26.01.2013
Tôi có hai người
bạn thành đạt. H là tổng giám đốc trong một quỹ đầu tư lớn ở thành phố Hồ Chí
Minh. Anh từng đi du học và lập gia đình ở nước ngoài. Cách đây 8 năm, anh bỏ
việc ở nước ngoài để về nước với niềm phấn khích cao độ. Giờ đây, anh đang tính
nộp hồ sơ xin di trú cho gia đình sang Bắc Mỹ. Anh chưa tính sẽ sang Bắc Mỹ
sống ngay, nhưng với anh, đó là một cách bảo hiểm.
T là chủ một doanh nghiệp cổ phần cũng ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng bán một công ty trước đây do anh gây dựng và thu về một khoản tiền lớn. Giờ đây anh vẫn còn hai công ty nữa ở Việt Nam. Tuy nhiên hiếm khi anh ở Việt Nam. Anh dành phần lớn thời gian ở Mỹ với gia đình, nơi anh mới mua một căn biệt thự giá hơn 3 triệu USD hồi đầu năm 2012.
Trở thành thường trú nhân, hay còn gọi là người có “thẻ xanh”, hoặc trở thành người song tịch, tức là vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch một nước khác, đang trở thành một xu thế thời thượng. Có nhiều hãng tư vấn di trú đang hoạt động tích cực ở Việt Nam như IMG, Kornova, USIS, Harvey Law Group (HLG), Immigration (IMM), US Investment (USI), ImmiCa… để phục vụ những khách hàng tiềm năng như H và T. Một số đang trong tình trạng chạy hết công suất vì khách hàng quá đông.
Hợp pháp và hợp lý
Việc làm thủ tục xin định cư ở nước ngoài là việc hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam. Thậm chí, ở một khía cạnh nào đó nó còn được khuyến khích. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, Luật Quốc tịch mới của Việt Nam có hiệu lực và luật này quy định công dân Việt Nam có quyền có hai quốc tịch. Theo Bộ Tư pháp, kể từ ngày đó, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký. Điều đó có nghĩa là người Việt Nam có thể xin quốc tịch nước khác như Mỹ hay Canada mà không cần phải sợ mất quốc tịch Việt Nam.
Với nhiều người, việc có quốc tịch thứ hai cũng không quá quan trọng. Điều họ cần là quyền được định cư lâu dài ở nước mà họ lựa chọn ngoài Việt Nam. Và như vậy, chỉ cần là thường trú nhân (có thẻ xanh) là đủ. Điều đó có nghĩa là việc có hay không có quyền có hai quốc tịch theo luật Việt Nam không phải là yếu tố thúc đẩy họ xin định cư nước ngoài.
Xét về mặt cá nhân, việc thu xếp để có thêm một lựa chọn về nơi ở là chuyện bình thường và hợp lý. Cả H và T đều muốn con cái khi lớn lên được sống trong một môi trường an toàn và được hưởng thụ một nền giáo dục tốt. Ngay cả nếu không định cư dài hạn ở một nước khác, thì có được tự do trong việc đi lại và thay đổi môi trường sống theo sở thích cũng là một quyền lợi thú vị, mặc dù tốn kém. Đó là chưa kể việc một số người trở nên giàu có như T muốn đa dạng hoá tài sản của mình, vì thế, giữ một số tài sản bất động sản ở nước ngoài cũng là một lựa chọn thông minh.
Xã hội Việt Nam đang giàu lên. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, Việt Nam ngày càng có nhiều người giàu. Đi kèm với nó là ngày càng nhiều những người có nhu cầu làm thường trú nhân ở các nước phát triển như H và T. Điều này xem ra có vẻ rất bình thường.
Không có số liệu chính thức về số hồ sơ xin định cư mà các hãng tư vấn định cư hoạt động ở Việt Nam đang giải quyết. Vì nhiều lý do tế nhị, cũng ít có người công khai tự nhận mình đang xin quyền định cư ở nước khác. Thế nhưng có nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy phong trào này hiện nay đang phát triển mạnh. Ngày càng có nhiều hãng tư vấn di trú quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam, ngày càng có nhiều đại lý độc lập mọc lên phục vụ khách hàng trên thị trường này. Một số hãng lớn trong năm 2012 thậm chí đã bị quá tải và phải outsource ra bên ngoài để có đủ nhân lực xử lý hồ sơ.
Thậm chí đã xuất hiện một số doanh nghiệp Việt Nam ngấp nghé đầu tư vào Bắc Mỹ hoặc Úc trong các ngành liên quan đến nông - lâm nghiệp với mục đích tạo càng nhiều công ăn việc làm ở các nước này càng tốt. Lý do là số lượng công ăn việc làm tạo ra càng nhiều thì các chủ dự án này càng xin được nhiều xuất thẻ xanh. Các xuất thẻ xanh này sau đó có thể bán lại cho các “nhà đầu tư”- thực chất là những người bỏ tiền ra mua thẻ xanh vào các nước phát triển.
Nhiều câu chuyện có vẻ hợp lý về mặt cá nhân nhưng khi gộp với nhau lại là tín hiệu cho thấy nhiều sự bất bình thường về mặt xã hội. Và câu truyện xin di trú ồ ạt này cũng vậy.
Bất bình thường về xã hội
Thông thường những đợt di cư ồ ạt ra nước ngoài thường là chỉ dấu cho thấy những vấn đề về mặt xã hội. Lý do thông thường nhất là sự khó khăn về kinh tế, hiểm hoạ chiến tranh, bất ổn chính trị, phân biệt chủng tộc…Làn sóng vượt biên ở Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 trước đây là một thí dụ. Nền kinh tế Việt Nam trước đổi mới đã rơi vào tình trạng kiệt quệ và điều này đã làm cho nhiều người Việt tìm cách vượt biên với hi vọng tìm được miền đất hứa.
Thế nhưng trào lưu di cư lần này của người Việt khác xa với trào lưu vượt biên trước đây, mặc dù có nhiều người gọi vui là phong trào vượt biên lần thứ hai. Khác biệt cơ bản nhất là phong trào hiện nay là phong trào di cư của những người giàu, những người thực sự có tiền để trở thành các nhà đầu tư và lấy thẻ xanh qua hình thức đầu tư. Nếu trước đây các thuyền nhân vượt biên nghèo đói chen chúc trên những thuyền cá nhỏ bé, thì những người di cư lần này đi máy bay trên ghế hạng C (hạng sang) và trong tài khoản đầy tiền.
Lý do thông thường khiến những người giàu muốn định cư ở nước phát triển là tìm đến một môi trường xã hội tốt hơn cho gia đình khi họ trở thành những người có khả năng chi trả cho một cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng đây không phải là lý do tạo ra các đợt di cư đột biến.
Lý do thường được nghe đến nhiều nhất trong số các chủ doanh nghiệp muốn di cư ra nước ngoài ở Việt Nam là sự bế tắc về cơ hội kinh doanh hiện nay cũng như sự bi quan về triển vọng trong tương lai. Các doanh nhân luôn muốn tìm kiếm môi trường kinh doanh nơi họ có thể kiếm tiền nhiều nhất. Khi thấy Việt Nam không phải là nơi họ có thể kiếm nhiều nhất nữa, họ đương nhiên muốn kiếm tìm một chân trời mới.
Cũng từ sự bi quan về hiện trạng và tương lai của nền kinh tế khiến nhiều chủ doanh nghiệp lo lắng về các bất ổn xã hội có thể xảy ra trong tương lai. Điều này dẫn họ tới chuyện lo xa cho gia đình. Từ những mối lo sợ có thật như môi trường xã hội ngày càng kém an toàn, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, tới những mối lo xa xôi như bất ổn và rối loạn xã hội hoặc chiến tranh. Trong khi còn có điều kiện về tài chính, việc thu xếp để gia đình có quyền thường chú ở nước khác xem ra là một dạng mua bảo hiểm khôn ngoan.
Ẩn sau câu chuyện đó, còn có những lý do tế nhị hơn. Việt Nam trong một giai đoạn dài phát triển rất mạnh. Do hệ thống luật pháp và chính sách không hoàn thiện và phải thay đổi thường xuyên, các lỗ hổng pháp lý rất nhiều và dẫn đến một thực tế là có nhiều người làm giàu dựa vào sự lỏng lẻo của quản lý hoặc các bất cập trong hệ thống pháp luật. Kết quả là các rủi ro pháp lý luôn luôn tồn tại, mặc dù không dưới các hình thái cụ thể. Ý thức về rủi ro pháp lý đối với các chủ doanh nghiệp Việt Nam thường không được rõ ràng lúc “thái bình” nhưng lại được làm sâu sắc hơn mỗi khi có các vụ bắt giữ hoặc điều tra quy mô lớn liên quan đến các chủ doanh nghiệp. Năm 2012 vừa qua là một năm như vậy.
Ra đi không tay trắng
Cuộc di cư của những người giàu thường là tai hại cho nền kinh tế nếu nó diễn ra trên diện rộng. Đầu tiên là sự thất thoát về chất xám. Không phải ai giàu có cũng giỏi, nhưng nhiều trong số những người này là những người có kinh nghiệm, có khả năng kinh doanh, hiểu biết, và thông minh. Sự ra đi của những cá nhân này là một thiệt thòi lớn cho nền kinh tế xét về mặt chất xám trong kinh doanh.
Thứ hai là sự thất thoát về của cải. Những người ra đi không phải với hai bàn tay trắng như phần lớn những người vượt biên bằng tàu cá hồi 30 năm trước. Những người ra đi lần này mang theo những khối tài sản lớn, thường là hàng triệu USD, ra nước ngoài. Rất nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, chủ doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều đã có bất động sản và số dư tài khoản tiền mặt lớn ở nước ngoài.
Thứ ba, đó là các phong trào này tạo ra hiệu ứng tâm lý, làm tăng sự dao động, làm sâu sắc thêm tâm lý lo ngại, cũng như làm giảm nhiệt huyết của những người còn ở lại. Nó cũng đồng thời làm nản lòng những người muốn tới Việt Nam đầu tư và làm ăn. Đây cũng là một bất lợi nghiêm trọng mà các phong trào di cư của người giàu gây ra cho thị trường.
Dù có những tác động bất lợi như vậy, việc lựa chọn di cư là một quyền hợp pháp của người dân. Vì thế không thể ngăn chặn xu hướng này bằng các mệnh lệnh hành chính. Cũng không thể ngăn chặn nó bằng những lời kêu gọi suông.
Giữ chân người tài bằng cách tạo niềm tin
Để chống lại xu hướng “vượt biên lần thứ hai” này cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến nhiều người có tiền đang muốn dứt áo ra đi. Đó là niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và niềm tin vào sự an toàn của bản thân họ và gia đình ở Việt Nam. Việc này không dễ dàng. Để khôi phục lại lòng tin vào tương lai phát triển của đất nước, điều quan trọng là nhà nước phải chứng minh được cho thị trường và công chúng thấy khả năng dẫn dắt, lộ trình và giải pháp cụ thể, và uy tín chính trị của lãnh đạo.
Liên quan đến lộ trình và giải pháp cụ thể, đưa Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Ngược lại, tất cả các vấn đề này đều có giải pháp. Khủng hoảng kinh tế không phải là một câu chuyện xa lạ mà nó đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, trong mọi hình thái kinh tế mà loài người đã trải qua. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thực tế là các lời giải này đã được bàn đến nhiều, trong giới chuyên gia, trong các cơ quan tư vấn, từ các tổ chức hỗ trợ quốc tế, tới cả các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam.
Vì thế, vấn đề còn lại nằm ở việc chứng tỏ năng lực cũng như uy tín chính trị của người lãnh đạo.
Uy tín này phải được khôi phục và nó chỉ được khôi phục khi người dân nhìn thấy các động thái quyết đoán của Đảng và nhà nước liên quan đến tư cách, trình độ, đạo đức, phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tinh thần phụng sự đất nước, và cái nhìn viễn kiến của bộ máy lãnh đạo.
Phải từ việc khôi phục uy tín này, lãnh đạo quốc gia mới có thể vực dậy lòng tin của người dân về tính khả thi của sự đổi thay tích cực. Đi kèm với lòng tin này, các quyết sách thực tế của nhà nước nhằm thẳng vào các vấn đề giai góc nhất đang tồn tại mới có thể giúp Việt Nam vượt qua khó khăn hiện tại.
Chỉ khi làm được như vậy, lòng tin của thị trường cũng như của giới doanh nhân vào tương lai ở Việt Nam mới được khôi phục. Và chỉ có thế, câu chuyện “vượt biên lần thứ 2” của những người có tiền và những người có tài mới giảm bớt và dần dần đảo ngược giống như thời kỳ các doanh nhân Việt kiều lũ lượt về nước làm ăn hồi 10 năm trước.
T là chủ một doanh nghiệp cổ phần cũng ở thành phố Hồ Chí Minh. Anh từng bán một công ty trước đây do anh gây dựng và thu về một khoản tiền lớn. Giờ đây anh vẫn còn hai công ty nữa ở Việt Nam. Tuy nhiên hiếm khi anh ở Việt Nam. Anh dành phần lớn thời gian ở Mỹ với gia đình, nơi anh mới mua một căn biệt thự giá hơn 3 triệu USD hồi đầu năm 2012.
Trở thành thường trú nhân, hay còn gọi là người có “thẻ xanh”, hoặc trở thành người song tịch, tức là vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch một nước khác, đang trở thành một xu thế thời thượng. Có nhiều hãng tư vấn di trú đang hoạt động tích cực ở Việt Nam như IMG, Kornova, USIS, Harvey Law Group (HLG), Immigration (IMM), US Investment (USI), ImmiCa… để phục vụ những khách hàng tiềm năng như H và T. Một số đang trong tình trạng chạy hết công suất vì khách hàng quá đông.
Hợp pháp và hợp lý
Việc làm thủ tục xin định cư ở nước ngoài là việc hoàn toàn hợp pháp ở Việt Nam. Thậm chí, ở một khía cạnh nào đó nó còn được khuyến khích. Kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, Luật Quốc tịch mới của Việt Nam có hiệu lực và luật này quy định công dân Việt Nam có quyền có hai quốc tịch. Theo Bộ Tư pháp, kể từ ngày đó, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng ký. Điều đó có nghĩa là người Việt Nam có thể xin quốc tịch nước khác như Mỹ hay Canada mà không cần phải sợ mất quốc tịch Việt Nam.
Với nhiều người, việc có quốc tịch thứ hai cũng không quá quan trọng. Điều họ cần là quyền được định cư lâu dài ở nước mà họ lựa chọn ngoài Việt Nam. Và như vậy, chỉ cần là thường trú nhân (có thẻ xanh) là đủ. Điều đó có nghĩa là việc có hay không có quyền có hai quốc tịch theo luật Việt Nam không phải là yếu tố thúc đẩy họ xin định cư nước ngoài.
Xét về mặt cá nhân, việc thu xếp để có thêm một lựa chọn về nơi ở là chuyện bình thường và hợp lý. Cả H và T đều muốn con cái khi lớn lên được sống trong một môi trường an toàn và được hưởng thụ một nền giáo dục tốt. Ngay cả nếu không định cư dài hạn ở một nước khác, thì có được tự do trong việc đi lại và thay đổi môi trường sống theo sở thích cũng là một quyền lợi thú vị, mặc dù tốn kém. Đó là chưa kể việc một số người trở nên giàu có như T muốn đa dạng hoá tài sản của mình, vì thế, giữ một số tài sản bất động sản ở nước ngoài cũng là một lựa chọn thông minh.
Xã hội Việt Nam đang giàu lên. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, Việt Nam ngày càng có nhiều người giàu. Đi kèm với nó là ngày càng nhiều những người có nhu cầu làm thường trú nhân ở các nước phát triển như H và T. Điều này xem ra có vẻ rất bình thường.
Không có số liệu chính thức về số hồ sơ xin định cư mà các hãng tư vấn định cư hoạt động ở Việt Nam đang giải quyết. Vì nhiều lý do tế nhị, cũng ít có người công khai tự nhận mình đang xin quyền định cư ở nước khác. Thế nhưng có nhiều bằng chứng gián tiếp cho thấy phong trào này hiện nay đang phát triển mạnh. Ngày càng có nhiều hãng tư vấn di trú quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam, ngày càng có nhiều đại lý độc lập mọc lên phục vụ khách hàng trên thị trường này. Một số hãng lớn trong năm 2012 thậm chí đã bị quá tải và phải outsource ra bên ngoài để có đủ nhân lực xử lý hồ sơ.
Thậm chí đã xuất hiện một số doanh nghiệp Việt Nam ngấp nghé đầu tư vào Bắc Mỹ hoặc Úc trong các ngành liên quan đến nông - lâm nghiệp với mục đích tạo càng nhiều công ăn việc làm ở các nước này càng tốt. Lý do là số lượng công ăn việc làm tạo ra càng nhiều thì các chủ dự án này càng xin được nhiều xuất thẻ xanh. Các xuất thẻ xanh này sau đó có thể bán lại cho các “nhà đầu tư”- thực chất là những người bỏ tiền ra mua thẻ xanh vào các nước phát triển.
Nhiều câu chuyện có vẻ hợp lý về mặt cá nhân nhưng khi gộp với nhau lại là tín hiệu cho thấy nhiều sự bất bình thường về mặt xã hội. Và câu truyện xin di trú ồ ạt này cũng vậy.
Bất bình thường về xã hội
Thông thường những đợt di cư ồ ạt ra nước ngoài thường là chỉ dấu cho thấy những vấn đề về mặt xã hội. Lý do thông thường nhất là sự khó khăn về kinh tế, hiểm hoạ chiến tranh, bất ổn chính trị, phân biệt chủng tộc…Làn sóng vượt biên ở Việt Nam trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 trước đây là một thí dụ. Nền kinh tế Việt Nam trước đổi mới đã rơi vào tình trạng kiệt quệ và điều này đã làm cho nhiều người Việt tìm cách vượt biên với hi vọng tìm được miền đất hứa.
Thế nhưng trào lưu di cư lần này của người Việt khác xa với trào lưu vượt biên trước đây, mặc dù có nhiều người gọi vui là phong trào vượt biên lần thứ hai. Khác biệt cơ bản nhất là phong trào hiện nay là phong trào di cư của những người giàu, những người thực sự có tiền để trở thành các nhà đầu tư và lấy thẻ xanh qua hình thức đầu tư. Nếu trước đây các thuyền nhân vượt biên nghèo đói chen chúc trên những thuyền cá nhỏ bé, thì những người di cư lần này đi máy bay trên ghế hạng C (hạng sang) và trong tài khoản đầy tiền.
Lý do thông thường khiến những người giàu muốn định cư ở nước phát triển là tìm đến một môi trường xã hội tốt hơn cho gia đình khi họ trở thành những người có khả năng chi trả cho một cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng đây không phải là lý do tạo ra các đợt di cư đột biến.
Lý do thường được nghe đến nhiều nhất trong số các chủ doanh nghiệp muốn di cư ra nước ngoài ở Việt Nam là sự bế tắc về cơ hội kinh doanh hiện nay cũng như sự bi quan về triển vọng trong tương lai. Các doanh nhân luôn muốn tìm kiếm môi trường kinh doanh nơi họ có thể kiếm tiền nhiều nhất. Khi thấy Việt Nam không phải là nơi họ có thể kiếm nhiều nhất nữa, họ đương nhiên muốn kiếm tìm một chân trời mới.
Cũng từ sự bi quan về hiện trạng và tương lai của nền kinh tế khiến nhiều chủ doanh nghiệp lo lắng về các bất ổn xã hội có thể xảy ra trong tương lai. Điều này dẫn họ tới chuyện lo xa cho gia đình. Từ những mối lo sợ có thật như môi trường xã hội ngày càng kém an toàn, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, tới những mối lo xa xôi như bất ổn và rối loạn xã hội hoặc chiến tranh. Trong khi còn có điều kiện về tài chính, việc thu xếp để gia đình có quyền thường chú ở nước khác xem ra là một dạng mua bảo hiểm khôn ngoan.
Ẩn sau câu chuyện đó, còn có những lý do tế nhị hơn. Việt Nam trong một giai đoạn dài phát triển rất mạnh. Do hệ thống luật pháp và chính sách không hoàn thiện và phải thay đổi thường xuyên, các lỗ hổng pháp lý rất nhiều và dẫn đến một thực tế là có nhiều người làm giàu dựa vào sự lỏng lẻo của quản lý hoặc các bất cập trong hệ thống pháp luật. Kết quả là các rủi ro pháp lý luôn luôn tồn tại, mặc dù không dưới các hình thái cụ thể. Ý thức về rủi ro pháp lý đối với các chủ doanh nghiệp Việt Nam thường không được rõ ràng lúc “thái bình” nhưng lại được làm sâu sắc hơn mỗi khi có các vụ bắt giữ hoặc điều tra quy mô lớn liên quan đến các chủ doanh nghiệp. Năm 2012 vừa qua là một năm như vậy.
Ra đi không tay trắng
Cuộc di cư của những người giàu thường là tai hại cho nền kinh tế nếu nó diễn ra trên diện rộng. Đầu tiên là sự thất thoát về chất xám. Không phải ai giàu có cũng giỏi, nhưng nhiều trong số những người này là những người có kinh nghiệm, có khả năng kinh doanh, hiểu biết, và thông minh. Sự ra đi của những cá nhân này là một thiệt thòi lớn cho nền kinh tế xét về mặt chất xám trong kinh doanh.
Thứ hai là sự thất thoát về của cải. Những người ra đi không phải với hai bàn tay trắng như phần lớn những người vượt biên bằng tàu cá hồi 30 năm trước. Những người ra đi lần này mang theo những khối tài sản lớn, thường là hàng triệu USD, ra nước ngoài. Rất nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, chủ doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đều đã có bất động sản và số dư tài khoản tiền mặt lớn ở nước ngoài.
Thứ ba, đó là các phong trào này tạo ra hiệu ứng tâm lý, làm tăng sự dao động, làm sâu sắc thêm tâm lý lo ngại, cũng như làm giảm nhiệt huyết của những người còn ở lại. Nó cũng đồng thời làm nản lòng những người muốn tới Việt Nam đầu tư và làm ăn. Đây cũng là một bất lợi nghiêm trọng mà các phong trào di cư của người giàu gây ra cho thị trường.
Dù có những tác động bất lợi như vậy, việc lựa chọn di cư là một quyền hợp pháp của người dân. Vì thế không thể ngăn chặn xu hướng này bằng các mệnh lệnh hành chính. Cũng không thể ngăn chặn nó bằng những lời kêu gọi suông.
Giữ chân người tài bằng cách tạo niềm tin
Để chống lại xu hướng “vượt biên lần thứ hai” này cần phải giải quyết tận gốc nguyên nhân khiến nhiều người có tiền đang muốn dứt áo ra đi. Đó là niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và niềm tin vào sự an toàn của bản thân họ và gia đình ở Việt Nam. Việc này không dễ dàng. Để khôi phục lại lòng tin vào tương lai phát triển của đất nước, điều quan trọng là nhà nước phải chứng minh được cho thị trường và công chúng thấy khả năng dẫn dắt, lộ trình và giải pháp cụ thể, và uy tín chính trị của lãnh đạo.
Liên quan đến lộ trình và giải pháp cụ thể, đưa Việt Nam ra khỏi vũng lầy hiện nay không phải là một nhiệm vụ bất khả thi. Ngược lại, tất cả các vấn đề này đều có giải pháp. Khủng hoảng kinh tế không phải là một câu chuyện xa lạ mà nó đã xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, trong mọi hình thái kinh tế mà loài người đã trải qua. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Thực tế là các lời giải này đã được bàn đến nhiều, trong giới chuyên gia, trong các cơ quan tư vấn, từ các tổ chức hỗ trợ quốc tế, tới cả các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam.
Vì thế, vấn đề còn lại nằm ở việc chứng tỏ năng lực cũng như uy tín chính trị của người lãnh đạo.
Uy tín này phải được khôi phục và nó chỉ được khôi phục khi người dân nhìn thấy các động thái quyết đoán của Đảng và nhà nước liên quan đến tư cách, trình độ, đạo đức, phẩm chất, tính chuyên nghiệp, tinh thần phụng sự đất nước, và cái nhìn viễn kiến của bộ máy lãnh đạo.
Phải từ việc khôi phục uy tín này, lãnh đạo quốc gia mới có thể vực dậy lòng tin của người dân về tính khả thi của sự đổi thay tích cực. Đi kèm với lòng tin này, các quyết sách thực tế của nhà nước nhằm thẳng vào các vấn đề giai góc nhất đang tồn tại mới có thể giúp Việt Nam vượt qua khó khăn hiện tại.
Chỉ khi làm được như vậy, lòng tin của thị trường cũng như của giới doanh nhân vào tương lai ở Việt Nam mới được khôi phục. Và chỉ có thế, câu chuyện “vượt biên lần thứ 2” của những người có tiền và những người có tài mới giảm bớt và dần dần đảo ngược giống như thời kỳ các doanh nhân Việt kiều lũ lượt về nước làm ăn hồi 10 năm trước.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment