Đăng bởi Lê Quốc Tuấn vào Thu, 10/18/2012 -
00:28.
Để bắt đầu bài viết này, tôi xin kể lại một
câu chuyện mà tôi đọc đã lâu: Ở Ấn Độ, có một làng nọ, sống ven rừng, thỉnh
thoảng người dân bị hổ chụp ăn thịt. Mỗi lần như vậy người dân đều rất sợ nhưng
họ lại cho rằng cái số người đó phải thế, họ bị hổ ăn thịt vì tiền kiếp quá
nặng, làm nhiều điều ác và không ai nghĩ rằng mình sẽ là người tiếp theo bị hổ
ăn thịt. Tình hình cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi hổ bắt ăn thịt gần 200
người. Vào lúc đó, may mắn thay có một người Anh đến ngôi làng (trước kia Ấn Độ
là thuộc địa của Anh), ông giúp mọi người giết hổ.
Từ câu chuyện trên ta biết phần nào lý do
vì sao nước Ấn Độ rộng lớn, dân đông đúc nhất nhì thế giới, có lịch sử lâu đời
nhưng không thịnh vượng-bị chinh phục dễ dàng với đội quân viễn chinh ít ỏi của
nước Anh.
Tất nhiên đó là một câu chuyện xảy ra thời
xa xưa, hoặc là một câu chuyện được kể với hàm ý ngụ ngôn, tuy nhiên qua câu
chuyện đó ta thấy được một vấn đề lớn-vấn đề nhận thức của người dân, nhất là
người dân ở các nước kém phát triển. Rất nhiều tai họa xảy ra với cuộc sống, họ
thường cho rằng đó là do số phận. Nhận thức này có thể là kết quả của một niềm
tin tín ngưỡng lâu đời, khi mà con người chưa hiểu hết xã hội-có thời con người
từng tin rằng Vua là con trời, nay thì không còn ai tin vào điều đó, nhưng những
niềm tin kiểu như vậy không phải đã hết.
Ngày 17-8-2012 bão Kai-tak đổ bộ vào thủ đô
Hà Nội, cây đổ đè chết tại chỗ một lái xe taxi mới ngoài 30, để lại vợ và hai
con nhỏ. Một tai họa gần như hủy diệt một gia đình. Tuy nhiên nhiều người có
thái độ đó là một cái gì không may, xui xẻo hoặc đó là số phận. Cũng tương tự
vậy với hàng trăm trẻ em bị chết do sụp cống thoát nước vì đơn vị thi công vô
trách nhiệm hay hàng ngàn người bị chết oan ức do tai nạn giao thông mà nguyên
nhân là đường xá quá kém-đầy ổ gà, mấp mô. Việc này xảy ra hàng ngày mà đau
lòng là mọi người dân đều nghĩ việc đó là xui và ít người nghĩ rằng điều xui đó
sẽ đến mình như người dân ngôi làng trên ở Ấn Độ.
Vào mùa lũ lụt, chúng ta thường chứng kiến
cảnh người dân bị trôi nhà, ngập cửa đang ướt lướt mướt, tay rưng rưng nhận vài
gói mì tôm cứu trợ của chính quyền mà miệng thì “ơn Đảng, ơn nhà nước”.
Chúng ta thấy cảnh ngược lại: ở các nước
tiên tiến như Hàn Quốc-Đài Loan,…khi bị thiên tai, thay vì mang ơn chính phủ
khi nhận cứu trợ, họ có thể biểu tình, kiện chính quyền ra tòa vì tội thiếu
trách nhiệm, không chăm lo cho dân chúng, kiện chuyên gia không dự báo chính
xác thiên tai.
Tại sao có nghịch lý như vậy? Do văn hóa?
Do niềm tin tín ngưỡng của người dân? Không phải vậy. Ở các nước tiên tiến,
người dân đã ý thức về quyền con người.
Nước Mỹ thịnh vượng, người dân có tự do,
dân chủ thực, họ ý thức rõ mình tồn tại hiển nhiên gắn với những quyền gì. Họ
hiểu rằng “quyền con người” là cái thuộc tính tự nhiên của con người và chính
phủ được lập ra là để bảo vệ các quyền đó, khi nào chính phủ không làm được
việc đó thì chính phủ đó mất tính pháp lý để tồn tại và người dân có quyền thay
thế bằng chính phủ khác. Từ việc ý thức quyền con người, người dân ở nước đó
không những bảo vệ mình trước sự xâm hại nhân quyền của chính quyền mà còn lên
tiếng yêu cầu chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ các quyền con người như là
một nghĩa vụ trước hết và trên hết. Tất cả những điều đó mang lại giá trị nhân
bản cho con người, sự tự do và tự chủ. Đất nước họ văn minh, thịnh vượng, nạn
cường quyền, bất công được hạn chế đến mức tối đa.
Đất nước chúng ta hiện có nhiều bất cập rất
cần phải chung tay giải quyết. Để thúc đẩy tiến bộ xã hội, chấn hưng đất nước,
chung ta cần giúp cho người dân ý thức được quyền con người của mình, yêu cầu
được chính phủ bảo vệ quyền đó thay vì tin vào số phận hay nghĩ rằng đó là ơn
mưa móc của Đảng-nhà nước như lâu nay. Chỉ khi nào người dân biết về nó, ý thức
về nó thì các quyền con người mới được tôn trọng và bảo vệ. Đó là nền tảng sự thịnh
vượng cho dân tộc, sự tự do, tự chủ cho mỗi cá nhân.
Tôi ủng hộ và tham gia phong trào con đường
Việt Nam vì lẽ trên.
Nguyễn Văn Thạnh
No comments:
Post a Comment