Việt Hà,
phóng viên RFA
2012-10-15
Hôm 11 tháng 10 vừa
qua Tổ chức Nhân quyền có tên Freedom Now kết hợp với công ty luật Woodley
McGillivary đã gửi một thỉnh nguyện thư lên Nhóm làm việc về bắt giữ người tùy
tiện của Liên Hiệp Quốc.
Từ trái qua: Anh Đoàn
Huy Chương, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và chị Đỗ Thị Minh Hạnh . Photo courtesy
of baovelaodong.com
Freedom Now can thiệp ...
Thỉnh
nguyện thư đề nghị xem xét trường hợp của ba nhà hoạt động xã hội, đó là anh
Đoàn Huy Chương, chị Đỗ Thị Minh Hạnh và anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Những
người này đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào đầu năm 2010 sau khi tổ chức
đình công cho các công nhân nhà máy sản xuất giày Mỹ Phong. Những người này sau
đó bị kết án tù từ 7 đến 9 năm tù giam với tội danh đe dọa an ninh quốc gia.
Việt Hà phỏng vấn ông Patrick Griffith,
luật sư đại diện của tổ chức Freedom Now về thỉnh nguyện thư này.
Việt
Hà:
Thưa ông, ba nhà hoạt động cho quyền của người lao động đã bị bắt và xử án
từ năm 2010, xin ông cho biết lý do vì sao Freedom Now nộp thỉnh nguyện thư cho
ba trường hợp vào lúc này?
Patrick
Griffith:
Thường phải mất một thời gian nhất định để Freedom Now có thể xem xét các
trường hợp … chúng tôi thường xuyên được tiếp cận với các trường hợp hoặc tự
bản thân chúng tôi cũng đi tìm hiểu. Chúng tôi chỉ là một tổ chức nhỏ với khả
năng hạn chế. Chúng tôi lựa ba trường hợp này vì thấy rằng đây là đại diện cho
một phần lớn các trường hợp bị hạn chế trong việc lập hội tại Việt Nam. Những
cá nhân này đại diện cho tình hình chung ở Việt Nam. Rất tiếc đây chỉ là một
trong rất nhiều trường hợp như vậy, khi quyền của người lao động không được tôn
trọng. Và đó là lý do chúng tôi chọn 3 trường hợp này cho việc nộp đơn lần này.
Việt
Hà:
Ông có thể giải thích cho biết về quá trình xem xét hồ sơ của Nhóm làm việc.
Đến khi nào chúng ta có thể có được quyết định từ Nhóm làm việc?
Patrick
Griffith:
Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về bắt giữ người tùy tiện là một nhóm bao gồm
những chuyên gia về pháp lý. Họ gặp nhau định kỳ hàng năm để xem xét các trường
hợp được nộp lên cho họ để xác định liệu việc bắt giữ các cá nhân đó có vi phạm
luật pháp quốc tế. Chúng tôi nghĩ là 3 trường hợp này sẽ được xem xét vào cuối
đông năm nay, đầu xuân sang năm.
Nhóm
làm việc sẽ gặp nhau vào tháng 11 này và tôi không hy vọng là 3 trường hợp này
sẽ được xem xét ngay lúc đó, mà có thể trong cuộc họp tiếp theo. Về quá trình
tiếp theo, chúng tôi đã gửi thỉnh nguyện thư và các bạn có thể thấy trên
website. Chính phủ Việt Nam có từ 60 đến 90 ngày để phản hồi với cách nhìn của
họ về các trường hợp này theo luật pháp. Chúng tôi là những người gửi thình
nguyện thư, sau đó sẽ có nhận xét về giải thích của chính phủ Việt Nam.
Cuối
cùng, Nhóm làm việc sẽ có quyết định liệu việc bắt giữ những người này là sự vi
phạm trách nhiệm của Việt nam trước quốc tế.
Chúng
tôi hy vọng là họ sẽ xem xét trong mùa đông, sau đó có trả lời của chính phủ
Việt Nam, và trao đổi với những người nộp thỉnh nguyện thư. Vì thế chúng tôi hy
vọng là vào cuối mùa xuân chúng tôi sẽ có được quyết định từ Nhóm làm việc. Tôi
hy vọng là thời gian mà chúng tôi tính toán là đúng và đó là tình huống tốt
nhất có thể xảy ra. Chúng tôi cũng hy vọng là Nhóm làm việc sẽ thấy rằng đây là
sự vi phạm nhân quyền trong việc bắt giữ 3 người này vì họ đã tập trung công
nhân, sau đó buộc tội họ đe dọa an ninh quốc gia, trong khi không có những quá
trình, thủ tục hợp lý. Vì vậy đây là một trường hợp vi phạm khá nghiêm trọng.
Và tôi rất tin là Nhóm làm việc sẽ đồng ý với ý kiến của chúng tôi về các
trường hợp này.
... và hy vọng thành công
Việt
Hà:
Liệu có thể xảy ra khả năng là chính phủ Việt Nam sẽ lờ đi mà không trả lời
hay không?
Patrick
Griffith:
Hoàn toàn có thể xảy ra
khả năng là chính phủ Việt Nam sẽ lờ đi không phúc đáp Nhóm làm việc.
Việc trả lời hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Tôi hiểu là trong quá khứ
chính phủ Việt Nam đã có phản hồi với Nhóm làm việc về một trường hợp khác. Một
số chính phủ chọn trả lời Nhóm làm việc, một số khác chọn không trả lời. Đó là
lựa chọn của họ. Nhưng việc họ trả lời hay không là do quyền lợi của họ. Tôi
nghĩ đây là một cơ hội tốt cho chính phủ để có thể giải thích về các trường hợp
này.
Việt
Hà:
Nếu như quyết định của Nhóm làm việc cũng giống như ý kiến đưa ra trong
thỉnh nguyện thư là chính phủ Việt Nam đã vi phạm quyền con người thì quyết
định này có ý nghĩa gì với chính phủ Việt Nam?
Patrick
Griffith:
Quyết định của Nhóm làm việc không có ý nghĩa bắt buộc về pháp lý. Vì vậy nên
không có những trừng phạt từ Nhóm làm việc lên Việt Nam vì những vi phạm nhân
quyền hay tiếp tục vi phạm nhân quyền. Họ cũng không thể bắt chính phủ Việt Nam
phải trả tự do cho những người này. Nhưng đây là một cơ quan thuộc Liên Hiệp
Quốc, một cơ quan cần phải được tôn trọng.
Những
người trong nhóm này là các chuyên gia độc lập trên toàn thế giới. ý kiến của
họ có ý nghĩa quan trọng trên thế giới. Và nếu họ thấy là việc bắt giữ những
người này là tùy tiện thì nó sẽ giúp cho Freedom Now và các tổ chức nhân quyền
khác trên thế giới có thể gây sức ép lên chính phủ Việt Nam để khiến họ phải
tuân thủ nghĩa vụ quốc tế của mình và tuân thủ những ý kiến được đưa ra bởi Nhóm
làm việc.
Việt
Hà: Freedom
Now đã từng thành công trong các trường hợp gửi thỉnh nguyện thư nào trước kia
với Việt Nam hay chưa?
Patrick
Griffith:
Chúng tôi cũng đã gửi thỉnh nguyện thư lên Nhóm làm việc cho trường hợp của
linh mục Nguyễn Văn Lý trong hai lần khác nhau. Chúng tôi chỉ ra trường hợp của
cha Lý là thực tế việc xử án có vấn đề, linh mục không có luật sư bào chữa,
không được phát biểu ý kiến của mình để bảo vệ mình. Mặc dù trường hợp của cha
Lý khác với các trường hợp lần này nhưng thực tế là ông đã bị bắt vì thực hiện
các quyền người dân của mình thì cũng giống như các trường hợp lần này, và vì
vậy tôi tin là lần này chúng tôi sẽ thắng.
Việt
Hà:
Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi phỏng vấn này.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
--------------------------------------------
15.10.2012
No comments:
Post a Comment