Tiến sỹ Ralf Berhorst
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của
Mao Trạch Đông” do GEO EPOCHE xuất bản
Trang này hiện đang bao gồm các chương sau đây:
Tên cướp đỏ: 1921 – 1931: lần thăng tiến của Mao
Con người chuyên quyền kia: Tưởng Giới Thạch
Cuộc chạy trốn qua núi: 1934 – 1935: “Vạn lý Trường chinh”
Địa ngục Nam Kinh: Cuộc thảm sát tại Nam Kinh
Trận đấu tay đôi vì Trung Quốc: 1946 – 1949: nội chiến
Khởi hành vào một kỷ nguyên mới: 1940 – 1954: cải tạo Xã hội Chủ nghĩa
Cuộc chiến chống Mỹ: 1950 – 1953: Chiến tranh Triều Tiên
Con người chuyên quyền kia : Tưởng Giới
Thạch
Henning
Albrecht
Phan Ba dịch từ chuyên san lịch sử “Trung Quốc của Mao Trạch Đông” do GEO
EPOCHE xuất bản
Trong cuộc chiến đấu chống những người Cộng sản, Tưởng Giới Thạch, lãnh tụ
của những người Dân tộc Chủ nghĩa đã đẩy Trung Quốc vào một cuộc nội chiến
Tưởng Giới Thạch (1887 – 1975) hâm mộ các chính trị gia chuyên quyền, ngoài
những người khác là phát xít Ý. Ảnh: GEO EPOCHE
Đối thủ quyết liệt nhất của Mao xuất thân từ những hoàn
cảnh hoàn toàn khác với người con trai nhà nông: Tưởng Giới Thạch sinh năm 1887
ở một trong những tỉnh cạnh biển, cởi mở với cả thế giới, cha ông ấy là một
thương gia muối khá giả. Tuy Tưởng cũng theo đuổi một mục đích tương tự như Mao
– ông cũng muốn hiện đại hóa Trung Quốc và dẫn dắt nó trở về tầm vóc to lớn
ngày xưa –, thế nhưng ông đi một con đường hoàn toàn khác.
Gầy gò, gân guốc, chịu nhiều ảnh hưởng của những giá trị
đạo Khổng như kỷ luật và phục tùng, nhưng cũng nóng tính và độc đoán: Tưởng
ngay từ thời trẻ đã muốn trở thành sĩ quan. Kỳ thi vào một trường quân sự cho
phép ông hoàn thành việc học tập ở Nhật, bắt đầu từ năm 1907. Sau đấy ông còn
phục vụ trong quân đội Nhật, và đã tiếp nhận các lý tưởng của nó về tình chiến
hữu và danh dự người lính. Qua đó, ông trở thành một người hâm mộ các chế độ
độc tài, hâm mộ cả những người phát xít châu Âu trong những năm 1930.
Tưởng tìm cách gia nhập các hội đoàn chính trị bí mật.
Ông muốn lật đổ triều đình Trung Quốc – vì nó nhu nhược và dâng đất nước cho
các thế lực thuộc địa. Năm 1908, ông gia nhập một tổ chức là tiền thân của Quốc
Dân Đảng theo đường lối Dân tộc Chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên. Khi biết về cuộc
cách mạng ở quê nhà năm 1911, ông trở về Trung Quốc để gia nhập các lực lượng
nổi dậy. Cuộc lật đổ tuy thành công, nền cộng hòa được thành lập, nhưng chẳng
bao lâu sau đó nó lại tan rã ra thành những lãnh địa riêng của các viên tư lệnh
tại địa phương – từ đấy trở đi chính phủ trung ương ở Bắc Kinh bất lực.
Người ta chỉ biết được một ít về những năm kế tiếp theo
sau đó trong cuộc đời của Tưởng. Thời gian này ông ở nước ngoài, trước hết là ở
Nhật nhưng cũng ở trong giới mafia của Thượng Hải: những mối quen biết mà sau
này sẽ trở nên quý báu cho sự nghiệp chính trị của ông ấy.
Năm 1917, Tôn Dật Tiên trở thành tổng tư lệnh quân đội trong
miền Nam Trung Quốc. Năm 1920 ông thành lập mới Quốc Dân Đảng và bổ nhiệm Tưởng
làm tham mưu trưởng của quân đội tỉnh Quảng Đông. Để tái thống nhất Trung Quốc,
Quốc Dân Đảng cần sự hỗ trợ từ nước ngoài: họ có quá nhiều đối thủ ở trong
nước. Nước Nga Xô viết trẻ tuổi đề nghị cộng tác – việc cuối cùng dẫn đến một
mặt trận thống nhất với ĐCS của Trung Quốc: nhiều cán bộ Cộng sản, trong đó có
Mao Trạch Đông, trở thành đảng viên của Quốc Dân Đảng.
Với sự giúp đỡ và tiền bạc từ các cố vấn Xô viết, Quốc
Dân Đảng thành lập một học viện quân sự năm 1924 và bổ nhiệm Tưởng chỉ huy nó.
Dưới sự lãnh đạo của ông ấy, những người lính được giáo dục phải phục tùng
tuyệt đối, bằng cách luyện tập hà khắc, truyền giáo chính trị và với những hình
phạt tập thể.
Tháng 3 năm 1925 Tôn Dật Tiên qua đời. Cái chết của ông
ấy quá đột ngột đối với Tưởng: ông không tỏ vẻ muốn tiến đến một chức vụ chỉ
huy về chính trị, thế nhưng bây giờ ông lại trở thành người đứng đầu Đảng. Vào
lúc ban đầu, ông thuộc phe cánh tả của Đảng, phe ngưỡng mộ tính chiến đấu của
ĐCS Xô viết. Thế nhưng trong tháng 3 năm 1926, khi Tưởng biết được rằng những
người Cộng sản âm mưu muốn tước quyền chỉ huy học viện của ông, ông thay đổi
khuynh hướng chính trị hoàn toàn: cho tới tháng 5, ông đã thành công trong việc
loại trừ toàn bộ những người Cộng sản ra khỏi các chức vụ trong Đảng.
Rồi ông chuẩn bị hiện thực kế hoạch tái thống nhất Trung
Quốc của Tôn. Trong tháng 7, Quân đội Cách mạng Quốc gia dưới quyền tổng chỉ
huy của ông ấy bắt đầu một chiến dịch chống các tư lệnh địa phương ở miền Bắc.
Với tài năng thương lượng đặc biệt của mình, Tưởng thuyết phục được nhiều viên
tư lệnh tham gia quân đội của ông. Trong vòng một thời gian ngắn, họ chiếm được
toàn bộ vùng đất ở phía dưới Trường Giang.
Đầu tháng 4 năm 1927, Tưởng đàn áp đẫm máu một cuộc nổi
dậy của những người thuộc công đoàn và những người thuộc phe Xã hội trong
Thượng Hải, hàng ngàn người bị giết chết. Trước đó, ông ấy đã nhận được sự giúp
đỡ từ các trùm mafia và doanh nhân của thành phố. Đánh đổi cho công lao của
mình, Tưởng bắt buộc giới doanh nhân ở Thượng Hải phải chi trả tiền cấp dưỡng
cho quân đội của ông ấy: ông ấy cho bắt giam con trai của các doanh nhân như là
“những người Cộng sản” và chỉ trả tự do cho họ khi nhận được tiền trợ giúp.
Bây giờ, ông ấy là viên tư lệnh có nhiều quyền lực nhất
của Trung Quốc. Tháng 4 năm 1927, ông tuyên bố Nam Kinh trở thành trụ sở của
chính phủ quốc gia mới mà trong đó những người chống đối mặt trận thống nhất
chiếm thế áp đảo nhờ ảnh hưởng của Tưởng. Đồng thời, ông cho bắt giam những
người Cộng sản ở khắp nơi trong vùng kiểm soát của mình. Ông liên kết với hai
viên tư lệnh thuộc trong những người hùng mạnh nhất và hoàn thành chiến dịch
tiến lên phương Bắc trong mùa hè năm 1928. Giờ đây, chính phủ quốc gia kiểm
soát hầu như toàn bộ đất nước.
Tháng 10 năm 1928, Trung Quốc có Hiến Pháp mới: Tưởng trở
thành chủ tịch của Hội đồng Nhà nước mới hình thành và qua đó trên thực tế là
lãnh đạo chính phủ. Nhưng yêu cầu cầm quyền của ông ấy dựa trước hết là trên
quyền chỉ huy quân đội: nền cộng hòa mới thật ra là một chế độ độc tài quân sự
mà trong đó một hệ thống độc đảng bảo đảm cho Tưởng quyền kiểm soát chính phủ,
hành chính và cảnh sát chính trị.
Ông ấy sẽ biết cách sử dụng quyền lực này trong những năm
kế tiếp theo sau đó – cho các chiến dịch tiêu diệt không thương xót những người
Cộng sản của Mao.
Henning Albrecht
Phan Ba dịch
No comments:
Post a Comment