04.10.2012
Sáng nay (ngày ba tháng mười, 2012) khi lướt qua BBC tiếng Việt,
liếc thấy ở mục “Điểm nhấn” có một nhan đề là “70 tuổi vẫn ‘bán hoa’“, tôi liền
nghĩ bụng thế thì nhằm nhò gì, Phạm Duy đã trên chín bó rồi, tức là lớn hơn gần
hai con giáp mà vẫn “đưa người cửa trước rước người cửa sau”, vẫn “đi khách”,
vẫn “1,2,3, chúng ta lên giường” như thường, y chừng ông vẫn còn nghĩ rằng mình
rất còn nước còn cái chán. Có sao đâu, có ai nói gì đâu. Có mới là lạ. Chuyện
nhỏ. “Khách” của ông đây toàn là dân đầu gấu, dân ma cô ma cạo, giới đã từng
mối lái và đỡ đầu cho ông từ trước tới nay. Cũng chẳng ai nói gì. Có khi như
thế ông lại còn được xem ra là “thức thời”, được tung hô, hoặc chí ít là được
“bảo bọc” đúng mức nữa là đằng khác. Thử ai nói động tới Phạm Duy xem, “biết
tay” ngay. Thế mà cũng lên news, rồi lại còn màu mè nhấn với nhiếc. Nhảm hết
sức.
Số là như thế này: trước tiên, cách đây vài tuần, hoặc có thể là
trong vòng một hai tháng trở lại, không nhớ rõ, tôi có xem một bài báo nho nhỏ
trên mạng trong đó đại khái Phạm Duy tâm sự rằng giờ này mình đã quá già rồi,
kiểu như “Bố già” thấm mệt, chẳng còn tha thiết hay đòi hỏi gì nữa, chỉ muốn
dưỡng già, lui vào bóng tối, đi một đường “Capri c’est fini” sao cho thiệt
ngọt, thiệt êm là xong... Thế là tôi bèn mừng húm. Mừng cho ông thì ít, mà mừng
giùm cho thiên hạ thì nhiều, và mừng nhất là cho những ai hay mè nheo, hay lên
án ông ấy, trong đó có... tôi; hoặc ít ra là rồi ra tôi cũng sẽ cảm thấy nhẹ
người hơn rất rất nhiều bởi vì lắm khi mỗi lần nhắc tới “ổng” là mỗi lần có
chuyện, để rồi rốt lại đến đỗi là bây giờ ngay cả mỗi khi mới loé lên trong đầu
cái tên của ông thôi mà chưa kịp nghĩ thêm gì khác thì y như rằng ngay lập tức
tôi đã thấy mình lòng thì oằn sâu, chí thì thối khủng. Đại khái là “oải” và
“khủng hoảng” dễ sợ.
Những tưởng sẽ là “thôi thế từ đây...” nơi khu đèn đỏ sẽ trở nên
yên ắng hơn, vì một “đại ca” giang hồ tứ chiến thứ thiệt, một tay mặt rô dữ dằn
nhất hạng, và “chằn ăn trăn quấn” như ông đã ngỏ ý muốn về vườn, muốn giã từ vũ
khí...
Nhưng rồi tôi đã lầm to. Lầm là bởi vì sau đó (có nghĩa là đến bây
chừ) ông vẫn ngựa quen đường cũ, hay đúng ra là ông vẫn còn luyến tiếc ánh đèn
màu nơi khu đèn đỏ “phố đêm đèn mờ giăng giăng”, không ngày ngày hoặc thỉnh
thoảng làm một “kẻ lãng du” “ôm đàn tới giữa đời” để làm cái công việc “hát
rong” bu lu ba loa là ông không chịu được. Cái “‘kiếp cầm ca’, ‘đời ca sĩ ngày
tháng cho người mua vui’” của ông là như rứa đó. Vả lại, ông chỉ mới nói, mới
dự định thôi chứ thực sự ông đã có bắt tay vào việc đâu. Biết đến bao giờ? Nghèo
mà ham. Bài học mãi vẫn chưa thuộc.
Cụ thể hơn là, như mới vừa đây, qua tin tức thời sự, khi vụ lình
xình của việc Khánh Ly về Việt Nam hát hò còn đang thật là “nóng”, Phạm Duy đã
nhanh như chớp, hết sức “nhí nhảnh”, hết sức “xí xọn”, hết sức lanh chanh y như
cái loa phường, và đồng thời một mặt khác cũng y chang không khác gì một phùa
“đi khách” vô tội vạ, hết sức phổ thông, bình thường và tự nhiên như người Hà
Nội (thì ông chính cống là người Hà Nội rồi, còn đâu vô đây), có ngay một phát
biểu “cầu chứng tại toà” của riêng ông sặc mùi “tiếng hát át tiếng bom” về việc
này, có đoạn như sau (phần đậm là do tôi tô):
“‘Chim bay về tổ, cá lội về nguồn’ là đúng với tất cả mọi người. Đây cũng
là bằng chứng hùng hồn của chính sách đại đoàn kết dân tộc. Lẽ dĩ
nhiên, việc trở về của Khánh Ly có gặp ít nhiều khó khăn. Nhưng cuối cùng mọi
sự cũng đều được giải quyết. Chỉ tiếc là khi cô ấy trở về quê hương thì Trịnh
Công Sơn đã qua đời!” [*]
Như thế xem ra từ trước tới nay, nói tới nói lui, nói xuôi nói
ngược gì rồi Phạm Duy cũng thường hay chơi cái tình, hễ có dịp là bắt ngay lấy,
cố nhồi nhét, cố thòng cho bằng được vô trong đó một hay vài ba câu linh tinh
lang tang gì đó có tính cách chính chị chính em, a dua với nhà cầm quyền trong
nước để nói tốt về họ. Có cần để ý tới, có cần biết ất giáp gì là như thế có
cần thiết, có đúng lúc đúng chỗ hay không, và nhất là có lý tới cái điều mà ông
ta ra sức nhồi nhét đó nó có xác thực, có chân chính hay không, thì ông hoàn
toàn phe lờ. Cầu mong ở ông môt xịu lưu tâm hay cân nhắc nào đó là hoài công,
là lạc đề, là bất khả. “Đánh đĩ mười phương, chừa một phương lấy chồng” là một
câu nói xa vời và phù phiếm đối với lương tâm và nhận thức Phạm Duy, hoặc không
chừng là nói câu đó ra với ông sẽ bị ông cười vào mũi, chạy không kịp, ít ra là
về mặt hiện tượng. Chốt lại, nói rằng Phạm Duy bán linh hồn là sai. Đó là một
câu nói chơi. Tượng đá còn có linh hồn. Ông thì không. Ông có linh hồn đâu mà
bán. Đó mới là câu nói thiệt. Và chuẩn không cần chỉnh (ít ra là về mặt hiện
tượng). Câu tô đậm như trên là một thí dụ không thể lầm lẫn.
Có cần phải nói là câu nói này của ông rất là lãng xẹt và nhất là
ngang ngược, nếu như ông còn có biết thế nào là ngang ngược, bởi vì trong một
đất nước mà người dân bị đè đầu cưỡi cổ khốc liệt và triền miên như Việt Nam từ
sau 75 đến giờ như thế thì lấy đâu ra một cuộc hội thoại hay bàn luận công khai
và tử tế để làm tiền đề cho một công cuộc cải cách dân chủ thực sự rồi từ đó
mới mong tính tới việc đại đoàn kết, hoà hợp hoà giải dân tộc...? Cái banner
“Còn đảng còn mình” đỏ chói lúc nào cũng nằm chình ình mọi nơi mọi ngả, hoặc hở
một chút là bị siết cổ ngay bởi những chiếc dây thòng lọng có tên nào là “diễn
biến hoà bình”, nào là “tuyên truyền chống phá nhà nước”..., made in China nóng
hổi thì có mà tới tết Ma-rốc...
Có cần phải đặt vấn đề với ông, nếu như ông còn có một gờ-ram tỉnh
táo nào còn sót lại, là ông tưởng ông là ai hay ông cho Khánh Ly là ai, mà hễ
ông và Khánh Ly – và rồi giả tỷ như là để cho xôm tụ và hà rầm hơn, cứ việc
“nói thách”, nói thánh, nói tướng cho rõ nhiều vào là đã hoặc sẽ có vô số văn
nghệ sĩ khác nữa, từ Thanh Lan cho tới Nguyễn Ngọc Ngạn, thí dụ vậy -- được về
trình diễn và hành nghề thì như thế có nghĩa là có được “bằng chứng hùng hồn”
cho công cuộc đại đoàn kết? Không nhẽ ông không biết chẳng qua đó chỉ là làm
cảnh, chỉ là trò hề, thứ cực kỳ rẻ tiền và hạ đẳng mà ý nghĩa của văn nghệ và
giải trí nói chung và âm nhạc nói riêng đã bị tiếm dụng vào những mưu đồ đen
tối như đêm ba mươi.
Rồi cái nữa là ô-kê, cứ cho là họ được tự do về hát hò đi. Nhưng
tự do như thế đâu có nghĩa là về đó rồi thì ai muốn hát gì thì hát, ai muốn hò
gì thì hò đâu, mà lúc nào họ cũng, nói như Hoàng Hải Thủy, bị cho đeo “rọ mõm”.
Vâng, đích thị là họ bị “dếnh” cho cái rọ mõm bằng những tờ đơn xin phép hát
bài này ca bài kia, chẳng khác gì họ hát bằng cái micro có người lái, chỉ có
tại Việt Nam. Và như thế, nếu như gọi hầm bà lằng những thứ lủ khủ này, từ
“chính sách” cho tới “nhân sự”, là một thứ “đười ươi văn nghệ” thì có gì là quá
đáng? Chút chút gì cũng xin, chút chút gì cũng xỏ, thì làm sao mà có được sự
thoải mái, có được nhân phẩm, có được nhân quyền một cách cơ bản để mà tính tới
việc đoàn kết với lại hoà giải. Không nhẽ ông lại không biết điều đó?
Không nhẽ ông không biết là chúng thả đầu này thì chúng lại túm
lại đầu kia: cho Khánh Ly và Bằng Kiều về, nhưng lại cho Điếu Cày và Tạ Phong
Tần đi tù mút chỉ cà tha trong khi hai người này chẳng có tội có tình gì tương
xứng, nếu không muốn nói là hai người này và cùng lúc với nhiều người khác nữa hoàn toàn chẳng có tội tình gì cả.
Thật ra, phát biểu của ông như thế hoàn toàn chẳng có một sức nặng
nào đáng kể. Trước tiên, nó y như một kiểu “trả bài” ù lì và vô hồn ngày này
qua tháng nọ, mà bình thường ai cũng biết “trả bài” riết như thế sẽ thành ra là
một kiểu “vừa phục vụ vừa ca vọng cổ” vô cùng kệch cỡm và do đó đương nhiên là
chẳng có chút hứng thú gì cho cam. Có khi nó còn là một hình thức nhục hình.
Gọi như thế là “nô lệ tình dục” như người ta thường gọi sau này sẽ rất là đắt,
sẽ không còn gì thấm thía hơn, và chính xác vô cùng. Nhưng lạ một điều là có vẻ
như là “như thế” ông lại tỏ ra “sống vui từng ngày”, bởi vì thấy ông lúc nào
cũng có vẻ như an nhiên tự tại, ít ra là về mặt hiện tượng. Thế mới tài. Điều
đó dẫn tới việc, bình thuờng nếu nói “một người nô lệ tình dục hân hoan” (a
merry sex slave) là nghe có vẻ như hơi bị “mâu thuẫn hình dung pháp”
(oxymoron), hơi bị trái khoáy; nhưng áp dụng vào trường hợp ông thì sẽ là “vô
tư”, bình thường, chưa kể cũng rất là... đắt, vì nó cũng vô cùng thích hợp mà lại
cũng vô cùng chính xác. Vì thế cho nên Trịnh Công Sơn nếu có sống lại, gặp phải
cảnh này e rằng cũng phải chào thua, một đi không trở lại.
Kế tiếp, phát biểu đó của ông cũng hoàn toàn chẳng có một chút lửa
chút khói nào hết. “Bức tranh vân cẩu” vì thế không sáng ra hoặc u tối thêm
chút nào, cũng kiểu như mất một đồng hay thêm một đồng không làm cho người ta
nghèo hoặc giàu hơn. Hay trong trường hợp này đây của Phạm Duy thì phải nói là
như một ả giang hồ thâm niên công vụ, thu hoạch thêm hay đánh mất đi một phùa
đi khách thì cũng không làm cho nàng trở nên sa đoạ hoặc thanh sạch hơn được.
Cũng trong bài ký sự đăng trên VnExpress này, ngoài ông ra, một số
khuôn mặt khác trong giới nghệ sĩ cũng đã phát biểu về việc về trình diễn của Khánh
Ly. Trong số những người này, có ai nói như ông không? Hỏi tức là trả lời. Họ
đã hoàn toàn không đá động, dù là một nửa chữ, tới chính chị chính em. Có lẽ họ
thấy trong vấn đề này như thế là không cần thiết, là ruồi bu kiến đậu, là lanh
chanh lua chua, chẳng tội vạ gì. Nói chung có thể là họ đã quá “oải” với ba cái
màn chính trị chính em kiểu này, cho nên họ tảng lờ đi. Thế thôi.
Ông thì không. Ông vung vít như thế, ông lăng xăng lít xít như thế
là tuồng như lúc nào ông cũng muốn chơi nổi hơn thiên hạ, lúc nào cũng muốn
mình là hiện tượng, lúc nào cũng muốn “sô” ra cho bà con làng nước thấy cái tấm
lòng “trung trinh tận tụy” của mình, một con chim đầu đàn đầy “lương tri” và
“trách nhiệm” với bọn đầu gấu, bọn ma cô mối lái và đỡ đầu ông từ trước tới nay.
Ai ghét, mặc, ông không ke. Ghét càng nhiều, càng đông, có thể lại càng trúng
kế ông, lại càng làm cho ông có điểm hơn với bọn chúng, dù chỉ là điểm lẻ. Ông
vặt vãnh như thế đấy, làm gì ông? Ông muốn như thế và ông bày ra như thế? Hoặc
ông không muốn như thế nhưng không cưỡng lại được vì thế này vì thế khác, vì đã
lún sâu vào tròng đến độ không còn đường rút ra...? Cho nên bắt buộc ông phải
“múa” tối ngày như thế bất kể trời trăng mây nước?
Hy vọng là rồi đây sẽ có một cuộc mổ xẻ bao quát và cặn kẽ để trả
lời rốt ráo những câu hỏi đại loại như trên do các chuyên gia, các nhà “Pham
Duy học” xúc tiến một cách thích đáng.
Còn bây giờ thì thực tế cho thấy ông vẫn bang bang tiếp tục như
thế như đã từng, cơ hồ như mọi sự đã ăn sâu vô trong máu.
“Đi khách” như ông như rứa là hiện tượng hay bản chất, hiện tôi
không dám cả quyết, dù là hiện tượng đã được thấy lập đi lập lại không ít.
Nhưng rõ ràng, đó là “nghề của chàng”.
Trên chín bó, vẫn còn “đi khách”? “Vô tư”. Chuyện nhỏ như con thỏ.
Đúng là “thiên tài”.
_________________________
[*]Xem: http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/pham-duy-nguyen-anh-9-vui-khi-khanh-ly-ve-nuoc-hat-1965513.html
-------------------
Bài liên quan:
04.10.2012
No comments:
Post a Comment