Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2012-10-15
Cộng
Đồng Kinh Tế ASEAN (AEC) 2015 với viễn ảnh hứa hẹn về tự do mậu dịch, đầu tư,
hợp tác, phát triển bền vững…hầu như không nhắc tới nhân quyền dù đã có sự hiện
diện của AICHR (Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Quốc Gia ASEAN) từ 2009.
Đó
là ý kiến của chuyên gia nhân quyền tại đại học Mahidol, hiện là một trong mười
thành viên của AICHAR.
Quyền lực UBNQ Liên
Quốc Gia ASEAN bị giới hạn
Trong
các nghị trình thảo luận và vận động, đang được xúc tiến ráo riết, để tiến tới
AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN 2015, người ta chỉ thấy những viễn ảnh hứa hẹn về
tự do mậu dịch, đầu tư xuyên quốc gia, thông thương giữa các nước, một ASEAN
thịnh vượng và phát triển bền vững trong tương lai vân vân…Thế nhưng vấn đề
nhân quyền hầu như không được nhắc tới và không được nhớ đến:
Tiến sĩ Sriprapha
Petcharamesree, giám đốc Viện Nhân Văn Và Hoà Bình tại đại học Mahidol. RFA
file
Theo nhận định của
tiến sĩ Sriprapha Petcharamesree, giám đốc Viện Nhân Văn Và Hoà Bình tại
đại học Mahidol, hiện là thành viên Thái Lan trong Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Quốc
Gia ASEAN, hợp tác và phát triển kinh tế
là mục tiêu chính của AEC 2015, còn cải thiện hay phát triển quyền con người
chừng như chỉ là thứ yếu:
Nếu
hỏi phát triển kinh tế đóng góp được gì vào sự thăng tiến quyền con người, đặc
biệt quyền xã hội, câu trả lời là có nhưng tùy thuộc vào chính sách phát triển
theo chiều hướng nào, nghĩa là chính sách phát triển kinh tế đó có tạo điều
kiện thuận lợi và có đồng bộ với sự phát triển về quyền con người hay không.
Đây
cũng là vấn đề mà những thành viên khác trong AICHR, tiến sĩ Siprapha nói tiếp,
từng mạnh mẽ đề cập đến trên diển đàn AEC hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN vừa qua.
Trả
lời câu hỏi trong ba năm qua Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Quốc Gia ASEAN đã đóng góp
thế nào để thăng tiến quyền con người trong khu vực, người dân các nước ASAN
được hưởng phúc lợi gì từ sự hiện diện và công việc của AICHR, tiến sĩ
Sriprapha Petcharamesree cho rằng sự hiện diện của AICHR là một điều tích cực
về mặt nhân quyền không thể chối bỏ. Thế nhưng mặt khác, bà nhấn mạnh, cải
thiện, nâng cao khả năng tiếp cận và tìm cách thay đổi qui luật ràng buộc là
những điều AICHR cần thực hiện nếu muốn định chế hoạt động một cách hữu hiệu
hơn:
Cho
tới lúc này AICHR không thể nhận những báo cáo vi phạm nhân quyền xảy ra ở bất
cứ quốc gia nào, và nếu một ngày nào đó sự sửa đổi cho phép AICHR quyền được
điều tra về những hành động chà đạp quyền con người thì lúc đó người dân của
mỗi nước mới gọi là được hưởng lợi từ sự hiện hữu từ sự hoạt động của Uỷ Ban
Nhân Quyền Liên Quốc Gia ASEAN.
Có
thể nói Châu Á là khu vực duy nhất trên thế giới vốn từ khởi thuỷ không có một
cơ chế căn bản về nhân quyền, ASEAN là tổ chức vùng duy nhất trong Châu Á có
được một Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Quốc Gia, tôi nghĩ đó không chỉ là biểu tượng
mà là một thực thể tốt đẹp hầu bảo vệ nhân quyền cho người dân các nước ASEAN.
Người
dân che miệng với lá cờ Trung Quốc trong một cuộc biểu tình trước tòa nhà diễn
ra cuộc họp của Ủy ban Nhân quyền ASEAN (AICHR) ở Jakarta hôm 29/3/2010.AFP
Bảo vệ nhân quyền
không thể hạn chế trong nội bộ
Theo phân tích của
tiến sĩ Sriprapha Petcharamesree, mỗi quốc gia ASEAN có tình trạng nhân quyền,
mức độ nhân quyền và hồ sơ nhân quyền ít nhiều khác nhau:
...
Bản thân tôi từng nhiều lần chỉ trích qui định bất can thiệp này và tôi từng
nhiều lần phát biểu rằng nhân quyền không phải là vấn đề nội bộ của một nước mà
là quyền đương nhiên, phổ cập và căn bản của tất cả mọi con người trên trái đất
này.
Thứ
nhất một số nước có tự do, đặc biệt quyền tự do phát biểu, hơn các nước khác,
chẳng hạn người dân Thái với quyền tự do ngôn luận và một nền kinh tế thông
thoáng, không kể một số điều luật có tính cách cấm đoán.
Tôi
không dám bình luận về mức độ tự do ở các nước khác vì e rằng không khách quan,
chỉ có thể nói tự do ở một số nước này có phần nhiều hơn và cao hơn, trong lúc
ở một số nước khác thì tình trạng thấp hơn và tệ hơn.
Điểm
thứ nhì, qui định không can thiệp vào nội tình nước khác, được ghi trong văn
bản ASEAN từ ngày thành lập, được nhắc đi nhắc lại và trở thành luật của ASEAN
Điểm
thứ ba, nếu được hỏi qui định không can thiệp vào chuyện nội bộ nước khác có
giúp cải thiện nhân quyền trong quốc gia đó không thì câu trả lời của tôi là
không. Bản thân tôi từng nhiều lần chỉ trích qui định bất can thiệp này và tôi
từng nhiều lần phát biểu rằng nhân quyền không phải là vấn đề nội bộ của một
nước mà là quyền đương nhiên, phổ cập và căn bản của tất cả mọi con người trên
trái đất này.
Vì
thế khi tôi phê bình tình trạng nhân quyền của một quốc gia có nghĩa tôi đang
thực thi trách nhiệm của tôi là một con người.
Nhưng
nếu giả dụ bây giờ tôi lên tiếng về hồ sơ tồi tệ của một nước trong khối chẳng
hạn, thì lập tức phản ứng là đại diện Thái Lan trong Uỷ Ban Nhân Quyền Liên
Quốc Gia ASEAN đang động chạm đang can thiệp vào chuyện nội bộ của nước đó. Đấy
là chuyện xảy ra trong ASEAN cho đến lúc này, và người ta có lý khi nghĩ rằng
qui luật bất can thiệp đã thành văn kia chính là trở ngại lớn nhất khiến người
dân khu vực ASEAN không hưởng được điều gì lợi ích từ Uỷ Ban Nhân Quyền Liên
Quốc Gia mà đáng lẽ họ phải được hưởng.
Từ
lúc thành lập năm 2009, Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Quốc Gia ASEAN nhiều lần bị các
tổ chức ngoài chính phủ đặt vấn đề về thực quyền và phạm vi hoạt động.
Ba
tổ chức ngoài chính phủ có tầm vóc quốc tế và thường lên tiếng gắt gao nhất là
Diễn Đàn Châu Á của Thái Lan, Mạng Lưới Nhân Quyền Cho Di Dân Châu Á Thái Bình
Dương của Malaysia, Hiệp Hội Nhân Quyền Và Phát Triển của Kampuchia.
Giám đốc Asia Forum Diễn Đàn Châu Á ở Thái Lan, ông Yap
Swee Seng, cho rằng AICHR được dựng lên để làm vì
chứ không có thực quyền và không thể cải thiện được tình trạng nhân quyền đã và
đang bị vi phạm ở Thái Lan hoặc hồ sơ nhân quyền tồi tệ của một số nước khác
trong khu vực.
Nhận xét về lời chỉ
trích này, tiến sĩ Sriprapha Petchamesree nói:
Khoản
4 trong văn bản hình thành cho thấy AICHR không có quyền mở một cuộc điều tra,
đó cũng là điều tôi từng nêu ra trước đây là tại sao tới giờ này mà ASEAN vẫn
không chịu cải đổi qui định về chuyện điều tra những trường hợp quyền con người
bị vi phạm. Đáng buồn là bởi vì nguyên
nhân của nó là qui định bất can thiệp vào chuyện nội bộ các nước mà tôi đề
cập tới ở trên.
Đương
nhiên cá nhân tôi rất mong được nhìn thấy qui định bất can thiệp được tu chính
để Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Quốc Gia ASEAN có được cái quyền lực mong mỏi ấy,
quyền được điều tra một khi có trường hợp nhân quyền bị vi phạm bị chà đạp. Có
vậy mới dẫn đến chuyện cải thiện nhân quyền cho ASEAN nói chung và người dân
từng nước ASEAN nói riêng.
Tóm
lại, đối với tiến sĩ Sriprapha Petcharamesree của Viện Nghiên Cứu Nhân Văn và
Hoà Bình đại học Mahidol, đại diện Thái Lan trong Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Quốc
Gia ASEAN, cũng như đối với các thành viên từ các nước khác trong uỷ ban mà có
một số vị là chuyên gia về xã hội, về con người cũng như về các tổ chức NGO,
AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN là một viễn ảnh tốt đẹp và sẽ tốt đẹp hơn nếu:
Phát
triển kinh tế và thăng tiến nhân quyền tay trong tay và sánh bước cùng nhau.
Bởi
đến lúc này nhiều người vẫn tin rằng phát triển kinh tế trước là đương nhiên
dọn đường cho sự phát triển về quyền con người tiếp sau. Tiến sĩ Sriprapha
không đồng ý với quan điểm ấy, cho rằng kinh tế và nhân quyền không thể và
không nên là hai tiến trình riêng rẻ mà trái lại phải bổ sung phải hỗ trợ cho
nhau. Đó là giá trị nhân bản của AEC Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN 2015, tiến sĩ
Sriprapha Petcharamesree kết luận.
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment