Christian Carlyle
Foreign Policy, 11
tháng Mười 2012
Trần Ngọc Cư dịch
15-10-2012
Các
nước độc tài gần như không mấy thành công trong lãnh vực tri thức. Chắc chắn
đây không phải là một sự kiện ngẫu nhiên.
Trung
Quốc không những chế tạo nhiều sản phẩm hơn phần còn lại của nhân loại – Trung
Quốc còn sắp sửa khống chế thế giới về mặt tri thức. Các đại học Trung Quốc
đang chuẩn bị chinh phục thế giới. Hiện nay, Trung Quốc đang dẫn đầu về việc
xuất bản các luận văn nghiên cứu. Mỗi năm các đại học Trung Quốc cho ra hàng
hàng lớp lớp những kỹ sư tốt nghiệp có chất lượng ưu việt – và điều này cũng
chẳng lạ gì, nếu căn cứ vào lề lối học tập đầy gian khổ của họ.
Thật ra, không một
điều nào ở trên là (hoàn toàn) đúng sự thật. Hẳn nhiên Trung Quốc được cung cấp
nhiều bộ óc vĩ đại [đào tạo ở nước ngoài], và hẳn nhiên nhiều sinh viên Trung
Quốc là những người làm việc chăm chỉ. Nhưng nhiều dữ liệu thống kê thường được
trích dẫn về những thành công của Trung Quốc trong lãnh vực học thuật hoá ra là
trống rỗng.
Vâng,
giới hàn lâm Trung Quốc xuất bản nhiều luận văn – cũng chỉ vì họ muốn đạt chỉ
tiêu do chính phủ đề ra. Nhưng phẩm chất của hầu hết các tài liệu chuyên khảo
do người Trung Quốc soạn ra (được đánh giá qua số lần chúng được các học giả
khác trích dẫn) thì không đồng nhất. Và những con số đáng kinh phục kia về đội
ngũ kỹ sư ra trường cũng hoàn toàn bị lật tẩy. Một số những dữ liệu liên quan
không có xuất xứ rõ ràng, và nhiều người trong số “kỹ sư” ấy nói đúng ra chỉ là
“những kỹ thuật viên”, những người chỉ hội đủ điều kiện nghiệp vụ ở mức tối
thiểu. (Đấy là chúng ta
không nói đến tình trạng gian lận và tham nhũng đang lan tràn lộ liễu trong hệ
thống giáo dục Trung Quốc).
Nói
tóm lại, câu chuyện về sự trỗi dậy của giáo dục Trung Quốc cần được tiếp nhận
với một thái độ hoài nghi. Đầu óc tôi tập trung vào sự kiện này vào hôm kia,
khi tôi phát hiện một bài trên tờ New York Times mang tựa đề đáng sợ sau
đây: “Mỹ rơi xuống và châu Á vươn lên
trên bảng xếp hạng các trường đại học”. Bài báo nói đến một nghiên cứu mới
nhất về đại học toàn cầu được tiến hành bởi tạp chí Times Higher Education (một trong những tổ chức hiếm hoi đưa
ra bảng xếp hạng thường niên các đại học trên thế giới). Đây là một trong những
đoạn mô tả sự qua mặt ngoạn mục của châu Á:
“Đại
học châu Á đạt thành tích xuất sắc, với các đại học tại Trung Quốc, Singapore,
và Australia vượt lên bảng xếp hạng; mọi đại học ở Nam Hàn cũng thế, được dẫn
đầu bởi Đại học Quốc gia Seoul đã nhảy từ vị thứ 124 lên 59. ‘Qua nhiều năm nay
chúng ta đã nói nhiều về sự trỗi dậy của châu Á’, Phil Baty, biên tập viên bảng
xếp hạng đã nói. ‘Nhưng đây mới là bằng chứng thực nghiệm vững chắc đầu tiên mà
chúng ta có được.’”.
Ngoài
vấn đề có nên coi Australialà một phần của châu Á hay không, tôi thấy luận đề
này khá kích thích sự tò mò. Một sự quan sát kỹ lưỡng hơn về bảng xếp hạng
nhanh chóng cho thấy rằng, vâng, các đại học từ châu Á chắc chắn là ở trong
chiều hướng đi lên. Nhưng câu hỏi thú vị hoá ra lại là: Từ châu Á nào?
Dựa
vào những rêu rao về sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của giới hàn lâm Trung Quốc,
người ta kỳ vọng rằng các đại học của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ chiếm một
tỉ lệ vượt bực trong số những đại học thành công nói trên. Nhưng hoàn toàn
không phải như vậy. Tổng cộng có 57 đại học châu Á được lọt vào danh sách 400 đại
học hàng đầu toàn cầu lần này. Trong số đó chỉ có 9 đại học từ Hoa lục. Nghĩa
là 9 trong tổng số 400. Cơ sở giáo dục được xếp hạng cao nhất của Trung Quốc là
Đại học Bắc Kinh ở vị thứ 46 (nằm ngay sau Đại học Washington tạiSt. Louis,
bang Missouri).
Nhưng
điều này không có nghĩa là tất cả các đại học Trung Quốc đang tìm cách bắt kịp
thời đại – và bằng chứng trở nên rõ ràng hơn khi ta nhìn vào phần còn lại của
bảng xếp hạng. Đài Loan tự hào có được bảy đại học nằm trong danh sách hàng đầu
nói trên, và Hồng Kông nhỏ bé – tôi cho là đơn vị thực sự đạt thành tích đáng
ngạc nhiên nhất trong bản nghiên cứu – có đến 6 đại học trong số này. Vậy câu
hỏi cần đặt ra là, tại sao hai lãnh thổ do người Hoa sinh sống này đã tiến bộ
quá xa đến nỗi tổng số đại học của họ trong danh sách ưu tú đã vượt quá con số
của Hoa Lục – mặc dù dân số của họ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ xíu so với Hoa Lục?
Tôi
xin mạo muội đưa ra một suy đoán: Tôi nghĩ sự kiện này có liên quan tới bản
chất của các xã hội mà trong đó các đại học này đã bám rễ. Mặc dù dân chúng
Hồng Kông không thể bầu lãnh đạo của mình một cách nghiêm chỉnh, nhưng văn hóa
của lãnh thổ này mang tinh thần dân chủ, với một chế độ pháp trị vững mạnh và
những sinh hoạt hội họp và tranh luận đã trở thành lề thói – đây là điều hiển nhiên
không cần tranh cãi. (Dạ thưa, tôi biết: Hồng Kông chính thức là một phần của
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Nhưng lãnh thổ này còn hưởng quyền tự trị đáng kể
và vẫn còn hăng say bảo vệ tính độc đáo của mình). Đài Loan, hẳn nhiên, là một
quốc gia dân chủ đa đảng – không cần phải giải thích gì thêm.
Do đó câu hỏi tiếp
theo là, tại sao lập luận của tôi – rằng sự khác biệt này có liên quan tới chế độ dân chủ – là có
lý?
Nó có lý vì, thật khó mà xây dựng được một đại học nghiên cứu nghiêm chỉnh nếu
không có tự do thông tin và tự do tìm hiểu – và đây chính là loại đại học mà
các chế độ độc tài rất khó chấp nhận.
“Tự do
nghiên cứu là yếu tố cơ bản trong công thức tạo dựng một đại học đẳng cấp quốc
tế”, đây
là phát biểu của Phil Baty, người có trách nhiệm tiến hành cuộc nghiên cứu (và
cũng là người được nói đến trong đoạn báo Times trích dẫn ở trên). Ông
nói tiếp: “Các
đại học phải cho phép giáo sư của mình có điều kiện tự do để chất vấn những
kiến thức được tiếp thu”. Nếu ném đủ tiền và cơ sở hạ tầng vào vấn
đề này, thì người ta cũng có thể làm được nhiều chuyện, ông nhận xét; các lãnh
đạo Trung Quốc, nhờ hiểu rõ tầm quan trọng của tri thức và sáng kiến kỹ thuật,
hiện đang bù đắp lại cơ may đã mất trong lãnh vực này. Nhưng thậm chí đối với
cả những môn như toán và khoa học, chắc chắn người ta sẽ không đạt được kết quả
tối ưu cho đồng tiền chi ra, nếu giáo sư và sinh viên không được phép suy nghĩ
tự do.
Có
lẽ đây là lý do tại sao tuyệt đại đa số các quốc gia Đông Á khác, những quốc
gia chiếm tỉ lệ nổi bật trong số 400 đại học hàng đầu – Nhật Bản (với 13 đại
học) và Nam Hàn (6) – cũng lại là những nền dân chủ vững mạnh. Có thể biệt lệ
duy nhất là quốc gia-đô thị nhỏ bé độc tài Singaporecó hai đại học nằm trong
danh sách ưu tú nói trên – một thành công rất ấn tượng. Tuy nhiên, đây chỉ là
một biệt lệ – nhất là khi người ta nhận thấy rằng đại đa số các cơ sở giáo dục
trong số 400 đại học hàng đầu vẫn là từ các quốc gia dân chủ Tây Âu và Bắc Mỹ.
(Mỹ chiếm đến bảy trong số 10 đại học hàng đầu thế giới và 76 trong 100 đại học
hàng đầu).
Dĩ
nhiên, chúng ta có thể nhìn vấn đề này theo một chiều hướng ngược lại: Trong số
các nước độc tài trên thế giới, chỉ có Hoa Lục là nước duy nhất có một sự hiện
diện đáng kể nào đó trong số 400 đại học hàng đầu. Chỉ có hai đại học từ Liên
bang Nga lọt vào trong danh sách nói trên. Tại Trung Đông, cả Israel lẫn Thổ
Nhĩ Kỳ đều có một số trường trong danh sách, nhưng Ả Rập Saudi và Iran mỗi nước
chỉ có được một trường. (Vâng, đúng vậy: Toàn bộ thế giới Ả Rập, một khu vực có
thời là kho chứa tri thức nhân loại, chỉ chiếm một trong số 400 đại học hàng
đầu của thế giới).
Có
lẽ các nhà lãnh đạo độc tài phải nhìn kỹ hơn nữa đại học số 1 trong
bản nghiên cứu: California Institute of Technology, viết tắt Cal Tech (Học viện
Công nghệ California). Như Baty nhận xét, Cal Tech được nổi tiếng
không những chỉ nhờ đường lối học tập sáng tạo (theo đó từng nhóm nhỏ sinh viên
tích cực tham gia giải quyết các vấn đề, hơn là chỉ lắng nghe các bài giảng một
cách thụ động, với một đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới), mà lại
còn nhờ tinh thần sáng tạo một cách tự do, kể cả việc ưa chuộng các trò tinh
nghịch và những chuyện điên rồ. Tinh thần này cũng được áp dụng tại MIT (đứng
thứ 5 trên bảng xếp hạng), một cơ sở đại học rất tự hào về đường lối giảng dạy
phi truyền thống – cũng như một lịch sử phong phú liên quan các vụ tin tặc.
Một
đại học nghiên cứu thành công, Baty lý luận, phải cho phép “các giáo sư đi theo
cái mũi của mình và suy nghĩ những chuyện trên trời dưới bể”. (Trong văn cảnh
này, tôi nghĩ không phải là một trường hợp tình cờ mà các nhân vật chính trong
hài kịch TV Mỹ “Thuyết Big Bang”, một hài kịch ca ngợi tính cách khờ khạo do
việc đam mê khoa học chống lại các tín điều mông muội, đều là các sinh viên cao
học tại Cal Tech).
Dĩ
nhiên, không phải mọi việc đều là lạc quan tại các đại học Anh, Mỹ, như Baty
nhah chóng vạch rõ. Các chi phí đang tăng cao. Các quỹ nghiên cứu ngày càng tập
trung vào những mục tiêu hạn hẹp, lấy mất ngân sách của các loại nghiên cứu cơ
bản vốn rất cần thiết cho những khám phá to lớn. Và phải nhìn nhận, ngoài ra
còn có sức ép cạnh tranh đang gia tăng từ các đại học mới trên bối cảnh toàn
cầu.
Sự
kiện này nhất định không phải là lý do để dao động quá đáng. Trái lại: Các đại
học đã được xây dựng ổn định phải hoan nghênh sự cạnh tranh này (đấy là chưa
nói đến các khả năng hợp tác mới mẻ). Nhưng chắc chắn điều này không có nghĩa
là những trường có truyền thống nghiên cứu thành công nhờ không bị hạn chế sẽ
quên mất những giá trị đã đưa chúng đến địa vị ngày nay. Tự do chính là không khí
mà các tư duy tốt đẹp cần đến để thở.
C.
C.
Christian
Carlyle là nhà nghiên cứu thâm niên tại Legatum Institute, thường đóng góp bài
vở cho Foreign Policy, và cũng là nhà nghiên cứu thâm niên tại MIT
Center for International Studies (Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế của Đại học
MIT).
Dịch
giả gửi trực tiếp cho BVN.
No comments:
Post a Comment