Wednesday, 3 October 2012

TƯƠNG LAI KHÔNG CHẮC CHẮN của THỦ TƯỚNG VIỆT NAM tại HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN ( Didier Lauras - AFP)





Didier Lauras
AFP

Nguyễn Công Huân chuyển ngữ
Thứ Năm, 04/10/2012

Băng Cốc - Tương lai chính trị của Thủ tướng Việt Nam đang treo trên sợi chỉ khi mà Ban Chấp Hành Trung ương Đảng CSVN tập họp trong bối cảnh bất ổn kinh tế và bê bối tài chính đang diễn ra, các chuyên gia cho biết.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, đã có ít lý do để ăn mừng kể từ khi quốc hội do Đảng Cộng sản kiểm soát chính thức phê chuẩn việc bổ nhiệm ông thêm nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai vào tháng 7 năm 2011.

Ảnh hưởng bởi một chuỗi các vụ bê bối và một danh sách ngày càng tăng của các vấn đề kinh tế, các nhà quan sát nói rằng quyền lực lãnh đạo của ông có thể gặp nguy hiểm, mặc dù khả năng ông bị loại bỏ khó xảy ra trong tương lai trước mắt.

Sự bất mãn của công chúng ngày càng tăng trước sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp, lạm phát tái diễn, nạn tham nhũng tràn lan và khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng đã tạo ra áp lực ngày càng lớn đối với ông Dũng vào thời điểm Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN gồm 175 thành viên gặp gỡ vào tuần này.

Hội nghị lần này sẽ cho thấy "một cuộc đối đầu giữa Thủ tướng và những người phê bình ông ta", theo chuyên gia về Việt Nam, ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Úc.

"Ít nhất, có khả năng là Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cố gắng cắt giảm những quyền lực quá lớn tích luỹ trong tay Thủ tướng và văn phòng của ông ta", ông viết trong một báo cáo hôm thứ Ba.

"Câu hỏi lớn là liệu các người chỉ trích Thủ tướng có thúc đẩy việc bãi nhiệm ông ta", Thayer bổ sung.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đầy bí mật bắt đầu vào thứ Hai và dự kiến ​​s kéo dài hai tun - gp đôi thi gian như bình thường - làm ni bt lên danh sách nhng vic phi làm ngày càng dài hơn mà các quan chc chính tr Vit Nam phi thc hin.

"Ít có hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như hội nghị lần này", đó là lời Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, được xem là một trong những đối thủ chính của ông Dũng, do báo Nhân Dân - cơ quan phát ngôn của Đảng - trích dẫn.

"Hầu hết các chủ đề mà chúng ta phải thảo luận và quyết định là rất quan trọng, khó khăn và nhạy cảm", ông nói thêm.

Các chuyên gia lưu ý rằng Ban Chấp Hành Trung ương, trong đó bao gồm ông Dũng, có quyền lực để loại bỏ bất kỳ thành viên nào thuộc Ban Chấp Hành hoặc thuộc Bộ Chính Trị gồm 14 thành viên, gồm các lãnh đạo hàng đầu.

Chính phủ độc tài của Việt Nam đang phải vật lộn che đậy sự bất mãn ngày càng lớn của công chúng, bởi vì blog và các trang mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến, trở thành một nơi để mọi người bầy tỏ quan điểm chính trị.

Các nhà chức trách đã tìm cách đàn áp các blogger bằng hàng loạt bản án tù khắc nghiệt, nhưng các blog chính trị trực tuyến vẫn tiếp tục là nguồn tin rất phổ biến ở quốc gia kiểm duyệt nặng nề này.

"Chưa bao giờ có một Thủ tướng [Việt Nam] nào tấn công công chúng mạnh mẽ như thế này, bởi vì các vấn đề kinh tế và tham nhũng", một quan chức Đảng Cộng sản nói với điều kiện không công khai danh tính.

"Đây là một cuộc chiến giữa một lực lượng có tiền và lực lượng khác có quyền lực, tại trung tâm của đảng, để giải quyết vấn đề tham nhũng và làm trong sạch hàng ngũ của" ông nói thêm, ám chỉ Dũng và các đồng minh kinh tế của mình ở một bên và đối thủ chính trị của Dũng ở bên kia.

Dũng, là cựu thống đốc ngân hàng trung ương, đã nhậm chức vào năm 2006, được cho là đã trở thành Thủ tướng có quyền lực nhất của quốc gia này từ trước đến nay.

Được coi là một nhà lãnh đạo có đầu óc đổi mới khi mới được bổ nhiệm, Dũng đã sử dụng quyền lực để táo bạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và bắt chước cách phát triển nhờ các chaebol của Hàn Quốc, dựa vào các tập đoàn nhà nước khổng lồ để điều khiển nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh, lạm phát một lần nữa lại nổi lên, đầu tư nước ngoài suy sụp và những lo ngại về khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mong manh đã ngày càng tăng lên.

Sự việc Vinashin bên bờ sụp đổ năm 2010 đã khiến người ta chú ý tới những vấn đề tài chính của các tập đoàn kinh tế quốc doanh, trong khi việc bắt giữ một triệu phú ngân hàng được coi là đồng minh của Dũng vào tháng Tám vừa qua đã làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào quốc gia này, tạo ra một làn sóng rút tiền gửi.

Lo ngại ngày càng tăng vào tuần qua đã khiến Moody hạ thấp xếp hạng tín dụng của Việt Nam, nói rằng sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng và "nguy cơ cao" của một gói cứu trợ ngân hàng tốn kém từ chính phủ.

Quan sát nói rằng đối thủ của ông Dũng, đặc biệt là Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tỏ ra muốn Dũng phải trả cho thất bại của mình.

"Khi nền kinh tế của Việt Nam phải đối mặt với những vấn đề kinh tế có nguyên nhân sâu xa như thế, nguy cơ một cuộc đấu tranh quyền lực leo thang giữa Thủ tướng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mà có thể dẫn đến sự ra đi của Thủ tướng và các đồng minh chính trị của ông là khá cao," Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại công ty tư vấn IHS Global cho biết.

Nhưng ông Dũng, các nhà quan sát lưu ý, đã từng vượt qua các cơn bão chính trị trong quá khứ và có thể làm như vậy một lần nữa.

"Hạ bệ ông ta không phải là một điều dễ dàng", quan chức giấu tên trong Đảng nói.







No comments:

Post a Comment

View My Stats