RFA phỏng vấn
nhà văn Trần Phong Vũ
Ngọc Lan, thông tín viên RFA
2012-10-02
Nhà
thơ Nguyễn Chí Thiện, tác giả tập thơ nổi tiếng Hoa Ðịa Ngục, vừa qua đời lúc 7
giờ 17 phút sáng Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012, tại một bệnh viện ở thành phố Santa
Ana, quận Cam, California, thọ 73 tuổi.
Cố
nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (giữa) . Photo
courtesy of chinhnghia
Ông
Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại Hà Nội. Ông bị tù cộng sản tổng cộng 27 năm.
Lần ra khỏi tù sau cùng của ông là ngày 28 Tháng Mười 1991.
Năm
1979, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện mang tập thơ tới Tòa Ðại Sứ Anh tại Hà Nội xin
tị nạn chính trị. Nhưng viên chức tòa đại sứ chỉ nhận tập thơ để chuyển ra
ngoại quốc. Kèm trong tập thơ 400 trang viết tay này là lá thư mở đầu với lời
ngỏ:
“Nhân
danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang
phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm cộng sản, tôi xin
ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc.
Ðó là kết quả 20 năm làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm
tôi bị giam cầm.”
Vào
năm 1980, “Ủy Ban Tranh Ðấu cho Tù Nhân Chính Trị tại Việt Nam” xuất bản tập
thơ mang tựa đề “Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực” mà tác giả được ghi là là “Ngục sĩ” hay
khuyết danh. Ít tuần lễ sau, tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong đưa ra một ấn bản cùng
một nội dung nhưng với tựa đề “Bản Chúc Thư Của Một Người Việt Nam”.
Tựa
đề tập thơ Hoa Ðịa Ngục có từ khi Yale Center for International & Area
Studies ấn hành bản Anh ngữ Flowers From Hell do ông Huỳnh Sanh Thông dịch. Sau
người ta mới biết tác giả tập thơ là Nguyễn Chí Thiện.
Nhà
thơ đã bị công an Việt Nam bắt giữ ngay sau khi ra khỏi tòa đại sứ. Nhờ sự can
thiệp đặc biệt của nhiều nhân vật quốc tế, ông đã được chế độ Hà Nội thả cho đi
Mỹ định cư Tháng Giêng 1995.
Thông
tín viên Ngọc Lan của đài Á Châu Tự Do đã có cuộc phỏng vấn nhà văn Trần Phong
Vũ, người kề cận, chăm sóc nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong những ngày ở bệnh
viện, về sự ra đi của nhà thơ.
Ngọc Lan: Được biết nhà văn
Trần Phong Vũ là người đã ở bên cạnh nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong những ngày
vừa qua, xin chú cho biết về tình trạng hiện tại của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
Nhà văn Trần Phong
Vũ:
Tôi rất lấy làm đau buồn để thưa rằng giây phút này thì người bạn của cộng đồng
Việt Nam tị nạn, người bạn riêng của cá nhân tôi cũng như một số anh em quý
mến, anh Nguyễn Chí Thiện đã ra đi thực sự vào lúc 17 giờ 17 phút sáng hôm nay.
Cá nhân tôi sau khi trao đổi với bác sĩ mấy lời trước khi vội vã ra xe chạy lên
đây nhưng tôi vẫn không kịp gặp anh lần cuối. Nhưng anh vẫn còn mở mắt. Tôi đưa
tay vuốt mắt anh thì anh khép mắt lại. Đấy là niềm đau chung cho tất cả mọi
người. Đó là điều chúng tôi muốn được thông báo đến tất cả quý vị thính giả,
đặc biệt đến những anh em từng có quen biết với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.
Ngọc
Lan: Là
người ở bên cạnh nhà thơ Nguyễn Chí Thiện trong những ngày cuối đời của ông,
xin chú tóm tắt lại diễn biến tình trạng sức khỏe cũng như những ý nguyện của
nhà thơ trong thời gian vừa rồi.
Nhà
văn Trần Phong Vũ:
Thực sự nhà thơ Nguyễn Chí Thiện là một người rất gan dạ, can trường về nhiều
mặt, ngay cả cái chết đối với anh cũng coi thường. Ở anh có một sự quyết liệt,
kể cả sự quyết liệt trong những ngày cuối. Khi mà Thứ Tư tuần vừa qua khi anh
được đưa vào cấp cứu ở trong này, thì anh gọi tôi vào và nhắc nhở với tôi vài
điều là anh muốn được theo về với đạo Công Giáo. Anh nhắc tới cha Nguyễn Văn Lý
là người đã dạy cho anh rất nhiều những bài học về giáo lý. Về người mà anh
kính phục nhất là cha Chính Vinh là một linh mục đã bị chết ở trong nhà tù Cổng
Trời. Anh cũng nhắc tới người bạn thân thiết của anh là anh Kiều Duy Vĩnh,
người cùng ở tù với anh một thời gian, cũng là người đi trước anh theo về với
niềm tin Công Giáo. Tâm nguyện của anh đã được thực hiện khi mà cách đây mấy
ngày, theo yêu cầu của anh, Linh Mục Cao Phương Kỷ, linh hướng của Diễn Dàn
Giáo Dân, đã tới để cử hành nghi thức bí tích cho anh và xức dầu lần cuối cho
anh.
Ngọc
Lan:
Là một người bạn của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, chú có suy nghĩ như thế nào về
con người nhà thơ Nguyễn Chí Thiện?
Trần
Phong Vũ: Những
suy nghĩ của tôi về Nguyễn Chí Thiện có lẽ đã gói ghém đầy đủ trong hai bài tôi
viết vào những giây phút, những năm tháng mà anh bị người ta dùng những lời lẽ
để mạt sát, miệt thị anh, tôi đã thẳng thắng trình bày những suy nghĩ của tôi
rồi. Riêng trong giây phút này, tôi chỉ muốn nói một điều thôi: anh tên Nguyễn
Chí Thiện, tôi nghĩ anh đã không hổ với song thân anh khi các ngài đã đặt cái
tên đó cho anh. Anh là người chí thiện. Sáng hôm nay, tôi có nhắc lại điều này
trước các bạn hữu của tôi và nói rằng: xin anh nếu hồn thiêng của anh còn phảng
phất đâu đó và được Thiên Chúa đưa về với Người thì xin anh dạy cho chúng tôi
bài học sống lương thiện như anh, sống ngay thẳng tròn đầy như anh với con
người bởi vì anh đã sống trọn vẹn cái ân tình của người yêu thương trọn đời.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved
----------------------------------------
Nguyễn
An, phóng viên đài RFA
2006-06-25
Tên
tuổi Nguyễn Chí Thiện đã được công chúng biết đến như một nhà thơ của lao tù.
Ông
lấy chất liệu cho thơ từ những đoạn đời khổ ải, những mảnh đời tan nát, từ
những ngày những tháng và những năm trong ngục tối, trong cùm kẹp, trong đói
khát hận thù không phải chỉ của ông, mà của cả những bạn tù đồng cảnh ngộ.
Nhà thơ Nguyễn Chí
Thiện tại buổi ra mắt tập thơ Hoa Địa Ngục. RFA PHOTO/Nguyen An
Ông
tâm sự thế này về sự hình thành của thơ:
Triệu
cuộc đời khổ oan,
Nát tan trăm ngàn mảnh
Chắp lại mới hóa thành
Mấy vần thơ ai oán
Nát tan trăm ngàn mảnh
Chắp lại mới hóa thành
Mấy vần thơ ai oán
Nàng
thơ của ông không yêu kiều diễm lệ, mà là “một nàng thơ khốn khổ, nhục nhằn,”
đói khát, hèn mọn:
Nàng
thơ của tôi khát thèm rau muống
Mộng bát cơm đầy, quý đói hay ma?
Mộng bát cơm đầy, quý đói hay ma?
Nhưng
chính cái đơn sơ, giản dị mà lại không tầm thường của thơ Nguyễn Chí Thiện đã
khiến thơ ông đi thẳng vào tâm hồn người đọc và được độc giả khắp nơi đón nhận
như một ngùơi thân. Không rào đón, không lễ nghi, không cần giới thiệu.
Trúơc
khi tên Nguyễn Chí Thiện được biết đến, ngừơi Việt hải ngoại đã xúc động với
một tập thơ không tên, không tác giả, được phổ biến dưới nhan đề được lấy từ
một câu thơ trong tập, là “Tiếng Vọng từ đáy vực,” rồi “Chúc thư của một người
Việt Nam.”
Lúc
đó là tháng chín năm 1980. Mặc dù không biết tên tác giả, nhưng những tâm tình
hực lửa lao tù đã nhanh chóng được chắp cánh bay khắp địa cầu nhờ sự tiếp tay
phổ biến của các nhà báo, dịch giả, nhạc sĩ cũng như những người quan tâm đến
tình hình nhân quyền tại Việt nam mà tập thơ là một bản cáo trạng viết bằng máu
và nước mắt.
Bốn
năm sau, tập thơ mới mang tên đích thực của nó là Hoa Địa Ngục với tác giả đích
thực là Nguyễn Chí Thiện, dựa trên một bức thư tiết lộ của giáo sư P.J. Honey ở
Anh quốc, bởi chính Nguyễn Chí Thiện đã đem tập thơ vào toà đại sứ Anh ở Hà Nội
với bức thư ngắn mở đầu nguyên văn như sau:
“Nhân
danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang
phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm công sản, tôi xin
ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc.
Đó là kết quả 20 làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi
bị giam cầm.”
Ngay
sau khi đưa được tập thơ vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội, tức là đã chắp cánh
được cho tâm tình của mình đi xa, nhà thơ bị đưa thẳng vào xà lim vừa lúc vừa
bước chân ra khỏi sứ quán. Chân bước vào tù nhưng lòng hân hoan mở hội, Nguyễn
Chí Thiện đã tả lại tâm tình của mình như sau: (Xin nghe trong phần âm thanh
bên trên)
Giáo sư Nguyễn Ngọc
Bích tại buổi ra mắt tập thơ Hoa Địa Ngục. RFA PHOTO/ Nguyen An
Những
lời quý thính giả vừa nghe được chính nhà thơ đọc cuối tuần qua tại Virginia,
nhân dịp Tổ hợp xuất bản miền đông Hoa kỳ tổ chức buổi ra mắt “Hoa địa Ngục
toàn tập” gồm hơn 700 bài thơ, cùng nhiều hình ảnh và tư liệu quý giá của một
con người lấy trái tim, khối óc, máu, mồ hôi và sự đau đớn của chính mình để
kết tinh thành thơ.
Buổi
ra mắt còn nhằm trả lời cho một thắc mắc không biết xuất phát từ đâu, nhưng đã
loan truyền trong dư luận đồng bào hải ngoại, như lời đại diện nhà xuất bản,
nhà văn Trương Anh Thụy cho biết như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh
bên trên)
Trả
lời cho những thắc mắc ấy, ngoài những hình ảnh và tư liệu được trưng bày, nhà
thơ còn tuyên bố sẵn sàng làm các cuộc xét nghiệm để chứng minh chính mình là
người đã đưa tập thơ vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội hồi tháng sáu năm 1980.
Xét
nghiệm là chuyện tương lai, không biết có cần làm hay không, nhưng trước mắt,
nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã chinh phục người nghe bằng chuyện thực xẩy ra trong
những đoạn đời tù mà ông sử dụng như nguyên liệu thô để đưa vào thơ, và nhân
thế giải thích ý nghĩa của những lời thơ có khi rất giản dị, nhưng mang trong
nó những kinh nghiệm vô cùng đớn đau khắc nghiệt.
Trước
hết, ông cho biết lý do tại sao phải làm thơ. Thơ là phản ánh những kinh nghiệm
đoạ đầy của tác giả, nên đau khổ chính là cái nôi của thơ. Và bởi nhà thơ coi
thơ như một tiếng nói phản kháng, nên thơ của ông không cao siêu, cũng không
thơ mộng.
Nếu
Phùng Quán từng sống trong đau khổ, và phải vịn câu thơ mà đứng dậy, thì Nguyễn
Chí Thiện cũng nhờ thơ mà thóat được sự tuyệt vọng bởi, như một quy luật, khi sự
tuyệt vọng đã được nói lên thành lời, thì nó đã thăng hoa để mang cứu rỗi cho
chính ngừơi tuyệt vọng:
Hơn
700 bài thơ của Nguyễn Chí Thiện quả nhiên là tiếng gọi từ đáy vực, là hoa của
địa ngục và là chúc thư của một con người Việt Nam đau khổ.
©
2006 Radio Free Asia
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment