Friday, 18 January 2013

CHỦ TỊCH ĐÀ NẴNG : "THANH TRA CHÍNH PHỦ KẾT LUẬN KHÔNG ĐÚNG" - Phần 1 (Hải Châu - infonet.vn)




Hải Châu

18-1-2013

Ngay sau khi Thanh tra Chính phủ có Thông báo số 160/TB-TTCP (ngày 17/1) kết luận thanh tra về những sai phạm liên quan đến đất đai lên đến hơn 3.400 tỉ đồng, chiều 18/1, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã dành cho Infonet cuộc trả lời phỏng vấn nhằm làm rõ các nội dung mà Thông báo 160/TB-TTCP đã nêu:

PV: Thưa ông, lãnh đạo TP Đà Nẵng có ý kiến như thế nào về việc Thanh tra Chính phủ (TTCP) kết luận: “UBND TP Đà Nẵng không triển khai tốt việc đấu giá chuyển quyền sử dụng đất trong những năm qua, không tuân thủ đúng quy định của Luật Đất đai và Quyết định 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ?

Ông Văn Hữu Chiến: Việc TTCP kết luận như vậy là không đúng. Bởi vì tất cả các trường hợp giao đất cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn Đà Nẵng đều được công khai đấu giá và giao quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai tại từng thời điểm. Cụ thể là Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định 17/2006/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; Quyết định 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu giá quyền sử dụng đất.
Việc đấu giá quyền sử dụng đất được các đơn vị công khai trên báo chí, đảm bảo đúng thời gian và các tiêu chí như quy định địa điểm xây dựng, diện tích, đơn giá, mục đích sử dụng đất, thời gian, địa điểm đăng ký… để các nhà đầu tư có thông tin đăng ký đấu giá.


PV: Qua thanh tra 46 dự án trên địa bàn Đà Nẵng, TTCP kết luận có 6 dự án gây thất thoát. Ý kiến của lãnh đạo TP Đà Nẵng về vấn đề này như thế nào?

Ông Văn Hữu Chiến: TTCP thanh tra 46 dự án, trong đó có một số dự án TTCP lấy giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất làm căn cứ chính rồi so với giá đất mà UBND TP quyết định có sự chệnh lệch, đồng thời không tính mật độ xây dựng khi xác định giá đất để kết luận gây thất thoát là không có cơ sở.
Theo quy định, việc phê duyệt giá đất để thu tiền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND TP. Hội đồng thẩm định giá đất TP gồm đại diện Sở Tài chính, Sở TN-MT, Sở Xây dựng, Cục Thuế TP, Văn phòng UBND TP chỉ là bộ phận tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo UBND TP trong việc xem xét và phê duyệt giá đất. Việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên theo đề nghị của Hội đồng thẩm định giá đất TP là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND TP.
Giá đất cụ thể được UBND TP Đà Nẵng xác định phù hợp với từng vị trí, với từng quy hoạch, điều kiện cơ sở hạ tầng, giá đất thị trường ở vị trí đó tại mỗi thời điểm và các lô đất đều được đưa ra đấu giá công khai. Việc xác định giá đất các lô đất lớn phải tính đến mật độ xây dựng, thường là dưới 60%.
Thực tế cho thấy, có những lô đất có chiều sâu hàng trăm mét. Khi áp dụng phương pháp xác định giá đất theo Chính phủ quy định, Bộ Tài chính hướng dẫn thì giá đất có thể thấp hơn bảng giá do UBND TP Đà Nẵng quy định. Điều này là đương nhiên vì bảng giá do UBND TP quy định cho các lô đất nhỏ có mật độ xây dựng 100%, có cơ sở hạ tầng đầy đủ.
Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã có ý kiến tại Công văn 11021/BTC-QLCS (ngày 16/8/2012) như sau: “Việc Hội đồng liên ngành thẩm định giá đất tỉnh, TP căn cứ vào bảng giá đất hàng năm và các phương pháp xác định giá theo quy định của pháp luật thực hiện xác định giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất, trình UBND cấp tỉnh quyết định là đúng quy định về thẩm quyền quyết định giá đất tính thu tiền sử dụng đất…
…Đối với phần diện tích đất được giao sử dụng cho mục đích công cộng đáp ứng điều kiện quy định tại Mục V Thông tư 06/2007/TT-BTNMT (ngày 15/6/2007) của Bộ TN-MT thì không phải nộp tiền sử dụng đất. Mật độ xây dựng theo quy hoạch xây dựng chi tiết đã được duyệt chỉ là một trong các căn cứ để xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất”.


PV: Được biết liên quan đến vấn đề này, cách đây mấy năm Uỷ bản Kiểm tra TƯ Đảng cũng đã có kết luận hết sức cụ thể. Ông có thể cho biết kết luận của Uỷ ban Kiểm tra TƯ Đảng đã nêu như thế nào?

Ông Văn Hữu Chiến: Uỷ ban Kiểm tra TƯ Đảng đã có kết luận hết sức cụ thể tại Mục 4 Kết luận số 94 (ngày 25/4/2007) về việc bán khu đất 18.000m2 cuối tuyến đường Phạm Văn Đồng, khu thương xá Vĩnh Trung, khu đất số 8 Phan Chu Trinh, khu đất tứ giác Phạm Hồng Thái – Nguyễn Chí Thanh – Nguyễn Thái Học – Yên Bái, các khu đất bán cho ông Nguyễn Hữu Sinh, ông Nguyễn Hữu Bình, Công ty TNHH Đức Mạnh, Công ty TNHH Cafe Trung Nguyên, Công ty An Cư Đông Á như sau:
“Qua xem xét, Uỷ ban Kiểm tra TƯ Đảng nhận thấy việc bán các khu đất trên là có chủ trương của tập thể UBND TP Đà Nẵng thực hiện theo mục đích thương mại du lịch, không phải là nhà ở, mật độ xây dựng nhà cao tầng từ 50 – 60% diện tích khu đất. Đất còn lại phục vụ công cộng. Vì vậy không thể so sánh giữa giá đất làm dịch vụ theo đúng quy hoạch của TP với giá đất bán nền hoặc giá đất ở mặt tiền các đường phố chính”.

Còn nữa!


Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi nội dung trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Văn Hữu Chiến về các vấn đề cụ thể liên quan đến 6 dự án mà TTCP kết luận là “gây thất thoát” cũng như vấn đề giảm tiền sử dụng đất mà theo TTCP là “không đúng đối tượng và trái với quy định tại Nghị định 198/2004/NĐ-CP” ở các phần sau.

------------------------------------------

Dân Choa
18-1-2013

NQL: Hôm nay mình đang ngồi nhậu với Trần Kỳ Trung thì má của TKT gọi điện vào, nói mày nói với thằng Thanh thôi về, về Đà Nẵng có dân đùm bọc, ở ngoải không có dân đâu. Má TKT 82 tuổi, 65 tuổi Đảng, nguyên là bí thư đảng ủy Ty thương nghiệp Quảng Nam- Đà Nẵng.

Hôm qua báo chí chính thống lại rầm rộ đưa tin chính phủ quyết định công bố công tác thanh tra về Đà Nẵng. Các Tít báo chạy hàng đầu: Đà Nẵng sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai.

Kinh, cú đòn tuyệt chiêu của Hà Nội phải nói là hiểm độc đối với Đà Nẵng, mà trước tiên là đối với ông Bá Thanh.
Từ trước đến giờ chưa có một sai phạm ở phạm vi địa phương nào mà được thanh tra chính phủ cho công bố rành mạch như thế cả. Chưa hết, trong kết luận thanh tra còn kiến nghị xử lý ngay bộ máy hành chính Đà Nẵng và Thủ tướng cũng chấp nhận ngay lập tức. Hơn nữa Thủ tướng còn đề nghị bộ công an vào cuộc.

Ai cũng thừa biết biết Đà Nẵng đi lên là nhờ vào chính sách thu hút đầu tư qua chính sách ưu đãi đất đai và cung cách làm việc khá thoáng của bộ máy hành chính. Như thế nó đã tạo điểm mạnh cho Đà Nẵng, nhưng lại có vẻ trái ngược với cung cách hiện hành về chính sách ở khắp cả nước. Sự nổi trội của Đà Nẵng đã làm lu mờ nhiều địa phương khác. Điều đó gây ra không ít sự ganh tỵ trong giới lãnh đạo và quá khứ cũng đã âm ỉ mưu đồ tìm cái sai về chính sách của Đà Nẵng, mà cụ thể là người đứng đầu Nguyễn Bá Thanh.

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương. Mọi hoạt động ở Đà Nẵng đều chịu sự chi phối của Hà Nội. Đà Nẵng phải báo cáo hoạt động của mình hàng năm với Hà Nội. Thanh tra chính phủ hàng năm đều triển khai công tác thanh tra của mình ở Đà Nẵng. Nếu Thanh tra chính phủ cho rằng Đà Nẵng làm trái chính sách từ năm 2003 cho đến 2011 ( hoặc là cho đến nay) thì trong cả một thời gian dài tại sao thanh tra chính phủ không có ý kiến gì. Tại sao đến thời điểm này, khi ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội làm trưởng Ban nội chính mới công bố.

Thanh tra cho công bố, con số tiền mà nhà nước bị thiệt vì chính sách của Đà Nẵng là 3400 tỉ vnđ . Đối với một cá nhân hay một doanh nghiệp thì đó là một con số khổng lồ. Nhưng đối với một địa phương lớn trong cả một quá trình dài từ năm 2003 đến 2011 thì không lớn, vì địa phương này có GDP hàng năm là 10 400 tỉ, mức thu nhập đầu người hàng năm chừng 33 triệu vnđ. Cái thiệt của Nhà nước ( nếu thực sự như báo cáo Thanh tra) so với cái được của Đà Nẵng ( cũng là Nhà nước)ngày nay là quá bé. Thanh tra chính phủ không chỉ ra được hiện tượng tham ô hay tham nhũng của cá nhân hay của tập thể lãnh đạo cụ thể mà chỉ vin vào chính sách ưu đãi của Đà Nẵng trái với quy định chung của Chính phủ để cho rằng Nhà nước thiệt 3 400 tỉ đồng.

Cái sai của Đà Nẵng cả một thời gian dài chắc chắn có dựa trên cơ sở lách luật chung của Nhà nước như ở bất cứ địa phương nào. Điểm này chính là tạo cơ sở cho địa phương „ vượt rào“. Nhưng nếu mọi hòa đồng thì Hà Nội có thể làm ngơ cho địa phương, còn địa phương tỏ ý qua mặt trung ương thì Hà Nội sẽ sẵn sàng vào cuộc, lôi những điều sai phạm đặt lên bàn làm việc.

Đọc câu chữ của văn bản thanh tra người ta dễ nhận thấy rằng, Thanh tra chính phủ không phủ nhận lời khen của dư luận đối với Đà Nẵng, nhưng Thanh tra quy kết nặng nề khuyết điểm lớn của Đà Nẵng như vậy khác nào bảo Đà Nẵng cũng có tình trạng tham ô, tham nhũng lớn chứ không trong sạch như người ta lầm tưởng.

Một vụ sai phạm lớn, có thể là lớn hơn rất nhiều so với Đà Nẵng, đấy là vụ sai phạm ở tập đoàn dầu khí Việt Nam trong năm qua. Thanh tra vào cuộc cũng đã chỉ ra các con số khổng lồ về kinh tế. Thế nhưng việc đâu lại vào đấy, câu chữ được chuyển sang „ có sai phạm nhưng không có thất thoát“ và người ta không có ý định truy trách nhiệm của người đứng đầu. Vì người đứng đầu đang tại vị trong nội các ở Hà Nội, có nghĩa là cùng hội cùng thuyền.

Khác với ông Thăng họ Đinh, ông Thanh họ Nguyễn tiến ra Hà Nội bằng con đường tắt ngang trong Đảng. Văn phòng Tổng Bí thư trực tiếp gọi ông ra. Nếu chỉ là một cán bộ chuyên trách đảng đoàn thì có lẽ mọi việc cũng êm thấm. Nhưng ông ra làm Trưởng Ban nội chính thì hoàn toàn không hợp ý của bên Chính phủ. Rất có thể ông là một mối đe dọa trực tiếp với các đồng chí của mình. Tốt nhất là hãy cho bên Văn phòng Đảng một bài học như một lời cảnh báo, trước lúc xử người thì hãy tự nhìn về mình đi đã.

Nói về chuyện Thanh tra chính phủ công bố sai phạm ở Đà Nẵng, mình chợt nhớ chuyện đi cùng với một cụ sĩ quan cao cấp hư trí ngày nào. Nhân dịp Bộ tư lệnh không quân tổ chức ngày 50 năm của binh chủng. Mình và cụ sĩ quan đi cùng xe ra Hà Nội. Mình nhắc đến các vị tư lệnh và chính ủy, khi nhắc tên đến một vị trong đó thì cụ gầm lên như hổ: Cái thằng đó, vì cái thằng khốn nạn đó mà tôi công không thành danh bại, tôi căm thù thằng này hơn cả giặc Mỹ.

Ngạc nhiên quá, mình nói sao cụ lại gọi đồng chí của mình là thằng, lại cùng bao nhiêu năm chung chiến hào chống giặc?

Cụ xổ luôn, đồng chí gì nó, nó là một thằng cơ hội, nó biết tranh thủ tổ chức, thành ra tôi phải về hưu sớm.

Cụ lại nói, đánh giặc cứu nước dễ hơn nhiều, chiến tuyến rõ ràng, công tội phân minh. Còn chiến với đồng chí mình phức tạp lắm, khó lắm, nhiều mưu ma chứơc quỷ vì đã quá hiểu nhau rồi.

À, ra thế đấy.








No comments:

Post a Comment

View My Stats