp yếu tố truyền thống, tận dụng khả năng kết nối với phương Tây đã đặt một chân vững chắc trên con đường thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Họ đã đề xuất nhiều cải cách với lộ trình có tính thực tiễn cao, có tính đến khả năng thích ứng với tình hình quốc tế nhiều thay đổi. Chúng ta hầu như không nhìn thấy những đề xuất tương tự như thế ở Việt Nam, dù với ông Nguyễn Trung hay một nhân sĩ trí thức tiếng tăm nào khác. Người Việt đã không thể phát triển một luận thuyết độc đáo nào khả dĩ có thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và có thể tận dụng được những thay đổi mang tính thời đại; nhân sĩ trí thức hiện nay không đề ra một đường lối riêng cho dân tộc, một khẩu hiệu làm bật dậy sự thức tỉnh chung vì công cuộc đề kháng dân tộc. Về mặt này, nhân sĩ trí thức của chúng ta một lần nữa thể hiện sự bảo thủ như một thuộc tính thâm căn cố đế đã ăn sâu vào cấu trúc tư duy. Trên tất cả các phương tiện truyền thông, ai cũng dễ dàng nhận ra những yếu kém nhưng không quan tâm đủ đến nền móng của yếu kém. Như thế, tất cả những đề xuất và giải pháp đều hỏng.
Chúng ta cần cởi trói về mặt tư tưởng để có thể giải phóng năng lượng vốn đã bị trói buột bởi những ý thức hệ cầm tù. Việc đó phải bắt đầu từ việc giới tinh hoa tự giải phóng mình khỏi cơ chế tự sàng lọc bởi ý thức hệ. Hơn một trăm năm qua, trong khi đề xuất của cụ Phan Chu Trinh phủ bụi mờ thì nhân sĩ trí thức vẫn loay hoay với đủ các kiểu đề xuất.
Không thoát khỏi lối mòn tư duy, “không có một sức đẩy mạnh, cả cộng đồng sẽ mọc rêu, mủn nát. Cộng đồng Việt là một cộng đồng mặc cảm. Nó nhỏ bé biết bao bên cạnh một nền văn minh Trung Hoa, một nền văn minh vừa vĩ đại, vừa bỉ ổi lại tàn nhẫn...”
Sài Gòn, 17/01/2013
Ghi chú:
-
Tôi đã thay chữ “Gia Long” bằng chữ “nhà cầm quyền” và chữ “Nguyễn Du” bằng chữ
“Nhân sĩ trí thức” trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
-
Bài viết được ánh xạ từ tác phẩm “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung
Hoa” của tác giả Yoshiharu Tsuboi, Nguyễn Đình Đầu dịch, Nhã Nam & Nhà
xuất bản Tri Thức, 2011. [Nguyên bản tiếng Pháp: L'Empire vietnamien : face
à la France et à la Chine, 1847-1885. Yoshiharu Tsuboi. Paris :
L'Harmattan, ©1987. - DCVOnline.]
----------------------------------------
XEM THÊM :
TƯ DUY
NÔ LỆ (Minh Văn) 15-1-2013
No comments:
Post a Comment