Thứ ba, ngày 02 tháng mười năm 2012
Lâu nay từ truyền thông chính thống
đến các bloggers bàn nhau chuyện nợ xấu rất lùm xùm. Người bàn kẻ tán rằng xử
lý nợ xấu thế lọ, thế chai. Các nhà khoa học và cựu lãnh đạo tai tiếng thì
người cho rằng phải thành lập công ty mua bán nợ xấu. Kẻ thì bảo đã có công ty
cũ làm chức năng này rồi, lập ra cái mới làm gì, sao không nâng cấp về vốn và
chức năng cái cũ để đảm nhiệm chức năng?
Tất cả rất lung, nhưng các think tank
tối cao vẫn bình chân như vại. Tại sao bình chân không quan tâm đến nợ xấu,
trong khi tin tức rối tung xà bần lúc thì 200 ngàn tỷ, khi thì 1 triệu tỷ, chả
biết đâu mà lần.
Kinh tế nước Việt hiện nay chỉ có
tình hình bất động sản bị đóng băng kéo theo các ngành nghề khác trong xã hội
cũng chết dở sống dở. Vì xây nhà thì cần xi măng, sắt thép, đồ điện gia dụng,
trang trí nội thất, etc... Khi bất động sản đóng băng và hàng tồn kho, chỉ tính
riêng 2 thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn thì lên đến 70 ngàn căn hộ chưa bán
được thì các ngành kia dần cũng chết theo.
Là dân ngoại đạo kinh tài, muốn bàn
thì chẳng ai nghe, vì họ cho mình là dân chẳng biết chi. Nhưng với mình thì
kinh tế nước Việt chả có nợ xấu.Vì nợ xấu từ đâu? Cũng từ bất động sản mà ra.
Bất động sản nợ ngân hàng, còn ngân hàng thì nợ tiền vay của dân. Nếu nói về
hiện tượng thì bất động sản nợ của dân. Nhưng nhìn về bản chất thì ngân hàng nợ
của dân chỉ là rất phụ, mà nợ ngân hàng nhà nước thì nhiều.
Nhưng về bản chất, ngân hàng theo
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì ngân hàng là của nhà nước,
chả có ngân hàng nào là của tư nhân. Vì vậy mà, "nợ xấu" là nợ của
nhà nước nợ nhà nước. Nên nếu muốn giải quyết nợ xấu thì nhà nước chỉ cần xóa
nợ của mình là xong. Chính vì thế cho nên, một số doanh nghiệp bất động sản
muốn giảm giá nhà đất để tự cứu mình, nhưng ngân hàng lại không cho phép giảm
giá. Trong khi dân thì không đủ khả năng mua nhà dù có nhu cầu nhà ở, nhưng giá
thì ngất ngưỡng trên trời. Nên vấn đề nợ xấu ở Việt Nam là không có.
Ngoài ra, với hiến pháp Việt Nam bất
động sản về mặt bản chất là của ai? Chắc chắn không phải là của dân, và của
doanh nghiệp tư nhân, vì dân không được quyền sở hữu mà chỉ được quyền sử dụng.
Nên cuối cùng cái gọi là nợ xấu là cái ảo hơn là cái thực.
Nếu có cái gọi là "nợ xấu"
như lâu nay vẫn thấy tràn ngập thông tin truyền thông, là không đúng bản chất
của vấn đề. Có thể phải tung tin vì nợ xấu cần phải thế lọ, thế chai, chỉ là vì
mục tiêu mờ ám nào đó để bắt dân phải gánh nợ xấu bằng phí và thuế, hơn là phải
giải quyết nợ xấu đúng nghĩa.
Để đơn giản cho dễ hiểu thì, đảng lấy
tiền của mình in ra đặt từ tay phải cho vay sang tay trái để làm bất động sản.
Sau khi bất động sản đóng băng thì tay trái bị nợ xấu với tay phải. Thế thôi.
Dân ngoại đạo kinh tài chỉ biết nhìn
sự việc và hiện tượng trên cái nhìn triết học về bản chất và hiện tượng của nợ
xấu mà lâu nay truyền thông đồn thổi. Không biết với các nhà kinh tài thấy sai
chỗ nào thì chỉ dạy dùm.
Bài
đọc liên quan:
No comments:
Post a Comment