Lê Vĩnh - DienDanCTM
Trước hôm bế mạc hội nghị trung ương 6
đảng CSVN một ngày, giáo sư Tương Lai đã dựa theo ca dao, Truyện Kiều, Chinh
phụngâm và Cung oán ngâm khúc làm bài thơ dài nhan đề: ”Liên Khúc Hội Nghị
TrungƯơng”, diễn tả đến tận cùng vở bi hài kịch hội nghị trung ương này, trong
đó có mấy câu ngụ ý về kết quả hội nghị như sau:
“Xanh kia thăm
thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng
cho nên nỗi này
Cùng trông lại
mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh
những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh
ngắt một màu
Trọng Sang Hùng
Dũng ai sầu hơn ai?”
Hiển nhiên một người sầu nặng nề
là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN.
Bài diễn văn bế
mạc hội nghị của ông được phát lại trên VTV1 lúc 19 giờ ngày 15/10/2012 tuy dài
đến hơn 6500 chữ và phần lớn vẫn theo kiểu lanh quanh, mập mờ như những bài
phát biểu khác của các lãnh tụ cộng sản từ trước đến nay, nhưng ấn tượng sau
cùng còn đọng lại cho người nghe là câu hỏi “tứ trụ triều đình” đảng CSVN gồm
các ông Nguyễn Phú Trong, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn
Dũng....ai sầu hơn ai sau hội nghị này?
Trong bài diễn
văn khai mạc hội nghị trungương 6, ông Nguyễn Phú Trọng đã “yêu cầu Trung
ương thảo luận, cho ý kiến vềcác báo cáo và đề án liên quan đến ba nội dung
chính: Kinh tế và xã hội – Phát triển giáo dục và đào tạo - Một số vấn đề xây
dựng đảng”. Đây là những vấnđề mà hầu những báo cáo chính trị các đại hội
đảng đều có câu đánh giá đại khái “đã đạt được những thành quả nhất định,
nhưng cũng còn nhiều khó khăn tồn tại cần phải khắc phục” v.v..... Sau mấy
năm dưới triều đại ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, thay vì “khắc phục những
khó khăn tồn tại” thì tất cả đã đều trở nên be bét. Vì vậy, khi mổ xẻ các vấn
đềvừa kể chính là đưa ông Nguyễn Tấn Dũng ra “bàn mổ để tùng xẻo”.
Việc đưa ông
Nguyễn Tấn Dũng ra tùng xẻo trởthành vấn đề vô cùng cấp thiết khi mà nghị quyết
trung ương 4 (khoá XI) trướcđó đã nhấn mạnh và phải “cấp bách” chấn chỉnh “tình
trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên”. Và có lẽ dưới cái nhìn “biện chứng” của ông Nguyễn
Phú Trọng thì điển hình của“một thành phần không nhỏ” và “nhìn đâu,
sờ đâu cũng thấy xấu xa hư hỏng”không ai khác hơn chính là thủ tướng Dũng
(còn những người khác đều trong sạch chăng ????) . Ông Nguyễn Tấn Dũng không
chỉ là thành viên bộ chính trị, mà lại là thành viên nắm giữ nhiều quyền lực
nhất, nên ông Nguyễn Phú Trọng đã phải mập mờ cảnh báo trước rằng “Hầu hết
các vấn đề chúng ta sẽ bàn và quyết định đều rất quan trọng, khó và nhạy cảm”, thì
cũng là điều dễ hiểu mà thôi.
Trong bài diễn
văn bế mạc hội nghị của ông Nguyễn Phú Trọng, người ta đặc biệt để ý một vài
câu, tuy mập mờ nhưng lại mang ý nghĩa diễn tả rất rõ nét các diễn biến quan
trọng nhất của hội nghị 6.
Ông Trọng nói: “Để
giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần xây dựng uy tín, hình ảnh thiêng liêng
của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính Trị đã thống nhất 100% đề nghị
được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật với một ủy viên Bộ Chính Trị
“
Và :
”Ban chấp hành
Trung Ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay
và đi đến quyết định: KHÔNG THI HÀNH KỶ LUẬT đối với tập thể Bộ Chính Trị và
một đồng chí trong Bộ Chính Trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực
khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống
phá. ...!
Ở một đoạn
trước đó ông Nguyễn Phú Trong cũng nói rằng “Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã
nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về
những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu”.
Ở vấn đề “quả
bóng kỷ luật” được giao qua giao lại giữa bộ chính trị và ban chấp hành trung
ương (đảng) để cuối cùng không kỷ luật một ai, kể cả “một đồng chí trong bộ
chính trị” thì đã có nhiều người bàn đến rồi, kể cả nêu đích danh một thành
viên bộ chính trị không được ông Trọng nêu tên; do đó không cần thiết phải lập
lại ở đây. Tuy nhiên, qua qua lời của ông Phú Phú Trọng thì người ta có thể
hiểu thêm được vài điểm. Đó là, nay đảng CSVN chẳng phải là tập hợp của những
“người phàm” nữa mà là đảng của những kẻ ở “cõi trên”; vì vậy mà đảng bây giờ
có hình ảnh”thiêng liêng”. Bên cạnh đó, bộ chính trịlà cơ quan quyền lực tối
cao, là “vua tập thể”, nhưng theo cách vận hành của đảng thì trong hội nghị
trung ương 6, quyền lực tối thượng đó của bộ chính trị đã bịban chấp hành trung
ương đè bẹp. Tuy ông Trọng nói “bộ chính trị đã thống nhất 100% “ , nhưng 100%
này là toàn thể 14 người trong bộ chính trị hay chỉ là 10 người? Vì trong kỳ
họp bộ chính trị hồi tháng 8 các ông Hoàng Trung Hải, Đinh Thế Huynh, Lê Hồng
Anh ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng. Không hiểu là thành phần thiểu số trong bộ
chính trị này có ảnh hưởng gì đến kết luận chung cuộc không?
Điểm cuối cùng,
nhưng có thể là quan trọng nhất cần phải vạch ra ở đây là, mặc dù hậu quả cai
trị của đảng cộng sản đã khiếnđất nước và xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng
nát bét như đã được chính ông Nguyễn Phú Trọng nêu ra; một tình trạng mà nếu
đất nước có bối cảnh dân chủ đểxây dựng đất nước thì cũng phải mất vài ba thế
hệ mới có thể phục hồi lại được; thế nhưng “Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã
(chỉ) nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung
ương...”, chứ nhân dân Việt Nam chẳng là gì cả để đảng có nhu cầu
phải nhận lỗi trước nhân dân. Rõ ràng họ chỉ vì kỷ luật đảng, vì hình ảnh
thiêng liêng của đảng và vì sợ “các thế lực thù địch xuyên tạc, chống
phá !” mà đóng cửa đấu vật với nhau, còn nhân dân chỉ là con số không
(zero) đối với họ. Ngoài ra, sự kiện những người đấu tranh cho dân chủ, cho
sựtoàn vẹn lãnh thổ đều bị những án tù nặng nề, trong khi những kẻ phá tán đất
nướcđến cùng kiệt mà không bị một hình thức kỷ luật nào cả, hẳn phải khiến
những người còn đặt chút hy vọng vào đảng sẽ “vượt qua chính mình” để tự cải
sửa, phải đặt lại niềm tin của mình cho đúng chỗ.
Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
CHXHCNVN, cũng sầu không kém
Với sự bó tay
của cánh "trừ sâu" tại Hội nghị 6, ông biết từ nay không còn hy vọng
"bắt sâu" nữa mà chỉcòn "nói về sâu" mà thôi. Tuy ông
Nguyễn Tấn Dũng là người duy nhất bị đưa ra tùng xẻo với đủ mọi thứ khuyết điểm
về quản lý, vận hành được đổ lên đầu ông ta,"con sâu" lớn nhất này
vẫn không bị kỷ luật vì nay đã sản sinh quá nhiều "sâu con" sống lệ
thuộc vào "sâu mẹ". Đoàn sâu Trung ương đảng này còn lật ngược trách
nhiệm. Theo nguyên tắc quản lý và vận hành của Nhà nước CHXHCNVN và của đảng
CSVN thì “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụtrách”. Do đó không thể đổ hết tội lên
ông Dũng được, mà ngược lại chính Bộ Chính trị, bao gồm cả ông Sang và ông
Trọng cũng phải chịu trách nhiệm. Nghĩa là đã xấu mặt thì xấu hết. Đứa nào cũng
là sâu hết.
Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng
nước CHXHCNVN, tức nhiều hơn sầu
Trên nguyên
tắc, Hội nghị trung ương 6 phải“kín như bưng”, không một tin tức nào được tiết
lộ cho đến khi bài phát biểu bếmạc của ông Nguyễn Phú Trọng được phổ biến trên
các phương tiện truyền thông. Tám trăm tờ báo (theo thống kê mới đây thì số
lượng báo in đã lên đến hơn 800 tờ)và mấy chục đài phát thanh truyền hình nhà
nước im thin thít trong suốt hai tuần của hội nghị. Dù rằng trước đó, vì biết
Hội nghị này chỉ nhằm mục tiêu tùng xẻo mình, ông Nguyễn Tấn Dũng đã cẩn thận
ra công văn 7169 để chận trước các rò rỉthông tin, để đánh sập các trang mạng
"phản động" chuyển tin, và để rănđe hàng triệu người vào các trang đó
để đọc. Dĩ nhiên đi kèm với loại tuyên bố"lưỡi gỗ" của ông Nguyễn Bắc
Son, Bộ trưởng
BộThông tin và Truyền thông rằng: “Nhiều giải pháp công khai, minh bạch thông tin đã
được triển khai, giúp cho báo chí chính thống thực hiện tốt sứ mệnhđịnh hướng
dư luận xã hội và thông tin nhanh nhạy, kịp thời về những sự kiện chính trị,
kinh tế, xã hội của đất nước” .
Nhưng với tất
cả các cố gắng be bờ đó, tin tức về các diễn biến đằng sau cửa kín then cài vẫn
được chuyển ra ngoài khá đầyđủ, kể cả những phát biểu đòi ông Dũng "phải
ra đi" và tỷ lệ phiếu tín nhiệm, ... Tuy ghế thủ tướng vẫn còn nhưng bùn
lầy nay dính đầy cả ghế lẫn người ngồi.
Nhưng có lẽ dân Việt là những
người sầu nhất -- vừa sầu vừa tức vừa thất vọng
Trước hết, kết
quả Hội nghị 6 cho thấy giới lãnh đạo đảng CSVN nay sẵn sàng đánh đổi bằng mọi
giá để duy trì quyền lực, kểcả cái giá chấp nhận sự tuột dốc lụn bại đến mức
trầm trọng của cả đất nước và chấp nhận sự khinh bỉ của toàn dân. Họ tin rằng
nếu kiệt quệ quá thì vẫn còn có thể kêu cứu Bắc Kinh và vẫn còn bắp thịt công
an để trấn áp sự phẫn nộ của dân chúng.
Kết quả Hội
nghị 6 cũng khẳng định với toàn dân rằng đảng viên cao cấp đảng CSVN chỉ nằm
dưới hệ thống xét xử kỷ luật của đảng chứ không nằm dưới hệ thống luật pháp
quốc gia. Cụ thể, Điểm 2 trong điều 35 của (điều lệ đảng) về hình thức kỷ luật
ghi rõ:
Đối với tổ chức
đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
Đối với đảng
viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
Lý thuyết đã
nhẹ như thế. Thực tế tiến hành còn nhẹ hơn nữa. Với đủ loại chứng cớ sai phạm
của ông Dũng do Bộ Chính trị đúc kết và KHÔNG ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG NÀO phản đối,
nhưng họ vẫn đi đến kết luận không lấy biện pháp kỷ luật nào. Lý do duy nhất là
để tránh các thế lực thù địch nào đó xuyên tạc, chống phá. Trong suốt lịch sử
đảng có giai đoạn nào mà đảng bảo là không có thế lực thù địch? Và trong tương
lai chắc chắn cũng thế. Do đó, ngày nào "còn thế lực thù địch" thì
miễn kỷ luật.
Và thế là các
trò rùm beng "phê và tựphê", "thẳng thắn phân tích",
"nhìn nhận khuyết điểm", ... thực chất chỉ là cuộc hiệp thương chia
lại các quyền lực và quyền lợi trong nhà (đảng) vói nhau. Sau đó thì lại ai về
lãnh thổ đó, cùng sống vui sống mạnh. Đất nước và xã hội cứ tiếp tục "sống
chết mặc bay". Trên cơ sở đó, những màn kịch kế tiếp như Ban Nội Chính,
Ban Kinh Tế, Ban Chỉ đạp Phòng chống Tham nhũng, và các ban khác trong những
ngày tới thực chất chỉ là sản phẩm của Ban Tuyên Giáo.
***
Nhìn thực tế từ
Hội nghị 6, mới thấy câu nói 30 năm trước đây của người cựu đảng viên cộng sản
Nguyễn Hộ là chí lý: “Muốn đất nước sống khỏe thì đảng phải chết!”.Hẳn
là mọi người dân Việt Nam đều muốn đất nước sống khoẻ.
No comments:
Post a Comment