J.B Nguyễn Hữu Vinh
12/10/2012
Cần nói trước rằng hiện tượng giao thông Hà Nội hết sức
tệ hại là điều không thể chối cãi. Trong muôn ngàn lý do thì lý do rõ nhất là
dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, sự quản lý yếu kém, chứa đầy rẫy tiêu cực
là nguyên nhân chính. Đi kèm theo đó là những vấn nạn khác như hang quán lấn
chiếm vỉa hè, lòng đường, người bán rong, người giữ xe… chiếm lối người đi bộ.
Việc thực hiện nhắc nhở, dẹp bỏ bảo đảm cho việc đường
thông hè thoáng, giảm thiểu ách tắc, tai nạn giao thong là điều hết sức cần
thiết. Song cách làm như thế nào mới là điều đáng bàn. Nhiều phường đã tổ chức
những chiếc xe cơ động kèm theo loa và đằng sau là một đám người mang gậy gộc
gọi là “dân phòng” ngồi vắt vẻo bất chấp sự an toàn khi tham gia giao thông,
đến đâu họ nhảy xổ xuống, thu giữ bàn ghế hoặc bất cứ thứ gì có thể thu được để
đưa về phường.
Điều quan trọng là việc thu giữ đó hoàn toàn không có bất
cứ một nguyên tắc nào, không có một biên bản nào được lập và người bị thu chỉ
biết ngậm ngùi chấp nhận để hôm sau lên phường “Xin”. Tất nhiên ai cũng biết
rằng việc xin đó đi kèm theo điều kiện gì và số tiền nộp phạt nếu có sẽ đi đâu.
Tối 10/10/2012, chúng tôi đang đi trên đường Xã Đàn, một
chiếc xe biển xanh chở một số công an và dân phòng lăm lăm gậy trong tay đi hốt
đồ của bà con hai bên đường. Cảnh tượng thật hết sức phản cảm khi những người
mang sắc phục đi giành giật những chiếc ghế nhựa, những cái bàn mang lên ô tô
mà không có bất cứ một biên bản hoặc thủ tục nào được thực hiện. Các gia đình
có đồ dùng đua nhau bê chạy như chạy giặc. Thậm chí có gia đình đang ăn cơm dở
cũng bê luôn cả mâm cơm đi. Trái lại, lực lượng công an
và dân phòng ngang nhiên xuống lấy đi từng tập ghế, bàn.
Nhưng điều lạ nhất là cũng trên những đoạn phố đó, các
nhà hàng, các cửa hiệu lớn thì xe vẫn để chiếm hết cả vỉa hè, thậm chí người đi
bộ không thể lách chân đi qua đoạn đó, nhưng tất cả những nơi đó đều được bỏ
qua. Chứng kiến cảnh này, một người dân bức xúc: “Chúng nó chỉ bắt nạt những người buôn thúng, bán mẹt thôi chứ bọn nhà
hàng đã được bảo kê rồi”.
Trước cảnh tượng đó, chúng tôi xuống chụp một số bức ảnh
liền bị một dân phòng đang lái xe bỏ xuống gây sự: “Các ông về đi, hâm mẹ nó
rồi”. Bình tĩnh chũng tôi trả lời: “Chúng tôi hâm từ lâu, còn ông lo lên
mà lái xe đi”. Một cảnh sát đang cầm loa ngồi trong xe, thấy chúng tôi chụp
ảnh thì nói rằng: “Đ.M, các ông lẽ ra phải ủng hộ an em, các ông chụp ảnh
thế này phải có giấy phép đấy”. Chúng tôi trả lời: “Anh là công an đi
làm nhiệm vụ, không được chửi tục với dân, giờ anh cần giấy phép nào”? Anh
ta không nói gì và chiếc xe bỏ đi.
Hỏi một chiến sĩ công an đang tích cực thu đồ của dân: “Anh
cho biết vì sao thu giữ tài sản nhân dân mà không lập biên bản?” Anh ta trả
lời: “Nói nhiều quá rồi anh ạ”. Tôi hỏi tiếp: “Có luật nào ghi rằng
khi nhắc nhiều rồi mà không cất vào thì công an được thu không lập biên bản
không”? Anh ta không trả lời và bỏ đi.
Từ đó đoàn này không thu tiếp đồ đạc của người dân nữa
cho đến khi chúng tôi rời nơi đó.
Văn bản luật pháp ghi rõ như sau: Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012 về thủ tục xử phạt:
Mục 1. THỦ TỤC XỬ PHẠT
Điều 55. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính
Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được người có
thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính
đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm
hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức
khác theo quy định của pháp luật.
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp
dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với
cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng
phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi
rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc
tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm;
chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật
được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền
phạt.
Thế nhưng các phường, các địa phương vẫn lấy miệng công
an và dân phòng làm luật, hỏi sao không loạn?
Chiến lợi phẩm sau một lúc đi hốt. Đảm bảo rằng việc thu
chừng này tài sản nhân dân không hề có một mẩu biên bản, giấy tờ nào
12/10/2012
J.B Nguyễn Hữu Vinh
No comments:
Post a Comment