Được đăng ngày Thứ sáu, 11 Tháng 1 2013 10:50
Bộ Chính trị nhìn nhận Nghị quyết 4 thất
bại
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có bao giờ tự
nói dối mình và không thật với nhân dân chưa?
Nhiều lắm và thường xuyên suốt trong chiều
dài lịch sử của đất nước, nhưng hãy kể ra đây ít chuyện gần cho dễ nhớ.
Trước nhất là việc đảng tổ chức lấy ý kiến
dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tại Hội nghị toàn quốc triển khai lấy ý
kiến nhân dân ngày 08-01-2013 ở Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Sinh Hùng,
Chủ tịch Quốc hội,Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nói rằng :
“Việc lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp là cách thức dân chủ thể hiện vai trò
làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự. Ông yêu cầu việc lấy ý
kiến phải “tạo điều kiện (để) người dân thể hiện các quan điểm, chính kiến về
toàn bộ bản Hiến pháp cũng như với từng điều khoản cụ thể”. Bởi chỉ có như vậy
mới “tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc xây dựng
cũng như tôn trọng, thi hành Hiến pháp”. (Báo Lao Động, 09-01-2013)
Nghe chí lý lắm, bởi vì “ý dân là ý trời”
cơ mà, “ý đảng” chưa hẳn đã là “lòng dân”, nhưng sao hai ông Ủy viên Bộ Chính
trị Đinh Thế Huynh, Trưởng ban Tuyên giáo và Lê Hồng Anh, thường trực Ban Bí
thư Trung ương lại dè dặt rào trước đón sau gay gắt quá?
Ông Huynh phán, theo tường thuật của tờ Lao
Động: “Ông yêu cầu công tác tư tưởng, tuyên truyền “phải thể hiện sâu sắc
quan điểm của Đảng”. “Phải làm cho nhân dân tin tưởng những ý kiến góp ý được
trân trọng, được nghiêm túc tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu”, đồng thời giáo
dục, nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự “đề kháng”, năng lực phản bác của
nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, luận điệu
sai trái của các thế lực thù địch.
Ý ông muốn nói là phải “nắn” dân theo ý đảng chứ gì? Quan điểm của đảng CSVN đối với việc lấy ý kiến dân có phải là “phải chấp nhận quyền cai trị độc tôn, độc quyền bất di bất dịch” của đảng như ghi trong “Điều 4 bổ sung” , lập lại của Hiến pháp 1992 và đã được tái khẳng định tại Hội nghị Trung ương 2/XI (họp từ ngày 4-10/07/2011) như lời Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trước ông Huynh?
Hội nghị 2 đã quyết định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân và của dân tộc Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa …”
Như vậy dù biết đảng đã “đặt chiếc cầy trước con trâu” như một việc “đã rồi” nhưng ông Huynh vẫn muốn các cấp dự Hội nghị hiểu rằng có lấy ý dân cũng không được ra ngoài “ý ấy của đảng” !
Ý ông muốn nói là phải “nắn” dân theo ý đảng chứ gì? Quan điểm của đảng CSVN đối với việc lấy ý kiến dân có phải là “phải chấp nhận quyền cai trị độc tôn, độc quyền bất di bất dịch” của đảng như ghi trong “Điều 4 bổ sung” , lập lại của Hiến pháp 1992 và đã được tái khẳng định tại Hội nghị Trung ương 2/XI (họp từ ngày 4-10/07/2011) như lời Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trước ông Huynh?
Hội nghị 2 đã quyết định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân và của dân tộc Việt Nam, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là Đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa …”
Như vậy dù biết đảng đã “đặt chiếc cầy trước con trâu” như một việc “đã rồi” nhưng ông Huynh vẫn muốn các cấp dự Hội nghị hiểu rằng có lấy ý dân cũng không được ra ngoài “ý ấy của đảng” !
Còn cái khoản ông Huynh bảo cán bộ Tuyên
giáo phải biết “giáo dục, nêu cao tinh thần cảnh giác, ý thức tự “đề kháng”,
năng lực phản bác của nhân dân trong cuộc đấu tranh làm thất bại những âm mưu,
thủ đoạn, luận điệu sai trái của các thế lực thù địch” khi lấy ý kiến dân
là ông muốn nói không chấp nhận ý kiến “trái chiều” chứ gì?
Nhưng không riêng chỉ có ông Đinh Thế Huynh mới “giáo điều” như thế mà cả Ủy viên Bộ Chính trị Lê Hồng Anh cũng “tát nước theo mưa” như thế này: “ Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng... Chỉ đạo chặt chẽ công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội , phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, kịp thời đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước”.
Ghê chưa? Đảng không cần người dân phải có “hành động” mới ra tay dẹp mà chỉ cần biểu lộ bằng “lời nói” hay “cử chỉ” thôi cũng tù mọt gông rồi.
Lấy ý kiến dân mà gò ép dân như thế là độc tài chứ đâu phải là “cách thức dân chủ thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự” như ông Nguyễn Sinh Hùng nói?
Nhưng không riêng chỉ có ông Đinh Thế Huynh mới “giáo điều” như thế mà cả Ủy viên Bộ Chính trị Lê Hồng Anh cũng “tát nước theo mưa” như thế này: “ Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng... Chỉ đạo chặt chẽ công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội , phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, kịp thời đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ trong việc lấy ý kiến nhân dân để chống phá, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước”.
Ghê chưa? Đảng không cần người dân phải có “hành động” mới ra tay dẹp mà chỉ cần biểu lộ bằng “lời nói” hay “cử chỉ” thôi cũng tù mọt gông rồi.
Lấy ý kiến dân mà gò ép dân như thế là độc tài chứ đâu phải là “cách thức dân chủ thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia đại sự” như ông Nguyễn Sinh Hùng nói?
Nhưng ông Hùng có nói thật lòng mình không,
hay ông cũng “cá mè một lứa”? Bởi vì một trong “9 nội dung cơ bản của việc
sửa đổi Hiếnpháp” được đề ra tại “Hội nghị tòan quốctriển khai lấy ý kiến
nhân dân” ngày 8-01-2013 thì Ủy ban Dự thảo đã minh địnhtrong Điểm thứ 3: “Khẳng
định và làm rõ hơn bản chất, vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước và xã hội” .
Như vậy thì còn lấy ý kiến dân làm gì cho
mất toi tiền bạc và thời giờ của dân đang cần tiết kiệm để kiếm cơm ăn, áo mặc?
Quyền con người
Thứ nhì là chuyện đảng và báo-đài của nhà nước làm um xùm lên việc Hiến pháp sửa đổi đã dành trọn Chương II gồm 38 Điều nói về “QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN”.
Thứ nhì là chuyện đảng và báo-đài của nhà nước làm um xùm lên việc Hiến pháp sửa đổi đã dành trọn Chương II gồm 38 Điều nói về “QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN”.
Nhưng các quyền căn bản hiến định này lại
bị các Luật của nhà nước vô hiệu hóa bằng các điều mơ hồ hoặc để hở cho nhà
nước tự do hành dân tùy tiện theo cách lý giải không cần phải chứng minh “đúng
sai”.
Chẳng hạn như đảng viết trong Điều 15
(sửa đổi, bổ sung Điều 50):
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảođảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Nhưng đố ai biết sự giới hạn quyền của nhà nước đối với công dân trong các “lý do tự biên, tự chế” ở khoản 2 là thế nào không, hay chính phủ muốn sao dân cũng phải chịu?
Đến Điều 16 (mới) còn bao trùm mơ hồ hơn khi họ viết:
1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Nội dung hai điều trên đây là hiện thân của ba điều trong Luật Hình Sự đã cho phép nhà nước bắt người tùy tiện, đó là: Điều 79 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân); Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam); (và) Điều 89 (Tội phá rối an ninh).
Như vậy là Hiến pháp sửa đổi đã công khai cho phép nhà nước “đeo thêm tròng vào cổ người dân”mà dân không dám cãi thì có phản dân chủ không, hay đã “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng nói không biết ngượng? (Báo Nhân Dân, 05/11/2011)
Ngoài ra trong Chương này, nhiều quyền của dân cũng được công nhận và bảo vệ như đảng “đã vẽ ra cho đẹp mắt” trong Hiến pháp 1992 như: quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, v.v…
Riêng trong Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71) thì đảng và nhà nước đã vi phạm nghiêm trọng không biết bao nhiều ngàn, triệu lần nhưng vẫn cứ lập lại cho ra vẻ “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền”, theo đó:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
Khi viết lại như thế thì không biết Ủy ban sọan thảo và Quốc hội có biết rằng vào ngày 28 tháng 12 năm 2012, cô Nguyễn Hoàng Vi, một nhà báo Truyền thông xã hội (Blogger) đã bị công an hành hạ, tra tấn và xâm phạm cơ thể, kể cả “chỗ kín”, theo chính lời tố cáo của cô, sau khi cô bị bắt về đồn Công an chỉ vì đã có mặt gần Tòa án xử tái thẩm vụ 3 Nhà báo tự do Điếu Cầy (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần và Anh ba Sài Gòn (Phan Thanh Hải)?
Trước đó vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, một phụ nữ khác, cô Huyền Trang, Thông tín viên của Truyền Thông Chúa Cứu Thế cũng đã bị hành hạ tượng tự, tuy không “bỉ ổi” như trường hợp cô Nguyễn Hoàng Vi.
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảođảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.
Nhưng đố ai biết sự giới hạn quyền của nhà nước đối với công dân trong các “lý do tự biên, tự chế” ở khoản 2 là thế nào không, hay chính phủ muốn sao dân cũng phải chịu?
Đến Điều 16 (mới) còn bao trùm mơ hồ hơn khi họ viết:
1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Nội dung hai điều trên đây là hiện thân của ba điều trong Luật Hình Sự đã cho phép nhà nước bắt người tùy tiện, đó là: Điều 79 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân); Điều 88 (Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam); (và) Điều 89 (Tội phá rối an ninh).
Như vậy là Hiến pháp sửa đổi đã công khai cho phép nhà nước “đeo thêm tròng vào cổ người dân”mà dân không dám cãi thì có phản dân chủ không, hay đã “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản” như bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng nói không biết ngượng? (Báo Nhân Dân, 05/11/2011)
Ngoài ra trong Chương này, nhiều quyền của dân cũng được công nhận và bảo vệ như đảng “đã vẽ ra cho đẹp mắt” trong Hiến pháp 1992 như: quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình, v.v…
Riêng trong Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71) thì đảng và nhà nước đã vi phạm nghiêm trọng không biết bao nhiều ngàn, triệu lần nhưng vẫn cứ lập lại cho ra vẻ “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền”, theo đó:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
Khi viết lại như thế thì không biết Ủy ban sọan thảo và Quốc hội có biết rằng vào ngày 28 tháng 12 năm 2012, cô Nguyễn Hoàng Vi, một nhà báo Truyền thông xã hội (Blogger) đã bị công an hành hạ, tra tấn và xâm phạm cơ thể, kể cả “chỗ kín”, theo chính lời tố cáo của cô, sau khi cô bị bắt về đồn Công an chỉ vì đã có mặt gần Tòa án xử tái thẩm vụ 3 Nhà báo tự do Điếu Cầy (Nguyễn Văn Hải), Tạ Phong Tần và Anh ba Sài Gòn (Phan Thanh Hải)?
Trước đó vào ngày 30 tháng 10 năm 2012, một phụ nữ khác, cô Huyền Trang, Thông tín viên của Truyền Thông Chúa Cứu Thế cũng đã bị hành hạ tượng tự, tuy không “bỉ ổi” như trường hợp cô Nguyễn Hoàng Vi.
Cô Huyền Trang cũng đã tố cáo trên các mạng
báo điện tử hành động “lục soát cơ thể cô”, sau khi cô bị công an vây bắt khi
đi quan sát ngoài Tòa án nhân ngày xử hai Nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh
Bình.
Đảng thua chính mình
Cuối cùng là chuyện đảng nói mà chẳng bao
giờ làm được trong vấn đề kiểm điểm, xây dựng đảng như đã đề ra trong Nghị
quyết 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, và 14
năm trước, với việc làm tương tự trong Nghị quyết 6 (lần 2) Khoá đảng VIII thời
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Chuyện làm bôi bác cho có lệ để mị dân được
chứng minh tại Hội nghị Trung ương 6, sau khi Ban Chấp hành Trung ương đảng
biểu quyết tự ý không kỷ luật Bộ Chính trị và một Ủy viên Bộ Chính trị (Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng) để bảo vệ nội bộ.
Hành động “tự trát tro” vào mặt mình để
“nhận khuyết điểm” và “nhận lỗi trước đảng, trước tòan dân” từ trên xuống dưới
đã thành một tiền lệ mà đảng không hề biết xấu hổ.
Nhưng điều quan trọng khiến dân “sổ toẹt”
vào đảng là những lời cam kết sửa chữa khuyết điểm để làm tròn nhiệm vụ trước
nhân dân của lãnh đạo đảng và nhà nước đã tan ra mây khói sau Hội nghị Trung
ương 6.
Bằng chứng như Bộ Chính trị đã thừa nhận
trong một Văn kiện đóng dấu “MẬT” đề ngày 17/8/2012 về “NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ
YẾU CỦA VIỆC KIỂM ĐIỂM KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU”.
Tài liệu này được gửi cho tất cả Ban Chấp
hành đảng từ Trung ương xuống cơ sở “kèm theo Công văn của Bộ Chính trị số
118-CV/TW, ngày 17-8-2012”.
Nguyên văn 12 điểm nhìn nhận đảng đã thất
bại trong việc thi hành Nghị quyết 4, bị tiết lộ ra ngoài như sau:
1.-Tổ chức lấy ý kiến góp ý chuẩn bị kiểm điểm của các tập thể và cá nhân không bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định và hướng dẫn của Trung ương.
2.-Tổng hợp, tập hợp ý kiến góp ý của các tập thể và cá nhân không trung thực, không khách quan, thiếu chính xác.
1.-Tổ chức lấy ý kiến góp ý chuẩn bị kiểm điểm của các tập thể và cá nhân không bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định và hướng dẫn của Trung ương.
2.-Tổng hợp, tập hợp ý kiến góp ý của các tập thể và cá nhân không trung thực, không khách quan, thiếu chính xác.
3.- Chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể
và cá nhân không nghiêm túc, không bám sát 3 vấn đề cấp bách nêu trong Nghị
quyết Trung ương 4, Chỉ thị và Kế họach của Bộ Chính trị và hướng dẫn của các
ban đảng Trung ương; không tập trung đi sâu làm rõ các khuyết điểm, yếu kém của
tập thể và cá nhân liên quan đến các vấn đề cấp bách, bức xúc, nổi cộm của địa
phương, cơ quan, đơn vị và nguyên nhân.
4.-Trong kiểm điểm, không bám sát 3 vấn đề
cấp bách nêu trong Nghị quyết Trung ương 4, Chỉ thị, Kế họach của Bộ Chính trị
và Hướng dẫn của các ban đảng Trung ương.
Đồng chí đứng đầu không gương mẫu kiểm điểm
tự phê bình và phê bình; điều hành cuộc kiểm điểm không đúng nguyên tắc, không
quán triệt đầy đủ tinh thần, mục đích, yêu cầu, phương châm, phương pháp tiến
hành kiểm điểm của Trung ương. Các ý kiến phát biểu góp ý sơ sài, có biểu hiện
né tránh là phổ biến.
5.- Không nghiêm túc, tự giác kiểm điểm tự
phê bình và phê bình, nhất là không làm rõ khuyết điểm và trách nhiệm của tập
thể, của cá nhân, nhất là người đứng đầu, không xác định rõ trách nhiệm cá nhân
trong các khuyết điểm, yếu kém tập thể.
6.- Có biểu hiện lợi dụng kiểm điểm tự phê
bình và phê bình để nói xấu, gây mất đoàn kết nội bộ, hạ bệ nhau.
7.-Qua kiểm điểm đã xác định tập thể và cá
nhân có sai phạm, khuyết điểm đến mức phải kỷ luật, song không tự giác, không
thành khẩn nhận hoặc nhận hình thức kỷ luật không đúng mức, không tương xứng.
8.- Không thành khẩn, nghiêm túc tiếp thu ý
kiến góp ý của tập thể và cá nhân.
9.-Không giải trình hoặc giải trình không
trung thực, không đi thẳng vào nội dung, bản chất của vụ việc theo gợi ý kiểm
điểm của Bộ Chính trị (đối với những nơi được gợi ý) và ý kiến góp ý của tập
thể và cá nhân.
10.- Qua kiểm điểm, có những vấn đề nảy
sinh cần kiểm tra, xác minh, song không giao cho Ủy ban Kiểm tra cùng cấp (hoặc
cơ quan chức năng) chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh làm rõ
để có kết luận.
11.-Không đề ra được những giải pháp khắc
phục, sửa chữa có hiểu qủa các khuyết điểm, hạn chế chủ yếu đã được xác định
qua kiểm điểm.
12.-Trong qúa trình chuẩn bị và tổ chức
kiểm điểm, để xảy ra tình trạng sao nhãng, bê trễ công việc, để xảy ra các vụ
việc quan trọng.
(BỘ CHÍNH TRỊ)
Như thế thì còn “chỉnh” với “sửa” gì nữa ?
Như thế thì còn “chỉnh” với “sửa” gì nữa ?
Thế mà tại “Hội nghị toàn quốc tổng
kết công tác tuyên giáo năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013” tại
Hà Nội ngày 09/01/2013, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị
Đinh Thế Huynh vẫn huyênh hoang hô hào cán bộ ngành tư tưởng hãy:” Tiếp tục
triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách
về xây dựng Đảng hiện nay” mà trọng tâm là xây dựng và triển khai chương trình
hành động khắc phục những hạn chế, khuyết điểm.” (Website Đảng CSVN)
Khuyết điểm và hạn chế là một “truyện dài muôn thuở” lúc nào cũng treo trên đầu mỗi đảng viên CSVN, nhất là những kẻ có chức có quyền như Bộ Chính trị đã nhìn nhận trong 12 Điểm nêu trên.
Nhưng xem ra Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa thấy đó là “điều nhục” cho đảng cầm quyền do ông lãnh đạo. Ông vẫn hô hào trước mặt đội nghị làm công tác tuyên truyền rằng: “Trước những yêu cầu, đòi hỏi cao đối với công tác tuyên giáo, cần nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, kiên định nguyên tắc, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nắm chắc và vận dụng sáng tạo để thực hiện đường lối của Đảng, phải vững vàng không dao động, giữ vững niềm tin, trong khó khăn càng phải vững niềm tin, củng cố, tăng cường niềm tin vào Đảng, vào chế độ, vào nhân dân, vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng, tạo sự đồng thuận cao trong Đảng, trong Nhà nước, trong nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Ông còn nói: “Mọi lời nói, việc làm, hành động phải nhằm vào mục tiêu đó, tạo cho được chuyển biến trên thực tế. Công tác tuyên giáo cần quan tâm hơn nữa các vấn đề: Giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đối nội và đối ngoại, vừa tuyên truyền mặt tích cực, vừa phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, uốn nắn những nhận thức lệch lạc.
Khuyết điểm và hạn chế là một “truyện dài muôn thuở” lúc nào cũng treo trên đầu mỗi đảng viên CSVN, nhất là những kẻ có chức có quyền như Bộ Chính trị đã nhìn nhận trong 12 Điểm nêu trên.
Nhưng xem ra Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa thấy đó là “điều nhục” cho đảng cầm quyền do ông lãnh đạo. Ông vẫn hô hào trước mặt đội nghị làm công tác tuyên truyền rằng: “Trước những yêu cầu, đòi hỏi cao đối với công tác tuyên giáo, cần nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, kiên định nguyên tắc, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nắm chắc và vận dụng sáng tạo để thực hiện đường lối của Đảng, phải vững vàng không dao động, giữ vững niềm tin, trong khó khăn càng phải vững niềm tin, củng cố, tăng cường niềm tin vào Đảng, vào chế độ, vào nhân dân, vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng, tạo sự đồng thuận cao trong Đảng, trong Nhà nước, trong nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Ông còn nói: “Mọi lời nói, việc làm, hành động phải nhằm vào mục tiêu đó, tạo cho được chuyển biến trên thực tế. Công tác tuyên giáo cần quan tâm hơn nữa các vấn đề: Giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đối nội và đối ngoại, vừa tuyên truyền mặt tích cực, vừa phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, uốn nắn những nhận thức lệch lạc.
Để hoàn thành trọng trách được giao, ngành
tuyên giáo cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo tương xứng với yêu
cầu nhiệm vụ chính trị, luôn giữ gìn, nâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định,
vững vàng, trung thành tuyệt đối, có trình độ chuyên môn giỏi, nói được, viết
được, thuyết phục được, không bị cám dỗ, thực sự là lực lượng xung kích đi đầu
về tư tưởng chính trị.”
Làm sao mà đội ngũ “chỉ biết nói cho sang miệng” này có thể chống được “con bệnh kinh niên bất trị” ngay trong lòng mỗi đảng viên khi những người này đã hoàn toàn mất tin tưởng vào đảng và lãnh đạo trong khi phải phải chống trả rất khó khăn với cơn hồng thủy “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” đang đe dọa sự sống còn của đảng, nhất là sau khi Bộ Chính trị nhìn nhận đảng viên các cấp không còn coi Nghị quyết 4 ra gì nữa.
Làm sao mà đội ngũ “chỉ biết nói cho sang miệng” này có thể chống được “con bệnh kinh niên bất trị” ngay trong lòng mỗi đảng viên khi những người này đã hoàn toàn mất tin tưởng vào đảng và lãnh đạo trong khi phải phải chống trả rất khó khăn với cơn hồng thủy “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” đang đe dọa sự sống còn của đảng, nhất là sau khi Bộ Chính trị nhìn nhận đảng viên các cấp không còn coi Nghị quyết 4 ra gì nữa.
Phạm Trần
No comments:
Post a Comment