BÊN THẮNG CUỘC - HUY
ĐỨC
QUYỂN II : QUYỀN
BÍNH
PHẦN III: DẤU ẤN NGUYỄN VĂN
LINH
Chương
12: Cởi trói
Thời
kỳ “trăng mật” của TBT Nguyễn Văn Linh, vai trò của ông trong việc mở ra một
không gian tự do hơn cho báo chí, văn nghệ và xét lại vụ Nhân văn Giai phẩm (Những Việc Cần Làm Ngay/ Xiềng xích
“Nhân văn”/ Miền Nam “giải phóng”/ Cởi ra…)
Chương
13: Đa nguyên
Trong
lòng xã hội Việt Nam bắt đầu xuất hiện nhu cầu cải cách chính trị, những sửa
đổi chính sách trong giáo dục đại học đã tác động tích cực đến tư duy và hành
động của đội ngũ giảng viên đặc biệt là sinh viên. Trước những diễn biến ở
trong nước và Đông Âu, ông Nguyễn Văn Linh nhanh chóng siết lại báo chí, cách
chức Trần Xuân Bách, bắt Dương Thu Hương và những người bất đồng chính kiến
khác (Cải cách ở bậc đại
học/ Sinh viên và các phong trào tự phát/ Đông Âu/ Cứu chủ nghĩa xã hội/ “Đa
nguyên, đa đảng”/ Cách chức Trần Xuân Bách/ Kết thúc “trăng mật” với báo giới)
Chương
14: Khoảng cách Linh - Kiệt
Vì
sao ông Linh đưa ông Đỗ Mười lên làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1988 thay
vì ông Kiệt. Thực chất mối quan hệ của ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt -
sự khác nhau về mặt tính cách, quan niệm sống và gia đình (Tại sao Đỗ Mười/ Cimexcol hay “Vụ án
Dương Văn Ba”/ Hai tính cách/ Hai cuộc hôn nhân/ Ở Việt Bắc/ Bà Trần Kim Anh/
Hai người con trai/ Đi bước nữa/ Vợ (bà Phan Lương Cầm) và bạn/ Cuộc sống và ý
thức hệ)
Chương
15: Tướng Giáp
Mối
quan hệ giữa Lê Duẩn cùng những người thân cận của ông với Tướng Giáp. Sự thật
vụ án “Năm Châu - Sáu Sứ”; Vai trò thực sự của Võ Nguyên Giáp trong cuộc chiến
tranh 1955-1975; Sự kiện Vịnh Bắc bộ và vụ án “chống đảng” năm 1967 (Vụ án “Năm Châu - Sáu Sứ”/ “Cách
mạng miền Nam”/ Sự kiện Vịnh Bắc Bộ/ Mậu Thân và tham vọng của Lê Đức Thọ/
“Nghị quyết 21”/ Chiến dịch Hồ Chí Minh/ “Thống chế đi đặt vòng”)
PHẦN IV: TAM NHÂN
Chương
16: Thị trường
Đông
Dương đã từ một chiến trường trở thành thị trường như thế nào. Những chuyển
động bên trong xã hội sau khi chấp nhận kinh tế thị trường. Cách mà Chính phủ
VN và người dân tiếp thu các kiến thức về kinh tế thị trường (Tái lập hòa bình/ Lạm phát &
Nước hoa Thanh Hương/ Những bước đi đầu tiên/ Lược sử kinh tế tư nhân/ Học lại
“kinh tế thị trường”)
Chương
17: Tam quyền không phân lập
Các
thời kỳ xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản. Thực chất của “tư tưởng pháp quyền
Hồ Chí Minh”. Tranh cãi và tranh chấp chính trị trong quá trình hình thành Hiếp
pháp 1992 và những thay đổi của hệ thống chính trị trong thập niên 1990 (Nửa thế kỷ, bốn hiến pháp/ Quốc hội
có vai trò hơn/ Thủ tướng và “người đứng đầu”/ Chia tỉnh/ “Công nông hoá” tư
pháp/ “Bỏ Điều 4 là tự sát”)
Chương
18: Tam nhân phân quyền
Cho
dù không chấp nhận tam quyền phân lập nhưng quyền lực nhà nước trong thập niên
1990 cũng có “cân bằng và giám sát” bởi sự phân quyền của tam nhân: Đỗ Mười, Lê
Đức Anh, Võ Văn Kiệt (Bộ
ba/ Gỡ cấm vận/ “Đa phương hóa”/ Tổng cục II/ Đất quân đội/ Hóa giá nhà/ Đường
dây 500)
Chương
19: Đại hội VIII
Công
cuộc chuyển giao thế hệ nửa cuối thập niên 1990 diễn ra đầy kịch tính do những
vị lão thành chưa muốn rời chính trường. Lần đầu tiên chiếc áo khoác phục vụ tổ
quốc phục vụ nhân dân tuột ra để lộ tham vọng quyền lực một cách mãnh liệt (Khúc dạo đầu/ "Thư gửi Bộ Chính
trị”/ Vụ án Nguyễn Hà Phan/ Tam nhân tại vị/ Sức khỏe Trung ương)
Chương
20: Lê Khả Phiêu và ba ông cố vấn
Ông
Lê Khả Phiêu là người thế nào. Ai đưa ông lên và vì sao ông bị hạ bệ năm 2001 (Kỷ nguyên Internet/ Luân chuyển cán
bộ/ “16 chữ vàng”/ Hiệp định thương mại Việt-Mỹ/ Bill Clinton và Lê Khả Phiêu/
Đại hội IX)
Chương
21: Định hướng xã hội chủ nghĩa
Ý
thức hệ được sử dụng như một quyền lực chính trị đã cản trở những cải cách kinh
tế theo hướng kinh tế thị trường. Tiến trình tư nhân hóa khu vực kinh tế quốc
doanh gặp khó khăn và định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục ảnh hưởng đến tương
lai dân tộc (Quốc doanh
chủ đạo/ Thị trường và lập trường/ Phan Văn Khải/ “Sân chơi” không bình đẳng)
Chương
22: Thế hệ khác
Chân
dung của những nhà lãnh đạo đương thời; những thay đổi về bản chất cầm quyền
của Đảng cộng sản (Người
kế nhiệm/ Kinh tế tập đoàn/ Nông Đức Mạnh/ “Phương án” Nguyễn Văn An/ Sở hữu
toàn dân)
--------------------------------
BÊN THẮNG CUỘC - HUY
ĐỨC
QUYỂN II - QUYỀN
BÍNH
Mấy
lời của tác giả
Tôi rời Campuchia trước khi Việt Nam rút hết “Quân tình nguyện”.
Khi học ở trường chuyên gia quân sự 481, chúng tôi được chuẩn bị tư tưởng để
“giúp bạn lâu dài”. Nhưng thay vì ở lại hàng thập niên, tôi chỉ phải ở lại
Campuchia gần bốn năm. Tôi quyết định rời quân đội. Một cá nhân cũng như một
quốc gia, súng ống chỉ nên được lựa chọn khi không còn con đường nào khác.
Cuối năm 1987, tôi bắt đầu làm việc ở Văn phòng huyện uỷ Nhà Bè.
Thời gian ấy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đang viết “Những việc cần làm ngay”.
Công việc ở Văn phòng huyện uỷ thật an nhàn, tôi đã sử dụng phần lớn thời gian
để viết văn và viết bài cho các báo. Sau khi đọc những bài báo ấy, Bí thư huyện
uỷ Trần Văn Đông giao cho tôi phụ trách biên tập tờ tin và đài truyền thanh
huyện Nhà Bè. Chỉ mấy tháng sau, tôi được nhà văn Nguyễn Đông Thức đưa về Tuổi
Trẻ.
Không chỉ có kho sách cực kỳ phong phú của thư viện Đắc Lộ mà tờ Tuổi
Trẻ tiếp quản sau khi các giáo sỹ dòng Tên bị bắt năm 1979, đội ngũ Tuổi
Trẻ thời “161 Lý Chính Thắng” cũng là một “kho tư liệu” vô giá. Không phải
ai ở trong cái không khí “thanh niên sôi nổi” ấy cũng biết hết những trắc ẩn
trong lòng các đồng nghiệp của mình.
Ở đây, tôi gặp những đồng nghiệp về sau trở thành nhân vật trong
cuốn sách của mình. Ở đây, tôi gặp những con người lặng lẽ, tưởng quá khứ đã
được chôn chặt, như: biên tập viên Lệ Xuân, con gái ông Nguyễn Thành Đệ, người
sau khi đóng 200 lượng vàng để vượt biên theo Phương án II không thành bị lấy
nốt căn nhà cuối cùng(1); thư ký toà soạn Võ Văn Điểm - chủ biên đầu tiên của
tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Tuổi Trẻ Cười - người có vợ và hai con chết
trên biển trong một chuyến vượt biên.
Thế hệ chúng tôi may mắn được làm báo sau “đổi mới”. Những người
viết có trách nhiệm nhận thấy một cơ hội to lớn sau tuyên bố “cởi trói” của
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để không còn tiếp tục sự nghiệp viết lách bằng thứ
văn chương minh hoạ hay báo chí tô hồng. Đó là một thời đáng nhớ của văn nghệ
và báo chí. Rất tiếc là chỉ hơn một năm sau khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kêu
gọi văn nghệ sỹ tự cứu mình, tự ông đã có nhiều thay đổi.
Ngay trong khuôn viên 161 Lý Chính Thắng, chúng tôi có thể cảm
nhận sự căng thẳng. Có lúc một số phóng viên Tuổi Trẻ đã phải chuẩn bị
cho khả năng bị khởi tố. Có những buổi chiều, nhất là sau khi Tổng biên tập Vũ
Kim Hạnh đi gặp Phó bí thư Thành uỷ Bảy Dự Nguyễn Võ Danh, đi gặp Tổng bí thư
Nguyễn Văn Linh, đi gặp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mai Chí Thọ trở về…, chúng tôi nín
thở chờ chị bàn bạc với anh Ba Lãng(2). Những hôm gay cấn, hai ngườ i còn phải
tham vấn Cựu Tổng biên tập Võ Như Lanh(3). Cho đến trước khi ông Nguyễn Văn
Linh hết nhiệm kỳ, những người tiên phong trong văn nghệ, báo chí đều phải ra
đi gần hết.
Tuổi Trẻ còn tạo cơ hội cho tôi bước ra bên ngoài khuôn viên “161 Lý Chính
Thắng”. Tôi may mắn được phân công viết đủ các loại đề tài, từ chính trị tới xã
hội, từ kinh tế tới văn hoá, từ hoạt động của các cơ quan tố tụng đến các hoạt
động của bộ máy Đảng, Nhà nước, từ trung ương tới địa phương. Từ năm 1989, tôi
trực tiếp đưa tin hầu hết các vụ án lớn xảy ra trên cả nước, theo dõi từ giai
đoạn khởi tố điều tra cho đến khi nội vụ được đưa tới toà. Cũng từ năm 1989,
tôi được giao viết về các kỳ họp Hội đồng nhân dân và sau đó có mặt ở Hội
trường Ba Đình gần như mỗi kỳ Quốc hội họp.
Những năm đầu thập niên 1990, chúng tôi được bố trí ăn, ở với các
đoàn đại biểu tại nhà khách số 8 Chu Văn An; được dự hầu hết các phiên thảo
luận mà các đại biểu đang là uỷ viên Trung ương, uỷ viên Bộ chính trị. Chúng
tôi cũng dễ dàng gặp gỡ, trò chuyện với Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Tổng bí
thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan
Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh… Cánh nhà
báo chúng tôi(4) có nhiều cơ hội trao đổi, đủ loại thông tin, với các nhà lãnh
đạo cả khi tác nghiệp, khi bên tách trà và không ít khi bên chén rượu.
Chính trường được phản ánh trong cuốn II bao gồm những gì mà tác gỉa có thể quan sát t ừ cự ly rất gần.
Ở những thời điểm
nóng bỏng nhất, tôi có thể vào tận phòng làm việc hỏi
chuyện Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải; tôi cũng có không ít dịp
đến nhà riêng, vào phòng làm việc của Tổng bí thư Đỗ Mười, Tổng bí thư Lê Khả
Phiêu… phỏng vấn. Chúng tôi chứng kiến một cách trực tiếp các xung đột giữa
những người chủ trương kinh tế thị trường với những người lo “chệch hướng”,
những xung đột đã làm biến dạng khá nhiều chính sách.
Tất cả những tư liệu ấy đều được tôi lưu trữ. Nhưng không chỉ dừng
lại ở những ghi chép của mình, từ năm 2003, khi bắt đầu tập trung phần lớn thời
gian cho cuốn sách này, tôi ngồi điểm lại toàn bộ tư liệu mình đã thu thập
được, đánh dấu các khoảng trống và bắt đầu tiến hành thêm hàng ngàn cuộc phỏng
vấn. Với sự giúp đỡ của một nhóm sinh viên và một số nhà nghiên cứu trẻ, tôi
bắt đầu đối chiếu lời kể của các nhân chứng với các ghi chép của chính họ, của
tôi (với các sự kiện mà mình trực tiếp quan sát trong thời gian làm báo), đối
chiếu với báo chí ở các thời điểm khác nhau, với lời kể giữa các nhân chứng và
đặc biệt là đối chiếu với các tài liệu gốc, gồm thư từ, công văn, chỉ thị, nghị
quyết và biên bản các cuộc họp.
Cuốn II bắt đầu từ thời điểm ông Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền cho
đến khi ba ông cố vấn đưa ông Lê Khả Phiêu ra khỏi chiếc ghế Tổng bí thư. Tuy
có những câu chuyện còn kéo dài đến sau Đại hội Đảng lần thứ XI (1-2011), nhưng
hai chương cuối của cuốn II chủ yếu nói về “cái đuôi” chủ
nghĩa xã hội và những hệ luỵ mà xã hội Việt Nam đang gánh chịu.
Chương tướng Giáp được đặt ở vị trí cuối phần “Dấu ấn Nguyễn Văn
Linh”, bắt đầu bằng một nỗ lực nhằm hạ uy tín của “vị tướng Điện Biên” diễn ra
cuối nhiệm kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nhưng chủ yếu nói về mối quan hệ
giữa Lê Duẩn - tướng Giáp - Lê Đức Thọ. Những xung đột quyền lực đã chi phối
phần lớn các quyết định liên quan đến cuộc chiến diễn ra thời thập niên 1960,
kéo dài tới giữa thập niên 1980, liên quan đến không ít máu xương và để lại khá
nhiều di chứng. Phần còn lại của cuốn II chủ yếu viết về những gì diễn ra bên
trong Ba Đình thời thập niên 1990. Thời mà ý thức hệ không chỉ tồn tại như một
đức tin của những người cầm quyền mà còn trở thành những công cụ chính trị phục
vụ cho quyền lực.
Tuy nhiên, Quyền Bính không phải là một cuốn sách nói chuyện “thâm
cung bí sử” cho dù có nhiều câu chuyện, có nhiều nhân vật được đặc tả rất cận
cảnh. Những câu chuyện được kể trong cuốn sách này là sự chia sẻ của rất nhiều
người trong cuộc về một giai đoạn mà Việt Nam đã bỏ lỡ những cơ hội có thể đi
tới mục tiêu “công bằng, dân chủ, văn minh” do chính đảng cầm quyền đề ra. Tuy
kinh tế thị trường đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia và đời sống nhân dân nhưng
Việt Nam vẫn tụt hậu cho dù “nguy cơ” này đã được chỉ ra từ năm 1994.
Chính sách đất đai, thay vì lựa chọn những phương thức sở hữu giải
phóng tối đa tiềm lực trong đất và trong dân lại cứ tự trói buộc vào sở hữu
toàn dân, chỉ vì phương thức này được coi là đặc trưng của chủ nghĩa xã hội.
Nền kinh tế thay vì chọn phương thức hiệu quả nhất đã phải để cho kinh tế nhà
nước làm chủ đạo. Hệ thống chính trị thay vì lấy sự minh bạch, đảm bảo nguyên
tắc kiểm soát quyền lực để có thể mang lại công lý và tránh tham nhũng, lạm
quyền lại ưu tiên đảm bảo vị trí cầm quyền của Đảng.
Quyền Bính tiếp tục nói về những khúc quanh của Việt Nam. Nói về
những thời điểm mà đảng cầm quyền thay vì nắm bắt tư duy của thời đại và ý chí
của nhân dân, chỉ có thể loay hoay trong một cái vòng tự vẽ. Hệ thống chính
trị, trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng có ít khả năng khắc phục sai
lầm.
Sài Gòn
- Boston (2009-2012)
Nguồn:
Vnthuquan thư viện Online . Được bạn: mọt sách đưa lên vào ngày: 21 tháng 1 năm
2013
No comments:
Post a Comment