24/10/2012
00:35
Nguyễn
Ngọc Trường
(Toquoc)-Nước Pháp nhận thức tầm quan
trọng Hoàng Sa, Trường Sa đối với phòng thủ Đông Dương, đã tiếp quản 2 quần đảo
này với tư cách nhà nước bảo hộ.
Hiệp ước Patenôtre năm 1884 ký giữa
Pháp với triều đình Huế ấn định dứt khoát chế độ bảo hộ của Pháp đối với Việt
Nam. Theo đó, quân đội Pháp có thể lui tới tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Việt
Nam và “tiếp quản” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với tư cách là nhà nước bảo
hộ.
Theo một văn bản của Phủ Toàn quyền
Đông Dương, ngày 6/5/1921, lần đầu tiên có vấn đề các đảo Hoàng Sa trong hồ sơ
của Phủ Toàn quyền là vào năm 1898, khi Bộ thuộc địa Pháp nhận được một thông
báo của Lãnh sự Pháp ở Hải Khẩu (Trung Quốc) đã lưu ý Toàn quyền Đông Dương về
lợi ích mà vị trí địa lý của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đem lại đối với
Đông Dương.
Sau khi đã căn bản ổn định việc xác
lập chế độ bảo hộ trên toàn cõi Đông Dương, đồng thời khi Nhật Bản và Trung
Quốc bắt đầu dòm ngó các đảo trên Biển Đông, chính quyền thuộc địa Pháp bắt đầu
quan tâm củng cố sự quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hoàng Sa đối với phòng thủ và sự toàn
vẹn lãnh thổ Liên bang
Ngày 8/3/1925, Toàn quyền Đông Dương
tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đất của nước Pháp. Quyết định
này xuất phát từ những lý do an ninh và chiến lược phòng thủ Đông Dương, được
Khâm sứ Trung Kỳ Le Fol phân tích trong lá thư gửi Toàn quyền Đông Dương, với
nhận định: “Trong tình hình hiện nay, không ai phủ nhận tầm quan trọng chiến
lược rất lớn của các đảo Paracels (Hoàng Sa). Trong trường hợp có xung đột,
việc nước ngoài chiếm đóng chúng sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng nhất có thể
có đối với việc phòng thủ và sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang.
Một đối phương có thể thấy ở đó một
căn cứ hải quân hùng mạnh nhờ những vũng và nhiều nơi tàu đậu tuyệt vời, và do
tính chất của chúng thực tế là không thể đánh bật. Một đội tàu ngầm dựa vào căn
cứ đó có thể, không những phong tỏa cảng Đà Nẵng là cảng quan trọng nhất ở
Trung Kỳ, mà còn cô lập Bắc Kỳ bằng cách ngăn cản việc đi đến Bắc Kỳ bằng đường
biển. Lúc đó, để liên lạc giữa Nam Kỳ với Bắc Kỳ ta phải dùng đường sắt hiện
có, một con đường rất dễ bị đánh vì chạy dọc bờ biển, pháo hải quân đặt trên
các chiến hạm có thể mặc sức phá hủy.
Đồng thời, mọi con đường thông thương
giữa Đông Dương - Viễn Đông - Thái Bình Dương sẽ bị cắt đứt; hải lộ Sài Gòn -
Hồng Kông đi gần quần đảo Paracels, do đó nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của
căn cứ đặt trên các đảo”.
Chính phủ Pháp, cũng như chính quyền
thuộc địa Đông Dương do “đánh giá đầy đủ tính nghiêm trọng” của vấn đề, đã tiến
hành tái chiếm đóng và thực thi quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ trưởng Hải quân Pháp (quyền Bộ
trưởng Bộ thuộc địa), trong thư trả lời Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, ngày
18/2/1929, liên quan đến Hoàng Sa, ghi nhận rằng, “đối với nhóm đảo không người
ở này, An Nam có những quyền lịch sử khó tranh cãi hơn nhiều so với các quyền
mà Trung Hoa Dân quốc có thể đòi hỏi, và nước Pháp, là nước có nghĩa vụ giữ gìn
sự toàn vẹn lãnh thổ của vương quốc được bảo hộ, tốt nhất là làm thế nào để
không bị bất ngờ trước “chuyện đã rồi” do Trung Quốc thực hiện”.
Tư liệu cổ Việt Nam “là luận cứ tốt
nhất” về mặt ngoại giao
Trong khi Paris còn do dự, Toàn quyền
Đông Dương viết cho Bộ trưởng Thuộc địa, nhấn mạnh “đã đến lúc chúng ta phải
tiến lên trước và khẳng định các quyền dường như đã được công nhận bởi cả các
tư liệu lịch sử lẫn các thực tế địa lý”.
Sự ngập ngừng của nước Pháp xuất phát
từ những tính toán về quan hệ Pháp-Hoa và các quyền lợi của Pháp ở Trung Quốc.
Nhưng bức thư của Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp ngày
18/10/1930 đã đặt dấu chấm hết cho sự lưỡng lự của chính phủ Paris. Bức thư có
đề cập đến những bản sao nguyên các tư liệu rút ra từ kho lưu trữ của phủ Khâm
sứ Trung Kỳ và của triều đình Huế gửi Paris, có đoạn viết: “Các tư liệu đó, mà
tôi gửi kèm theo bốn bản phụ lục và bốn bản đồ là những tư liệu duy nhất liên
quan đến các đảo ở quần đảo Hoàng Sa, có thể tìm thấy ở Huế. Chắc hẳn ngài cũng
đánh giá như tôi rằng chúng đã đủ để xác định không thể tranh cãi rằng
An Nam đã thực sự nắm sở hữu quần đảo, và làm như vậy trước năm 1909 nhiều. Năm
1909 là năm người Trung Quốc dường như đã thể hiện lần đầu tiên các yêu
sách của họ về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Thực vậy, chính Hoàng đế
Gia Long cũng chỉ tiếp tục lại một truyền thống có từ trước khi ngài lập lại
Đội Hoàng Sa vào năm 1816, chịu trách nhiệm dưới các triều đại trước đây cuả An
Nam, tiến hành mỗi năm một chuyến đi ra các đảo ở Hoàng Sa vào tháng 3 rồi trở
về vào tháng 5 và nộp ở kinh thành những sản phẩm thu lượm được trên các đảo.
Chuyến đi do con vua Gia Long là vua
Minh Mạng chỉ thị chứng tỏ là trong triều đại nhà Nguyễn có sự liên tục về quan
điểm mà Chính phủ Trung Quốc sẽ gặp trở ngại rất nhiều nếu họ muốn giành thế
thắng.
Tôi cho rằng cần phải đặc biệt nhấn
mạnh giá trị của tập tư liệu này, tư liệu theo quan điểm của tôi sẽ là luận cứ
tốt nhất của chúng ta, trong trường hợp có các tranh cãi ngoại giao với Trung
Quốc”.
Ngày 24/4/1932, chính phủ Pháp đã có
kháng nghị nêu rõ các danh nghĩa lịch sử và các bằng chứng về sự chiếm hữu của
An Nam, sau đó là của Pháp đối với Hoàng Sa.
Cùng năm 1932, Pháp đề nghị đưa vụ
tranh chấp Hoàng Sa ra các tòa án quốc tế, nhưng Trung Quốc đã từ chối chấp
nhận đề nghị này. Đồng thời, theo Bản ghi chú ngày 25/5/1950 của Cố vấn pháp
luật Bộ Ngoại giao Pháp gửi vụ châu Á Bộ Ngoại giao Pháp, vào các năm 1937 và
1947, Chính phủ Trung Quốc cũng từ chối chấp nhận gợi ý của chính phủ Pháp đưa
tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa ra giải quyết trước tài phán
quốc tế. Như vậy dưới thời Pháp thuộc, Pháp 3 lần đề nghị và Trung Quốc đều từ
chối đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trọng tài quốc tế.
Ngày 26/11/1937, Pháp phái kỹ sư
trưởng công chính J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng
đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ và các điều kiện định cư ở quần đảo này.
Tháng 6/1938, một đơn vị lính bảo an
Việt Nam được phái ra đồn trú tại Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên
đảo Hoàng Sa.
Ngày 5/5/1939, Toàn quyền Đông Dương
J. Brévié ký quyết định tách đơn vị hành chính Hoàng Sa thành hai đơn vị hành
chính “Croissant và các đảo phụ thuộc” và Amphitrite và các đảo phụ thuộc”.
Đầu tháng 1/1947, một phái đoàn quân
sự Pháp đến đảo Hoàng Sa.
Ngày 14/10/1950, chính phủ Pháp chính
thức trao cho chính phủ Bảo Đại quyền kiểm soát các quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa./.
Bài tiếp: Nước Pháp
với Biển Đông: Đối với Trường Sa
Nguyễn Ngọc Trường
24/10/2012 22:36
(Toquoc)- Nước Pháp nhận thức tầm quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa
đối với phòng thủ Đông Dương, đã tiếp quản 2 quần đảo này với tư cách nhà nước
bảo hộ.
Cuốn sách của Luật sư người Pháp Monique Chemillier-Gendreau, giáo sư công pháp quốc tế của Trường Đại học Paris, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu, dưới nhan đề “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, được xuất bản tại Paris tháng 3/1996. Cuốn sách dựa trên việc nghiên cứu các hồ sơ gốc các giao dịch của chính phủ Paris và chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương, cũng như các tài liệu của phía Việt Nam được gửi về Paris để nghiên cứu cơ sở pháp lý của việc Pháp chiếm hữu Trường Sa, cũng như Hoàng Sa.
Bà Monique Chemillier-Gendreau viết:
“Đối với các đảo Trường Sa, sự tồn tại của chúng chắc chắn đã được biết đến.
Không có gì cho phép khẳng định rằng Trung Quốc đã chiếm hữu các đảo này. Việc
quản lý các đảo Trường Sa (Spratleys) đồng thời với các đảo Hoàng Sa (Paracels)
của các chúa Nguyễn từ thế kỷ XVIII là một giả thuyết có thể thừa nhận. Trong
hồ sơ không có dấu hiệu về mối quan tâm của Indonesia, Malaisia hay Philippines
đối với quần đảo này trong thời kỳ đó.
Theo sách của bà Monique
Chemillier-Gendreau, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp hỏi lãnh sự Pháp ở Manila về
những yêu sách có thể có của Philippines. Ngày 22/3/1929, ông này đã phúc đáp
nhấn mạnh đến việc không quan tâm của Philippines.
Trung Quốc không có chút yêu sách nhỏ nào
Đối với quần đảo Trường Sa, trong hồ sơ
của Pháp “không có chút yêu sách nhỏ nào của Trung Quốc trong suốt thời kỳ
thuộc địa”.
Các hồ sơ và giao dịch của Chính phủ
Pháp và giữa Paris với các chính quyền thuộc địa ở Đông Dương, được Luật sư
Chemillier-Gendreau công bố trong Phụ lục cuốn sách của mình, cho thấy từ năm
1929-1930, trước các mưu toan của Nhật Bản xâm chiếm các đảo thuộc Trường Sa có
thể tạo nên sự uy hiếp đối với Đông Dương, nước Pháp đã thực hiện chiếm đóng
một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa và thiết lập quyền kiểm soát hành chính
trên các đảo chiếm đóng, kể cả đảo Ba Bình ngày nay do Đài Loan chiếm đóng. Cờ
Pháp đã được kéo lên hòn đảo chính. Một cột mốc kỷ niệm trong đó có các tư liệu
liên quan đến việc chiếm hữu đã được dựng lên. Việc chiếm hữu đã được đăng trên
Công báo của Cộng hòa Pháp và sáp nhập Trường Sa vào một huyện hành chính của
An Nam thuộc tỉnh Bà Rịa. Các nước ngoài đã được thông báo về việc này. Nước
Anh đã ghi nhận mặc dù họ nhận xét rằng trước đây đã có một tàu Anh đến thăm
quần đảo này. Bộ thuộc địa, thống nhất với Bộ Ngoại giao Pháp, đã quyết định
thể hiện sự có mặt của nước Pháp ở quần đảo Trường Sa bằng cách phái đến đó
những lính cảnh vệ An Nam đồn trú. Pháp đã đặt ở đó một trạm vô tuyến điện, và
những người ở đó được tiếp tế định kỳ bằng một tàu chở hàng từ Trung Kỳ tới. Về
phương diện ngoại giao, Chính phủ Pháp, trong các cuộc trao đổi với Chính phủ
Nhật Bản đã viện dẫn Hiệp ước Nhật-Pháp 1907, khẳng định tính hợp pháp của các
quyền của mình đối với quần đảo và để tránh không làm cho cuộc xung đột trở nên
gay gắt hơn, thậm chí đã xét đến việc đưa vấn đề lên một cơ quan trọng tài quốc
tế. Nhưng người Nhật Bản đã từ chối.
Ngày 19/3/1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp
giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat mới của Bắc Kỳ.
Ngày 8/3/1929, Bộ trưởng Bộ thuộc địa
Pháp điện cho Thống đốc Nam Kỳ, viết rằng “đồng ý với ông, tôi không phản đối
việc cấp giấy phép thăm dò mỏ cho Công ty phốt phát Bắc Kỳ trên đảo Trường Sa…
Do đó, tôi yêu cầu coi đảo Trường Sa như được sáp nhập về mặt hành chính vào Bà
Rịa”.
Chiến dịch chiếm
hữu đảo Trường Sa bằng tàu Malicieuse được đề nghị vào tháng 10/1929 đã bị hoãn
lại do điều kiện khí hậu không thuận lợi. Cuối cùng nó cũng đã bắt đầu được
thực hiện vào ngày 13/4/1930, hải quân Pháp
đã đổ bộ và chiếm các đảo nhỏ, đá ngầm giữa vĩ tuyến 7o và 12o Bắc và ở phía
Tây vùng tam giác của Philippines. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã thông báo cho
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp biết rằng việc chiếm hữu các đảo nhỏ này là “để tránh
việc một cường quốc nước ngoài yêu sách chủ quyền trên đó”… Việc chiếm đóng này
là “đủ để khẳng định chủ quyền của chúng ta trên hầu như toàn bộ khu vực đã
được biết rõ của quần đảo này”.
Thư của Cao ủy Pháp tại Đông Dương,
Thượng tướng P. Jacquot, gửi Tổng trưởng phụ trách quan hệ với các quốc gia
liên kết của chính phủ Pháp, ngày 16/6/1955, đã làm rõ việc Pháp chiếm hữu đảo
Ba Bình và quần đảo Trường Sa, nêu rõ: “Đảo Ba Bình “vô chủ” trước kia đã được
sáp nhập về mặt hành chính vào Nam Kỳ năm 1929. Việc chiếm hữu chính thức được
pháo hạm “Malicieuse” thực hiện ngày 18/4/1930 và công bố trong Công báo ngày
26/5/1933. Đảo Ba Bình đã được một phân đội lính cảnh vệ của Nam Kỳ đóng giữ
trong thời gian 1938-1940. Một trạm khí tượng của Pháp có lẽ đã được đặt ở đây
khoảng năm 1938… Một bản ghi chú của Vụ Pháp luật Bộ Ngoại giao đề ngày 6/12/1946
khẳng định rằng việc quần đảo “vô chủ” thuộc Pháp là không gì phải tranh cãi…
Mặc dù có những ý đồ được nhắc đến ở trên (của Philippines, Trung Quốc) người
ta có thể chấp nhận rằng chủ quyền của Pháp trên quần đảo Trường Sa là không
thể tranh cãi được. Tuy nhiên, có thể các yêu sách của Việt Nam đối với quần
đảo Trường Sa sẽ trở nên rõ ràng với lý do là các đảo này từ xưa đã được sáp
nhập vào Nam Kỳ”.
Việc chiếm hữu các đảo thuộc quần đảo
Trường Sa được tiếp tục trong năm 1933:
Ngày 7/4/1933, chiếm hữu đảo An Bang.
Ngày 10/4/1933, chiếm hữu nhóm đảo
Song Tử.
Ngày 11/4/1933, chiếm hữu đảo Loại
Ta.
Ngày 12/4/1933, chiếm hữu đảo Thị Tứ.
Theo Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á
của Sở nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Tế Nam (Trung Quốc), kỳ I/2011,
riêng năm 1933, Pháp chiếm 9 đảo ở Trường Sa.
Pháp thực thi quyền bảo hộ
Công báo của Cộng hòa Pháp ngày
26/7/1933 cho biết các đơn vị hải quân Pháp đã chiếm đóng một số hòn đảo thuộc
Trường Sa. Và trong các thư của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương ngày 24/8 và 14/9/1933
đã thông báo việc sáp nhập các đảo và đảo nhỏ thuộc nhóm Trường Sa hay Bão Tố.
Ngày 21/12/1933, Thống đốc Nam Kỳ ra
Nghị định xác định đảo có tên là Spratly và các đảo nhỏ Caye d’Amboine (An
Bang), Itu-Aba (Ba Bình), cụm Song Tử, Loại ta và Thị Tứ phụ thuộc vào đảo đó,
nằm ở Biển Đông được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa.
Ngày 15/6/1938, Pháp xây dựng xong
trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa.
Trước và trong Chiến tranh Thái Bình
Dương 1941-1945, Nhật Bản chiếm đóng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm cứ
điểm tiến đánh các thuộc địa của Anh, Pháp và Mỹ ở Đông Nam Á và kiểm soát các
con đường biển ngang qua Biển Đông. Tại Hiệp ước San Francisco ngày 8/9/1951,
Nhật Bản đã từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách trên quần đảo Trường Sa cũng
như Hoàng Sa và chính quyền thuộc địa Pháp và chính quyền Bảo Đại đã tái thiết
lập sự kiểm soát trên các quần đảo này.
Theo Hiệp định ngày 8/3/1949, Pháp
chính thức chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa và Côn Đảo cho chính
phủ Quốc gia Liên hiệp Việt Nam của Bảo Đại. Nhưng theo bức thư đề ngày
16/6/1955 kể trên của Cao ủy Pháp tại Đông Dương, P. Jacquot, Pháp vẫn “dành
cho mình các quyền trên quần đảo Trường Sa”. Khi Pháp rút khỏi Đông Dương,
chính quyền Sài Gòn đã tiếp quản các đảo thuộc các quần đảo Trường Sa cũng như
Hoàng Sa./.
No comments:
Post a Comment