Monday,
October 22, 2012 9:09:11 PM
BOCA RATON, Florida - Cuộc tranh luận lần thứ ba và cuối cùng giữa hai ứng cử viên
tổng thống tổ chức tại Lynn University, Boca Raton, miền Nam Florida, ngày Thứ
Hai 22 tháng 10, từ 9:00 pm EDT (6:00 giờ tối giờ California), kéo dài 90 phút
cũng như hai lần trước.
Nhưng
khác với cuộc tranh luận thứ nhất có nội dung là các vấn đề quốc nội, cuộc tranh
luận thứ ba tập trung vào chính sách đối ngoại. Ðiều hợp viên Bob Schieffer, 75
tuổi, là một ký giả kỳ cựu hơn 40 năm của truyền hình CBS, đã phụ trách nhiều
chương trình khác nhau trong đó có “Face the Nation” từ 1991 đến nay.
Các
thăm dò dư luận cho biết Tổng Thống Barack Obama và Thống Ðốc Mitt Romney, đang
ngang ngửa 47%, và như vậy cuộc tranh luận cuối có lẽ chỉ ảnh hưởng nhiều đến
các cử tri chưa quyết định chọn lựa, phó trưởng ban tranh cử Dân Chủ Stephanie
Cutter, nhìn nhận điều này, tuy nhiên dự đoán sẽ không có thêm nhiều thay đổi.
Nội
dung tranh luận sẽ bao gồm mọi vần đề nóng trên thế giới từ Trung Quốc đến
Iran, Syria và Libya. Chính sách của hai người khác hẳn nhau, ít nhất là trên
quan niệm.
Romney
đã nhiều lần tỏ bày chủ trương đối ngoại cứng rắn, tuy nhiên có thể là không cụ
thể và kiên định, vì ông chưa bao giờ ông có điều kiện thể hiện trên thực tế.
Ngay buổi sáng Thứ Hai, cố vấn Dan Senor cho biết đường lối tiếp cận của Romney
trong vụ Iran sẽ là: “Chúng tôi muốn dùng giải pháp ngoại giao”, có nghĩa là
ngược hẳn đường lối nói ra trước kia.
Về
phần Obama bắt buộc phải bênh vực các chính sách đã thi hành của mình, với
nhiều thành tựu cũng như không thiếu khó khăn, và đây là cơ hội cuối cùng để
ông chứng tỏ sự vượt hơn đối thủ.
Vào
cuộc tranh luận câu hỏi đầu tiên Schieffer đặt ra cho Romney là về điều mà ông
cho rằng chính sách Trung Ðông của Obama là rời rạc. Theo lập luận của Romney,
tình hình Trung Ðông là trầm trọng với những biến cố nhiễu loạn kể cả vụ hạ sát
đại sứ Mỹ và khủng bố gia tăng chưa kể vấn đề nguyên tử Iran.
Romney
khôn khéo ca ngợi Obama về vụ Osama bin Laden để rồi nói thêm rằng “Chúng ta
không thể bằng sự giết tróc để giải quyết vấn đề”. Ông tố cáo “làn sóng nhiễu
loạn gia tăng qua những năm của chính quyền Obama”.
Nhưng
Obama không từ bỏ cơ hội để đề cao những thành quả đối ngoại của mình bao gồm
giảm tầm mức chiến tranh Iraq và Afghanistan, cùng các đồng minh loại trừ chế
độ Gadhafi ở Libya. Ông cũng cam kết truy tầm những kẻ đã giết Ðại Sứ Stevens
và 3 người Mỹ.
Tấn
công đối thủ, Obama nói rằng chiến lược đối ngoại của Romney “hoàn toàn trên
bản đồ” rằng “Romney có nhiều quan niệm sai lầm từ Iraq đến Afghanistan và từng
nói ‘Nga là đe dọa lớn nhất với Hoa Kỳ’”. Ông cho rằng cái nhìn của Romney là
lỗi thời từ các thập niên 1950 và 1920, “sai lầm và khinh suất”, chưa từng có
kinh nghiệm ngoại giao.
Phản
ứng lại Romney nói Obama bóp méo vấn đề và tấn công ông là đi ra ngoài nghị
trình.
Tuy
nhiên Obama không buông tha, cho rằng Romney luôn luôn thay đổi lập trường trong
nhiều vấn đề địa lý chính trị.
Câu
chuyện chuyển qua Syria rồi đến Ai Cập. Obama nói là không tiếc đã rút sự ủng
hộ Hosni Mubarak trong khi Romney phủ nhận là ông gắn bó với Mubarak như
Schieffer gợi ý. Rồi ông quay lại phê phán tình trạng bất ổn ở Trung Ðông và
cho rằng Hoa Kỳ phải thể hiện đường lối mạnh mẽ về lãnh đạo.
Về
vấn đề vai trò nước Mỹ trên thế giới. Theo Romney là mở rộng nền tự do đến các
nước và Hoa Kỳ phải cải thiện kinh tế. Người ta thấy ông luôn tìm cách nắm mọi
cơ hội trở lại chủ đề này. Còn Obama thì tin rằng Hoa Kỳ phải tiếp tục là một
quốc gia không thể thiếu vắng trên trường quốc tế, đồng thời nhắc lại rằng ông
đã tái tạo được thế đồng minh mà Tổng Thống Bush làm mất.
Hai
người trở lại tranh cãi về cắt giảm ngân sách, thuế, nợ quốc gia, giảm thiểu
các chương trình xã hội và điều hợp viên phải nhắc nhở: “Hãy quay về chính sách
đối ngoại”.
Romney
hướng chủ đề tranh luận vào xáo động ở Trung Ðông, thế đang lên của Trung Quốc
và những thách thức quốc tế khác mà ông cho rằng do lãnh đạo kém cỏi của Obama,
kể cả với nền kinh tế suy yếu.
Obama
tố cáo Romney chuyển hướng lập trường trong vấn đề Iran, Iraq, Afghanistan và
hoài nghi là ông ta cũng không nhắm tới Osama bin Laden. Một lần nữa, Obama cho
rằng Romney chỉ biết mọi việc trên bản đồ, trong khi Romney cũng mấy lần phàn
nàn việc Obama tấn công ông là không phải chủ đề tranh luận.
Romney
muốn lấy lòng cử tri Do Thái nói Obama đã không đi thăm Israel như ông nhưng
Obama cải chính rằng ông cũng đã đến Israel thời kỳ tranh cử không khác Romney.
Về
chuyện Hoa Kỳ có thể nói chuyện thẳng với Iran, Obama cho biết tin tức báo chí
loan tải không đúng nhưng Iran hiểu rằng họ phải từ bỏ chương trình nguyên tử,
vấn đề chỉ còn là thời gian. Ông hỏi Romney với sự thiếu kinh nghiệm đối ngoại
có thể đương đầu với Iran không? Nhưng Romney cho rằng Iran nhìn thấy Mỹ yếu và
do đó nỗ lực chống chương nguyên tử của họ không có hiệu quả. Ông chê trách
Obama không hỗ trợ những người đối kháng ở Iran, đã thực hiện chuyến công du
một vòng thế giới theo cách ông gọi là “chuyến đi tạ lỗi”, và hủy hoại quan hệ
đồng minh với Israel.
Schieffer
đặt câu hỏi thẳng: “Chúng ta có bảo vệ Israel nếu bị tấn công hay không? Và làm
gì nếu Iran có vũ khí nguyên tử”. Obama xác định sẽ bảo vệ Israel và không để
Iran có vũ khí nguyên tử nhưng tố cáo Romney dường như muốn hành động quân sự
chưa đúng lúc.
Romney
đồng ý với quan niệm của Obama nhưng minh định thêm rằng “Hành động quân sự chỉ
là biện pháp cuối cùng”.
Hai
người khác quan điểm về cắt giảm ngân sách quốc phòng và Obama chế diễu Romney
là cổ vũ hệ thống vũ khí lỗi thời kiểu chiến tranh pháo hạm.
Khi
đến vấn đề Trung Quốc, Obama cho biết chính quyền ông đã nhiều lần đưa Trung
Quốc ra trước WTO về mậu dịch không ngay thẳng, nhân cơ hội này nhắc tới trong
đó có vụ Ohio - nhằm tranh thủ ủng hộ tại tiểu bang quan trọng này. Nhưng
Romney cho rằng như thế chưa đủ để kềm chế Trung Quốc, đặc biệt trong vấn đề
làm giá đồng tiền. Romney cam kết “đối phó” với việc này “ngay từ ngày đầu”
nhưng sẽ không gây nên cuộc chiến mậu dịch.
Obama
cố ý lái sang vụ Romney chống việc cứu nguy kỹ nghệ xe hơi Hoa Kỳ, cho tới khi
Romney phản đối thì quay qua việc cắt giảm ngân sách kiểu Romney làm Hoa Kỳ
giảm khả năng cạnh tranh, và cũng nhắc đến việc đầu tư của Romney vào Trung
Quốc làm mất việc làm cho dân Mỹ.
Giữa
lúc tranh luận về Trung Quốc, Schieffer đặt câu hỏi, cái gì là đe dọa an ninh
lớn nhất cho Hoa Kỳ. Romney đáp “nguyên tử Iran” và Obama thì cho là “khủng
bố”.
Về
Pakistan không có ý kiến khác biệt nhiều với Obama và ông cũng tin là cần giữ
quan hệ tốt với Pakistan vì nước này có bom nguyên tử không thể để lọt vào tay
khủng bố, đồng thời coi việc sử dụng máy bay không người lái là có hiệu quả.
Ðây lại là một chuyển đổi quan điểm khác trước kia của Romney
Kết
luận theo Obama, là cử tri hãy chọn lựa: Ông đã chấm dứt hai cuộc chiến tranh
và xây dựng trở lại nền kinh tế suy sụp thời tổng thống tiền nhiệm, một việc mà
ngày nay Romney muốn tranh đua.
Trong
lời cuối, dù là tranh luận chính sách đối ngoại, Romney vẫn tìm cách nhấn mạnh
đến cuộc đấu tranh kinh tế và nói là ông biết lãnh đạo bằng cách nào để phục
hồi nền kinh tế vững mạnh.
Như
dự đoán, không có thắng bại quyết định trong cuộc tranh luận này, dù Obama rõ
ràng nắm ưu thế và thường xuyên tìm cách đả kích đối thủ hơn. (H.C.)
------------------------------
Được đăng ngày Thứ ba, 23 Tháng 10 2012 11:07
Khác với những cuộc tranh luận lần trước,
cuộc tranh luận lần thứ III và cũng là lần cuối của cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc
giữa hai ứng viên Tổng Thống chỉ xoay quanh chủ đề về chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới.
Cuộc tranh luận diễn ra tại trường Đại Học
Lynn ở thành phố Boca Raton thuộc tiểu bang Florida. Người điều hợp cuộc tranh
luận lần này là ký giả kỳ cựu Bob Schieffer của đài truyền hình CBS. Ông Bob
Schieffer đã trở thành mục tiêu giám sát kỹ lưỡng của giới truyền thông vì bản
thân ông và chương trình truyền hình CBS thuộc giới truyền thông cánh tả.
Cuộc tranh luận lần này Obama dùng tất cả
thời gian của mình chỉ với một mục tiêu duy nhất là liên tục tấn công đối thủ:
68% thời gian dành cho phần công kích của Obama và với Romney là 21%.
Thống Đốc Romney cho rằng nền kinh tế kiệt
quệ của Hoa Kỳ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy nhược sức mạnh
quốc phòng của Hoa Kỳ, với dẫn chứng là Hoa Kỳ đã không ngăn chặn nỗi sự trỗi
dậy của lực lượng khủng bố Al-Qaida và Hoa Kỳ đã chìa bàn tay yếu ớt đến thảm
hại trong cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập tại vùng Trung Đông.
Ông Romney nói: "Chiến lược của tôi
rất rõ ràng: Quét sạch bọn khủng bố. Chúng ta đã thấy rõ sự náo loạn ở Trung
Đông. Bạn thấy lực lượng al-Qaida trỗi dậy tràn ngập. Bạn đã thấy lực lượng Hồi
Giáo xông xáo khắp nơi. Và họ đã nắm quyền kiểm soát hầu như tất cả các quốc
gia tại vùng Trung Đông." ("My strategy is straightforward: Go
after the bad guys. We’ve watched this tumult in the Middle East, this rising
tide of chaos occur. You see al-Qaida rushing in. You see other jihadist groups
rushing in. And they’re in throughout many nations in the Middle East.")
Ông Romney cáo buộc sự lơ là của chính
quyền Obama đối với đồng minh tin cậy của Hoa Kỳ là Israel và đối với kẻ thù
đích thực của Hoa Kỳ thì chỉ là nhún nhường và chìa tay ra để xin lỗi. Ông
Romney cáo buộc ngay sau khi nhậm chức ông Obama đã đi "một vòng du lịch
xin lỗi" ("an apology tour") ở vùng Trung Đông chỉ để làm
cho Hoa Kỳ mất mặt và mọi người nhìn vào đó thấy rõ sự yếu thế của Hoa Kỳ.
Obama đáp trả lại bằng cách tố cáo đó là
chính sách diều hâu (hawkish policy) có thể làm kéo dài thêm cuộc chiến
ở Afghanistan và có thể gây ra cuộc chiến tranh với Iran và Syria.
Thế nhưng, ông Obama buộc phải cam kết sẽ
"đứng về phía Israel nếu họ bị tấn công" ("stand with Israel
if it is attacked")
Khi được hỏi về Pakistan, ông Romney nói:
"Đây không phải là thời điểm để ly thân với một quốc gia có hơn 100 đầu
đạn hạt nhân và là quê hương của lực lượng khủng bố. Nếu quốc gia này sụp đổ
thì tất cả các vũ khí hạt nhân sẽ lọt vào tay lực lượng khủng bố " ("It
is not time to divorce a nation that has 100 nuclear weapons and is a home to
terrorism. This is a nation which, if it becomes a failed state, there are
nuclear weapons there and you have terrorists that can grab those nuclear
weapons ")
Ông Romney tố cáo chính quyền Obama suốt
bốn năm qua đã không có một tiến bộ nào đáng kể ("we have not seen the
progress we need to have") trên chính trường quốc tế. Ông Romney cho
rằng tất cả Pakistan, Iran, Afghanistan và cả vùng Trung Đông vẫn luôn là mối
đe dọa hòa bình của thế giới.
Ông Romney nói: "Vẫn luôn luôn có
những yếu tố từ trong lòng các quốc gia đó đe dọa đến an ninh của Hoa Kỳ. Mặc
dù rằng là lực lượng al-Qaida không đủ công lực để tấn công Hoa Kỳ như bốn năm
về trước." ("There are always going to be elements within these
countries that will be a threat to the United States,” he said. “But the truth
is that al-Qaida does not have the same capacity it had to attack the United
States as it did four years ago.")
Khi nhắc đến lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ, ông
Romney nói: "Lực Lượng Hải Quân của chúng ta quá lạc hậu — xin lỗi, Lực
Lượng Hải Quân của chúng ta bây giờ yếu kém hơn bất cứ thời điểm nào kể từ năm
1917. Lực Lượng Hải Quân cho biết họ cần 313 chiến thuyền mới đủ sức thực hiện
các công vụ của họ. Thế mà chúng ta chỉ có vỏn vẹn có 285 chiếc. Chúng ta sẽ
còn tụt xuống đến con số 200 chiếc nếu chúng ta cứ tự co cụm lại. Với tôi, điều
đó không thể chấp nhận được." ("Our Navy is old — excuse me, our Navy
is smaller now than at any time since 1917. The Navy said they needed 313 ships
to carry out their mission. We’re now at under 285. We’re headed down to the
low 200s if we go through a sequestration. That’s unacceptable to me.")
Ông Obama đáp trả khiêu khích: "Tôi
nghĩ Thống Đốc Romney đã không đủ thời gian xem xét cách thức hoạt động của
quân đội. Ông đề cập đến lực lượng Hải Quân và cho rằng chúng ta ít tàu chiến
hơn năm 1916. Vâng, Thống Đốc, chúng ta có ít hơn cả ngựa và lưỡi lê, bởi vì
thực chất của quân đội đã thay đổi. Chúng ta có những thứ gọi là hàng không mẫu
hạm, nơi các chiến đấu cơ hạ cánh. Chúng ta có những loại tàu lặn dưới dưới
nước, những tàu ngầm hạt nhân." ("I think Governor Romney maybe
hasn’t spent enough time looking at how our military works. You mentioned the
Navy, for example, and that we have fewer ships than we did in 1916. Well,
Governor, we also have fewer horses and bayonets, because the nature of our
military’s changed. We have these things called aircraft carriers, where planes
land on them. We have these ships that go underwater, nuclear submarines.")
Đâu là sự thật, vấn đề không chỉ đơn tuần
là những câu nói móc, nói khích bác công kích mà hãy nhìn vào sự thật. Các
chương trình kiểm chứng sự thật (Fact Check) của các đài truyền hình sau khi
cuộc tranh luận kết thúc đã dẫn chứng và đưa ra kết quả tức thời.
Truy tìm trang nhà của Lực Lượng Hải Quân — Di Sản và
Lịch Sử, chúng
ta thấy ngay bản thống kê các con số chiến thuyền của Lực Lượng Hải Quân Hoa Kỳ
trong suốt hơn 50 năm qua kể từ Thế Chiến II.
Theo bản thống kế này, vào năm 1916 Lực
Lượng Hải Quân Hoa Kỳ có tổng cộng 245 chiến thuyền. Cao điểm là thời gian Thế
Chiến II có đến 6084 chiếc. Và con số giảm dần đến năm 2011, chính xác ngày cập
nhật bản báo cáo 10/06/2011, cho đến nay là 285 chiếc.
Dẫn chứng điều này cho chúng ta thấy, ông
Romney nói chuyện và đưa ra các con số khá nghiêm túc, chứ không phải kiểu nói
"lấy được" để kiếm điểm theo cách của ông Obama.
Cũng theo các bản tin của Lực Lượng Hải
Quân Hoa Kỳ thì từ nay đến năm 2016, mỗi năm họ đòi hỏi Bộ Quốc Phòng phải cung
cấp cho họ ít nhất 2 chiếc chiến thuyền mỗi năm. Theo kế hoạch ngân sách của
Đảng Cộng Hòa, thì nếu thắng cử thì ông Romney hứa sẽ cung cấp ít nhất 3 chiếc/
năm.
Về chính sách đối với Trung Quốc, ông
Romney một lần nữa cam kết nỗ lực giải quyết chấm dứt việc thao túng tiền tệ
của chính quyền Trung Quốc. Đồng thời ông Romney cáo buộc những thủ đoạn bẩn
của Trung Quốc trên thương trường quốc tế:
"Họ ăn cắp sở hữu trí tuệ của chúng
ta, bằng sáng chế của chúng ta, thiết kế của chúng ta, công nghệ kỹ thuật của
chúng ta, xâm nhập vào hệ thống máy tính của chúng ta, làm hàng nhái hàng giả
các sản phẩm của chúng ta. Họ phải hiểu rằng chúng ta muốn giao dịch thương mãi
với họ, chúng ta muốn một thế giới ổn định, chúng ta muốn miễn thuế kinh doanh,
thế nhưng bạn phải biết chơi theo đúng luật." ("They are stealing
our intellectual property, our patents, our designs, our technology, hacking
into our computers, counterfeiting our goods. They have to understand we want
to trade with them, we want a world that is stable, we want free enterprise,
but you have got to play by the rules.")
Ông Obama thì cho rằng chính quyền của ông
ta đã thắng trong các hồ sơ về các vụ vi phạm giao dịch thương mại của Trung
Quốc và cũng hứa tiếp tục gây sức ép với chính quyền Bắc Kinh về vấn đề tiền
tệ.
Ông Obama nhấn mạnh điều này: "Sau gần
thập niên chiến tranh, tôi nghĩ chúng ta nên nhìn nhận rằng chúng ta cần phải
xây dựng lại quốc gia." ("After a decade of war, I think we all
recognize we have to do some nation-building at home.")
Thế nhưng ngay lập tức ông Romney bác bỏ
luận điệu cũ rích: "Tôi chắc chắn không muốn quay trở lại với các chính
sách của bốn năm qua. Các chính sách không hiệu quả." ("I
certainly don’t want to go back to the policies of the last four years. It
hasn’t worked.")
Có lẽ thời điểm hay nhất của Obama, là lúc
ông ta khoe về chiến tích giết chết được trùm khủng bố Osama Bin Laden, lúc đó
ông Obama cảm thấy sướng như được nhấc bổng lên trời ("It was worth
moving heaven and earth to get Bin Laden"). Thật sự chiến tích đó
không phải của ông Obama, mà phải kể đến công của bà Hillary Clinton và ông
Robert Gates. Chính bà Hillary Clinton đã thúc ép ông Obama phải ra tay hành
động, vì đã 3 lần ông
Obama đã để lỡ cơ hội giết chết tay trùm khủng bố này.
Có nhiều vấn đề cả hai ông Obama và Romney
cũng có đồng quan điểm như cả hai cùng đồng ý về việc Hoa Kỳ không nên tham
chiến trên bộ tại Syria. Thế nhưng ông Obama vẫn không đồng ý việc Hoa Kỳ hỗ
trợ vũ khí hạng nặng cho lực lượng đối lập tại Syria vì Obama cho rằng việc
triển khai đó không đơn giản.
Ông Romney cũng đồng ý sẽ rút quân khỏi
Afghanistan và phải kết thúc chính thức vai trò tham chiến của quân đội Hoa Kỳ
tại đó vào năm 2014.
Ông Obama cũng đồng ý phải gia tăng mọi
biện pháp và áp lực để ngăn chặn Iran thủ đắc vũ khí hạt nhân.
Dẫu rằng cuộc tranh luận lần này có chủ đề
chính là chính sách đối ngoại, thế nhưng cả hai ứng viên đều thường xuyên lạc
đề dẫn đưa câu chuyện vào bối cảnh kinh tế và giáo dục, vấn đề quan trọng mà
hầu hết tất các cử tri Hoa Kỳ đang đặc biệt quan tâm.
Ông Romney nói khi ông là Thống Đốc bang
Massachusetts, học sinh trung học tốt nghiệp đạt thứ hạng cao thì "được
học bổng miễn phí bốn năm tại bất cứ trường Đại Học nào trong tiểu bang
Massachusetts." ("got a four-year, tuition-free ride at any
Massachusetts public institution of higher learning.")
Thế mà ông Obama cứ phang bừa: "Việc
đó xảy ra trước khi ông nhậm chức." ("That happened before you
came into office.")
Ông Romney liền đáp trả: "Thật sự thời
điểm đó là tôi làm Thống Đốc, ngài Tổng Thống, ông đã nói sai rồi." ("That
was actually mine, actually, Mr. President. You got that fact wrong.")
Chương trình kiểm chứng Fact Check ngay sau
đó đã kiểm chứng và cho kết quả là ông Romney nói đúng, chương trình học bổng
"The John and Abigail Adams" bắt đầu từ năm 2004 khi ông Romney đang
là Thống Đốc tiểu bang Massachusetts.
Kết luận cuối cùng cả hai ông nói về vai
trò lãnh đạo của Tổng Thống Hoa Kỳ những đểm tốt của mình, những chính sách
hiệu quả để vực dậy nền kinh tế và kêu gọi sự ủng hộ của các cử tri.
Cuộc tranh luận lần này cho thấy ông Romney
điềm tĩnh và mềm mỏng hơn trước ông Obama luôn cố gắng "hung hăng" để
kiếm điểm, và kết quả chung cuộc theo phiếu thăm dò của CNN cho thấy Obama
thắng điểm cuộc tranh luận cuối cùng này với 48% và Romney là 40%.
Các cử tri Hoa Kỳ theo dõi sát các cuộc
tranh luận và họ sẽ có tầm nhìn và quyết định chọn lựa người lãnh đạo quốc gia
xứng đáng. Và hai tuần nữa vào ngày thứ Ba 06/11/2012 chúng ta sẽ biết chính
xác ai sẽ Tổng Thống Hoa Kỳ cho nhiệm kỳ 2012 -2016.
Hoàng Vũ tường trình
No comments:
Post a Comment