Tôi
chưa được đọc “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức để xem người thắng cuộc nghĩ
gì, vì sách in đã đặt mua nhưng chưa nhận được. Bài học đầu tiên của Bên Thua
Cuộc mà tôi được học là “Phạm Trù Triết Học Mác-Lenin: Phân biệt Giữa Bạn và
Thù”. Có lẽ, nhà báo Huy Đức và tôi sinh cùng thời kỳ nhưng chỉ khác ranh giới.
Cuộc chiến Nam Bắc đã chia đôi miền, thành 2 kẻ thù cùng mang một giòng máu
Việt, của cha Hùng, mẹ Âu Cơ. Những ký ức về chiến tranh vẫn còn ám ảnh mãi và
tôi tự hỏi trong lịch sử Việt của chúng ta, cuộc chiến nào đẫm máu nhất, thù
hằn nhất? Có phải những cuộc chiến chống giặc Tầu phương Bắc từ khi Hai Bà
Trưng phất cờ khởi nghĩa, của Ngô Quyền, Lê Lợi, Hưng Đạo Vương, Quang Trung
hay chính cuộc chiến giữa người Việt chúng ta? Cuộc chiến Trịnh - Nguyễn với
“Đây sông Gianh, đây biên cương thống khổ. Đây sa trường, đây máu đổ lệ rơi”
của bài học thuộc lòng khi vừa tới tuổi cặp sách đến trường? Hay cuộc chiến
giữa nhà Nguyễn Tây Sơn - Nhà Nguyễn Gia Long, với mả ngụy và voi giày ngựa xé
nữ tường Bùi Thị Xuân cùng cái lệnh chu di tam tộc? Hay cuộc chiến như vừa mới
xảy ra mà tôi là đứa trẻ, nhân chứng của cuộc chiến này. Một cuộc chiến đã chia
rẽ đất nước, cho đến tận ngày nay sau gần 40 năm thống nhất nước nhà?
Cách đây khá lâu, nhà vật lý và cũng là họa sĩ Nguyễn Đình Đăng có đăng trên Talawas của bà Nguyễn thị Hoài hình vẽ ghi lại tuổi ấu thơ của ông, với hình vẽ cảnh máy bay dội bom trong lúc đứa bé còn say ngủ với mộng mị bằng những cánh bướm. Chiến tranh đã qua, những nó vẫn để lại trong tâm trí mỗi người của chúng ta một vết thương tâm lý khá nặng. Nếu Hà Nội chỉ chịu cảnh máy bay Mỹ trải thảm dội bom 12 ngày đêm, thì chiến tranh kéo dài nhiều năm trên vùng đất miền Nam, nơi tôi đã trót sinh ra và lớn lên. Hình ảnh đón Tết Giao Thừa năm xưa dưới gầm giường của cả gia đình chen chúc với cái mơ mộng viễn vông là có thể tránh được những viên đạn vô tình không biết đến cái đau của con người, rồi sau đó Mồng Một Tết ra đường là những cái xác chết nằm la liệt của những cán binh CS mặt còn non choẹt, với áo bà ba đen, quần cụt nằm phơi trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm khi tấn công vào đài Phát Thanh, vào đài Truyền Hình, vào khu An Ninh Quân Đội với cái mơ mộng, hy sinh vì một miền Nam thân yêu ở cái tuổi vị thành niên. Đó là hình ảnh chiến tranh đầu tiên của thời thơ ấu của tôi, nhưng không phải là hình ảnh cuối cùng, khi trận chiến “giữa bạn và thù” xảy ra tại miền Nam, một nửa phần đất nước.
Rồi hòa bình đến. Hòa bình đã đến!
Bây giờ ở tuổi trung niên khi nhìn lại, tôi không biết đó có phải là hòa bình đã đến hay đất nước bước vào một cuộc chiến khác. Đã bao nhiêu lần tôi tự hỏi “Có phải chính tôi, thế hệ tôi sinh lầm thế kỷ” chứ không phải thế hệ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương như câu thơ của ông đã viết? Một đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh, với súng đạn, với chết chóc chung quanh mình, để ngày hòa bình đến, để được dạy rằng mình là ngụy, là con cái của ngụy, là kẻ thù của đất nước, của dân tộc này? Tôi còn nhớ, một chị cùng lớp, con của một tỉnh ủy viên đã phát biểu cảm tưởng của mình trong một buổi thảo luận chính trị của lớp “Nếu cha mẹ các đồng chí, anh chị các đồng chí là ngụy quân, ngụy quyền thì chúng tôi vẫn gọi là Thằng và Con”. Chúng tôi, những sinh viên, học sinh lớn lên tại miền Nam thì thế nào cũng có cha, mẹ, anh, chị, cô, dì chú, bác làm việc với chính quyền miền Nam, thì hẳn nhiên đó là một khẳng định chúng tôi là phía bên kẻ thù trong phạm trù Bạn - Thù của nền triết học chính trị Mác - Lênin. Và những kẻ tôi từng được học ở tuổi ấu thơ với giặc Đông Hán, Nam Hán, giặc Ân, giặc Minh, giặc Thanh đã trở thành bạn vì đã cung cấp chi miền Bắc những vũ khí của chiến tranh vì tình nghĩa “môi lợi”.
Cách đây khá lâu, nhà vật lý và cũng là họa sĩ Nguyễn Đình Đăng có đăng trên Talawas của bà Nguyễn thị Hoài hình vẽ ghi lại tuổi ấu thơ của ông, với hình vẽ cảnh máy bay dội bom trong lúc đứa bé còn say ngủ với mộng mị bằng những cánh bướm. Chiến tranh đã qua, những nó vẫn để lại trong tâm trí mỗi người của chúng ta một vết thương tâm lý khá nặng. Nếu Hà Nội chỉ chịu cảnh máy bay Mỹ trải thảm dội bom 12 ngày đêm, thì chiến tranh kéo dài nhiều năm trên vùng đất miền Nam, nơi tôi đã trót sinh ra và lớn lên. Hình ảnh đón Tết Giao Thừa năm xưa dưới gầm giường của cả gia đình chen chúc với cái mơ mộng viễn vông là có thể tránh được những viên đạn vô tình không biết đến cái đau của con người, rồi sau đó Mồng Một Tết ra đường là những cái xác chết nằm la liệt của những cán binh CS mặt còn non choẹt, với áo bà ba đen, quần cụt nằm phơi trên con đường Nguyễn Bỉnh Khiêm khi tấn công vào đài Phát Thanh, vào đài Truyền Hình, vào khu An Ninh Quân Đội với cái mơ mộng, hy sinh vì một miền Nam thân yêu ở cái tuổi vị thành niên. Đó là hình ảnh chiến tranh đầu tiên của thời thơ ấu của tôi, nhưng không phải là hình ảnh cuối cùng, khi trận chiến “giữa bạn và thù” xảy ra tại miền Nam, một nửa phần đất nước.
Rồi hòa bình đến. Hòa bình đã đến!
Bây giờ ở tuổi trung niên khi nhìn lại, tôi không biết đó có phải là hòa bình đã đến hay đất nước bước vào một cuộc chiến khác. Đã bao nhiêu lần tôi tự hỏi “Có phải chính tôi, thế hệ tôi sinh lầm thế kỷ” chứ không phải thế hệ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương như câu thơ của ông đã viết? Một đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh, với súng đạn, với chết chóc chung quanh mình, để ngày hòa bình đến, để được dạy rằng mình là ngụy, là con cái của ngụy, là kẻ thù của đất nước, của dân tộc này? Tôi còn nhớ, một chị cùng lớp, con của một tỉnh ủy viên đã phát biểu cảm tưởng của mình trong một buổi thảo luận chính trị của lớp “Nếu cha mẹ các đồng chí, anh chị các đồng chí là ngụy quân, ngụy quyền thì chúng tôi vẫn gọi là Thằng và Con”. Chúng tôi, những sinh viên, học sinh lớn lên tại miền Nam thì thế nào cũng có cha, mẹ, anh, chị, cô, dì chú, bác làm việc với chính quyền miền Nam, thì hẳn nhiên đó là một khẳng định chúng tôi là phía bên kẻ thù trong phạm trù Bạn - Thù của nền triết học chính trị Mác - Lênin. Và những kẻ tôi từng được học ở tuổi ấu thơ với giặc Đông Hán, Nam Hán, giặc Ân, giặc Minh, giặc Thanh đã trở thành bạn vì đã cung cấp chi miền Bắc những vũ khí của chiến tranh vì tình nghĩa “môi lợi”.
Chúng tôi, những đứa trẻ lớn lên trong chiến tranh, của bên thất trận để thấy rằng hòa bình đến là tương lai đen tối, không có một lý tưởng để làm mục tiêu trong cuộc đời đã cho tôi cảm giác “Chúng tôi là lũ người sinh ra lầm thế kỷ” hàng bao nhiêu năm qua. Nhưng bây giờ ở cái tuổi trung niên, tôi đã cảm nhận “lũ chúng tôi sinh ra lầm thế kỷ” không chỉ dành riêng cho phía bại trận mà cho cả phía người chiến thắng. Có cái nào đau đớn hơn khi thấy lý tưởng mình theo đuổi, hy sinh, ngưỡng mộ chỉ là một ảo vọng đánh lừa, có thể nó còn đau đớn hơn chúng tôi, phía bên kia, không có một lý tưởng để sống khi hòa bình lập lại?
Phần trên tôi chỉ viết về cảm tưởng đầu tiên của tôi khi đọc tựa đề "Phía Thắng Cuộc" chứ chưa hẳn là cảm nghĩ của bên thất trận khi trải qua cuộc sống với đất nước trong 12 năm sống tai quê hương hòa bình, độc lập, trước khi đành đoạn bỏ nước ra đi, để lập lại một cuộc đời mới đầy khó khăn trước mặt nơi xứ người không cùng màu da, tiếng nói, phong tục với hai bàn tay trắng. Tay trắng đúng nghĩa của nó.
Phần trước tôi viết về bài học “Bạn và Thù”. Xin được viết tiếp bài học thứ 2: “Đạo Đức Cách Mạng”
- Hôm qua tại buổi cơm chiều, chồng tôi vô ý dụi bàn tay vừa cầm ớt nên than xót mắt quá. Thằng con nhỏ, xót xa cho cha, cằn nhằn: "Con đã bảo với ba rồi, đừng có ăn ớt, cay lắm, mà ba đâu chịu nghe con”. Bỗng dưng tôi liên tưởng đến bài học “đạo đức Cách Mạng” qua bài học về chị Út Tịch, nữ anh hùng của quân đội nhân dân mà tôi được dạy khi nước nhà thống nhất. Chị Út Tịch với tinh thần thù hận giai cấp bóc lột sâu sắc, đã bỏ đi theo Cách Mạng và đã trở thành nữ anh hùng liệt sĩ của quân đội nhân dân. Cái đáng nói ở đây là bài học mà phe chiến thắng dạy cho chúng tôi, những học trò của phe thất trận là bài học đạo đức, mối thâm thù giữa giai cấp tư sản, địa chủ và giai cấp bần cố nông. Chị Út Tịch đã ném chén muối ớt vào mắt của thằng bé con, còn nằm ngửa trên tay và bỏ đi làm Cách Mạng. Họ dạy cho chúng tôi phải thâm thù ngay cả một đứa trẻ thơ, chưa biết phải trái trên đời. Chỉ một cái dụi mắt của người cha, than đau xót, là đứa trẻ thơ cuống cuồng lo cho cha. Còn bài học năm xưa, ném cả chén muối ớt vào mắt một đứa bé. Tuổi thơ vẫn có tội và phải trừng trị đích đáng, có phải là đạo đức Cách Mạng của người theo lý tưởng CS?
Cách đây vài hôm, hình như có một nhà lãnh đạo nào của VN trả lời phỏng vấn cho đài BBC, nước VN dân chủ còn hơn ngàn lần nền dân chủ của các nước Tư Bản. Câu nói này không hề mới, nó chỉ được lập đi lập lại nhiều lần đến nỗi khi mở miệng ra, là những người bên Phía Thất Trận như chúng tôi cũng có thể nói như thế không ngượng miệng vì đã học nhập tâm, và đã thành bản chất của con người XHCN, với “Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, và nhân dân làm chủ ”, cho dù mù mờ, chúng tôi cứ tưởng người làm chủ chính là người lãnh đạo và quản lý cho dù làm chủ, sở hữu của bất kỳ một vật gì, một công việc gì. Nhưng cho dù có thắc mắc, lấy làm lạ, chúng tôi vẫn phát biểu như cái máy những từ ngữ đại loại như thế. Thắc mắc chỉ để trong lòng, không chia sẻ cảm nghĩ của mình với ai, bởi vì chúng tôi, những đứa trẻ lớn lên từ phía bên thất trận cũng đã được dạy một bài học khác, vô cùng quan trọng, đó là bài học về chuyên chính vô sản và bạo lực Cách Mạng. Câu mở đầu của môn Lịch Sử Đảng sau hàng chục năm, tôi vẫn còn nhớ như in, “Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, giương hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ trương chuyên chính vô sản và bạo lực Cách Mạng, hễ ai đi ngược lại đường lối của Đảng sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát”.
Chúng tôi, những đứa trẻ lớn lên từ phía thất trận, đã bắt buộc phải nhập tâm, phải khắc sâu trong tâm trí, là nước nhà đã được độc lập, tự do, dân chủ, nền dân chủ nước ta còn dân chủ gấp ngàn lần hơn các nước tư bản, nhưng cái dân chủ này phải theo đường lối chỉ đạo của Đảng nếu không sẽ bị nghiền nát vì Đảng sẽ dùng chuyên chính và bạo lực. Lâu dần đời mình cũng qua, lâu dần rồi mình cũng quen. Chúng tôi đã trở thành con vẹt, Đảng nói sao, chúng tôi nói y như vậy, bài học về đấu tranh sinh tồn đã biến chúng tôi thành những con vẹt dân chủ, còn dân chủ gấp ngàn lần của người dân sống trong thế giới tư bản. Từ bài học “chuyên chính vô sản và bạo lực Cách Mạng” đã biến thành bài học về sự đấu tranh sinh tồn : một con vẹt trong tôi!
Cách Mạng vào, mang đến cho chúng tôi những bài học văn chương mới thay cho những bài văn ủy mị của giai cấp tiểu tư sản như Trống Mái, Đoạn Tuyệt, Anh Phải Sống. “Nghệ thuật vì con người”, những văn chương mới phục vụ cho con người được mang ra giảng dạy, như phần viết trước tôi đã kể chuyện chị Út Tịch ném muối ớt vào mắt đứa bé con chủ nhà rồi trốn đi làm Cách Mạng. Một số tác phẩm ngoại quốc được dịch sang tiếng Việt mà chúng tôi được dạy như “Tình Bạn Vĩ Đại và Cảm Động” viết về mối quan hệ giữa Các mác và Ăng ghen, truyện Paven: Thép Đã Tôi Thế Đấy, truyện Ruồi Trâu…Có lẽ là truyện ngoại quốc nên nó không để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc nào. Riêng truyện Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, bao nhiêu năm qua, tuổi đời chồng chất, trí nhớ suy giảm, tôi chỉ còn nhớ một câu trong truyện của ông “Chị Dậu ra đi trong đêm tối như cái tiền đồ đen tối của cuộc đời chị” để so sánh cho cuộc đời của chúng tôi, chẳng đi đâu cả mà sao cuộc đời cũng chẳng sáng sủa gì.
Ngoài những truyện, văn chương Cách Mạng, chúng tôi cũng được dạy về thơ. Vì văn chương phục vụ cho con người, nó được giao cho trọng trách “giòng văn thơ hiện thực Cách Mạng”, không được mang vẻ ủy mị của thơ văn miền Nam như
"Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát,
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”,
hay
"Tuổi của tôi 15 hay 16?
Tuổi của nàng tôi nhớ chỉ 13 ”
mà
nó phải mang tính Đảng chỉ đạo trong tình yêu, phải có tính sắt thép, phải lãng
mạn Cách Mạng, cho dù khi 2 người đang hôn nhau, Đảng cũng hiện diện, như:
"Trái tim chia 3 phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ và phần để em yêu
Em khẽ nói thế cũng nhiều anh nhỉ
….
Rồi hai đứa hôn nhau, hai người đồng chí
Dắt nhau đi cho đến sáng nay mai
Xuân cũng vừa về đến trong tay"
vì chỉ đạo của Đảng là
"Nay trong thơ cũng có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong"
Những cuốn phim được làm từ miền Bắc, được chiếu trong Nam như truyện Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện mà nhà không có điện vào thời đó cả đất nước đang thiếu điện trầm trọng, mỗi ngày chỉ có một giờ có điện mà thôi, mở TV thì đã chiếu những cuốn phim Cách Mạng này rồi. Cuốn phim đầu tiên có chút tình cảm yêu đương là phim Cánh Cửa Mở Rộng hàng ngàn thanh niên chen chúc, xếp hàng mua vé, để xem người Liên Xô yêu đương có lãng mạn Cách Mạng như ta hay không? Lúc đó tôi đã đến tuổi trưởng thành, cũng bắt đầu mơ mộng, được người bạn trai (không phải là người thương) mời xem phim Quả Táo Đỏ. Cái gì đầu tiên cũng ghi khắc mãi, nên cho đến giờ tôi còn nhớ câu chuyện phim ấy, chuyện về một nữ bác sĩ để ý một anh công nhân (tình yêu không phân biệt giai cấp), chỉ nhớ anh ấy có đặc điểm là vết cắt của mổ ruột thừa. Hình ảnh của một đất nước Liên Xô xinh đẹp, có quả quầy bán táo đỏ, để xem phim cảm thấy thèm thuồng vì đất nước Liên Xô đã bước quá độ trên con đường xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa lên Cộng Sản Chủ Nghĩa. Về kể chuyện phim hay quá cho các bạn trong tổ xem về một đất nước Liên Xô, ai ngờ các cô nàng đoàn viên bắt anh bạn của tôi dẫn đi xem phim, anh ta dẫn cả đám đi xem một cuốn phim về các anh công nhân xây dựng trên công trường, xuyên Tây Bá Lợi Á, chưa đến 10 phút mà cả bọn ngáp lên ngáp xuống, ngay cả các cô nàng đoàn viên, đối tượng đảng…
(Không phải xã hội sau 75 mang màu sắc đen tối, tôi sẽ kể tiếp những câu chuyện về tình bạn giữa chúng tôi, để thấy rằng cuộc đời vẫn đẹp sao…)
Như đã nói vì không muốn “bánh xe lịch sử nghiền nát” chúng tôi cũng trở thành con vẹt, hay xin được nói thẳng ra, là cái hèn trong tôi bừng dậy trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Ngay cả đến lúc ngồi gõ những giòng chữ này, tôi cũng dùng cái bút danh của ai đó, chứ không phải tên tôi, những cái tên trong câu chuyện của tôi cũng sẽ không được dùng đến mà được thay vào những a/c A,B,C, vì đã có đ/c X rồi.
Khi rao giảng cho chúng tôi, tình yêu không phân biệt giai cấp, nhưng cho dù Cách Mạng cũng chỉ lấy người Cách Mạng, cấp cao cũng chỉ lấy cấp cao. Lúc ấy, trường tôi có một anh giáo sư (gọi là anh vì anh còn trẻ, mới đi học ở Đông Đức về) tính tình phóng khoáng, vui vẻ, ngay cả với các sinh viên trong Nam, và anh giảng bài khá hấp dẫn. Cha của anh, cũng là một giáo sư ngoài Bắc GS Đ v. C.. Đúng là tình yêu không phân biệt giai cấp, anh và chị sinh viên lớp trên bỗng thương nhau, chị nổi tiếng xinh đẹp, tính tình hiền hậu, làm vỡ bao nhiêu trái tim của các anh trong lớp. Nhưng cái oái oăm là cha của chị đang trong lao tù cải tạo ngoài Bắc vì có tội với nhân dân, điều này chính người mợ của tôi quen với gia đình GS C kể. Chẳng hiểu vì “phải phân biệt giữa bạn và thù” hay vì yêu chị chưa đủ, anh P không đủ can đảm bước vào tình yêu và chị đã bỏ nước ra đi trong một đêm tối vì nhiều lý do, nhưng ắt hẳn một trong những cái lý do đó là không muốn có một tiền đồ đen tối của chị Dậu.
Một chuyện môn đăng hộ đối thời XHCN khác là anh S., đi du học từ Liên Xô về, cũng làm cán bộ giảng. Anh ấy kể chuyện tâm tình với chúng tôi, đám học trò của anh, khá thân thiện. Anh kể lúc anh đang ở LX nghe thấy nước nhà thống nhất cũng òa khóc lên, khi ra trường có một số bạn của anh rủ về nước của họ ở Nam Phi gì đó, nhưng anh Sơn về lại VN để xây dựng đất nước. Anh kể lương cán bộ giảng một tháng không đủ mua 3 con gà, trong khi ở LX, chỉ là sinh viên tuần nào anh cũng có thịt gà để ăn, đất nước mình không có dân chủ như ở LX v.v… Nghe anh kể, chúng tôi thèm thuồng nhìn về một đất nước LX trong thời kỳ quá độ, lương anh là cán bộ giảng, anh còn có tiêu chuẩn mà còn thấy đói, huống chi chúng tôi đó, đói dài dài…Vài năm sau, anh S. lập gia đình với một chị, là con gái của thứ trưởng bộ ngoại giao .
Từ chuyện môn đăng họ đối của anh S. đến chuyện mấy con gà, tự dưng tôi nhớ đến thời ăn khoai, bột trộn cơm. Làm sinh viên, chúng tôi có tiêu chuẩn, không đói về phần cơm, khoai chỉ thiếu phần thức ăn thôi. Chúng tôi được chia phần thực phẩm một tháng nửa cân, hoặc thịt, hoặc mỡ, hoặc da, hay xương. Chị bạn tổ phó đời sống cứ chia cho tôi và chị T. phần thịt, phần mỡ “ừ, tao thích phần xương, hầm lấy nước làm canh, ngon lắm “. Thế là chúng tôi ngây thơ cứ phần nào nó chia cho mình, thì mình cứ việc lấy thôi. Thịt bằm ra, kho mặn, ăn dằn. Còn nếu lấy phần mỡ thì thắng ra, chiên cơm ăn cũng ngon đáo để. Còn lấy phần xương, củi lửa đâu mà hầm. Ai ngờ, một hôm, tôi và chị T. đến nhà chị tổ phó chơi, mẹ chị bảo “Sao tổ của các cháu chỉ toàn chia phần xương là xương vậy, sao không báo cáo lên tổ phân phối thực phẩm của trường?”. Chị V. tổ phó gắt với mẹ “Báo cáo cái gì mẹ, họ chia sao thì lấy vậy thôi. Mà nhà mình còn có phần tiêu chuẩn của ba, mẹ và 2 anh chị mà mẹ còn than gì nữa “. Chị V. làm tôi xúc động quá, hẳn chị đã biết gia đình tôi chả có ai đi làm công nhân viên thì làm gì có tiêu chuẩn lương thực ngoài tôi. Không phải người từ miền Bắc vào ai cũng xấu xa, cũng thiếu tình người, tình bạn, chị V. sinh ra từ miền Bắc, cả gia đình vào trong Nam sau 75 vì cha chị là dân tập kết.
Dân chủ của nước ta còn dân chủ hơn ngàn lần các nước tư bản vì nền dân chủ của nước ta là quyền làm chủ tập thể, và quyền làm chủ tập thể này được thể hiện qua các buổi phê- tự phê. Chẳng biết các bạn cùng trang lứa chúng tôi sống ngoài Bắc ra sao, chứ tôi sợ nhất là cái mục phê-tự phê này, mà ngày nào cũng họp phê- tự phê. Mình nói cái tốt cái dở của mình, rồi phê bình các “đồng chí” khác trong tổ. Khổ nổi tôi là đứa không có lý lịch bản thân Cách Mạng, gia đình Cách Mạng, không có căn bản lập trường chính trị gia đình, đố bảo mà dám nói cái không hay của các “đồng chí” Y, Z khác. Đã vậy, chưa vào đoàn viên, hội viên thì làm sao dám bảo các đồng chí ấy có trình độ chính trị chưa tốt, thành ra đành phải câm như hến, chỉ biết tự phê là mình chắc còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa, mà không lẽ ngày nào cũng chỉ có một câu ấy nhắc đi nhắc lại. Cũng vì những buổi phê- tự phê ấy mà tôi cũng chẳng dám tâm sự khai báo những gì với ai, ngay cả những người được coi là bạn, cùng sinh ra và lớn lên trong Nam như chúng tôi. Kể với họ hôm nay, ngày mai họ lại mang điều đó, thêm mắm thêm muối để thực thi quyền làm chủ tập thể thì coi như tiêu đời mình.
Nhớ có một hôm, chúng tôi được điều động đi thực tế tại một vùng kinh tế mới. Tổ công tác của chúng tôi được địa phương cho một chị có con nhỏ, thay vì ra nông trường được đến “nhà” chúng tôi để lo việc bếp núc. Các đồng chí trong tổ công tác sợ chị ấy ăn cắp đồ của mình nên chia cho tôi phần ở nhà để canh chừng chị, thay vì phải đi công tác. Cơm nước thời đó làm gì có gì, chỉ nhóm củi nấu cơm, ăn với vài con tôm khô mang đi với tí nước mắm, tôi bảo chị cứ ở nhà, không cần đến nhà tôi nấu bếp. Chị cám ơn bằng cách sai thằng con 6 tuổi mang đến tặng cho chúng tôi đĩa rau lang luộc. Khi thằng bé mang đĩa rau lang đến thấy tôi đang thổi cơm, tôi sới cơm lên cho hạt cơm khỏi dính vào nhau. Nồi cơm chín, bốc mùi thơm của gạo. Thằng bé nhỏ, gầy còm, chắc lâu ngày chỉ ăn rau lang, khoai luộc nên nhìn nồi cơm mà nước miếng cứ tuôn ra. Thương bé quá, tôi múc cho bé một chén, chan vào tí nước mắm. Nhìn thằng bé ăn chém cơm một cách ngon lành như đang dùng những món sơn hào mỹ vị, lòng bỗng nhói đau. Bỗng ngay lúc đó, tổ công tác của tôi đi làm về, sau đó là một buổi họp “phê- tự phê”. Tôi bị ngay cô bạn được coi là bạn thân nhất cùng sống trong Nam như tôi, làm chủ tập thể, phán ngay cho tôi một câu “Đồng chí tập tính ăn cắp cho đứa nhỏ”, thay vì nói tôi ăn cắp cơm gạo. Tôi chỉ lẳng lặng nói “Tôi mang phần gạo như các anh chị, và tôi ăn ít hơn, tôi nhường phần cơm đó cho thằng bé”.
Sau bài học “phê- tự phê” này, tôi không còn dám tin tưởng một ai khác, cho dù bạn thân, ngoài tôi.
….
Đấy là bài học từ "Bên Thắng Cuộc" của riêng tôi, thuộc "Bên Thua Cuộc"!
No comments:
Post a Comment