10-10-2012
Trong những ngày gần đây, cộng đồng mạng
xôn xao bàn tán về hai sự kiện hoàn toàn tương phản: một bên là thái độ và
chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những cá nhân và tổ chức bất đồng
chính kiến, qua bản án thật nặng nề giành cho ba bloggers Điếu Cày, Tạ Phong
Tần và AnhBaSaigon, với tổng số năm tù lên đến 26 năm! Và bên kia là giải
thưởng Hòa Giải cao quý của Viện Trần Nhân Tông, do ông Nguyễn Anh
Tuấn cựu chủ nhiệm báo điện tử TuanVietNam.net khởi xướng, trao tặng
cho Tổng Thống Miến Điện ông Thein Sein và thủ lãnh đối lập là bà Aung San Suu
Kyi vào ngày 21-09-2012.
Trong lúc những người đang mong mỏi dân chủ,
tự do cho Việt Nam hết sức phẫn nộ trước những bản án vô lý giành cho ba
bloggers nói trên thì một số người đã nhìn vào tổ chức Trần Nhân Tông Academy
như một tia hy vọng, mong rằng tổ chức này với tinh thần hòa giải trong yêu
thương sẽ có những hành động bênh vực và ủng hộ cho những nhà đấu tranh dân
chủ, cho những người bất đồng chính kiến đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt
Nam trù dập, quản chế hoặc cầm tù. Họ mong rằng những giáo sư, tiến sĩ, những
chính khách hàng đầu trên thế giới đang là ủy viên hoặc cố vấn của Viện sẽ hết
lòng quảng bá cho tinh thần hòa giải trong tôn trọng và yêu thương, với mục
đích hướng đến sự hòa giải thật sự giữa nhà cầm quyền Việt Nam và hàng triệu
nạn nhân của họ trong suốt mấy chục năm qua.
Cũng trong tinh thần đó, một số thành viên
của trang mạng lề trái X-Cafevn.org, đã cùng nhau nghiên cứu tìm hiểu về giải
thưởng này, cùng những nhân vật liên quan đến học viện. Điều bất ngờ là sau
nhiều ngày tìm hiểu, đọc và nghiên cứu những thông tin đăng tải trên trang mạng
chính thức của học viện trannhantong.net
cũng như trên Youtube, một số chi tiết đã khiến cho người ta phải đặt nghi vấn
về mức độ trung thực của tổ chức Trần Nhân Tông Academy.
Nổi bật nhất là việc mặc dù ông Thein Sein
và bà Aung San Suu Kyi không hề có mặt trong buổi lễ trao giải thưởng, nhưng
ban biên tập của www.trannhantong.net
vẫn cho đăng tải những bài viết, video clip và hình ảnh chắp nối từ những nguồn
hoàn toàn không dính dáng gì đến giải thưởng Hòa Giải Trần Nhân Tông. Phải
chăng là với mục đích muốn dẫn dắt độc giả tin tưởng rằng đã có một buổi lễ
trao giải tận tay cho hai nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Miến Điện, nhằm
tạo uy tín, dù giả dối, cho Trần Nhân Tông Academy và những người đứng sau lưng
học viện?
Những thông tin lập lờ đánh lận con đen này
đã khiến cho nhiều người nhầm lẫn, trong đó có ông Bùi Tín khi ông viết bài mô
tả buổi lễ trao giải hoành tráng tại trường đại học Harvard (Hoa Kỳ) mà Danlambao đã có đăng tải tại đây.
(Sau đó ông Bùi Tín cũng đã viết bài đính chính - ghi chú của DLB)
(Sau đó ông Bùi Tín cũng đã viết bài đính chính - ghi chú của DLB)
Bài viết của Lan Anh đăng vào ngày
22-09-2012 mang tựa đề "Tổng thống Myanmar, ông U Thein Sein và bà
Aung San Suu Kyi được trao tặng giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải" có đăng
hai tấm hình của ông Thein Sein và bà Âung San Suu Kyi với lời chú thích:
khiến cho người đọc tưởng rằng đây là hình chụp trong buổi lễ trao giải ngày 21-09-2012 tại trường đại học Harvard.
Nhưng trên thực tế, hai tấm hình này đã
được "ăn cắp" về từ những trang mạng khác mà chủ nhân thực sự của nó
không hề được nhắc đến.
Tấm hình của ông Thein Sein là do phóng
viên Hoang Dinh Nam của AFP (American Free Press)
chụp:
từ nguồn dẫn: www.abc.net.au
Còn tấm hình của bà Aung San Suu Kyi là do
phóng viên Khin Maung Win của Associated Press chụp vào ngày 02-04-2012 khi bà
trò chuyện cùng ủng hộ viên của bà tại Yangon, Miến Điện. Tấm hình gốc này đã
được đăng trên trang báo điện tử SFGates vào ngày 06-04-2012:
Nguồn dẫn: www.sfgate.com
Việc sử dụng hình ảnh của người khác mà
không ghi nguồn là vi phạm luật bản quyền và có thể bị kiện ra tòa. Bên cạnh đó
việc sử dụng hình ảnh từ những sự kiện hoàn toàn không liên quan để lập lờ đánh
lừa người đọc, là biểu hiện cung cách làm việc không trung thực, rất không nên
có của một tổ chức tầm cỡ quốc tế đang hết lòng phổ biến sự thật minh bạch như
Trần Nhân Tông Academy.
Ngay cả ban biên tập của trang mạng
Deerparkmonastery.org, một chi nhánh của Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh,
cũng có thể đã bị lầm nên mới đăng tải lá thư gửi đến chúc mừng ông Thein Sein
và bà Aung San Suu Kyi của Thiền sư (viết trên bưu phẩm có in phù hiệu của tổ
chức Trân Nhân Tông) cùng với lời ghi chú "Mời bấm vào dưới đây để xem
hình 2 vị đã nhận giải thưởng".
Nguồn dẫn: deerparkmonastery.org
Theo đường link sẽ dẫn đến bài của Lan Anh
và hai bức hình nêu trên. Có nguồn tin cho biết Lan Anh là con gái của ông
Nguyễn Anh Tuấn?
Không biết sau khi ban biên tập của trannhantong.org biết
đến việc này thì liệu họ sẽ xử trí ra sao? Sẽ tháo 2 tấm hình đó xuống và xin
lỗi? Hay sẽ đính chính rằng "hình chỉ mang tính minh họa"?
Sự kiện này khiến ta không thể không nhớ
đến việc chị Trần Khải Thanh Thủy cũng từng bị báo chí của nhà nước Việt Nam vu
khống là chị đã đánh bể đầu anh Mạnh nào đó, bằng tấm hình chụp từ 4 năm trước.
Không biết đây chỉ là sự trùng hợp tình cờ hay là những người viết bài này đã
được đào tạo từ cùng một trường lớp?
Có lẽ chúng ta còn phải theo dõi thêm một
thời gian nữa mới có câu trả lời xác đáng.
---------------------------------------------------
08.10.2012
Vừa qua, theo
nguồn tin trên mạng của Đại Học Trân Nhân Tông thuộc Đại học Harvard – Hoa Kỳ,
tôi có viết bài về lễ trao Giải thưởng Hòa Giải Trần
Nhân Tông cho bà Aung San Syu Kyi và ông Thein Sein tại trụ
sở Đại học Harvard ngày thứ sáu 21-9 vừa qua. Ngay sau đó có bạn
trong và ngoài nước cho biết tin này có một số nội dung sai, không có thật, cần
cải chính để thông tin không bị nhiễu loạn.
Sự thật là Đại học Harvard có thư mời 2 nhân vật trên đây đến trao giải thưởng, nhưng đến giáp ngày, 2 nhân vật trên đây đã trả lời là «do chương trình hoạt động bận rộn nên không đến dự được». Do đó không có việc trao giải thưởng. Tuy nhiên việc vắng mặt như trên không được ban tổ chức công bố trên mạng, không cải chính bài thông tin trước đó đã được viết sẵn, nên đã gây hiểu lầm cho những người không có mặt trong buổi lễ. Tôi đã hiểu lầm, không kiểm chứng kỹ, nên đã đưa tin sai. Tôi xin đính chính và xin lỗi bạn đọc về khuyết điểm này, xin các bạn thứ lỗi.
Ngay sau khi đưa tin trên, tôi chờ Harvard công bố ảnh về buổi lễ và phát biểu của 2 vị nhận giải - nếu có - mà không thấy, tôi cảm thấy có sự gì khác thường đã xảy ra.
Sự thật là buổi lễ vẫn được tổ chức chiều thứ sáu 21/9 tại Harvard Faculty Club, nội dung là giới thiệu về Đại Học Trần Nhân Tông, về Giải thưởng Hòa Giải Trân Nhân Tông, công bố chính thức về Giải đầu tiên năm 2012 được quyết định trao cho 2 chính khách Miến Điện nói trên. Vì 2 vị không có mặt nên không có việc trao Giải tại buổi lễ này.
Sự thật là có chừng hơn mươi người Việt Nam hoặc người Mỹ gốc Việt có mặt trong buổi họp, có các ông Ngô Vĩnh Long, Tạ Văn Tài, Trần Ngọc Vương, Lê Mạnh Thát, Nguyễn Anh Tuấn…Ông Trần Ngọc Vương trình bày một bản nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của vua Trần Nhân Tông. Một vài tờ báo trong nước có nói qua đến buổi lễ này, đó là báo mạng VN Net và báo tỉnh Quảng Ninh.
Nhân đây tôi đã tìm hiểu thêm về sự kiện trên đây, có một số điểm chưa thật thông suốt giữa những người trong cuộc, cần tìm hiểu rõ thêm, xin trao đổi để rộng đường dư luận.
Tại Đại Học Harvard, giáo sư Thomas Patterson, cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam, là người hăng hái nghiên cứu về Trần Nhân Tông, ông từng đến thăm vùng Yên Tử - Quảng Ninh, hiện là Chủ tịch của uỷ ban trao giải hàng năm của Giải thưởng Hòa Giải Trần Nhân Tông. Tuy nhiên nhiều trí thức ngoài nước, và cả một số nhà sử học trong nước cũng không đồng tình với chính kiến của ông nhiều lần nhận xét rằng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một nhà lãnh đạo lớn, đức độ và tài năng như vua Trần.
Ý kiến của ông không những không được chia sẻ, còn bị phê phán là sai lầm, làm giảm giá trị của Giải thưởng.
Đại học Harvard muốn mời một nhà tu hành có uy tín của đạo Phật đến trao giải thưởng này cho 2 chính khách Miến Điện, và họ đã chọn ông Thích Nhất Hạnh. Nhưng được biết từ nước Pháp ông Thích Hạnh đã nhũn nhặn từ chối, và có gửi lời chào mừng.
Một dấu hỏi lớn là công luận chưa biết thật rõ chính kiến của 2 vị chính khách Miến Điện được giải đối với giải thưởng này ra sao, đây là điều mấu chốt. Theo tôi nghĩ, bà Aung San Syu Kyi và ông Thein Sein rất thông minh, bén nhạy, đã có được những thông tin khá chuẩn xác, nên tỏ ra rất thận trọng. Nếu thật mặn mà với Giải Trần Nhân Tông, 2 vị tất có thể thu xếp để đến dự khi giao thông rất thuận lợi, Washington DC, New York và Boston gần nhau, cùng ở bờ biển phía Đông Hoa Kỳ.
Nhân vật hoạt động có vẻ hăng hái đặc biệt trong vụ này là ông Nguyễn Anh Tuấn, từng học ở Harvard, về nước làm tổng biên tập của mạng Viet Nam – Net, thuộc tổng công ty Bưu chính - Viễn thông trong bộ Thông tin Truyền thông ở Hà Nội trong hơn 10 năm, nay trở lại Đại học Harvard, được dư luận một số người Việt hải ngoại coi là viên chức của đảng CS hoạt động ở hải ngoại theo tinh thần của nghị quyết 36. Ông Tuấn từng tháp tùng thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa kỳ cách đây 7 năm. Ông Tuấn hiện đảm nhận việc hình thành trường đại học Trần Nhân Tông - Trần Nhân Tông Academy thuộc Đại học Harvard, dựng lên Thư viện Trần Nhân Tông, còn lo việc dựng tượng Trần Nhân Tông rất lớn bằng đồng tại Đại học Trần Nhân Tông / Harvard, qua quyên góp xã hội và hỗ trợ của nhà nước Việt Nam. Ông là người đứng ra tổ chức buổi gặp ngày 21 vừa qua.
Chính hoạt động năng nổ của ông Tuấn làm cho bà con ta nghi ngại. Phải chăng đây là một mưu đồ xâm nhập cộng đồng, xâm nhập nước Mỹ bằng con đường văn hóa – tín ngưỡng – giáo dục, như kiểu thâm nhập của Bắc Kinh bằng các Viện Khổng Tử.
Được biết nhà nghiên cứu Việt Phương ở trong nước đã được mời sang nói chuyện về tư tưởng của vua Trần Nhân Tông tại Harvard vào năm 2011. Và ông T. Patterson đã có lần mời cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An vào ủy ban xét giải thưởng Trần Nhân Tông, nhưng chưa được trả lời chính thức.
Trong nước còn nghi ngại, cả về phía anh chị em dân chủ và cả về phía chính quyền độc đảng kỵ tôn giáo, đối với sáng kiến Giải thưởng Trần Nhân Tông trên đây vì đằng sau đó là 2 lập trường đối lập.
Về phía đảng và chính quyền cho rằng Việt Nam đã thực hiện thống nhất đất nước, mang lại hoà bình và hòa giải dân tộc trọn vẹn, Bắc Nam một nhà, hòa nhập với thế giới, các việc làm trên đây sẽ mang lại uy tín chính trị cho Việt Nam trên con đường đổi mới và hòa nhập. Nhưng họ lại lo ngại rằng gương sáng hòa giải ở Miến Điện đã và đang phơi bày thêm chính sách đàn áp đối lập ở Việt Nam, làm cho bộ mặt của đảng CS và nhà nước có nguy cơ thêm khó coi. Do đó ở trong nước họ không dám thực hiện việc đưa tin và bàn luận rộng rãi.
Về phía các trí thức dân tộc, các chiến sỹ dân chủ, nhiều người cho rằng trong công luận Mỹ vẫn chưa hiểu thật rõ tình hình Việt Nam, còn tồn tại dư âm của phong trào tuyên truyền phản chiến trong thời chiến tranh, chưa phân biệt được đúng sai, phải trái, dễ bị các công cụ tuyên truyền CS thâm nhập. Đây chỉ là một mưu đồ thâm hiểm chính quyền độc đoán lợi dụng hòng để tuyên truyền có lợi cho họ, mọi người cần tỉnh táo tìm hiểu sự thật, nói lên sự thật, chỉ ra những kẻ cơ hội và có thái độ thích đáng.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Sự thật là Đại học Harvard có thư mời 2 nhân vật trên đây đến trao giải thưởng, nhưng đến giáp ngày, 2 nhân vật trên đây đã trả lời là «do chương trình hoạt động bận rộn nên không đến dự được». Do đó không có việc trao giải thưởng. Tuy nhiên việc vắng mặt như trên không được ban tổ chức công bố trên mạng, không cải chính bài thông tin trước đó đã được viết sẵn, nên đã gây hiểu lầm cho những người không có mặt trong buổi lễ. Tôi đã hiểu lầm, không kiểm chứng kỹ, nên đã đưa tin sai. Tôi xin đính chính và xin lỗi bạn đọc về khuyết điểm này, xin các bạn thứ lỗi.
Ngay sau khi đưa tin trên, tôi chờ Harvard công bố ảnh về buổi lễ và phát biểu của 2 vị nhận giải - nếu có - mà không thấy, tôi cảm thấy có sự gì khác thường đã xảy ra.
Sự thật là buổi lễ vẫn được tổ chức chiều thứ sáu 21/9 tại Harvard Faculty Club, nội dung là giới thiệu về Đại Học Trần Nhân Tông, về Giải thưởng Hòa Giải Trân Nhân Tông, công bố chính thức về Giải đầu tiên năm 2012 được quyết định trao cho 2 chính khách Miến Điện nói trên. Vì 2 vị không có mặt nên không có việc trao Giải tại buổi lễ này.
Sự thật là có chừng hơn mươi người Việt Nam hoặc người Mỹ gốc Việt có mặt trong buổi họp, có các ông Ngô Vĩnh Long, Tạ Văn Tài, Trần Ngọc Vương, Lê Mạnh Thát, Nguyễn Anh Tuấn…Ông Trần Ngọc Vương trình bày một bản nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, tư tưởng của vua Trần Nhân Tông. Một vài tờ báo trong nước có nói qua đến buổi lễ này, đó là báo mạng VN Net và báo tỉnh Quảng Ninh.
Nhân đây tôi đã tìm hiểu thêm về sự kiện trên đây, có một số điểm chưa thật thông suốt giữa những người trong cuộc, cần tìm hiểu rõ thêm, xin trao đổi để rộng đường dư luận.
Tại Đại Học Harvard, giáo sư Thomas Patterson, cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam, là người hăng hái nghiên cứu về Trần Nhân Tông, ông từng đến thăm vùng Yên Tử - Quảng Ninh, hiện là Chủ tịch của uỷ ban trao giải hàng năm của Giải thưởng Hòa Giải Trần Nhân Tông. Tuy nhiên nhiều trí thức ngoài nước, và cả một số nhà sử học trong nước cũng không đồng tình với chính kiến của ông nhiều lần nhận xét rằng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một nhà lãnh đạo lớn, đức độ và tài năng như vua Trần.
Ý kiến của ông không những không được chia sẻ, còn bị phê phán là sai lầm, làm giảm giá trị của Giải thưởng.
Đại học Harvard muốn mời một nhà tu hành có uy tín của đạo Phật đến trao giải thưởng này cho 2 chính khách Miến Điện, và họ đã chọn ông Thích Nhất Hạnh. Nhưng được biết từ nước Pháp ông Thích Hạnh đã nhũn nhặn từ chối, và có gửi lời chào mừng.
Một dấu hỏi lớn là công luận chưa biết thật rõ chính kiến của 2 vị chính khách Miến Điện được giải đối với giải thưởng này ra sao, đây là điều mấu chốt. Theo tôi nghĩ, bà Aung San Syu Kyi và ông Thein Sein rất thông minh, bén nhạy, đã có được những thông tin khá chuẩn xác, nên tỏ ra rất thận trọng. Nếu thật mặn mà với Giải Trần Nhân Tông, 2 vị tất có thể thu xếp để đến dự khi giao thông rất thuận lợi, Washington DC, New York và Boston gần nhau, cùng ở bờ biển phía Đông Hoa Kỳ.
Nhân vật hoạt động có vẻ hăng hái đặc biệt trong vụ này là ông Nguyễn Anh Tuấn, từng học ở Harvard, về nước làm tổng biên tập của mạng Viet Nam – Net, thuộc tổng công ty Bưu chính - Viễn thông trong bộ Thông tin Truyền thông ở Hà Nội trong hơn 10 năm, nay trở lại Đại học Harvard, được dư luận một số người Việt hải ngoại coi là viên chức của đảng CS hoạt động ở hải ngoại theo tinh thần của nghị quyết 36. Ông Tuấn từng tháp tùng thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hoa kỳ cách đây 7 năm. Ông Tuấn hiện đảm nhận việc hình thành trường đại học Trần Nhân Tông - Trần Nhân Tông Academy thuộc Đại học Harvard, dựng lên Thư viện Trần Nhân Tông, còn lo việc dựng tượng Trần Nhân Tông rất lớn bằng đồng tại Đại học Trần Nhân Tông / Harvard, qua quyên góp xã hội và hỗ trợ của nhà nước Việt Nam. Ông là người đứng ra tổ chức buổi gặp ngày 21 vừa qua.
Chính hoạt động năng nổ của ông Tuấn làm cho bà con ta nghi ngại. Phải chăng đây là một mưu đồ xâm nhập cộng đồng, xâm nhập nước Mỹ bằng con đường văn hóa – tín ngưỡng – giáo dục, như kiểu thâm nhập của Bắc Kinh bằng các Viện Khổng Tử.
Được biết nhà nghiên cứu Việt Phương ở trong nước đã được mời sang nói chuyện về tư tưởng của vua Trần Nhân Tông tại Harvard vào năm 2011. Và ông T. Patterson đã có lần mời cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An vào ủy ban xét giải thưởng Trần Nhân Tông, nhưng chưa được trả lời chính thức.
Trong nước còn nghi ngại, cả về phía anh chị em dân chủ và cả về phía chính quyền độc đảng kỵ tôn giáo, đối với sáng kiến Giải thưởng Trần Nhân Tông trên đây vì đằng sau đó là 2 lập trường đối lập.
Về phía đảng và chính quyền cho rằng Việt Nam đã thực hiện thống nhất đất nước, mang lại hoà bình và hòa giải dân tộc trọn vẹn, Bắc Nam một nhà, hòa nhập với thế giới, các việc làm trên đây sẽ mang lại uy tín chính trị cho Việt Nam trên con đường đổi mới và hòa nhập. Nhưng họ lại lo ngại rằng gương sáng hòa giải ở Miến Điện đã và đang phơi bày thêm chính sách đàn áp đối lập ở Việt Nam, làm cho bộ mặt của đảng CS và nhà nước có nguy cơ thêm khó coi. Do đó ở trong nước họ không dám thực hiện việc đưa tin và bàn luận rộng rãi.
Về phía các trí thức dân tộc, các chiến sỹ dân chủ, nhiều người cho rằng trong công luận Mỹ vẫn chưa hiểu thật rõ tình hình Việt Nam, còn tồn tại dư âm của phong trào tuyên truyền phản chiến trong thời chiến tranh, chưa phân biệt được đúng sai, phải trái, dễ bị các công cụ tuyên truyền CS thâm nhập. Đây chỉ là một mưu đồ thâm hiểm chính quyền độc đoán lợi dụng hòng để tuyên truyền có lợi cho họ, mọi người cần tỉnh táo tìm hiểu sự thật, nói lên sự thật, chỉ ra những kẻ cơ hội và có thái độ thích đáng.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment