19.10.2012
Bầu cử tổng thống ở Mỹ có ba đặc điểm
nổi bật: minh bạch, kéo
dài và vô cùng tốn kém. Chuyện minh bạch
thì đã rõ: các đảng phái tha hồ bới móc nhau; giới truyền thông cũng vào
cuộc săm soi từng li từng tí, từ chuyện đời tư đến sự nghiệp và chính sách,
không những chỉ trong thời gian tranh cử mà có khi mấy chục năm trước đó nữa.
Từng chuyện tình nhăng nhít thời trẻ, từng bài phát biểu đây đó, từng lá phiếu
bầu trong Quốc Hội hay lúc nắm giữ vai trò nào đó trong chính quyền cấp tiểu
bang…Tất cả đều được phanh phui. Dài: Ở các nước khác, các cuộc tranh cử thường kéo dài một tháng,
hay nhiều lắm, hai ba tháng; ở Mỹ, gần như cả năm. Và cuối cùng, tốn kém: Ví dụ, trong cuộc tranh cử tổng thống năm
2008, tổng chi phí của các đảng phái và ứng cử viên độc lập lên đến khoảng 2.4
tỉ; riêng hai ứng cử viên chính, Barack Obama và John McCain, ngốn hết trên một
tỉ (Obama: 730 triệu và McCain: 333 triệu).
Số tiền ấy từ đâu ra?
Từ ba nguồn chính: Một, từ tiền túi (chủ yếu với các ứng cử viên giàu có); hai, từ các hoạt động kinh tài của đảng mà họ đại diện; và ba, từ sự quyên góp. Thuộc loại thứ ba, người ta chia thành hai nhóm: những người đóng góp nhỏ (dưới 200 đô la) và những người đóng góp lớn (trên 200 đô la).
Trong ba nguồn tài chính trên, nguồn thứ ba, từ sự quyên góp, có vị trí quan trọng nhất. Có thể nói, một cách đơn giản, một ứng cử viên giỏi, trước hết, phải là một người quyên góp giỏi. Thứ nhất, đó cũng là một phần trong kỹ năng chính trị của một người lãnh đạo: thuyết phục và chinh phục quần chúng; thứ hai, một phần trong khả năng tổ chức mạng lưới những người phục vụ cho mình và cho nhóm của mình. Thứ hai, đó là điều kiện thiết yếu để tiến hành vận động tranh cử vốn đòi hỏi rất nhiều tiền: tiền lương cho nhân viên, tiền di chuyển, và đặc biệt, tiền quảng cáo.
Cho đến nay, người được xem là có khả năng quyên góp (từ quần chúng) giỏi nhất là Barack Obama. Chỉ riêng tháng 9 vừa qua, số tiền ông quyên góp được lên đến 181 triệu Mỹ kim. Đó chưa phải là kỷ lục. Cách đây bốn năm, tháng 9 năm 2008, trong cuộc tranh cử đầu tiên, ông quyên góp được 193 triệu.
Điều khiến tôi chú ý nhất không phải là tổng số tiền quyên góp được. Mà là số người hiến tặng. Các bản tin báo chí cho biết số tiền 181 triệu đô la quyên góp được trong tháng 9 vừa qua là do sự hiến tặng của 1.825.813 người trên khắp nước Mỹ. Đó chỉ là trong một tháng. Tổng cộng, trong năm 2012 này, có trên 10 triệu người tặng một số tiền lên đến một tỉ đô la cho cuộc tranh cử của ông Obama.
Rất nhiều người trong con số 10 triệu ấy không phải là những người giàu có. Nhiều người nghèo nữa là khác: Có thể họ là những công nhân khá lam lũ hoặc là những người thất nghiệp sống bằng trợ cấp xã hội hoặc bằng số tiền mình tự dành dụm được. Mà số tiền họ đóng góp cũng không cần nhiều. Theo quy định, tối thiểu là 8 đô la. Khá giả, người ta có thể tặng nhiều hơn. Còn không thì 8 hay 10 đô la. Vậy thôi.
Vấn đề là: Tại sao những người dân bình thường, thậm chí, nghèo khó ấy, lại sốt sắng hiến tặng tiền bạc, dù là ít ỏi, của mình để người khác lên làm… tổng thống, chức vụ được xem là quyền uy nhất không những của nước Mỹ mà còn của thế giới nói chung?
Câu trả lời, rất đơn giản, là:
Thứ nhất, họ đang tranh đấu cho chính quyền lợi của họ. Mỗi ứng cử viên có những chính sách riêng liên quan đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ xã hội, giáo dục đến kinh tế, thương mại và quốc phòng. Mỗi chính sách sẽ có những tác động cụ thể đến từng thành phần trong xã hội. Một ứng cử viên chủ trương cắt giảm các trợ cấp xã hội, nếu thắng cử và lên làm tổng thống, hẳn sẽ ảnh hưởng không ít đến đời sống của những người thất nghiệp hay nghèo khổ.
Thứ hai, ngoài quyền lợi, còn có vấn đề lý tưởng: Người ta ủng hộ một ứng cử viên, thật ra, là ủng hộ cho chính lý tưởng mà mình mong ước. Lý tưởng ấy có thể là sự công bằng trong xã hội nhưng cũng có thể là sức mạnh của nước Mỹ trên bàn cờ chính trị thế giới.
Nhưng lý do cuối cùng này là quan trọng nhất: người ta đóng góp vì người ta xem đó là bổn phận của một công dân. Ở mỗi người như có một cái gì thôi thúc tham gia. Người thì đóng góp tiền bạc. Người thì bỏ công sức vận động cho ứng cử viên mình ái mộ bằng cách hoặc đến từng nhà, từng nhà bỏ các tờ rơi vào thùng thư hoặc điện thoại đến từng người, từng người để thuyết phục họ bỏ phiếu cho phe mình. Đằng sau ứng cử viên nào cũng có cả hàng triệu người làm việc tự nguyện như vậy. Người ta hiểu một điều: Tự do không được cho không.
Số tiền ấy từ đâu ra?
Từ ba nguồn chính: Một, từ tiền túi (chủ yếu với các ứng cử viên giàu có); hai, từ các hoạt động kinh tài của đảng mà họ đại diện; và ba, từ sự quyên góp. Thuộc loại thứ ba, người ta chia thành hai nhóm: những người đóng góp nhỏ (dưới 200 đô la) và những người đóng góp lớn (trên 200 đô la).
Trong ba nguồn tài chính trên, nguồn thứ ba, từ sự quyên góp, có vị trí quan trọng nhất. Có thể nói, một cách đơn giản, một ứng cử viên giỏi, trước hết, phải là một người quyên góp giỏi. Thứ nhất, đó cũng là một phần trong kỹ năng chính trị của một người lãnh đạo: thuyết phục và chinh phục quần chúng; thứ hai, một phần trong khả năng tổ chức mạng lưới những người phục vụ cho mình và cho nhóm của mình. Thứ hai, đó là điều kiện thiết yếu để tiến hành vận động tranh cử vốn đòi hỏi rất nhiều tiền: tiền lương cho nhân viên, tiền di chuyển, và đặc biệt, tiền quảng cáo.
Cho đến nay, người được xem là có khả năng quyên góp (từ quần chúng) giỏi nhất là Barack Obama. Chỉ riêng tháng 9 vừa qua, số tiền ông quyên góp được lên đến 181 triệu Mỹ kim. Đó chưa phải là kỷ lục. Cách đây bốn năm, tháng 9 năm 2008, trong cuộc tranh cử đầu tiên, ông quyên góp được 193 triệu.
Điều khiến tôi chú ý nhất không phải là tổng số tiền quyên góp được. Mà là số người hiến tặng. Các bản tin báo chí cho biết số tiền 181 triệu đô la quyên góp được trong tháng 9 vừa qua là do sự hiến tặng của 1.825.813 người trên khắp nước Mỹ. Đó chỉ là trong một tháng. Tổng cộng, trong năm 2012 này, có trên 10 triệu người tặng một số tiền lên đến một tỉ đô la cho cuộc tranh cử của ông Obama.
Rất nhiều người trong con số 10 triệu ấy không phải là những người giàu có. Nhiều người nghèo nữa là khác: Có thể họ là những công nhân khá lam lũ hoặc là những người thất nghiệp sống bằng trợ cấp xã hội hoặc bằng số tiền mình tự dành dụm được. Mà số tiền họ đóng góp cũng không cần nhiều. Theo quy định, tối thiểu là 8 đô la. Khá giả, người ta có thể tặng nhiều hơn. Còn không thì 8 hay 10 đô la. Vậy thôi.
Vấn đề là: Tại sao những người dân bình thường, thậm chí, nghèo khó ấy, lại sốt sắng hiến tặng tiền bạc, dù là ít ỏi, của mình để người khác lên làm… tổng thống, chức vụ được xem là quyền uy nhất không những của nước Mỹ mà còn của thế giới nói chung?
Câu trả lời, rất đơn giản, là:
Thứ nhất, họ đang tranh đấu cho chính quyền lợi của họ. Mỗi ứng cử viên có những chính sách riêng liên quan đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống, từ xã hội, giáo dục đến kinh tế, thương mại và quốc phòng. Mỗi chính sách sẽ có những tác động cụ thể đến từng thành phần trong xã hội. Một ứng cử viên chủ trương cắt giảm các trợ cấp xã hội, nếu thắng cử và lên làm tổng thống, hẳn sẽ ảnh hưởng không ít đến đời sống của những người thất nghiệp hay nghèo khổ.
Thứ hai, ngoài quyền lợi, còn có vấn đề lý tưởng: Người ta ủng hộ một ứng cử viên, thật ra, là ủng hộ cho chính lý tưởng mà mình mong ước. Lý tưởng ấy có thể là sự công bằng trong xã hội nhưng cũng có thể là sức mạnh của nước Mỹ trên bàn cờ chính trị thế giới.
Nhưng lý do cuối cùng này là quan trọng nhất: người ta đóng góp vì người ta xem đó là bổn phận của một công dân. Ở mỗi người như có một cái gì thôi thúc tham gia. Người thì đóng góp tiền bạc. Người thì bỏ công sức vận động cho ứng cử viên mình ái mộ bằng cách hoặc đến từng nhà, từng nhà bỏ các tờ rơi vào thùng thư hoặc điện thoại đến từng người, từng người để thuyết phục họ bỏ phiếu cho phe mình. Đằng sau ứng cử viên nào cũng có cả hàng triệu người làm việc tự nguyện như vậy. Người ta hiểu một điều: Tự do không được cho không.
Nhiều nhà nghiên cứu cho yếu tố chính để duy trì nền dân chủ ở Mỹ không
phải chỉ là cơ chế hay thiết chế mà, trước hết, chính là thái độ tích cực của
quần chúng Mỹ trong các sinh hoạt chính trị như thế.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment