Trần Minh Thảo
Posted by basamnews on 24/01/2013
Có những mâu thuẫn giữa nhà nước và nhân
dân vốn không phải là đối kháng lại trở thành đối kháng “mày còn tao mất, tao
có mày không” là tại sao? Do đâu? Khi nào thì giữa nhà nước và nhân dân có mâu
thuẫn đối kháng về các vấn đề thuộc phạm vi quốc gia dân tộc như vấn đề chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ? Khi nào thì giữa nhà nước và nhân dân có mâu thuẫn đối kháng
về các quyền cơ bản của con người như quyền sở hữu, quyền tự do, dân chủ…? Các
mâu thuẫn đối kháng giữa nhà nước và nhân dân đó có dây mơ rễ má với nhau thế
nào?
Hiện nay các mâu thuẫn đó tập trung vào
việc sửa đổi hiến pháp. Đảng cai trị và người dân Việt nam có gặp nhau ở mục
tiêu phải sửa đổi hiến pháp để thủ tiêu quan hệ đối kháng giữa nhà nước và nhân
dân vì những lợi ích cơ bản của quốc gia, dân tộc, nhân dân?
1- HIẾN PHÁP CỦA ĐẢNG
Người viết tán thành nhận định của nhiều học giả, trí
thức: Việt nam chưa có một hiến pháp văn minh tiến bộ, Hiến pháp hiện hành
(1992) và dự thảo sửa đổi của đảng có nhiều khiếm khuyết dẫn đến rối loạn xã
hội, mất nước, nô lệ ngoại bang:
- Quyền lực cai trị không có cơ chế kiểm
soát, chế tài
- Các quyền cơ bản của người dân bị cưởng
đoạt
- Đặc quyền đặc lợi núp bóng ý thức hệ dẫn
đến lệ thuộc nước ngoài
- Nói thì hay; làm thì dở, tệ do coi nhẹ
chế độ trách nhiệm vì độc quyền, phe đảng
…
(các điều 4, điều 57 hiến pháp 1992 và được
lập lại trong dự thảo sửa đổi hiến pháp, trích một đoạn dự thảo: “Đảng Cộng
sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi
ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội” –vietnamnet)
Đã có nhiều tranh cãi về nguyên nhân mất
nước vào tay bành trướng Trung nam hải. Ý kiến này thì cho là do chủ nghĩa Cộng
sản (chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-Lê-Mao). Ý kiến khác thì cho là do ý chí chính
trị giử chặt đặc quyền đặc lợi của quyền lực cai trị độc tôn. Nhận định này dẫn
ra hai trường hợp Trần ích Tắc và Lê chiêu Thống đã quì gối xưng tôi thần với
Phương Bắc khi chưa có chủ nghĩa Mác Lênin. Do đó nhận định này cho rằng bỏ chủ
nghĩa Mác Lênin nhưng vẫn cứ độc quyền (điều 4) thì vẫn phải dựa vào ngoại bang
(bán nước cầu vinh).
Dự thảo sửa đổi hiến pháp cho thấy đảng, nhà nước vẫn
trung thành với cam kết Thành đô.
Cam kết Thành đô là cam kết bất bình đẳng, nước nhỏ cần nước lớn bảo hộ quyền
cai trị độc tôn bất chấp quyền lợi quốc gia, dân tộc nhân danh chủ nghĩa xã hội
Mác Lênin (CNXH). Do đó cũng cho thấy những phản đối của đảng, nhà nước Việt
nam thường là nhỏ nhẹ, chậm trể đối trước các vi phạm rất trắng trợn của Trung
quốc đến chủ quyền, lãnh thổ Việt nam là nhằm ‘diễn kịch’ với dân.
Như vậy hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi có thể gọi là
hiến pháp vong quốc, hiến pháp ‘nước mất nhà tan’ được không? Đúng vậy, vì những điều khoản tạo ra mâu thuẫn đối kháng giữa nhà
nước và nhân dân, những “cam kết ô nhục Thành đô” vẫn cứ giử nguyên.
Việt nam giàu lên là do kinh tế thị trường,
không phải do ‘định hướng XHCN’. Định hướng quái dị đó đã dâng tổ quốc Việt nam
cho Bành trướng phương Bắc, chẳng phải vậy sao?
2- HIẾN PHÁP CỦA DÂN
Hiện nay, trong các “yêu sách” của dân tộc
Việt nam thứ gì là ưu tiên hàng đầu: độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, dân
chủ giàu mạnh hay chủ nghĩa xã hội? Nhiều đảng viên kỳ cựu đã thấy ra hiến pháp
xã hội chủ nghĩa không làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh
trái lại nước càng ngày càng yếu, dân càng ngày càng nghèo, lãnh thổ, chủ quyền
ngày càng teo tóp, mất vào tay bành trướng.
Ưu tiên hàng đầu của dân Việt là độc lập
dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đó là điều kiện tiên quyết của mục tiêu
dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
KIẾN NGHỊ 7 ĐIỂM CỦA 72 NHÂN SĨ TRÍ
THỨC KHỞI XƯỚNG VÀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 tạo ra bước ngoặt, tách khỏi con đường nô lệ, đói nghèo.
Có một số ý kiến cho là kiến nghị và dự
thảo đã tham khảo và giống với hiến pháp nước này, nước nọ kể cả hiến pháp Việt
nam Cộng Hòa trước 1975. Có thể và nhất định phải tham khảo Hiến pháp các nước,
tham khảo ngược và tham khảo xuôi. Tham khảo ngược là loại bỏ khỏi hiến pháp các
điều khoản làm cho một số quốc gia lâm cảnh dân nghèo nước yếu, xã hội rối loạn
kiểu Trung quốc, Nga, Triều tiên, Cu ba… mà hiến pháp 1992 đã tiếp thu và dự
thảo sửa đổi của đảng hiện nay vẫn duy trì. Tham khảo xuôi là tiếp thu những
qui định đã làm cho nhiều quốc gia giàu mạnh, công bằng, văn minh như hiến pháp
Đại hàn, Nhật bản, Hoa kỳ, Anh, Pháp, Israel, các nước Bắc âu kể cả của Việt
nam cộng Hòa vì lẽ hiến pháp đó cũng tiếp thu nhiều điểm hay tốt của các quốc
gia dân chủ, văn minh. Kiến nghị và dự thảo của 72 người đã làm được điều đó.
Do đó, Hiến pháp của đảng và hiến pháp của
dân chỏi nhau như nước với lửa. So sánh như vậy là gần đúng với thực trạng xã
hội Việt nam ngày nay. Tuy là nước với lửa nhưng cả hai cũng thành ra đối chứng
cho một cuộc trưng cầu dân ý có giám sát.
Nếu những vấn đề cốt lõi nêu trong kiến
nghị và đã chuyển vào dự thảo hiến pháp 2013 sau khi tranh luận rộng rãi, trở
thành bản hiến pháp chính thức thì có thể đặt tên cho nó là: HIẾN PHÁP THOÁT
HÁN. Chỉ có con đường thoát Hán (thủ tiêu cam kết Thành đô, không làm chư hầu
nữa) thì Việt nam mới giử được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ,
giàu mạnh, văn minh tiến bộ. Thoát Hán không mâu thuẫn với đường lối đối ngoại
làm bạn, thân thiện với tất cả các quốc gia trên thế giới, trước hết vẫn là với
CHND Trung Hoa.
Kiến nghị 7 điểm và dự thảo hiến pháp 2013
đã loại bỏ các điều khoản tạo ra mâu thuẫn đối kháng cai trị-bị trị và nguy cơ
nước mất nhà tan. Hiểu một cách nào đó, thì kiến nghị của 72 người không chỉ là
lập công với nước với dân mà còn với cả đảng cầm quyền, làm cho đảng cầm quyền
nếu chịu tiếp thu sẽ giủ sạch bùn ‘Thành đô’ đứng lên cùng đất nước. Nhiều
người nói đã khóc rất hạnh phúc khi đọc dự thảo hiến pháp của dân.
“Hãy khóc lên đi hởi đồng bào ruột thịt”?
Làm cách nào để có được bản hiến pháp thoát
Hán như nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân?
Có ý kiến nói Việt nam cần phải có một hội
nghị Diên hồng thứ hai.
3- QUỐC HỘI LẬP HIẾN –HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG
THẾ KỶ 21
Cuộc vận động sửa đổi, thực chất là đổi mới
hoàn toàn bản hiến pháp để Việt nam có một Hiến pháp thoát Hán, gia nhập vào
thế giới văn minh tiến bộ chính là cơ hội tạo ra khối đoàn kết toàn dân như hội
nghị Diên hồng thời nhà Trần chống Nguyên Mông đã tạo ra.
Hội nghị Diên hồng thời hiện đại phải qui
tụ đại biểu của mọi tầng lớp, sắc dân, chính kiến, tôn giáo…của người Việt
trong ngoài nước, kể cả người Việt đang ngồi tù vì điều 88,79 của bộ luật hình
sự. Thông lệ quốc tế gọi đó là QUỐC HỘI LẬP HIẾN.
Đảng cộng sản, nhà nước Việt nam là quyền
lực đang quản lý xã hội nghĩ thế nào về hội nghị Diên Hồng thế kỷ 21 và một
quốc hội lập hiến để có một hiến pháp Thoát Hán làm cho dân giàu nước mạnh xã
hội dân chủ,công bằng, văn minh? (Quốc hội hiện nay của nước CHXHCN Việt nam
không đủ tư cách, phẩm chất “lập hiến”) Hay vẫn cứ hô hào suông về một khối
đoàn kết toàn dân không thể nào nào có được vì tệ độc quyền và luôn quì gối
trước ngoại bang do cam kết ‘tương thông’, ‘tương đồng’…gì đấy đã ghi trong
hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi?
Nên chăng cần có “một tiền hội nghị Diên
hồng”, thành phần tham dự như nói ở trên để thống nhất lịch trình cho một Hiến
pháp thoát Hán ra đời trong vòng 2 năm trở lại.
Ai triệu tập, tổ chức tiền hội nghị Diên
hồng là vấn đề không thể bàn trong bài viết ngắn này, cũng không thể chỉ là ý
kiến của một vài cá nhân.
Trước mắt cần một phong trào quần chúng
rộng rãi với phương châm “tự do hay nô lệ” và nhà cai trị có ý chí chính trị
quay đầu về với lợi ích của quốc gia, dân tộc.
No comments:
Post a Comment