Trọng Nghĩa – RFI
Thứ năm 04 Tháng Mười 2012
Vào lúc các vùng biển quanh Trung Quốc có dấu hiệu căng thẳng hẳn lên vì tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và các lân bang, mà gần đây nhất là tranh chấp Nhật Trung về quần đảo Senkaku, với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã kín đáo cho triển khai một hạm đội hùng hậu khác thường gần các khu vực tranh chấp. Giới chỉ huy Hải quân Mỹ khẳng định đó chỉ là những hoạt động bình thường, nhưng nhiều nhà phân tích xem đây là tín hiệu gởi đến các bên tranh chấp.
Theo tạp chí Mỹ Time
ngày 30/09/2012, Hải quân Mỹ đã xác nhận rằng hạm đội tác chiến của hàng không mẫu hạm USS George Washington đã bắt đầu đến hoạt động ở biển Hoa Đông, gần khu vực quần đảo đang có tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Trong cùng một thời điểm, tàu sân bay USS
John C. Stennis cùng toàn bộ các chiến hạm hỗ trợ cũng hiện diện xa hơn một chút ở phía Nam, tại vùng Biển Đông. Mỗi độiđội tàu sân bay này đều có hơn 80 chiến đấu cơ, các tuần dương hạm được trang bị tên lửa, khu trục hạm, tàu ngầm và tàu tiếp liệu.
Khoảng 22.00 lính thủy quân lục chiến cũng đã được đưa lên tàu chở trực thăng loại lớn USS Bonhomme Richard và hai tàu hộ tống trực chỉ vùng biển Philippines để chuẩn bị tham gia một cuộc tập trận chung, kể cả tại vùng Palawan nhìn thẳng ra Biển Đông. Đơn vị thủy quân lục chiến này cũng được trang
bị hùng hậu với các phương tiện cơ giới lội nước, pháo, trực thăng và phi cơ phản lực tiêm kích Harrier.
Mặc dù phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định rằng các hoạt động trên của Hải quân Hoa Kỳ không gắn với bất kỳ sự kiện cụ thể nào, nhưng tất cả các chuyên gia phân tích đều ghi nhận tính chất khác
thường của việc tập trung một hạm đội hùng hậu như vậy trong một khu vực không lấy gì là bao la rộng lớn.
Báo chí Đài
Loan ngày 03/10/2012 không tránh khỏi so sánh cuộc triển khai này với những gì xảy ra vào năm 1996, khi
nước này chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên. Khi ấy, Trung Quốc đã thị uy, cho bắn tên lửa gần bờ biển của Đài Loan để cảnh cáo xu hướng đòi độc lập đang có triển vọng thắng thế.
Trong cuộc khủng hoảng đó, Hoa Kỳ đã cử hai nhóm tàu sân bay tác chiến qua vùng Tây Thái Bình Dương, một sự tập trung lực lượng từng được cho là quy mô nhất từ thời kết thúc chiến tranh Việt Nam cho đến lúc ấy. Thế nhưng, lực lượng đó vẫn còn nhỏ hơn so với cuộc triển khai hạm đội lần này nếu tính về tỷ lệ hỏa lực tập trung trên một diện tích.
Dụng tâm của Hoa Kỳ khi quyết định như trên là gì ? Theo báo chí Đài Loan, rõ ràng là Mỹ muốn gây áp lực tâm lý trên Trung Quốc vào lúc Bắc Kinh đang gây căng thẳng trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Báo chí Hàn Quốc thì nhìn rộng hơn, cho là Washington muốn bắn tín hiệu đến cả hai phía Bắc Kinh và Tokyo, yêu cầu cả hai nước đừng làm cho tình căng thẳng hơn nữa.
Dù dụng tâm như thế nào chăng nữa, thì hành động tích cực của Mỹ được cho là có tác dụng trấn an các nước nhỏ trong vùng Đông Nam Á, đang rất cần đến sự hiện diện của Hoa Kỳ để cản bớt xu hướng ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh về mặt áp đặt đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
------------------------------------------
BBC
Cập nhật: 13:25 GMT - thứ sáu, 5 tháng 10, 2012
Hai nhóm chiến
hạm lớn vừa được Hoa Kỳ triển khai để ‘tuần tra’ khu vực Tây Thái
Bình Dương, gây ra tranh luận trên truyền thông Trung Quốc giữa lúc căng
thẳng tại Biển Hoa Đông lên cao.
Thông tin được
Hải quân Mỹ đưa ra từ Yokosuka, Nhật Bản cuối tháng 9 cho hay hai nhóm
công kích (strike groups) gồm hàng không mẫu hạm USS George Washington,
USS John C. Stennis và nhiều tàu mang hỏa tiễn định vị như USS Cowpens
đang tuần tra tại vùng Tây Thái Bình Dương.
Hôm 30/9, Hải
quân Hoa Kỳ xác nhận nhưng không nói rõ về chi tiết của đợt tuần tra
này cũng như thời gian diễn ra các hoạt động của họ là bao lâu.
Tuy thế, các
trang mạng của Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đã trích tạp chí
Time của Hoa Kỳ để cho rằng hoạt động mới nhất này của Hoa Kỳ có
liên quan đến căng thẳng ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Một số bản
tin trong vùng nói tàu USS Washington đã hoặc đang đi vào khu vực Biển
Hoa Đông còn tàu USS Stennis đi vào vùng Biển Đông mà các bản tin
tiếng Anh gọi là Biển Nam Trung Hoa.
Hôm 2/10 vừa
qua, kênh truyền hình CCTV-4 của Trung Quốc đã dành 30 phút để thảo
luận chuyện họ nói là “Hoa Kỳ triển khai hai tổ hợp tác chiến gồm
hàng không mẫu hạm vào biển Nam Hải và Hoa Đông”.
Giành thế
thượng phong
Chương trình
‘Trọng tâm trong ngày’ (Focus Today – Jin Ri Guan Zhu) đăng lời các nhà
quan sát Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ “chuẩn bị cách giải quyết xung
đột gia tăng” bằng cách điều không chỉ hai hàng không mẫu hạm và cả
các đơn vị thủy quân lục chiến cùng tàu thân cạn vào Tây Thái Bình
Dương.
Các nhà quan
sát Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ muốn “có thế thượng phong” trên biển
và trên không cũng như muốn đảm bảo thành công khi đổ bộ và chiếm
đóng.
Họ còn tin
rằng Hoa Kỳ đang “hỗ trợ cho Nhật Bản” và nói Trung Quốc “cần cảnh
giác nếu Nhật tấn công lén lút với sự hỗ trợ quân sự của Mỹ”, theo
CCTV-4.
Bản tin của Hải quân Hoa Kỳ đăng tải trên mạng
Internet thì nói hai nhóm tác chiến đi tuần tra để “sẵn sàng hộ vệ
và bảo vệ quyền lợi hàng hải chung của Hoa Kỳ, các đồng minh và
đối tác”.
Thuyền trưởng
tàu USS George Washington, Greg Fenton phát biểu rằng ông “có vinh dự và
cơ hội được chỉ huy hoạt động trong khu vực năng động và cốt yếu
hàng đầu thế giới”.
Ông cũng nói
mục tiêu của đợt tuần tra là “tiếp tục thúc đẩy hòa bình, hợp tác
và ổn định trong khu vực,”
"Mọi quốc
gia trong vùng đều có quyền lợi trong việc đảm bảo ổn định và tự do
hàng hải"
“Chúng tôi
muốn đạt mục tiêu này bằng cách liên tục tập luyện và giao lưu với
các đối tác và đồng minh trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương, cả song
phương và đa phương, nhằm cải thiện năng lực phối hợp và sẵn sàng
ứng phó chung trước mọi khủng hoảng do con người hay thiên nhiên gây
ra.”
Ngoài ra, tin
từ Hoa Kỳ cũng nói khu trục hạm có hỏa tiễn định vị, tàu George
Washington CSG tham gia tuần tra lần này, đã hoàn tất cuộc tập trận
Lá Chắn Anh Dũng (Valiant Shield) năm 2012 ở vùng Guam.
Chuẩn đô đốc
Chuck Gaouette của một khu trục hạm có hỏa tiễn định vị cùng tuần
tra đợt này, tàu John C. Stennis CSG thì xác nhận rằng tại khu vực
hiện “đang có những thách thức đặc thù”.
Ông nhấn mạnh
rằng “Mọi quốc gia trong vùng đều có quyền lợi trong việc đảm bảo
ổn định và tự do hàng hải”.
Hạm đội 7 của
Hoa Kỳ được lập ra 69 năm trước và có nhiệm vụ ứng phó với các
tình huống khác nhau ở cả vùng Châu Á – Thái Bình Dương qua hoạt
động tác chiến cũng như thực hiện các sứ vụ nhân đạo.
Tuy không đáp
lại trực tiếp các bình luận báo chí, hôm 3/10, Thứ trưởng Quốc
phòng Hoa Kỳ, Ashton Carter nói tại Washington rằng chiến lược 'chuyển
trọng tâm' về quân sự sang Châu Á - Thái Bình Dương chỉ có mục tiêu
đảm bảo "sự thịnh vượng trong khu vực".
Nói với cử
tọa tại Viện nghiên cứu quốc tế Woodrow Wilson, ông cho rằng chiến
lược mới không phải nhằm vào Trung Quốc hay nước nào khác, mà vì
"toàn bộ hòa bình trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương".
Dư luận trong
vùng và trên thế giới ngày càng chú ý tới những căng thẳng bùng nổ
quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư đảo trong khi tranh chấp chủ quyền ở
Biển Đông giữa Trung Quốc với hai nước Asean là Việt Nam và Philippines
từ mấy năm qua vẫn không giảm đi.
--------------------------------------------
Xem thêm :
No comments:
Post a Comment