Sunday, 14 October 2012

PHÁC THẢO GỢI Ý "SÁCH LƯỢC QUỐC GIA" [1/2] (Phạm Bá Hoa)




October 13, 2012 8:03 AM

Đôi lời trần tình:

Đây là tài liệu phác thảo gợi ý “Sách Lược Quốc Gia” thời hậu cộng sản.

Cách nay 49 năm, sự bối rối của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng (HĐQNCM) ngay sau cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963, cho thấy mức độ cần thiết khi soạn thảo những kế hoạch đánh đổ một chế độ, cùng lúc phải soạn thảo những kế hoạch cần thực hiện sau khi thành công. Vì không được chuẩn bị một kế hoạch như vậy, nên HĐQNCM đã lúng túng trong một thời gian tuy không dài, nhưng thời gian lúc bấy giờ rất cần thiết vì đất nước trong thời chiến tranh chống cộng sản.

Cách nay 11 năm, chiến tranh chống khủng bố quốc tế do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh tiến hành trên đất Afghanistan, cũng cho thấy sự cần thiết một nhu cầu tương tự. Trong cuộc chiến này, qui tụ hầu hết các quốc gia vừa giàu vừa mạnh, nên họ vừa tiến hành chiến tranh, vừa gấp rút hội họp tại nhiều quốc gia khác nhau để thành lập chánh phủ lâm thời, để soạn thảo kế hoạch về những vấn đề xã hội, hội họp tìm nguồn tài chánh, và kế hoạch xây dựng lại Afghanistan sau cuộc chiến. Họ tiến hành thật nhanh và suông sẻ vì họ là những quốc gia thừa thải phương tiện, nhưng rõ ràng là không đủ thời gian cho công tác vận động nhân sự bản xứ nên rắc rối xảy ra ngay sau khi thỏa hiệp ký kết, là bài học kinh nghiệm trong công tác tham mưu.

Cách nay 9 năm, song song với cuộc vận động cho cuộc chiến giải giới các loại vũ khí giết người hằng loạt của Iraq, Hoa Kỳ hội họp với các tổ chức của người Iraq lưu vong, hội họp với người Kurk đang tranh đấu cho nền tự trị của họ ở phía Bắc Iraq, hội họp với các quốc gia Đồng Minh dự liệu những vấn đề xảy ra khi chiến tranh bùng nổ. Ngay tại Hoa Kỳ, chánh phủ mời gọi một số tổ hợp công ty nghiên cứu những dự án khôi phục những sinh hoạt của quốc gia Iraq sau khi chế độ độc tài Saddam Hussein sụp đổ, và ..v..v..

Quá phẫn uất dưới chế độ độc tài, người dân Tunisia nổi dậy. Ngày 13/01/2011, nhà độc tài Zine El Abidine Ben Ali, Tổng Thống nước Tunisia 23 năm, phải bỏ chạy vì người dân đã cùng nhau đứng lên biểu tình chống đối dữ dội với “ngòi nổ” là anh Mohammed Bouazizi. Chuyện là anh Bouazizi bị Cảnh Sát áp bức đến mức anh phải tự thiêu ngày 17/12/2010 và chết ngày 3/1/2011, trở thành ngòi nổ cho cuộc nổi dậy của người dân, và chế độ độc tài sụp đổ. Với khí thế chống đối thành công của người dân Tunisia, đã lan dần đến các nước bị cai trị bởi các chế độ độc tài miền bắc Phi Châu và miền Tây Á Châu: Jordan, Algeria, Yemen, Mauritania, Saudi Arabia, Oman, Sudan, Syria, Libya, Morocco….

Lan sang Ai Cập. Bắt đầu với Abdou Adbel Moneim Jaafara tự thiêu ngày 17/01/2011, được đưa vào bệnh viện. Ngày hôm sau -18/01/2011- Mohammed Farouk Hassan và Mohammed Ashour Sorour cùng tự thiêu tại thủ đô Cairo, trong lúc Ahmed Hashim Al Sayyed tự thiêu và chết tại thành phố Alxandria. Khi ngòi nổ bùng lên, người dân Ai Cập cùng đứng dậy chống đối và đòi Tổng Thống độc tài Hosni Mubarak của họ phải từ chức. Số người biểu tình gia tăng dần lên hằng chục ngàn và những ngày cuối cùng đã lên đến hằng trăm ngàn người kéo về quảng trường Tahrir, nơi có các cơ quan của chánh phủ tại Cairo, ngày đêm ăn ở tại chỗ. Nhà lãnh đạo độc tài điều động quân đội về thủ đô, nhưng quân đội chẳng những không đàn áp người dân mà còn bắt tay thân thiện với người dân. Tình hình như vậy kéo dài đến ngày thứ 18 tức ngày 11/2/2011, nhà độc tài Hosni Mubarak phải từ chức và rời khỏi Cairo sau 30 năm cai trị độc tài. Sau cuộc cách mạng dân chủ thành công tại Ai Cập, phong trào người dân nổi dậy …
Lan tiếp đến Libya. ngày 15/2/2011 người dân Libya đứng dậy đòi nhà độc tài Moammar Gadhafi từ chức. Đại Tá Gadhafi lên cầm quyền ngày 1/9/1969 sau cuộc lật đổ nhà vua, và liên tục đến nay là 41 năm. Nội bộ chánh phủ Gadhafi bị phân hóa, ông Mustafa Adbel Jalil Bộ trưởng Tư Pháp Libya từ chức và trốn khỏi thủ đô Tripoli chạy sang thành phố Benghazi đã lọt vào tay dân & quân nổi dậy. Ông Jalil cho đài truyền hình tiếng Á Rập biết, Ông đã thành lập chính phủ chuyển tiếp với sự tham gia của nhiều nhân vật quân sự và dân sự, trụ sở tại Benghazi miền đông Libya. Vì Không Quân của Libya tấn công dân nổi dậy gây thương vong quá nhiều người dân, nên ngày 17/3/2011, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc biểu quyết (10 phiếu thuận và 5 phiếu trắng) chấp thuận vùng cấm bay trên không phận Libya, và Không Quân các quốc gia phương Tây được lệnh thi hành Nghị Quyết. Ngày 19/3/2011, Không Quân Anh + Pháp + Hoa Kỳ, bắt đầu tấn công Không Quân Libya. Nếu sự can thiệp này dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Moammar Gadhafi, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ sụp đổ của các chế độ độc tài vùng Trung Đông, ngay cả cộng sản Việt Nam cũng sẽ trong tầm ảnh hưởng đó. Ngày 22/8/2011, lực lượng nổi dậy đã chiếm được Tripoli, thủ đô Libya. Sau đó, chánh phủ mới đã chánh thức vào thủ đô Tripoli. Đến ngày 22/9/2011, thành phố Sabha cũng là căn cứ cuối cùng của ông Ghadafi đã lọt vào tay lực lượng nổi dậy. Ông Ghadafi bị Dân Quân bắt khi ông chui ra khỏi ống cống và bị giết chết thật thê thảm! Chánh phủ mới đã được hơn 30 quốc gia công nhận. Ngày 1/9/2011, theo sáng kiến của Tổng Thống Pháp một hội nghị quốc tế với sự tham dư của 63 quốc gia trong mục đích trợ giúp chánh phủ mới của Libya xây dựng nền dân chủ và khôi phục kinh tế xã hội. Ngày 24/6/2012, ông Muhammad Morsi Isa’ al-Ayyat chánh thức đắc cử Tổng Thống.

Tiếp tục lan đến Syria. Tình hình người dân nổi dậy tại Syria từ tháng 3/2011, càng ngày càng bị quân của Tổng Thống Bachar al Assad đàn áp khốc liệt. Tính đến ngày 8/3/2012, đã có 7 Tướng Lãnh và Bộ Trưởng Dầu Mỏ Hussamedin bỏ quyền lực trong chánh phủ Assad về với hàng ngũ “Quân Đội Syria Tự Do” (FSA). Ngày 17/3/2012, năm nhóm đối lập với Tổng Thống Syria tuyên bố thành lập Liên Minh tại Istanbul. Bản tin đài RFI cũng cho biết, ngày càng có nhiều Tướng Tá và nhiều quân nhân đào ngũ chạy sang “Quân Đội Syria Tự Do”. Tổ Chức Bảo Vệ Nhân Quyền (OSDH), ngày 22/7/2012, công bố tài liệu cho biết đến cuối tháng 8/2012, đã có hơn 19.106 người bị quân chánh phủ giết chết, trong số đó có 2/3 là dân thường, nhưng lực lượng nổi dậy vẫn liên tục tranh đấu cho tự do. Ngày 6/7/2012, tổ chức các quốc gia bạn của người dân Syria họp tại Paris, đã quyết định gia tăng mạnh mẽ viện trợ cho phe đối lập Syria về dụng cụ truyền thông. Ngày 16/7/2012, Chánh phủ Maroc nối tiếp các quốc gia Trung Đông chánh thức đuổi Đại Sứ Syria về nước. cùng ngày này, Thủ Tướng Jordanie – ông Fayez Tarawneh – tuyên bố tại Prague rằng: “Đối thoại không còn là giải pháp cho tình hình Syria, và Hội Đồng Bảo An phải can thiệp”. Theo thông báo ngày 22/7/2012 của Bộ Ngoại Giao Thổ Nhĩ Kỳ, đã có 25 Tướng Lãnh của quân đội Syria và viên chức cao cấp đào ngũ sang FSA. Ngày 18/7/2012, bản tin đài truyền hình chánh phủ Syria cho biết Bộ Trưởng & Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Trưởng Nội Vụ, và Trợ Lý Tổng Thống Syria, cùng với hằng chục viên chức cao cấp đã thương vong trong vụ đánh bom tự sát tại Tổng Hành Dinh An Ninh Quốc Gia tại thủ đô, nơi mà các Bộ Trưởng và giới chức an ninh Syria đang họp. Sau 18 tháng hỗn loạn, các giới chức Liên Hiệp Quốc ước tính có đến 2.500.000 người Syria cần được cứu trợ. Ngày 4/8/2012, Tướng Mahummad Ahmad Faris, phi hành gia đầu tiên của Syria đã chạy thoát đến Thổ Nhĩ Kỳ và gia nhập Hội Đồng Quốc Gia chống lại Tổng Thống Assad. Ngày 5/8/2005, 3 Đại Tá trong ngành tình báo của Tổng Thống Assad cũng chạy đến Thổ Nhĩ Kỳ, và gia nhập lực lượng nổi dậy chống Assad.

Người dân các quốc gia nói trên, vì quá phẫn uất dưới chế độ độc tài mà nổi dậy chống lại lãnh đạo của họ, đã và đang thành công. Đây là bài học kinh nghiệm từ người dân dưới chế độ độc tài.

Trong bối cảnh thế giới ngày nay, ngày càng thu nhỏ lại do sức phát triển của các loại phương tiện tối tân trong hệ thống truyền thông toàn cầu, cho dẫu những chế độ độc tài – trong đó có cộng sản Việt Nam – sử dụng tất cả phương tiện họ có, cũng không thể nào ngăn chận những tin tức trên thế giới tràn đến người dân trong nước. Với lại, thoạt nhìn vào một quốc gia nào đó tưởng như kinh tế phát triển là vững mạnh, nhưng thật ra từ bên trong đã ruỗng mục về những lãnh vực khác nhau trong sinh hoạt xã hội, nhất là quyền căn bản của con người đã bị nhà nước độc tài tước đoạt như Việt Nam cộng sản hiện nay, thì chế độ đó sụp đổ trong thời gian thật ngắn, thậm chí chỉ một đêm đã đủ để tan rã khi thời cơ đến và ngòi nổ bắt đầu.

Nhớ lại những thập niên giữa thế kỷ 20, Trường Đại Học Quân Sự, về sau là Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Cao Cấp, với phương châm “tham mưu đi trước một bước” được sử dụng trong mục tiêu đào tạo sĩ quan tham mưu trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Phương châm này không chỉ áp dụng trong quân sự mà còn ứng dụng vào những sinh hoạt trong xã hội với những lợi ích của nó. Căn cứ vào nhiệm vụ, để từ đó trải qua từng bước tham mưu trong một chuỗi công tác liên tục từ sưu tầm, phân tách, đánh giá, nghiên cứu, kết luận, dẫn đến hình thành một hoặc nhiều kế hoạch.

Những năm qua và hiện nay, trong Cộng Đồng Tị Nạn chúng ta, những cá nhân quan tâm đến vấn đề tổ chức và quản trị xã hội, cũng như những bộ phận phụ trách tham mưu chiến lược trong các tổ chức đấu tranh, thể nào cũng đã và đang chuẩn bị những kế hoạch xây dựng Việt Nam thời hậu cộng sản. Nhưng thiết nghĩ sẽ không thừa, nếu có thêm nhiều suy nghĩ hình thành nhiều quan niệm trong cùng mục đích từ nhiều giới trong Cộng Đồng hỗ trợ, cho dù suy nghĩ có khác biệt thậm chí đối nghịch nhau, vẫn là điều cần thiết cho công tác nghiên cứu tham mưu chiến lược.

Chúng ta đấu tranh chống cộng sản Việt Nam độc tài và chống bất cứ chế độ độc tài nào khác, là do tinh thần tự phát từ trách nhiệm công dân đối với quốc gia dân tộc, một tinh thần dứt khoát không bao giờ chấp nhận làm công dân dưới chế độ cộng sản độc tài. Chúng ta tìm đến nhau kết hợp hoạt động, vừa tự túc mọi phương tiện, vừa hoạt động công khai vừa không công khai tùy không gian, thời gian, cơ hội, nếu không dùng “tham mưu đi trước một bước” sẽ gặp rất nhiều vấn đề nan giải trong trường hợp tình hình quốc nội quốc tế biến chuyển bất ngờ và nhanh chóng. Bởi trong chính trị, nhất là đang trong trào lưu dân chủ hóa lan rộng trên bình diện thế giới, không nhà lãnh đạo độc tài nào lường trước được những đột biến bất ngờ đến với họ, cho dù họ luôn luôn đề phòng bất trắc vì họ thừa biết thời đại này không một dân tộc nào chấp nhận chế độ độc tài. Nếu như về mặt nổi của một quốc gia độc tài nào đó có vẻ như đang hòa bình sung túc, nhưng thật sự về mặt chìm của quốc gia đó là những đợt sóng ngầm sẳn sàng bùng lên rồi ập xuống đè bẹp cả chế độ, vì nhân loại đang trên đà tiến đến dân chủ hóa toàn cầu để cùng nhau “hợp tác phát triển bền vững” do Liên Hiệp Quốc chủ xướng, qua hai đại hội toàn thế giới về mục tiêu này tại Brasil năm 1992, và tại Nam Phi năm 2002. Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một trong những chế độ độc tài đó.

Vì vậy mà chúng ta không để tình trạng quốc tế vẽ sẳn những kế hoạch cho chúng ta như trường hợp Afghanistan hay Iraq đã xảy ra, và tình trạng này cũng có thể là quốc gia nào đó trên thế giới nữa. Trường hợp có tệ lắm, chúng ta với Đồng Minh phải ngang bằng nhau khi hoạch định đường lối chính sách cho một nước Việt Nam dân chủ tự do trong tương lai. Bởi tương lai của đất nước chúng ta cho dẫu theo chiều hướng phát triển như thế nào đi nữa, vẫn phải giữ được nét tinh hoa của văn hoá dân tộc. Nói chung, hướng phát triển Việt Nam phải là sự kết hợp hài hòa giữa khoa học kỹ thuật với văn hoá dân tộc. Do vậy, chúng ta cần biến những suy nghĩ hôm nay trở thành những phác thảo kế hoạch cho ngày mai, bằng cách vận dụng tham mưu quân sự, vì trong thủ tục tham mưu quân sự có những nguyên tắc căn bản mà trong các ngành sinh hoạt quốc gia, thậm chí trong những sinh hoạt cá nhân hay gia đình, cũng đều vận dụng thích hợp cả.

Xin đừng nghĩ rằng, những kế hoạch quốc gia phải là những vị Tổng Trưởng Bộ Trưởng mới soạn thảo được, dù những văn kiện đó do các vị Tổng Trưởng Bộ Trưởng duyệt ký ban hành. Trình tự của công tác tham mưu là do các vị ấy đưa ra quan niệm và mục tiêu chiến lược, từ đó các sĩ quan tham mưu hay viên chức tham mưu hành chánh nghiên cứu, dự thảo, trình lên các vị Tổng Trưởng Bộ Trưởng duyệt xét thêm bớt sửa đổi trước khi hoàn chỉnh.
Chúng ta đang sống trong những xã hội dân chủ pháp trị, những xã hội mà khoa “tổ chức & quản trị” đã chứng tỏ vai trò then chốt của nó trong sự phát triển quốc gia từ sau đệ nhị thế chiến. Mỗi người chúng ta trong Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại – nhất là tuổi trẻ – ít nhiều cũng học hỏi được nguyên tắc lẫn kinh nghiệm về lãnh đạo, về tổ chức và quản trị xã hội. Đây là điều mà chúng ta cần vận dụng vào sự suy nghĩ cho ngày mai, chẳng riêng gì chuyện quốc gia mà ngay cả chuyện gia đình cũng cần đến óc tổ chức và quản trị đó, tất nhiên kích cở khác nhau với những phức tạp khác nhau trong từng lãnh vực khác nhau.

Từ tinh thần trách nhiệm giúp chúng ta rèn luyện lòng kiên nhẫn, từ ý chí học hỏi giúp chúng ta tăng thêm kinh nghiệm. Những phác thảo đầu tiên chưa đạt được hoàn chỉnh, hãy từ tốn viết rồi từ tốn sửa, sửa rồi viết, dần dần bản phác thảo ngày càng hoàn chỉnh hơn. Lúc ấy sẽ cảm thấy hài lòng với “phác thảo kế hoạch đầu tay”, từ đó những phác thảo tiếp theo sẽ được thực hiện với sự phấn khởi, nhiệt tâm, và tin tưởng. Nhất thiết, chúng ta sẽ làm được những gì mà chúng ta thật sự mong muốn trong ý nghĩa góp chút nhỏ nhoi vào quê hương cội nguồn sau thời cộng sản, xây dựng một xã hội dân chủ pháp trị, một dân tộc sống trong nguyện vọng của mình, một quê hương Việt Nam phát triển bền vững trên nền tảng “đất nước + dân tộc + hợp tác quốc tế”.

Trong cuộc chiến giành lại quyền làm người cho hơn 90 triệu dân trong nước (thống kê năm 2010), mỗi người mỗi tổ chức chúng ta trong Cộng Đồng tị nạn cộng sản tại hải ngoại, hay đang sống trong sự bóp nghẹt chính trị trên quê hương Việt Nam, đóng góp được gì dù là nhỏ nhoi, dù là gián tiếp hay trực tiếp vào cuộc chiến này, để xây dựng nước Việt Nam tương lai đều đáng được khuyến khích, hay ít ra chúng ta cũng cảm nhận được sự thanh thản trong tâm hồn về việc phải làm của tầng lớp người có bổn phận với quê hương dân tộc cội nguồn.

Trong cuộc sống, trước khi bắt tay vào một vấn đề quan trọng nào đó, cá nhân hay tổ chức thường tự hỏi: “Chúng ta bắt đầu từ điểm nào?” Với phác thảo “Quan Niệm Sách Lược Quốc Gia” thời hậu cộng sản này, như một gợi ý với Quí Vị cùng các bạn Tuổi Trẻ Việt Nam trong nước lẫn hải ngoại cùng bắt tay vào “điểm bắt đầu đó” cho một tương lai rạng rỡ trên quê hương Việt Nam ngay từ bây giờ, vì chế độ cộng sản độc tài Việt Nam đang phân hóa trầm trọng trong nội bộ Bộ Chính Trị, có khả năng dẫn đến sự lung lay, và hỗn loạn.

Đây là vấn đề trọng đại cấp quốc gia, nhưng đến nay toàn bộ phác thảo này chỉ là sự hiểu biết hết sức nhỏ nhoi hạn hẹp của một cá nhân, nên chắc chắn rất nhiều sai sót lỗi lầm. Do vậy, tôi rất vui mừng được trao đổi quan niệm với thế hệ Trẻ, với quí vị trong những thành phần khác nhau trong xã hội, cùng nghiên cứu thực hiện công tác tham mưu này trên tinh thần xây dựng.

Trân trọng.
Houston, ngày 19 tháng 3 năm 2007
Duyệt lại ngày 18 tháng 07 năm 2012
Duyệt lại ngày 3 tháng 10 năm 2012.

* * *

Phác thảo gợi ý
Sách Lược Quốc Gia

”Nghiên cứu hôm nay, ngày mai sử dụng” là một phương châm. “Hôm nay” có nghĩa là bắt đầu ngay khi có thể được. “Ngày mai” có nghĩa là ngay khi chế độ cộng sản độc tài sụp đổ, cùng lúc chế độ dân chủ tự do hình thành, và sau đó …
Phác thảo gợi ý “Sách Lược Quốc Gia” dựa theo mẫu kế hoạch trong tham mưu quân sự với thay đổi tên các đoạn và tiểu đoạn thích hợp với nội dung bài học của Trường Đại Học Quân Sự Việt Nam Cộng Hòa mà tôi theo học năm 1960, có tên gọi “Kế Hoạch Hành Quân 5 Đoạn”, và dựa theo tài liệu của khoa “Sách Lược Quốc Phòng” năm 1971 của Trường Cao Đẳng Quốc Phòng tại Sài Gòn mà tôi tham khảo.

1. NHẬN ĐỊNH.

a. CSVN tàn bạo với đồng bào.

(1) Trong giai đoạn cải cách ruộng đất trên đất bắc 1953-1955. Bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000 do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, cho biết có 172.008 người bị đấu tố. Sau khi sửa sai thì đảng với nhà nước CSVN đưa ra con số 123.266 người bị coi là oan. Riêng nạn nhân trong chính sách cải cách ruộng đất, theo nhật báo “Nhân Dân” của CSVN ngày 20/07/1955, sau 6 đợt cải cách ruộng đất có 10.303.004 nạn nhân. Theo bộ “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000” do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội năm 2004, số người bị đấu tố lên đến 172.008 người, và sau giai đoạn sửa sai xác định trong tổng số đó có đến 132.266 người bị oan. (trích bài “Con Số 100 Triệu Nạn Nhân” của ông Tú Gàn ngày 25/6/2007).

(2) Trong Tết Mậu Thân năm 1968, tác giả David T. Zabecki trong quyển “The Vietcong Massacre at Hue” ấn hành năm 1976, số hài cốt tìm được do cộng sản Việt Nam đã bắt giết trong 21 ngày chiếm giữ một phần thành phố Huế và chôn tập thể trong các hầm là 2.810 người trong tổng số dân ghi mất tích hơn 5.000 người! Nhưng theo sử gia Trần Gia Phụng thì số người tìm được trong 22 mồ chôn tập thể là 2.326 xác trong tổng số dân bị giết là 5.800 người!

(3) CSVN bắt đầu cuộc gây chiến xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1954, đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 Việt Nam Cộng Hòa chúng ta sụp đổ. Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSVN năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường Việt Nam Cộng Hòa, gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam. Nhưng theo nhà văn nữ (cựu cộng sản) Dương Thu Hương thì số người chết lên đến 10.000.000 người.

(4) Cộng sản cai trị toàn cõi Việt Nam dưới tên nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với hằng loạt những chính sách đánh quỵ xã hội mà họ vừa chiếm được. Theo tài liệu của tác giả Lê Tùng Minh, cơ sở Việt Quốc ở Germany, thì Sở Công An Sài Gòn (mà họ cái tên Hồ Chí Minh vào đó), đến cuối tháng 7 năm 1975, Công An đã đẩy 154.772 quân nhân viên chức Việt Nam Cộng Hòa cũ vào các trại tập trung. Đến cuối tháng 10 cùng năm (1975), Công An bắt thêm 68.037 người nữa. Cộng chung tính đến 30 tháng 10 năm 1975, tổng số cựu quân nhân viên chức Việt Nam Cộng Hòa cũ, bị họ giam giữ trong khoảng 200 trại tập trung trên toàn cõi Việt Nam là 222.809 người. Đến tháng 4/1992, người cuối cùng mới ra khỏi trại tập trung. Trong 17 năm đó, ước lượng từ 8.000 đến 10.000 tù chính trị bị chết do chính sách thù hận thâm độc của nhóm lãnh đạo CSVN..

(5) CSVN áp dụng những chính sách khắc nghiệt cai trị toàn cõi Việt Nam, là nguyên nhân chính đẩy hơn 3.000.000 người bằng mọi phương cách rời khỏi quê hương tìm tự do trên khắp thế giới! Trong số này có khoảng 150.000 người di tản trước trong và ngay sau ngày 30/4/1975. Tiếp sau đó, dòng người Việt Nam ào ạt trốn chạy khỏi quê hương tị nạn tại các quốc gia tự do trên thế giới là 839.200 người trong 20 năm kể từ tháng 6/1975. Các cơ quan quốc tế về truyền thông lẫn tị nạn dựa vào tin tức do người tị nạn cung cấp, phỏng đoán cứ 3 người Việt Nam vượt biên vượt biển thì 2 người đến bến bờ tự do và 1 người chết mất xác. Theo cách ước tính này, có từ 400.000 đến 500.000 người chết mất xác trên đường chạy trốn chế độ cộng sản độc tài! Bản chất của đảng cộng sản là độc tài. Vì biết rằng không một dân tộc nào trên thế giới chấp nhận độc tài nói chung, và dân tộc Việt Nam nói riêng, nên phải che giấu bằng chính sách dối trá mà phương tiện là hệ thống giáo dục và hệ thống truyền thông trong tay đảng. Độc tài dẫn đến quyền lực, vì không có bất cứ cơ quan nào kiểm soát. Từ quyền lực dẫn đến độc đoán khi quyết định những chính sách ngang qua Quốc Hội dưới quyền lãnh đạo của đảng gọi là luật, tạo điều kiện cho một hệ thống tham nhũng bằng bất cứ hình thức nào mà mọi cấp mọi nơi cho là thích hợp khi áp dụng những văn bản đó. Cuối cùng của độc tài là đạt đến quyền lợi cá nhân cho các đảng viên trong hệ thống tổ chức đảng với nhà nước ngày nay, và tùy lúc tùy nơi tùy từng vụ mà lãnh đạo CSVN “sẽ nhân danh bảo vệ đảng” để che chắn cho nhau khi không còn che giấu được.

(6) Từ bản chất độc tài sản sinh chiến lược giáo dục học đường nhắm đào tạo những thế hệ thần dân để tuân phục họ, áp dụng giáo dục xã hội nhắm bịt mắt bịt tai bịt miệng mọi người ngang qua những chính sách sinh hoạt của các ngành trong xã hội. Với giáo dục học đường và giáo dục xã hội này đã trang bị cho guồng máy cai trị một thứ quyền lực đặt mọi người sống trong tình trạng sợ hãi, và mối liên hệ giữa dân với nhà nước cộng sản trên căn bản “xin và cho” trong chính sách cai trị.

(7) Từ bản chất độc tài sản sinh bản Hiến Pháp qui định toàn bộ đất đai từ thành thị đến nông thôn đều thuộc về đảng CSVN dưới mỹ từ dối trá “nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý, đảng lãnh đạo” sau khi đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa, đã tạo điều kiện cho lãnh đạo đảng lãnh đạo nhà nước lớn nhỏ khắp hang cùn ngõ hẻm, bằng mọi hình thức ngang ngược khác nhau chiếm đoạt đất đai ruộng đồng vườn tược, phần làm của riêng, phần đem bán cho ngoại quốc. Đó là nguồn gốc dẫn đến tình trạng hàng hàng lớp lớp dân oan kéo nhau đến tỉnh, đến Sài Gòn Hà Nội cầu cứu, nhưng không một ai giúp dân cứu dân dù rằng lãnh đạo CSVN lúc nào cũng tuyên bố “cán bộ là đầy tớ của dân”.

(8) Từ bản chất độc tài sản sinh hệ thống tổ chức và điều hành ngành truyền thông, từ báo chí, tập san, phát thanh, phát hình, đến internet, đều trong tay đảng với nhà nước. Toàn bộ hệ thống này không được phép nhỏ một giọt thông tin nào cho 90 triệu đồng bào biết những tin tức ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của đất nước, do nhóm lãnh đạo CSVN: (a) Chính sách giáo dục làm băng hoại xã hội. (b) Chủ trương tham nhũng để cùng nhau chia chác và che chắn bảo vệ nhau, cũng là bảo vệ sự tồn tại của đảng CSVN. (c) Luôn luôn tàn bạo với đồng bào, nhưng vô cùng khiếp nhược với CSTH, một quốc gia muôn thuở ấp ủ mục tiêu chiếm đóng hay khống chế Việt Nam chúng ta bất cứ khi nào mà họ cho rằng đó là thời cơ.

(9) Từ bản chất độc tài cộng với chính sách sử dụng côn đồ, CSVN thẳng tay đàn áp các nhà đấu tranh dân chủ bị chúng ghép vào các tội “gián điệp, âm mưu lật đổ chánh quyền, hoặc tội tuyên truyền chống nhà nước”. Từ năm 2001 đến nay, lãnh đạo CSVN đã ghép những nhà dân chủ vào các tội “gián điệp, âm mưu lật đổ nhà nước, tuyên truyền chống nhà nước” mà thật ra những nhà đấu tranh này chỉ hành động ôn hòa bằng những bài viết xây dựng bộ máy nhà nước chuyển đổi sang dân chủ tự do, và chống Trung Cộng lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, vùng khai thác quyền lợi biển, nhiều vùng trên đất liền từ biên giới Việt Nam – Trung Cộng vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam đến tận duyên hải miền Trung và Cao Nguyên phía Tây duyên hải. Hằng loạt những phiên tòa với những bản án có sẳn trước khi tuyên án các nhà đấu tranh chống Trung Cộng gậm nhấm Việt Nam, và đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ tự do.

b. CSVN khiếp nhược với cộng sản Trung Hoa.

Sự kiện CSVN cho công ty Chalieco của CSTH khai thác quặng Bauxite trên Cao Nguyên Miền Trung từ cuối năm 2007, càng thể hiện rõ sự khiếp nhược của CSVN với CSTH, qua chuỗi sự kiện sau đây:

(1) Tháng 9/1958, CSVN công nhận vùng lãnh hải của CSTH bao gồm vùng Biển Đông của Việt Nam mà ông Chu Ân Lai, Thủ Tướng Trung Cộng, công bố “lãnh hải Trung Hoa là 12 hải lý” ngày 4/9/1058, như sau: “Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958) Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nay tuyên bố: (a) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Hoa. (b) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Hoa và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Hoa. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Hoa. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Hoa. (c) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Hoa và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Hoa đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (d) Ðiều (a) và (b) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Hoa. Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Hoa. (tài liệu của ông Nguyễn Chánh Tiệp)

(2) Tháng 12/1999, CSVN đã bán 789 cây số vuông đất dọc biên giới phía bắc cho cộng sản Trung Hoa (CSTH) để trừ nợ mua vũ khí đạn dược trong chiến tranh xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa 1954-1975.

(3) Tháng 12/2000, CSVN lại bán 11.362 cây số vuông trong vịnh Bắc Việt cho CSTH với giá 2 tỷ mỹ kim, và dùng số tiền này làm giảm bớt sự phẫn nộ của Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, và các nhân vật trong Quốc Hội. (Lời của Trần Đức Lương, Chủ Tịch nước CSVN nói với Thủ Tướng CSTH Lý Bằng ngày 26/12/2000 tại Bắc Kinh).

(4) Tháng 11/2007, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết Định số 167/2007, về thăm dò khai thác quặng Bauxite trên Cao Nguyên Miền Trung trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2015, xét đến năm 2025, và giao cho Tập Đoàn Than & Khoáng Sản quốc doanh Việt Nam thực hiện. Tập đoàn này dành một hợp đồng cho Công ty Chalieco của CSTH sang khai thác.

(5) Tháng 12/2007, ngầm thỏa hiệp cho CSTH sáp nhập quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào quận Tam Sa của CSTH. Vì đã thỏa hiệp với CSTH nên ngày 9 & 16 tháng 12 năm 2007 Công An thẳng tay đàn áp các thành phần trong xã hội – nhất là học sinh sinh viên – mít tinh biểu tình phản đối hành động của CSTH lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải Việt Nam.

(6) Ngày 10/3/2009 (TuanVietNamNet online). “Cha ông ta từ xưa đã nhận định vùng Tây Nguyên quan trọng tới mức nếu ai chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được Việt Nam và Đông Dương. Sau này người Pháp, người Mỹ, và thế giới cũng nhận thức được vị trí yết hầu của khu vực này với câu nói nổi tiếng: “Đây là nóc nhà của Đông Dương”. Vùng đất này là ngã ba Đông Dương, cho nên khi chiếm được khu vực này thì cũng dể dàng chiếm được 3 nước Đông Dương”. Ngày 27/3/2009, báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội. Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám Đốc Công Ty Năng Lượng Sông Hồng thuộc Tập Đoàn Khai Thác Than & Khoáng Sản, được mời đến văn phòng trung ương đảng dự buổi tọa đàm. Sau đó, trong thư gởi Bộ Chính Trị, ông Sơn viết: “Lựa chọn nhà thầu Trung quốc là một sai lầm… Tôi có thể khẳng định, nếu đấu thầu một cách minh bạch, đúng luật, thì không một nhà thầu Trung Quốc nào có thể thắng thầu trong bất cứ dự án Bauxite nào”. Ngày 3/4/2009 (Đối thoại online). Thiếu Tướng Công An Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến Lược & Khoa Học Bộ Công An, phân tách về địa thế của Tây Nguyên như sau: “Trung Quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung Quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri, sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và họ đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-tô-pơ, tỉnh cực Nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia.

(7) Ngày 12/4/2009, ba tác giả bản kiến nghị là giáo sư Nguyễn Huệ Chi, giáo sư Nguyễn Thế Hùng, và nhà văn Phạm Toàn, gởi Chủ Tịch nước, Chủ Tịch Quốc Hội, và Thủ Tướng CSVN. Nội dung yêu cầu dừng dự án khai thác quặng Bauxite vì gây nguy hại môi trường sống và an ninh quốc phòng. Sau mấy ngày phổ biến trên các Diễn Đàn với những trang Blog cá nhân, đã có của 135 cùng người ký tên vào bản kiến nghị. Điều đáng để ý là trong số 135 người này gốm nhiều thành phần trong nước, như: Giáo sư đại học, kỹ sư, nhà văn nhà báo, đại biểu Quốc Hội như Nguyễn Lân Dũng, giáo sư Hoàng Tụy, tiến sĩ Phan Đình Diệu, giáo sư Trần Văn Khê, nhà thơ Dương Tường, đạo diễn Trần Văn Thủy, … Ngoài ra có một số nhà trí thức hải ngoại cùng tham gia. Một trang nhà có tên www.bauxitevietnam.info do một số trí thức trong nước thành lập lấy chữ ký gửi kiến nghị tới nhà cầm quyền Hà Nội kêu gọi ngưng kế hoạch, chờ đến khi nào có tiến bộ khoa học hơn thì hãy khai thác, tránh tàn hủy và đầu độc môi trường sống không chỉ riêng cho khu vực Tây Nguyên mà cả khu vực dọc theo sông Đồng Nai nữa.

(8) Ngày 26/9/2010, ông Dương Danh Hy, cựu Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Trung Cộng, nhắc đến bài báo trích đăng của Giáo sư Bùi Huy Hùng, Viện Khoa Học Năng Lượng, nhận định rằng: “Việc hiện nay có đến 90% dự án nhiệt điện hiện nay do Trung Quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng”. Đàn Chim Việt onine ngày 12/10/2010, “Trung Quốc đang giúp các nước làm cầu, làm đường nối tiếp. Trong 6 tuyến đường này thì 5 tuyến cuối cùng là Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Sài Gòn, toàn bộ là vị trí xung yếu trải rộng cả Việt Nam…Ta mới có 2 đường Lạng Sơn và Móng Cái đã thấy điêu đứng, nay có thêm 5 đường đi khắp nơi, sức đâu để bảo vệ kinh tế quốc phòng. Thế có phải là một thể chế (ý nói lãnh đạo CSVN. PB Hoa) cho phép các hành lang này như khu nhượng địa nằm khắp Việt Nam? Ngày 20/6/2011, theo bản tin từ báo Thanh Niên thì cuộc chiến biển người kiểu mới đang diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam chúng ta: “Đó là lao động phổ thông Trung Quốc tràn ngập Việt Nam. Điều bi thảm là trong các Phố Tàu mới mọc lên tại VN, thí dụ như tại Hải Phòng và Quảng Ninh, nhiều nơi chỉ dựng lên bảng tiếng Hoa, không sử dụng tiếng Việt, làm người dân Việt tự cảm thấy thân phận mình y hệt như dân Tây Tạng bị dân Hán tộc vào lấn ép”. Bài báo còn cho biết: “Luật không cho phép các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài. Thế nhưng, tại nhiều địa phương hiện vẫn tồn tại hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài, dù từ năm 2009 Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát xử lý, nhưng sự thể vẫn còn nguyên đó”. Ngày 16/8/2011, nhà báo Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên Tập của vài tờ báo trong nước: “ Hiện nay độc lập dân tộc đang đứng trước sự đe dọa của ngoại bang còn nguy hiểm hơn những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám. Bởi vì giặc ngoại xâm ngày nay, được nối giáo bởi giặc nội xâm ngụy trang bằng mặt nạ đồng chí… Vì sao 90% các công trình công nghiệp đều rơi vào tay nhà thầu Trung Hoa, hàng chục vạn lao động cơ bắp của Trung Cộng theo chân các công trình do họ trúng thầu rải từ Bắc vào Nam mà không có biện pháp ngăn chặn?

(9) Ngày 31/8/2011, trên trang Bauxite online ngày 31/8/2011. Giáo sư Vũ Cao Đàm nhận định: “Bằng chiêu bài“ hợp tác khai thác bô-xit”, đế quốc Trung Cộng đã đóng chốt ở một vùng vô cùng hiểm yếu của bán đảo Đông Dương, cộng với những hợp đồng thuê 300.000 mẫu tây đất rừng đầu nguồn với các “đồng chí” của họ tại các địa phương trên suốt các vùng biên giới, Trung Cộng đã tạo ra một thế quân sự vô cùng nguy hiểm có khả năng làm tê liệt khả năng phản công bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam khi bị Trung Cộng tấn công từ bốn phía. Chúng ta không quên cộng thêm một bầy nhung nhúc gồm trên 1,3 triệu người lao động Trung Cộng, gồm những tráng đinh chắc chắn đã giải ngũ sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bọn chúng được các“ đồng chí” sắp xếp đều khắp đủ mọi miền trên đất Việt Nam đã tạo ra một đạo quân dự bị khổng lồ, cầm súng bắn được ngay, đang mai phục khắp đất nước này. Một nguy cơ đang rập rình chờ đợi và người dân Việt -những ai còn tỉnh táo- đành sống trong muôn nỗi phập phồng!” Trang Bauxite online ngày 19/9/2011. Cái nhức nhối và nguy hiểm nhất là Trung Cộng đã cho người thâm nhập vào cùng khắp đất nước ta qua vai trò nhân công trong các công trường khai thác bauxite, cũng như các gói thầu Trung Cộng thực hiện từ Bắc chí Nam mà ta không biết đây là tình báo, gián điệp, hay đặc công nằm vùng đợi thời cơ. Cùng lúc, ông Lê Hiếu Đằng tại Sài Gòn đã cảnh báo rằng: “Ngay vấn đề lao động Trung Quốc hiện nay sang đây không phép, tôi nghĩ là không phải bộ máy cầm quyền Việt Nam không biết, nhưng tại sao lại để tình trạng như vậy? Sẽ có những cái làng Trung Quốc, những vùng Trung Quốc mà người Việt Nam không thể vào được. Đó là những nhân viên dân sự hay là quân sự? Ai mà biết họ đang làm gì trong đó! Thì vấn đề đấy không phải là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề an ninh chính trị, vấn đề quốc phòng, mà chúng ta lại lơi lỏng. Điều này rất là nguy hiểm cho an ninh quốc gia”.

c. Lời dạy của Vua Trần Nhân Tông.

Vào nửa cuối thế kỷ 13, khi trao quyền cho con (Trần Anh Tông), vua Trần Nhân Tông có lời dạy rằng: “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo làm người. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo, vô luân. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải, các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn là họa ngoại xâm. Họ không tôn trọng biên giới theo qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai và hải đảo của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy, các ngươi phải nhớ lời ta dặn: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác”. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.” Kẻ khác, mà vua Trần Nhân Tông nói đến, thuở ấy là Trung Hoa phong kiến, và bây giờ là Trung Hoa cộng sản. Ngắn gọn là Trung Cộng.

d. Chủ nghĩa cộng sản dưới nét nhìn của nhà văn nhà thơ.

(1) Với cố Trung Tướng cộng sản Trần Độ. Ông chết năm 2002, để lại tập nhật ký Rồng Rắn viết năm 2000 và 2001. Ông dùng thời gian từ năm 1975 đến năm 2001, để so sánh Việt Nam dưới sự lãnh đạo của cộng sản độc tài với các quốc gia chung quanh được lãnh đạo bởi thể chế dân chủ tự do. Trích vài đoạn của ông: “… Hãy nhìn các nước Đài Loan, Đại Hàn, Singapore, Thái Lan, Mã Lai Á, chỉ cần 20-30 năm mà họ phát triển và nhân dân của họ có đời sống khá phong phú. Mấy nước này không có đảng cộng sản tài tình, sáng suốt như của Việt Nam, mà họ có những chính khách vì dân vì nước, với những chính sách kinh tế xã hội thông minh và hiệu quả. Như vậy, chủ nghĩa xã hội chưa có chứng thực… ” Trong một đoạn khác: “… Nói chung, nền chuyên chính tư tưởng hiện nay ở Việt Nam là một tổng hợp các tội ác ghê tởm của Tần Thỉ Hoàng cùng các vua quan tàn bạo của Trung Hoa phong kiến, cộng với tội ác của các chế độ độc tài phát xít. Nó tàn phá cả một dân tộc, hủy hoại tinh anh của nhiều thế hệ. Xét đến cùng, đó là tội nặng nhất về sự vi phạm nhân quyền. Vì không phải nó chỉ xâm phạm đến quyền sống của con người, mà nó còn hủy hoại đời sống tinh thần, đời sống tư tưởng của cả một dân tộc. Nó đang làm hại cả một nòi giống”.

(2) Với ông Hà Sĩ Phu (trong nước). Trích trong bài “Sức Nén Của Ngôn Từ” của tác giả Hà Sĩ Phu năm 2004. Phải nhận rằng, cách “nén chữ” của ông rất tài tình để vạch trần sự băng hoại của xã hội xã hội chủ nghĩa mà bộ máy cai trị của CSVN tạo nên: “… Những danh từ như “cách mạng, như dân chủ, ..v..v..” thật tối thiêng liêng. Nếu lãnh đạo không vì Nhân Dân, không vì Tổ Quốc, mà để cho chủ nghĩa cá nhân ỷ thế ỷ quyền hại dân hại nước, thì miệng người đời ngọng gì mà không kèm chữ “đểu” theo sau những người lãnh đạo đó. Hằng mấy chục năm trời dưới chế độ độc tài, người dân mới “nén” được chữ “đểu” vào những chức vụ lãnh đạo, như: lãnh đạo đảng đểu, lãnh đạo nhà nước đểu, lãnh đạo quốc hội đểu, lãnh đạo công an đểu, ..v..v.. , để chỉ những người tự xưng làm cách mạng mà hành động toàn là phản cách mạng”. Tác giả nhớ đến câu đối mà ông cho là cô đọng nhất và khó đối nhất của ông Phan Hiền, đăng trên báo quân đội nhân dân cộng sản: ”Sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu sai đấy. Ông đảo ngược lộn xuôi chữ nghĩa, ông tráo đi rồi tráo lại những chữ sai, sửa, đấy, đâu, ấy vậy mà nghiền ngẫm kỷ mới thấy cái tài của tác giả, khi diễn tả bức tranh xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam xúc tích đến thế là cùng”.

(3) Với nhà thơ TCY (hải ngoại). Trích trong bài thơ “Khép Lại Quá Khứ” ngày 17/4/2006: “ … Đến bây giờ, ai tin cộng sản đâu. Nếu thật lòng xin hãy thực hiện mau. Cuộc hòa giải với người dân quốc nội. Hãy ngưng ngay những hành động bỉ ổi. Ngưng đuổi nhà, cưỡng chiếm đất nhân dân. Ngưng đào mồ, sang phẳng những mộ phần. Xây khách sạn làm giàu cho đảng ủy. Hãy ngưng ngay những ngón nghề phù thủy. Đạo giáo quốc doanh, dân chủ cò mồi. Hứa hòa hợp hòa giải ở đầu môi. Nhưng cộng đảng vẫn độc quyền chúa tể… Nếu thật tình thì hãy mau giải thể. Đảng độc tài cộng sản (đảng vô lương). Người TỴ NẠN bốn bể sẽ hồi hương. Đem tài sức hiến dâng đất nước. Hứa với anh, tôi là người đi trước !!!”

(4) Với nữ đạo diễn Song Chi (trong nước). Sau khi thành công bộ phim “Phố Hoài” năm 2002 và phim “Nữ Bác Sĩ” năm 2008, cô đành phải rời Việt Nam với qui chế tị nạn tại Na Uy từ tháng 4/2009. Đây là vài trích đoạn trong bài phỏng vấn do đài RFA thực hiện hồi tháng 5/2009: “…. Càng đi xa, càng sống lâu bên ngoài thì mình sẽ càng rất thương cho người Việt Nam là tại vì rõ ràng ở các quốc gia khác, người ta thật sự rất tự do, rất dân chủ, và rất tôn trọng con người. Nhân dân của họ muốn ý kiến như thế nào, muốn biểu tình, muốn lên tiếng, hoàn toàn người ta có thể làm được. Họ có tất cả những quyền lợi được bảo vệ từ bé cho đến khi về già… Trong khi tại Việt Nam không có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Mình không có báo chí tư nhân. Hơn 700 tờ báo trong nước vẫn thuộc một tổng biên tập chung…. Nhìn sự phát triển của đất nước người ta, nhìn người dân trong một đất nước, xã hội tự do họ được sống trong điều kiện như thế nào, để rồi càng xót xa cho Việt Nam nhiều hơn… ”

(5) Với nhà thơ Trần Mạnh Hảo (trong nước). Trích một số câu trong một bài thơ (tôi quên tên) của Trần Mạnh Hảo hồi tháng 9/2009: “… Tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt. Tổ quốc là con cá nằm trên thớt. Tổ quốc là con giun đang bị séo quằn. Giặc chiếm Hoàng Sa Trường Sa. Biển Đông bị bóp cổ, … Có nơi đâu trên thế giới này. Như Việt Nam hôm nay. Yêu nước là tội ác. Biểu tình chống ngoại xâm bị “Nhà Nước” bắt? Các anh hùng dân tộc ơi! Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi! Nếu sống lại các ngài sẽ bị bắt! Ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc? … ”

(6) Với đạo diễn Trần Văn Thủy (trong nước). Đầu tháng 6/2010, tại Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, đã diễn ra cuộc hội thảo “Văn Học Việt Nam-Hoa Kỳ Sau Chiến Tranh”. Tiếp đây là vài đoạn trích trong phần trả lời của Trần Văn Thủy khi phóng viên đài RFI phỏng vấn về cảm nhận của ông trong hội thảo: “… Bỗng dưng người ta đặt ra một câu hỏi rất lớn là bây giờ “sự hòa hợp giữa người Việt với người Việt ra sao? Trong hội thảo vừa rồi, tôi là người được phát biểu sau cùng, và với thời gian cũng rất hạn hẹp. Đến phần cuối cùng, tôi nói như thế này: “Thưa các bạn trẻ, trong hội trường của chúng ta ngày hôm nay, số lượng các bạn trẻ là sinh viên khoa Văn… Các bạn là tương lai, cho tôi được đối thoại với tương lai. Tất cả những tham luận trước không đề cập đến vai trò của các bạn trong hội thảo này. Tôi muốn nói với các bạn rằng, vấn đề hòa hợp giữa người Việt và người Mỹ thì coi như đã xong, cái kết rất có hậu. Nhưng cái gánh nặng để hòa hợp hòa giải giữa người Việt với người Việt thì hình như đến thế hệ các bạn vẫn phải lo. Mà cái chuyện này nó dài, các bạn sẽ có thời gian để tìm hiểu một cách thấu đáo một cách khách quan, một cách chân thành. Nhưng theo thiển ý của tôi, bằng vào những va chạm và sự hiểu biết của tôi, thì tôi thấy để tiến tới được việc hòa hợp hòa giải giữa người Việt trong nước và người Việt ngoài nước, thậm chí cả người Việt trong nước với nhau, thì có lẽ cũng phải đặt trên những cơ sở, những nguyên tắc nào đó, những định hướng nào đó thì mới trở thành hiện thực được… Theo thiển ý của tôi, theo sự hiểu biết rất sơ sài và ít ỏi của tôi, thì tôi nghĩ rằng có lẽ có hai nguyên tắc chính để đi tới sự hòa hợp hòa giải, là “chấp nhận sự khác biệt, công bằng và minh bạch với quá khứ, … mới có thể hòa hợp hòa giải thực sự”… Đây là vấn đề khoa học chứ không phải là vấn đề lập trường quan điểm hay tư tưởng. Điều cuối cùng mà tôi muốn nói với các bạn trẻ trong hội thảo đó là thưa các bạn, tâm hồn con người nặng gấp trăm lần thể xác. Bởi thế chúng ta phải đặc biệt coi trọng đời sống tinh thần của một dân tộc».

(7) Ngày 7/10/2010, tại Hà Nội, hơn 20 trí thức là đảng viên cao cấp kỳ cựu của CSVN tham dự hội thảo khoa học về dự báo kinh tế xã hội Việt Nam, đồng thời góp ý cho dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành trung ương, với nội dung “quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược kinh tế xã hội 2010-2020”. Trong số đó có: (1) Giáo sư Trần Phương, nguyên Ủy viên trung ương đảng, Phó thủ tướng. (2) Vũ Khoan, nguyên Bí thư Trung ương đảng, Phó thủ tướng. (3) Phó giáo sư Trần Đình Thiên, hiện là Viện Trưởng Viện Kinh Tế. (4) Giáo sư Phan Văn Tiệm, nguyên thứ trưởng bộ Tài chính. (5) Ông Việt Phương, nguyên Cố vấn của Thủ tướng. (6) Giáo sư Đào Xuân Sâm, dạy môn quản lý kinh tế tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc. (7) Bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn kinh tế của thủ tướng. (8) Phó giáo sư Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thế giới. (9) Ông Nguyễn Trung, trước là đại sứ ở Thái Lan. (10) Ông Vũ Quốc Tuấn, cố vấn chính trị kinh tế của thủ tướng. (11) Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. (12) Tiến sĩ Nguyễn Mại. …. Các vị này biết ngoại ngữ (Pháp, Anh, Trung Hoa, Nga, ..), trước đây được đảng CSVN tuyển chọn vào các chức vụ lãnh đạo cấp trung ương. Suốt 9 tiếng đồng hồ thảo luận có ghi âm và ghi vào biên bản để chuyển cho Ban Dự Thảo Các Văn Kiện của ban tổ chức đại hội lần thứ 11 đảng CSVN. Tóm tắt trong 4 điểm sau đây: Một. Tất cả các vị chứng tỏ quan điểm độc lập của mình, nhưng kết quả đạt đến sự đồng thuận. Hai. Hầu hết những đường lối, chính sách then chốt, chủ yếu nhất trong Cương lĩnh và Chiến lược do Bộ chính trị hiện tại và Ban chấp hành trung ương đương nhiệm thông qua trong những kỳ họp 11 và 12 khóa X, đều bị bác bỏ và phê phán rât thẳng thắn, đúng mức. Tất cả đều cho rằng đường lối «kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin» là sai lầm, giả dối, nguy hiểm, vì chủ nghĩa Mác mắc nhiều sai lầm căn bản và chủ nghĩa này đã phá sản hoàn toàn ở Đông Âu, Liên Xô, và tàn phá nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Những sai lầm căn bản, là: “Cổ súy cực đoan trong đấu tranh giai cấp. Tiêu diệt quyền tư hữu cá nhân, đồng thời đề cao quyền sở hữu nhà nước. Ba. Tất cả đều cho rằng đường lối «kiên định chủ nghĩa xã hội» cũng là sai lầm, giả dối, vì chủ nghĩa xã hội hiện thực từng áp dụng ở hơn một chục nước (ở Việt Nam từ 1960 đến nay) đều thất bại dẫn đến phá sản hiển nhiên. Còn chủ nghĩa xã hội trước mắt và tương lai, gắn liền với kinh tế thị trường, thì chưa ai hình dung ra sao, làm sao mà thực hiện được. Đây là một quan điểm ảo tưởng, viển vông, lừa dối, không khoa học. Tư. Với mục tiêu xây dựng một xã hội Dân chủ, Bình đẳng, Hiện đại, Văn minh, chỉ là nói suông, là bánh vẽ, nhằm lừa dối nhân dân và tự lừa dối mình, vì kèm theo không có những biện pháp nào để thực hiện. Đặc biệt khái niệm dân chủ – dân chủ trong xã hội và dân chủ trong đảng – là vấn đề then chốt nhất, cần thực hiện cụ thể rõ ràng cũng không có biện pháp thiết thực.

e. Chủ nghĩa cộng sản dưới nét nhìn của các nhà lãnh đạo.

(1) Tồng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.

(2) Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym nói: “Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.”

(3) Bí thư cộng sản Nam Tư Milovan Djilas nói: “20 tuổi mà không theo cộng sản là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu.”

(4) Cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Gorbachev nói: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

(5) Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói: “Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.”

(6) Cựu Tổng thống Nga Putin nói: “Kẻ nào tin những gì cộng sản nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của cộng sản là không có trái tim.”

(7) Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần Phật Giáo Tây Tạng nói: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng độc, sinh sôi, nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời.”

(8) Bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel nói: “Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.”

(9) Ngày 12/6/2007 tại Washington DC, Tổng Thống George Bush chủ tọa lễ khánh thành Tượng Đài Nạn Nhân Cộng Sản Thế Giới. Trong lời phát biểu mạnh mẽ của Tổng Thống Hoa Kỳ, có đoạn: “… Đây là biểu tượng thảm họa kinh hoàng trong thế kỷ 20 của nhân loại nói chung, và 25 quốc gia bị cộng sản cai trị nói riêng. Từ nay, oan hồn của hơn 100 triệu nạn nhân cộng sản (có cả nạn nhân Việt Nam chúng ta) được những thế hệ hôm qua, hôm nay, và những thế hệ mai sau tưởng nhớ. Tưởng nhớ để tận diệt chế độ này đến tận cùng gốc rễ, vì chế độ cộng sản là tàn bạo và phi nhân.

(10) Ngày 7/5/2010, Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Nga Isvestiai. Trích vài đoạn: “Chế độ chính quyền ở Liên Xô khi trước không thể diễn tả bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị. Thực không may, đây là một chế độ đàn áp các quyền tự do căn bản không những chỉ người dân của nước mình, mà còn cho nhân dân các nước nằm trong khối CS, tôi muốn nói tới các nước XHCN khác, trong gần nửa thế kỷ nay. Và vết nhơ này không thể nào bôi xóa trong lịch sử”. Lời phát biểu của ông đã gây chấn động hệ thống truyền thông Nga và nhiều nước trên thế giới. … Năm 1940, khoảng 22.000 sĩ quan Ba Lan đã bị Staline ra lệnh thảm sát tại rừng Katyn. Mãi sau này, chính quyền Ba Lan mới đưa vụ thảm sát ra tòa án Nhân Quyền Âu Châu tại Strasbourg với những bằng chứng. Thân nhân những người bị sát hại đã đòi chính phủ Nga phải bồi thường. Tháng 3/2010, Viện Công tố Quân Sự Nga đã trả lời Tòa Án Nhân Quyền Âu Châu rằng: “vụ thảm sát xảy ra từ năm 1940, tới nay đã vượt qua thời hiệu pháp lý. Nước Nga ngày nay, không thể chịu trách nhiệm cho một chính quyền 70 năm về trước. Ông nói: “Nếu ngày hôm nay, nhắm mắt trước những tội ác này, thì trong tương lai, những tội ác như vậy sẽ còn lặp lại, ở dạng này hay dạng khác, ở nước này hay nước kia. Vì vậy, thời gian khiếu nại tuy khá xa, nhưng tội ác tày trời như vậy không bao giờ mất thời hiệu. Những người gây tội ác, bất cứ là ai, bất kể thời gian là bao nhiêu năm, cũng phải gánh trách nhiệm ! Đây là vấn đề trách nhiệm và đạo đức, một sự kiện đáng để cho các thế hệ tương lai rút kinh nghiệm”.

f. Sự chống đối từ Cộng Đồng tị nạn.

Từ năm 1995 đến nay, bất cứ nhân vật lãnh đạo cao cấp cộng sản Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ, đáng kể là chuyến sang Hoa Kỳ của Thủ Tướng Phan Văn Khải hồi tháng 6/2005, của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết hồi tháng 6/2007, sau đó là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 6/2008, ..v…v…, mỗi khi đặt chân đến nơi nào cũng bị Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản chống đối dữ dội giữa rừng quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ.

Tháng 3/2007, phái đoàn Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao CSVN Phạm Gia Khiêm đến Hoa Kỳ, đã bị hai “cái tát” khá đau: Thứ nhất, bị Nữ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, sau đó là các phóng viên trong buổi họp báo, đã chất vấn về những hành động vi phạm nhân quyền mới đây tại Việt Nam.

Thứ hai, bị Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản biểu tình trong khuôn viên Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 15/3/2007, phản đối mọi hành động gian trá đê tiện của lãnh đạo Việt Nam đối với những nhà tranh đấu ôn hòa trong nước, đồng thời đòi thực thi dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam mà Hiến Pháp của họ thừa nhận, và Công Ước quốc tế cũng thừa nhận mà họ là thành viên phải thực thi.

Sau 2 ngày (12 & 13/4/2010) nhân chuyến sang Washington DC dự hội nghị “An Ninh Hạt Nhân Quốc Tế”, ngay sau đó đến khách sạn Mayor Flower vận động giới doanh gia đầu tư vào Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng đã bị Cộng Đồng Việt Nam tại Washington DC và từ nhiều tiểu bang lân cận cùng các tiểu bang xa xôi qui tụ về đây, mít tinh biểu tình phản đối nhóm lãnh đạo CSVN tiếp tục cai trị dân với chính sách bịt mắt bịt tai bịt miệng, với những phương cách gian manh dối trá người dân. Bị phản đối đến mức Thủ Tướng CSVN phải vào và ra khỏi khách sạn bằng cửa sau.
Cái tác hại đối với lãnh đạo CSVN còn sâu xa hơn, là họ rất đau mỗi khi đến bất cứ quốc gia nào đùm bọc người Việt Nam tị nạn cộng sản, họ đều bị chống đối quyết liệt trong khi cả Bộ Chính Trị của họ rất thèm muốn khối chuyên gia khoa học kỹ thuật và khối tài chánh kếch sù cùng với tiềm năng dồi dào của Cộng Đồng này. Cái đau đó càng làm cho họ nhục nhã khi họ nhìn sang các Cộng Đồng Đại Hàn, Do Thái, Phi Luật Tân, ngay cả cộng đồng Nga, đã đón tiếp nồng nhiệt mỗi khi lãnh đạo của họ từ quốc gia gốc đến thăm, vì lãnh đạo của họ do dân bầu trong các cuộc bầu cử tự do, đồng bào của họ tại quê nhà được hưởng dân chủ tự do, và nhân quyền được tôn trọng. Trong khi bản thân họ cũng mang danh lãnh đạo nhưng chỉ do một nhóm người cộng sản bầu với nhau, còn “đại biểu dân” tại Quốc Hội do họ chọn trước dân bầu sau.

g. Sinh hoạt trong Cộng Đồng tị nạn.

Với Nghị Quyết 36 mà lãnh đạo CSVN ban hành tháng 3/2004, cho thấy họ đã và đang tung thêm tài lực để sử dụng những tên tay sai của họ tại hải ngoại, trong mục đích liên tục tấn công bằng cách đẩy mạnh công tác đánh phá các tổ chức trong Cộng Đồng tị nạn tại hải ngoại dưới những hình thức khác nhau, đặc biệt là các tổ chức mà họ cho là có thực lực đấu tranh về một hay nhiều lãnh vực nào đó. Rất nhiều tổ chức trong Cộng Đồng bị chia ra hai hay ba nhóm bắt nguồn từ những sự kiện khác nhau, nhưng tựu trung không loại trừ giả thuyết bắt nguồn từ Nghị Quyết 36 của CSVN, một số tổ chức trong Cộng Đồng nhiều nơi bị phân hóa chắc chắn là từ tay chân của CSVN.

Do sự phân hóa trong Cộng Đồng tị nạn hải ngoại mà ngay trước và trong khi chế độ độc tài trong nước sụp đổ, sinh hoạt trong Cộng Đồng sẽ rất rộn rịp, nhất là với các tổ chức chính trị, tổ chức đấu tranh. Và từ trong sự rộn rịp này, thể nào cũng phát sinh những va chạm trong nội bộ các tổ chức, và giữa các tổ chức với nhau. Nguyên nhân va chạm có thể có nhiều, nhưng nguyên nhân chính, nhìn theo một cách nào đó vẫn là quyền lợi chính trị dù còn ngoài tầm tay.

Tin tưởng nhu cầu tổ chức và quản trị xã hội ngày mai trong mục tiêu phục vụ nguyện vọng người dân, có những cá nhân cũng như những bộ phận tham mưu chiến lược trong các tổ chức đấu tranh, đã và đang chuẩn bị “sách lược xây dựng và phát triển quốc gia”. Nhưng thiết nghĩ, cho dù Chánh Phủ lâm thời có chuẩn bị chu đáo đến mấy đi nữa, vẫn còn nhiều khiếm khuyết khi nhìn từ nhiều phía, và sự đóng góp quan điểm từ nhiều tổ chức cũng như từ những cá nhân, sẽ giúp rất nhiều cho thời kỳ tiếp sau trong công tác tham mưu. Nhớ lại cuối tháng 4/1975, khi cộng sản chiếm VNCH chúng ta, họ có sẳn bộ máy cai trị theo khuôn mẫu độc tài chuyên chính trên lãnh thổ nước VNDCCH, họ chỉ nong rộng ra và đưa vào Nam điều hành nên ít trở ngại.

Trường hợp Chánh Phủ lâm thời tới đây, cho dù những vị lãnh đạo thuộc thành phần nào đi nữa, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại, vì xã hội đang điều hành bởi bộ máy độc tài với nền kinh tế mà họ gọi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, bỗng chốc chuyển sang bộ máy dân chủ tự do với nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Nhưng nếu công tác tham mưu cung ứng được những chuẩn bị cho dù chưa chu đáo, Chánh Phủ lâm thời sẽ giảm bớt được những khó khăn đáng kể. Cũng cần nhớ đến xứ Afghanistan và Iraq, vì không chuẩn bị trước nên rơi vào tình trạng các quốc gia viện trợ chọn sẳn mọi chính sách cho họ, kể cả chọn giùm nhân vật lãnh đạo

h. CSVN không thể tránh khỏi sụp đổ.

Trong thế giới độc tài, đầu những năm 1990, cộng sản Liên Sô mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam tôn vinh là “thành trì vững chắc của chủ nghĩa xã hội”, và các quốc gia cộng sản Đông Âu sụp đổ. Hai thập niên sau, các quốc gia độc tài vùng Trung Đông lần lượt sụp đổ, từ Tunisia, Ai Cập, đến Libya, và hiện nay trong khi chánh phủ Syria đang trong những ngày tan rã, thì phong trào người dân nổi dậy đánh đổ độc tài bắt đầu lan sang Lebanon. Bối cảnh những quốc gia độc tài lần lượt sụp đổ, cũng như đang trên đà sụp đổ, đã tác động mạnh mẽ đến phong trào đâu tranh giành lại quyền sống tự do trong một xã hội dân chủ pháp trị như đang thu ngắn thời gian, mặc dầu đảng với nhà nước cộng sản thẳng tay đàn áp đồng bào để giữ vững những chiếc ghế quyền lực của họ, cũng là làm vừa lòng Trung Cộng. Trong bối cảnh hệ thống truyền thông nhanh chóng ngày nay trên thế giới, giúp cho nhân loại gần gủi nhau hơn, hiểu biết nhau hơn, dẫn đến khuynh hướng dân chủ tự do ngày càng phát triển, độc tài ngày càng tàn lụi. Cộng sản Việt Nam cùng chung số phận đó, nhất là trong tình trạng phân hóa trầm trọng trong Bộ Chính Trị hiện nay.

i. Giả thuyết.

Giả thuyết về cộng sản độc tài Việt Nam sụp đổ:

(1) Hoặc sụp đổ do chuyển đổi từng bước theo “diễn biến hòa bình”. Trường hợp này tuy chậm nhưng không đổ máu hoặc ít đổ máu, xã hội cũng không đảo lộn nhiều. Giả thuyết này ít khả năng xảy ra, vì cho đến tháng 9 năm 2012 nhóm lãnh đạo CSVN chưa tỏ dấu hiệu nào họ sẽ từ bỏ chế độ độc tài, mà ngược lại họ càng cứng rắn hơn nữa về chính sách đàn áp bất cứ ai bày tỏ ý thức chính trị khác với chế độ độc tài của họ, ngay cả những cuộc biểu tình chống đối Trung Cộng lấn chiếm đất đai biển cả, chống lại sự có mặt của “công nhân” (rất có thể là lính) Trung cộng khắp nơi trong nội địa Việt Nam như thể Việt Nam là “lãnh thổ” của họ, cũng bị chánh phủ CSVN đàn áp thẳng tay.

(2) Hoặc sụp đổ do “bạo loạn”, máu sẽ đổ và sinh hoạt xã hội rất nhiều bất trắc trong một thời gian nhất định, lúc ấy chánh phủ lâm thời sẽ rất khó kiểm soát. Giả thuyết này nhiều khả năng xảy ra, khi mà càng ngày Trung Cộng càng lấn lướt bên ngoài biên giới lẫn bên trong nội địa Việt Nam, với lại ảnh hưởng giây chuyền của phong nổi dậy của người dân Trung Đông tại các quốc gia bị cai trị bởi những chế độ độ tài hằng ba chục, bốn chục năm, tác động vào sự nổi dậy của mọi người Việt Nam trong nước lẫn hải ngoại.
Chánh phủ lâm thời trong thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ độc tài sang chế độ dân chủ tự do, đại đa số là những nhân vật trong nước đã và đang dấn thân đấu tranh trực diện với cộng sản, với hỗ trợ tích cực của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại hải ngoại, và sự hỗ trợ từ các quốc gia phát triển, nhất là Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Úc, Canada, Nhật Bản, ..v..v….

2. NHIỆM VỤ

Căn cứ vào bối cảnh quốc gia quốc tế, nghiên cứu, soạn thảo một sách lược khôi phục và xây dựng quê hương Việt Nam theo mô hình chính trị tự do, tiến đến một quốc gia phát triển toàn diện, người dân được bảo đảm các quyền căn bản mà Liên Hiệp Quốc công nhận, kể cả quyền mưu cầu hạnh phúc trong một xã hội dân chủ pháp trị phù hợp với đạo lý xã hội.
Thành lập một chánh phủ lâm thời với đa số nhân vật trong nước và thiểu số nhân vật hải ngoại, lãnh đạo quốc gia trong giai đoạn chuyển tiếp từ chế độ độc đảng độc tài sang chế độ dân chủ tự do với đa đảng, đến khi vị lãnh đạo cùng các cơ quan dân cử trung ương chánh thức lãnh đạo và quản trị quốc gia theo Hiến Pháp.
Trong giai đoạn nghiên cứu và soạn thảo tài liệu cần thường xuyên duyệt lại và hoàn chỉnh theo thời gian, và hoàn chỉnh cuối cùng để áp dụng ngay khi chế độ cộng sản độc tài thật sự lung lay, sụp đổ.

3. QUAN NIỆM

a. Quan niệm công tác.

Tham mưu, là một chuỗi công tác “Từ thu thập dữ kiện, nghiên cứu, phân tách, đánh giá, sử dụng làm nền cho phác thảo những kế hoạch, rồi tiếp tục thu thập dữ kiện mới nhất để nhật tu phác thảo. Và cứ như thế….” Thu thập dữ kiện từ thân nhân thân hữu về Việt Nam, thư tín cá nhân, hội luận, báo chí, đài phát thanh phát hình, nhất là trên hệ thống internet có vô số dữ kiện từ các website của chánh phủ cũng như của những tổ chức không chánh phủ, những blogs cá nhân trong nước, đặc biệt là “Quan Làm Báo, Dân Làm Báo”, ..v..v.. Chuỗi công tác tham mưu được quan niệm thực hiện qua từng Bước Tham Mưu:

Bước 1. Nghiên cứu tìm hiểu “nguyện vọng người dân” chính là mục tiêu quốc gia. Phụ bản A.

Bước 2. Từ nguyện vọng người dân, phác thảo gợi ý thành phần nhân sự trong chánh phủ lâm thời (Phụ bản B), và phác thảo gợi ý “sách lược quốc gia” (Phụ bản C).

Bước 3. Từ gợi ý sách lược quốc gia, phác thảo gợi ý “chính sách từng ngành” của các Bộ, cơ quan (Phụ bản D), và phác thảo gợi ý Bản Thông Điệp đầu tiên (Phụ bản E)

Bước 4. Từ các phụ bản trên, nhất là chính sách từng ngành, soạn thảo “kế hoạch an ninh & ổn định trật tự xã hội” (Phụ Bản F) trong giai đoạn chuyển tiếp, và dựa theo các “kế hoạch khung” (trong các phụ đính 1, 2, 3, 4, 5 của Phụ bản F) để soạn thảo những “kế hoạch thi hành” cho từng Bộ, từng cơ quan, đơn vị.

Bước 5. Những kế hoạch phác thảo xong, phải “thường xuyên duyệt lại” đến khi chế độ độc tài trên quê hương sụp đổ, lúc ấy hoàn chỉnh cuối cùng và ban hành sử dụng. Chậm nhất là khi chế độ độc tài thật sự lung lay, đó là cơ hội cho một chánh phủ lâm thời hình thành để kịp thích ứng với tinh hình.

b. Quan niệm tổ chức.

Tiến đến tổ chức một Ban Phối Hợp Tham Mưu và những Tiểu Ban Tham Mưu cho từng loại chính sách. Các Tiểu Ban Tham Mưu có thể là: (1) Chính Trị & Ngoại Giao. (2) Quốc Phòng. (3) Hành Chánh & Nội An. (4) Kinh Tế & Tài Chánh. (5) Giáo Dục. (6) Văn Hoá & Xã Hội. (7) Tư pháp. (8) Y tế. (9) Du lịch. ..v..v..

Ban Phối Hợp Tham Mưu có trách nhiệm:

(1) Soạn thảo và phổ biến “Kế hoạch công tác” bao gồm tổ chức và phương thức điều hành Ban Phối Hợp Tham Mưu, phương thức điều hành giữa Ban Phối Hợp Tham Mưu với các Tiểu Ban Tham Mưu, và lịch trình công tác.

(2) Từng bước thành lập các Tiểu Ban Tham Mưu tại tây Âu Châu, bắc Mỹ Châu, Úc Châu, đông bắc Á Châu, và trong nước.

(3) Nghiên cứu và hoàn chỉnh phác thảo “sách lược quốc gia” trong hai Bước 3 và 4. Đồng thời, tiếp tục phác thảo tiếp các kế hoạch khung của Bước 4, giúp các Tiểu Ban Tham Mưu nghiên cứu soạn thảo các kế hoạch thi hành.

(4) Mỗi kế hoạch soạn thảo xong, chuyển đến Ban Phối Hợp Tham Mưu. Ban này trách nhiệm chuyến đến tổ chức hay cá nhân phụ trách kế hoạch có liên quan để tham khảo cần thiết. Trường hợp thuận tiện, Ban Phối Hợp Tham Mưu sẽ tổ chức họp mặt ở địa điểm thích hợp nhất để thảo luận trực tiếp và hoàn chỉnh bản thảo. Xong, “bản chánh” hoàn lại tổ chức phụ trách bản thảo đó và “bản phó” lưu tại Ban Phối Hợp Tham Mưu. Ban Phối Hợp Tham Mưu sẽ trở thành thành phần tham mưu nòng cốt của chánh phủ lâm thời,

c. Quan niệm nhân sự.

Nhân sự, bao gồm các thành phần trong xã hội do Tiểu Ban Tham Mưu tìm hiểu liên lạc giới thiệu và Ban Phối Hợp Tham Mưu chấp nhận (điều này có mục đích ngăn chận cộng sản và tay sai của cộng sản). Thành viên trong các cơ cấu tham mưu, cư ngụ khắp nơi tại hải ngoại cũng như trong nước, và có sử dụng internet cá nhân. Trong mọi trường hợp, phải ngăn chận không một tay chân nào của CSVN, cũng như của những tổ chức nào tại hải ngoại lẫn trong nước mà hoạt động của họ có lợi cho CSVN có mặt trong hệ thống tổ chức tham mưu chiến lược này.
Trưởng Ban Phối Hợp Tham Mưu cũng như Trưởng Tiểu Ban Tham Mưu do bầu cử trực tiếp hoặc qua e-mail. Trưởng Tiểu Ban Tham Mưu do thành viên trong mỗi Tiểu Ban bầu. Trưởng Ban Phối Hợp Tham Mưu do các Trưởng Tiểu Ban Tham Mưu bầu.

d. Quan niệm quản trị.

Các kế hoạch phác thảo hoàn chỉnh, không phổ biến cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào ngoài tổ chức nhất là các cơ quan truyền thông, vì đây là tài sản của tổ chức và những cá nhân cộng tác, nếu có. Khi có một Chánh Phủ Lâm Thời được Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản tại hải ngoại và lực lượng đấu tranh trong nước tín nhiệm, tài liệu tham mưu chiến lược này trao tận tay cho Chánh Phủ lâm thời đó trong buổi lễ đơn giản. Vì vậy mà mỗi năm nên có Đại Hội hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp trên internet, để quyết định về phương thức quản trị tài liệu này thích hợp với từng hoàn cảnh lúc ấy. Trường hợp Ban Phối Hợp Tham Mưu trở thành nòng cốt của chánh phủ lâm thời thì không có vấn đề chuyển giao.
Tất cả hồ sơ liên quan đến tài liệu tham mưu chiến lược này, phải được gìn giữ để chuyển cho chánh phủ lâm thời, và sẽ lưu giữ trong viện bảo tàng khi không còn sử dụng.

e. Quan niệm điều hành.

Do Ban Phối Hợp Tham Mưu soạn thảo phương thức điều hành trong “Huấn Lênh Điều Hành Căn Bản” và hướng dẫn thực hiện. Với Huấn Lệnh này, mỗi thành viên trong Ban Phối Hợp Tham Mưu đều hiểu rõ trách nhiệm của mình, cùng lúc hiểu được sự điều hành trong nội bộ.

4. PHƯƠNG TIỆN

Trong công tác nghiên cứu tham mưu chiến lược và phác thảo gợi ý này, chúng ta “những người tự mình nhận trách nhiệm” không được cung cấp bất cứ phương tiện gì, trừ khi có được “những vị mạnh thường quân” hỗ trợ tài chánh cũng như phương tiện vật chất thích hợp.
Chúng ta đến với nhau là do tinh thần trách nhiệm với Dân với Nước, và cùng góp ý kiến thể hiện một quan niệm chiến lược góp phần xây dựng nước Việt Nam dân chủ tự do thời hậu cộng sản. Đây cũng là cách chúng ta nối tiếp trách nhiệm công dân của quê hương Việt Nam cội nguồn, cho dù trách nhiệm của chính mình hay trách nhiệm của các thế hệ hậu duệ cũng vậy. Do đó, mỗi cá nhân hay mỗi tổ chức nhận trách nhiệm tham mưu này đều tự túc mọi nhu cầu, từ chi phí điện thoại đường dài, cước phí bưu điện, đến tiền giấy mực bút viết, chi phí sử dụng internet, những chi phí linh tinh khác, thậm chí đến chi phí di chuyển đường dài để dự họp liên quan đến công tác tham mưu này nữa.

5. LIÊN LẠC & PHỐI HỢP

a. Liên lạc.

Ban Phối Hợp Tham Mưu nghiên cứu mở một e-mail group để liên lạc trong nội bộ tổ chức. Bất cứ những liên lạc trao đổi dữ kiện nào liên quan đến công tác nghiên cứu tham mưu, tất cả thành viên đều được thông báo, để có thể góp ý cần thiết dù không thuộc phạm vi nghiên cứu của Tiểu Ban.

b. Phối hợp.

Ban Phối Hợp Tham Mưu phối hợp các Tiểu Ban Tham Mưu trong công tác nghiên cứu và soạn thảo các kế hoạch trong phương thức điều hành. Trong khi chờ đợi thành lập các Tiểu Ban Tham Mưu, Ban Phối Hợp Tham Mưu bắt tay vào trách nhiệm phác thảo tiếp các kế hoạch khung trong Bước 4.

Houston, ngày 19/3/2007
Duyệt lại ngày 3/10/2012.

Phạm Bá Hoa








No comments:

Post a Comment

View My Stats