Giám mục Châu Ngọc Tri và các
sai phạm tại Giáo phận Đà Nẵng (I)
Nguyễn Hoàng Phong
Nguyễn Hoàng Phong
12-10-2012
Hằng năm Giáo phận Đà Nẵng có thông lệ bổ nhiệm mới và thuyên
chuyển các linh mục trong Giáo phận theo nhu cầu mục vụ của Giáo phận. Giám mục
Giáo phận là người toàn quyền quyết định việc bổ nhiệm hoặc cách chức các linh
mục thuộc quyền. Việc bổ nhiệm và thuyên chuyển diễn ra tại tất cả các giáo
phận trên cả nước.
Đó là việc làm bình thường trong bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào.
Điều đáng nói là đã có không ít quyết định thuyên chuyển bất thường mang tính trừng phạt nhắm vào các linh mục không đồng quan điểm với giám mục Châu Ngọc Tri - thông qua Quyết định Bổ nhiệm Giáo vụ ký ngày 4 tháng 9 năm 2012.
Vấn đề vụ Cồn Dầu vẫn trong tình trạng bế tắc khi có gần một trăm giáo dân Cồn Dầu phải rời bỏ quê nhà sang Thái Lan nhằm trốn chạy sự truy bức và khủng bố của chính quyền Đà Nẵng.
Bài viết này đề cập đến các sai phạm của giám mục Châu Ngọc Tri tại Giáo phận Đà Nẵng. Các sai phạm này bao gồm việc trừng phạt các linh mục có quan điểm khác biệt, dung túng và bao che các linh mục vi phạm tình dục, thỏa hiệp với chính quyền và bỏ rơi đàn chiên Cồn Dầu mặc cho chính quyền đánh đập và khủng bố.
Đó là việc làm bình thường trong bất kỳ một tổ chức tôn giáo nào.
Điều đáng nói là đã có không ít quyết định thuyên chuyển bất thường mang tính trừng phạt nhắm vào các linh mục không đồng quan điểm với giám mục Châu Ngọc Tri - thông qua Quyết định Bổ nhiệm Giáo vụ ký ngày 4 tháng 9 năm 2012.
Vấn đề vụ Cồn Dầu vẫn trong tình trạng bế tắc khi có gần một trăm giáo dân Cồn Dầu phải rời bỏ quê nhà sang Thái Lan nhằm trốn chạy sự truy bức và khủng bố của chính quyền Đà Nẵng.
Bài viết này đề cập đến các sai phạm của giám mục Châu Ngọc Tri tại Giáo phận Đà Nẵng. Các sai phạm này bao gồm việc trừng phạt các linh mục có quan điểm khác biệt, dung túng và bao che các linh mục vi phạm tình dục, thỏa hiệp với chính quyền và bỏ rơi đàn chiên Cồn Dầu mặc cho chính quyền đánh đập và khủng bố.
Trừng phạt các linh mục có quan điểm khác biệt
Trường hợp cần nói đến là linh mục Nguyễn Trường Thăng. Vốn nằm
trong danh sách chọn lọc đề cử vào chức vụ giám mục trước khi linh mục Châu
Ngọc Tri được chọn, linh mục Nguyễn Trường Thăng đã bị đưa đi an trí tại Trung
tâm Mục vụ (TTMV) với chức vụ Trưởng ban Văn hóa/Lịch sử - một chức vụ không
tồn tại trước đây và mang tính hình thức.
Gọi là Trung tâm Mục vụ cho hoành tráng, nhưng thực ra nơi đây chỉ dành cho các (nam) tu sinh dự tu với một vài linh mục già.
Nơi đây không có giáo xứ với mật độ dân cư thưa thớt.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao linh mục Nguyễn Trường Thăng bị giám mục Châu Ngọc Tri trừng phạt bằng cách cho đi an trí?
Trong biến cố Cồn Dầu với việc chính quyền Đà Nẵng ra tay đàn áp khiến một giáo dân tử vong, linh mục Nguyễn Trường Thăng lúc đó là linh mục Quản xứ Hội An kiêm Quản hạt Hội An. Linh mục Thăng đã lên tiếng bênh vực giáo dân Cồn Dầu đồng thời từ nhiệm Quản hạt Hội An để bày tỏ sự phản đối.
Gọi là Trung tâm Mục vụ cho hoành tráng, nhưng thực ra nơi đây chỉ dành cho các (nam) tu sinh dự tu với một vài linh mục già.
Nơi đây không có giáo xứ với mật độ dân cư thưa thớt.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao linh mục Nguyễn Trường Thăng bị giám mục Châu Ngọc Tri trừng phạt bằng cách cho đi an trí?
Trong biến cố Cồn Dầu với việc chính quyền Đà Nẵng ra tay đàn áp khiến một giáo dân tử vong, linh mục Nguyễn Trường Thăng lúc đó là linh mục Quản xứ Hội An kiêm Quản hạt Hội An. Linh mục Thăng đã lên tiếng bênh vực giáo dân Cồn Dầu đồng thời từ nhiệm Quản hạt Hội An để bày tỏ sự phản đối.
Giám mục Châu Ngọc Tri không có một hành động nào nhằm bảo vệ con
chiên của mình, trong khi đó lại lên tiếng bênh vực chính quyền và công an -
những kẻ đã tàn bạo đánh đập, giam cầm nhiều giáo dân và chà đạp các quyền lợi
chính đáng và hợp pháp của họ.
Trường hợp thứ hai là linh mục Mai Thái. Linh mục Mai Thái trước đây từng là bạn du học đồng khóa với linh mục Châu Ngọc Tri tại Pháp. Đang đảm trách chức vụ linh mục quản xứ Giáo xứ Chính Tòa Đà Nẵng với sự yêu mến của giáo dân, lẽ ra linh mục Mai Thái được bổ nhiệm làm linh mục Tổng Đại Diện theo thông lệ bất thành văn của Giáo phận, nhưng linh mục Mai Thái trong dịp thuyên chuyển này đã bị đưa đi an trí tại TTMV bằng một chức vụ “ngồi chơi xơi nước” gọi là Giám đốc TTMV. Chức vụ này không tồn tại trước đây.
Linh mục Nguyễn Trường Thăng và linh mục Mai Thái là hai vị linh mục có khả năng và nhân cách, được sự yêu mến của đại đa số tín hữu trong Giáo phận. Hai vị này được xem là linh mục đầu đàn trong số ít linh mục sáng giá tại Giáo phận Đà Nẵng.
Các quyết định thuyên chuyển, hay nói đúng hơn là những đòn “trả đũa” có tính toán, đối với các linh mục được xem là những vị linh mục đầu đàn và sáng giá tại Giáo phận Đà Nẵng, là sản phẩm trực tiếp từ sự lãnh đạo yếu kém và thiếu đạo đức của giám mục Châu Ngọc Tri.
Các quyết định của giám mục Châu Ngọc Tri cho thấy rằng những linh mục có khả năng và tư cách nhưng lên tiếng vì lợi ích và uy tín của Giáo phận, lên tiếng vì công bằng và công lý, nhưng trái ngược với chủ trương của giám mục Tri, liền bị giám mục Tri thẳng tay loại bỏ.
Đó là hành động thanh trừng chỉ có thể thích hợp trong môi trường chính trị của thế giới thế tục.
Hành động này không có chổ đứng trong một Giáo hội Công giáo luôn hướng đến “thánh thiện” và “tinh tuyền".
Trong khi thẳng tay trừng phạt những linh mục có khả năng và có phẩm cách thì cùng lúc đó giám mục Tri có chủ trương bao che và dung dưỡng, trong một thời gian dài, các linh mục có các vi phạm nghiêm trọng như tấn công tình dục, có đời sống tu trì trần tục, vi phạm nghiêm trọng lời thề linh mục.
Trường hợp thứ hai là linh mục Mai Thái. Linh mục Mai Thái trước đây từng là bạn du học đồng khóa với linh mục Châu Ngọc Tri tại Pháp. Đang đảm trách chức vụ linh mục quản xứ Giáo xứ Chính Tòa Đà Nẵng với sự yêu mến của giáo dân, lẽ ra linh mục Mai Thái được bổ nhiệm làm linh mục Tổng Đại Diện theo thông lệ bất thành văn của Giáo phận, nhưng linh mục Mai Thái trong dịp thuyên chuyển này đã bị đưa đi an trí tại TTMV bằng một chức vụ “ngồi chơi xơi nước” gọi là Giám đốc TTMV. Chức vụ này không tồn tại trước đây.
Linh mục Nguyễn Trường Thăng và linh mục Mai Thái là hai vị linh mục có khả năng và nhân cách, được sự yêu mến của đại đa số tín hữu trong Giáo phận. Hai vị này được xem là linh mục đầu đàn trong số ít linh mục sáng giá tại Giáo phận Đà Nẵng.
Các quyết định thuyên chuyển, hay nói đúng hơn là những đòn “trả đũa” có tính toán, đối với các linh mục được xem là những vị linh mục đầu đàn và sáng giá tại Giáo phận Đà Nẵng, là sản phẩm trực tiếp từ sự lãnh đạo yếu kém và thiếu đạo đức của giám mục Châu Ngọc Tri.
Các quyết định của giám mục Châu Ngọc Tri cho thấy rằng những linh mục có khả năng và tư cách nhưng lên tiếng vì lợi ích và uy tín của Giáo phận, lên tiếng vì công bằng và công lý, nhưng trái ngược với chủ trương của giám mục Tri, liền bị giám mục Tri thẳng tay loại bỏ.
Đó là hành động thanh trừng chỉ có thể thích hợp trong môi trường chính trị của thế giới thế tục.
Hành động này không có chổ đứng trong một Giáo hội Công giáo luôn hướng đến “thánh thiện” và “tinh tuyền".
Trong khi thẳng tay trừng phạt những linh mục có khả năng và có phẩm cách thì cùng lúc đó giám mục Tri có chủ trương bao che và dung dưỡng, trong một thời gian dài, các linh mục có các vi phạm nghiêm trọng như tấn công tình dục, có đời sống tu trì trần tục, vi phạm nghiêm trọng lời thề linh mục.
Bao che các linh mục
có quan hệ tình dục nam nữ
Mỗi một vị linh mục trước khi khoác tấm áo linh mục đều nằm sấp trước bàn thờ nơi thánh lễ phong chức linh mục được cử hành. Đây là một hình ảnh đẹp - thể hiện sự hiến dâng vô điều kiện và toàn diện khi nhận lãnh chức Thánh.
Mỗi một vị linh mục phải nguyện giữ lời thề khi trở thành linh mục. Lời thề này bao gồm tính nghèo khó và tính trong sạch. Có nghĩa đã là linh mục thì không có cái chuyện gái gú.
Có hai trường hợp điển hình cần nêu ra đây.
Mỗi một vị linh mục trước khi khoác tấm áo linh mục đều nằm sấp trước bàn thờ nơi thánh lễ phong chức linh mục được cử hành. Đây là một hình ảnh đẹp - thể hiện sự hiến dâng vô điều kiện và toàn diện khi nhận lãnh chức Thánh.
Mỗi một vị linh mục phải nguyện giữ lời thề khi trở thành linh mục. Lời thề này bao gồm tính nghèo khó và tính trong sạch. Có nghĩa đã là linh mục thì không có cái chuyện gái gú.
Có hai trường hợp điển hình cần nêu ra đây.
Trường hợp thứ nhất là linh mục Nguyễn Công Thủy. Linh mục Thủy
hiện đang đứng trước cáo buộc, về mặt pháp lý, do đã nhiều lần có hành vi xâm
phạm tình dục (indecent/sexual assaults) đối với một giáo dân trước/sau tuổi vị
thành niên. Linh mục Thủy hiện vẫn đang là linh mục tại Tòa Giám mục Đà Nẵng
dưới sự bảo trợ của giám mục Tri.
Linh mục Nguyễn Công Thủy, ngoài việc bị tố cáo có các hành vi tấn công tình dục, còn bị nghi ngờ là có không ít mối quan hệ nam nữ.
Tại Giáo phận Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo của giám mục Châu Ngọc Tri, nếu một linh mục có hành vi xâm phạm tình dục đối với giáo dân thì sự trừng phạt sẽ là về phục vụ tại Tòa giám mục.
Tòa giám mục sẽ làm tất cả những gì có thể nhằm giúp linh mục (nghi can) tránh bị truy tố hình sự và/hoặc bồi thường dân sự sau khi đã gây các thiệt hại cho người bị hại.
Nếu bạn hoặc tôi, là những người thế tục, có các vi phạm tương tự như linh mục Nguyễn Công Thủy, chắc chắn không tránh khỏi bị truy tố hình sự, cầm tù, và bồi thường thiệt hại - chiếu theo luật pháp Việt Nam cũng như tại các quốc gia thuộc cộng đồng của thế giới văn minh.
Hành động bao che này làm xấu hình ảnh của Giáo phận Đà Nẵng và chính bản thân giám mục Châu Ngọc Tri.
Trường hợp thứ hai là linh mục Trần Công Danh.
Linh mục Nguyễn Công Thủy, ngoài việc bị tố cáo có các hành vi tấn công tình dục, còn bị nghi ngờ là có không ít mối quan hệ nam nữ.
Tại Giáo phận Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo của giám mục Châu Ngọc Tri, nếu một linh mục có hành vi xâm phạm tình dục đối với giáo dân thì sự trừng phạt sẽ là về phục vụ tại Tòa giám mục.
Tòa giám mục sẽ làm tất cả những gì có thể nhằm giúp linh mục (nghi can) tránh bị truy tố hình sự và/hoặc bồi thường dân sự sau khi đã gây các thiệt hại cho người bị hại.
Nếu bạn hoặc tôi, là những người thế tục, có các vi phạm tương tự như linh mục Nguyễn Công Thủy, chắc chắn không tránh khỏi bị truy tố hình sự, cầm tù, và bồi thường thiệt hại - chiếu theo luật pháp Việt Nam cũng như tại các quốc gia thuộc cộng đồng của thế giới văn minh.
Hành động bao che này làm xấu hình ảnh của Giáo phận Đà Nẵng và chính bản thân giám mục Châu Ngọc Tri.
Trường hợp thứ hai là linh mục Trần Công Danh.
Người viết bài này đã kiểm chứng thông tin với hai nhân chứng -
người đã tình cờ trực tiếp chứng kiến linh mục Trần Công Danh đã có hành vi làm
tình với một giáo dân ngay giữa ban ngày trong giờ nghỉ trưa - ngay tại phía
sau quầy bán hàng tọa lạc tại một trong những khu phố buôn bán sầm uất nhất
thành phố Đà Nẵng.
Một trong hai nhân chứng vốn là một giáo dân của một giáo xứ mà linh mục Trần Công Danh làm linh mục quản xứ trước đây. Phép hôn phối của vị nhân chứng này do linh mục Trần Công Danh, thay mặt Chúa và Giáo hội, “thánh hóa” tại nhà thờ Chính Trạch, Giáo xứ Chính Trạch, Đà Nẵng.
Các sự việc trên đã được giải trình trực tiếp trước giám mục Châu Ngọc Tri (về các sai phạm của linh mục Thủy và linh mục Danh) vào đầu tháng 12 năm 2011. Sự việc sau đó được nhân chứng giải trình với linh mục Chánh văn phòng TGM Nguyễn Hữu Trường Sơn vào ngày 15 tháng 12 năm 2011.
Thưa giám mục Châu Ngọc Tri, hiện nay linh mục Trần Công Danh đang được giám mục cất giấu nơi đâu? Có phải đang đảm trách linh mục quản xứ giáo xứ (miền núi) An Sơn không?
Bao giờ giám mục Châu Ngọc Tri mới chấm dứt dung dưỡng và bao che trò đạo đức giả sáng dâng thánh lễ, trưa ngồi tòa giải tội, rồi tối đến mang điều răn thứ sáu ra thực hành - vi phạm nghiêm trọng lời thề linh mục - trong hàng ngũ linh mục thuộc quyền?
Đã là linh mục/giám mục mà tâm trí cứ nghĩ đến đam mê xác thịt thì hãy cởi tấm áo linh mục/giám mục ra về trong danh dự, nếu các vị này còn có danh dự cho chính họ và sự tôn trọng tối thiểu cho tín hữu công giáo.
Tội nghiệp cho giáo dân giáo xứ An Sơn nơi linh mục Trần Công Danh đang quản xứ. Họ là nạn nhân bị phỉnh gạt bởi những kẻ hành nghề tôn giáo. Nhưng việc hành nghề này không thể thực hiện được nếu không có sự dung dưỡng và hỗ trợ từ giám mục Giáo phận Đà Nẵng - giám mục Châu Ngọc Tri và những kẻ đồng lõa tại Tòa giám mục.
Trong thời gian qua linh mục Trần Công Danh, nhân danh Chúa và Giáo hội, tiếp tục thực hiện các bí tích công giáo như rửa tội, thánh thể, giải tội, hôn phối, xức dầu. Thật là thánh thiện và tinh tuyền!
Các vị linh mục/giám mục với các sai phạm như linh mục Thủy và linh mục Danh không xứng đáng tiếp tục thực hiện các bí tích trong đó có việc ngồi tòa giải tội - nhằm xóa tội lỗi của các tín hữu công giáo.
Đây chỉ là hai trường hợp điển hình về các sai phạm tình dục trong hàng ngũ linh mục tại Giáo phận Đà Nẵng xảy ra dưới sự cai quản của giám mục Châu Ngọc Tri.
Người viết tin rằng con số các trường hợp sai phạm tương tự có thể lên đến hàng chục hoặc nhiều hơn, xảy trong nhiều năm qua, dưới nhiều thời giám mục, nhưng nghiêm trọng nhất là dưới sự cai quản của giám mục Châu Ngọc Tri.
Trong trường hợp sai phạm của linh mục Nguyễn Công Thủy, giám mục Tri đã không những không có hành động phù hợp thể hiện trách nhiệm của một mục tử, mà còn gởi người (linh mục Nguyễn Hữu Trường Sơn) đến phỉnh gạt gia đình nạn nhân - sau khi việc dọa dẫm không có kết quả.
Đó không phải là hành động của những con người có nhân cách và lòng tự trọng.
Người viết không thể hiểu nổi tại sao những con người với nhân cách như thế này lại có thể làm “lãnh đạo tinh thần"?
Một trong hai nhân chứng vốn là một giáo dân của một giáo xứ mà linh mục Trần Công Danh làm linh mục quản xứ trước đây. Phép hôn phối của vị nhân chứng này do linh mục Trần Công Danh, thay mặt Chúa và Giáo hội, “thánh hóa” tại nhà thờ Chính Trạch, Giáo xứ Chính Trạch, Đà Nẵng.
Các sự việc trên đã được giải trình trực tiếp trước giám mục Châu Ngọc Tri (về các sai phạm của linh mục Thủy và linh mục Danh) vào đầu tháng 12 năm 2011. Sự việc sau đó được nhân chứng giải trình với linh mục Chánh văn phòng TGM Nguyễn Hữu Trường Sơn vào ngày 15 tháng 12 năm 2011.
Thưa giám mục Châu Ngọc Tri, hiện nay linh mục Trần Công Danh đang được giám mục cất giấu nơi đâu? Có phải đang đảm trách linh mục quản xứ giáo xứ (miền núi) An Sơn không?
Bao giờ giám mục Châu Ngọc Tri mới chấm dứt dung dưỡng và bao che trò đạo đức giả sáng dâng thánh lễ, trưa ngồi tòa giải tội, rồi tối đến mang điều răn thứ sáu ra thực hành - vi phạm nghiêm trọng lời thề linh mục - trong hàng ngũ linh mục thuộc quyền?
Đã là linh mục/giám mục mà tâm trí cứ nghĩ đến đam mê xác thịt thì hãy cởi tấm áo linh mục/giám mục ra về trong danh dự, nếu các vị này còn có danh dự cho chính họ và sự tôn trọng tối thiểu cho tín hữu công giáo.
Tội nghiệp cho giáo dân giáo xứ An Sơn nơi linh mục Trần Công Danh đang quản xứ. Họ là nạn nhân bị phỉnh gạt bởi những kẻ hành nghề tôn giáo. Nhưng việc hành nghề này không thể thực hiện được nếu không có sự dung dưỡng và hỗ trợ từ giám mục Giáo phận Đà Nẵng - giám mục Châu Ngọc Tri và những kẻ đồng lõa tại Tòa giám mục.
Trong thời gian qua linh mục Trần Công Danh, nhân danh Chúa và Giáo hội, tiếp tục thực hiện các bí tích công giáo như rửa tội, thánh thể, giải tội, hôn phối, xức dầu. Thật là thánh thiện và tinh tuyền!
Các vị linh mục/giám mục với các sai phạm như linh mục Thủy và linh mục Danh không xứng đáng tiếp tục thực hiện các bí tích trong đó có việc ngồi tòa giải tội - nhằm xóa tội lỗi của các tín hữu công giáo.
Đây chỉ là hai trường hợp điển hình về các sai phạm tình dục trong hàng ngũ linh mục tại Giáo phận Đà Nẵng xảy ra dưới sự cai quản của giám mục Châu Ngọc Tri.
Người viết tin rằng con số các trường hợp sai phạm tương tự có thể lên đến hàng chục hoặc nhiều hơn, xảy trong nhiều năm qua, dưới nhiều thời giám mục, nhưng nghiêm trọng nhất là dưới sự cai quản của giám mục Châu Ngọc Tri.
Trong trường hợp sai phạm của linh mục Nguyễn Công Thủy, giám mục Tri đã không những không có hành động phù hợp thể hiện trách nhiệm của một mục tử, mà còn gởi người (linh mục Nguyễn Hữu Trường Sơn) đến phỉnh gạt gia đình nạn nhân - sau khi việc dọa dẫm không có kết quả.
Đó không phải là hành động của những con người có nhân cách và lòng tự trọng.
Người viết không thể hiểu nổi tại sao những con người với nhân cách như thế này lại có thể làm “lãnh đạo tinh thần"?
Các giá trị nhân bản
và phổ quát ngày càng xuống dốc
Giám mục Châu Ngọc Tri đã và đang là biểu trưng điển hình cho một thứ tôn giáo lễ hội nặng tính bề ngoài (pompousness), nhưng thiếu vắng tinh thần sống đạo có chiều sâu, qua các hành động cụ thể trong việc cổ xúy và bảo vệ các giá trị nhân bản và phổ quát trong cộng đồng nhân loại.
Các giá trị nhân bản cốt lõi và phổ quát như tự do, công lý, công bằng, bình đẳng, tôn trọng nhân phẩm con người. Các quyền này là quyền Thượng đế ban cho mỗi một con người. Các phẩm chất cốt lõi cần có ở mỗi vị linh mục/giám mục - lòng tự trọng, tôn trọng sự thật, trân trọng lời thề linh mục/giám mục trong đó có tính trong sạch và tính nghèo khó - ngày càng khan hiếm và không được đề cao.
Với trách nhiệm coi sóc hơn 60 ngàn giáo dân, người lãnh đạo có nhân cách không luồn cúi kẻ trên mà ngược lại lắng nghe và đối xử đúng mực với kẻ dưới. Bảo vệ họ khi bọ bị bách hại và ngược đãi. Tín lý của Giáo hội Công giáo đặt trọng sự phục vụ tha nhân, phục vụ những con người nhỏ bé, chứ không phải phục vụ những kẻ có quyền cao chức trọng.
Giám mục Tri cần hiểu rằng, với tư cách mục tử, giám mục cần có đời sống và hành động gương mẫu trước khi đăng đàn đòi hỏi sự “tôn sư trọng đạo” từ người khác và từ đàn chiên của mình.
Trong nhiều năm qua, giám mục Châu Ngọc Tri đã tích cực trong việc thế tục hóa và kéo lùi Giáo phận Đà Nẵng qua các chủ trương nặng tính lễ hội bề ngoài, duy trì và dung dưỡng lối sống nặng tính trần tục trong hàng ngũ linh mục, và đặc biệt gây chia rẽ và bất mãn nghiêm trọng trong hàng ngũ linh mục.
Không kính (sợ) Chúa và cũng chẳng yêu gì Người.
Nhưng sợ chính quyền vì nặng nợ với họ.
Người viết tin rằng giám mục Tri bị chính quyền nắm bài tẩy nên giám mục chẳng khác gì chim trong lồng, cá trong chậu. Tỏ ra quyền uy với các linh mục dưới quyền và đàn chiên của mình nhưng trước chính quyền chỉ biết cúi đầu.
Đó là điều bất hạnh và xấu hổ cho tín hữu công giáo và hàng giáo phẩm thuộc Giáo phận Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo của giám mục Châu Ngọc Tri.
(Còn tiếp)
© DCVOnline
Giám mục Châu Ngọc Tri đã và đang là biểu trưng điển hình cho một thứ tôn giáo lễ hội nặng tính bề ngoài (pompousness), nhưng thiếu vắng tinh thần sống đạo có chiều sâu, qua các hành động cụ thể trong việc cổ xúy và bảo vệ các giá trị nhân bản và phổ quát trong cộng đồng nhân loại.
Các giá trị nhân bản cốt lõi và phổ quát như tự do, công lý, công bằng, bình đẳng, tôn trọng nhân phẩm con người. Các quyền này là quyền Thượng đế ban cho mỗi một con người. Các phẩm chất cốt lõi cần có ở mỗi vị linh mục/giám mục - lòng tự trọng, tôn trọng sự thật, trân trọng lời thề linh mục/giám mục trong đó có tính trong sạch và tính nghèo khó - ngày càng khan hiếm và không được đề cao.
Với trách nhiệm coi sóc hơn 60 ngàn giáo dân, người lãnh đạo có nhân cách không luồn cúi kẻ trên mà ngược lại lắng nghe và đối xử đúng mực với kẻ dưới. Bảo vệ họ khi bọ bị bách hại và ngược đãi. Tín lý của Giáo hội Công giáo đặt trọng sự phục vụ tha nhân, phục vụ những con người nhỏ bé, chứ không phải phục vụ những kẻ có quyền cao chức trọng.
Giám mục Tri cần hiểu rằng, với tư cách mục tử, giám mục cần có đời sống và hành động gương mẫu trước khi đăng đàn đòi hỏi sự “tôn sư trọng đạo” từ người khác và từ đàn chiên của mình.
Trong nhiều năm qua, giám mục Châu Ngọc Tri đã tích cực trong việc thế tục hóa và kéo lùi Giáo phận Đà Nẵng qua các chủ trương nặng tính lễ hội bề ngoài, duy trì và dung dưỡng lối sống nặng tính trần tục trong hàng ngũ linh mục, và đặc biệt gây chia rẽ và bất mãn nghiêm trọng trong hàng ngũ linh mục.
Không kính (sợ) Chúa và cũng chẳng yêu gì Người.
Nhưng sợ chính quyền vì nặng nợ với họ.
Người viết tin rằng giám mục Tri bị chính quyền nắm bài tẩy nên giám mục chẳng khác gì chim trong lồng, cá trong chậu. Tỏ ra quyền uy với các linh mục dưới quyền và đàn chiên của mình nhưng trước chính quyền chỉ biết cúi đầu.
Đó là điều bất hạnh và xấu hổ cho tín hữu công giáo và hàng giáo phẩm thuộc Giáo phận Đà Nẵng dưới sự lãnh đạo của giám mục Châu Ngọc Tri.
(Còn tiếp)
© DCVOnline
13-10-2012
Bỏ bê đàn chiên bị bách hại và bị ngược đãi
Điều không nhiều người biết là có hơn 80 giáo dân Cồn Dầu, trước sự đàn áp và khủng bố của chính quyền Đà Nẵng, đã phải rời bỏ quê nhà sang Thái Lan lánh nạn. Hiện vẫn còn hơn 70 giáo dân Cồn Dầu đang tá túc tại Thái Lan, với tương lai vô định, trong tình trạng chờ đợi cấp quy chế tị nạn của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc.
Trong bản Thông cáo gởi Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 1 tháng 2 năm 2010, liên quan đến các tranh chấp đất đai tại Cồn Dầu, giám mục Tri giáo huấn rằng “hai tiêu chuẩn cho mọi hành động tương quan của con người là công bằng và công ích.”
Lời giáo huấn này không phù hợp với hoàn cảnh thực tế trong tình hình tranh chấp đất đai tại Giáo xứ Cồn Dầu. Trong trường hợp này gần như không còn cái gọi là công ích (public interest) mà giám mục Tri đề cập - bởi vì các công ty đảm nhận việc giải tỏa và xây dựng là các công ty tư nhân. Các công ty này hành động vì lợi ích của riêng họ. Mọi sự thiệt hại thuộc về người dân Cồn Dầu.
Điều không nhiều người biết là có hơn 80 giáo dân Cồn Dầu, trước sự đàn áp và khủng bố của chính quyền Đà Nẵng, đã phải rời bỏ quê nhà sang Thái Lan lánh nạn. Hiện vẫn còn hơn 70 giáo dân Cồn Dầu đang tá túc tại Thái Lan, với tương lai vô định, trong tình trạng chờ đợi cấp quy chế tị nạn của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc.
Trong bản Thông cáo gởi Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày 1 tháng 2 năm 2010, liên quan đến các tranh chấp đất đai tại Cồn Dầu, giám mục Tri giáo huấn rằng “hai tiêu chuẩn cho mọi hành động tương quan của con người là công bằng và công ích.”
Lời giáo huấn này không phù hợp với hoàn cảnh thực tế trong tình hình tranh chấp đất đai tại Giáo xứ Cồn Dầu. Trong trường hợp này gần như không còn cái gọi là công ích (public interest) mà giám mục Tri đề cập - bởi vì các công ty đảm nhận việc giải tỏa và xây dựng là các công ty tư nhân. Các công ty này hành động vì lợi ích của riêng họ. Mọi sự thiệt hại thuộc về người dân Cồn Dầu.
Và ngay cả trong trường hợp đây là các công ty nhà nước thì những
công ty này cũng chỉ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Việc giám mục Tri kêu gọi
giáo dân Cồn Dầu hy sinh quyền lợi chính đáng của họ vì công ích trong hoàn
cảnh công ích không tồn tại là lừa gạt họ.
Mà họ là ai? Họ là con chiên của mục tử Châu Ngọc Tri.
Giám mục Tri hiểu rõ mục đích tối hậu của chính quyền Đà Nẵng là thu hồi đất đai của người dân Cồn Dầu mà không phải bồi thường thỏa đáng cho người dân. Và khi không đạt được sự đồng thuận cần có, chính quyền liền thẳng tay dùng vũ lực nhằm đạt mục đích cướp đoạt.
Với tư cách là một giám mục coi sóc hơn 60 ngàn giáo dân, với sự hấp thụ ánh sáng tự do trong bốn năm đèn sách tu học tại Pháp, giám mục Tri thừa hiểu đâu là nền tảng của công bằng và công lý. Nhưng giám mục Tri thiếu can đảm và đạo đức để đứng về phía con chiên của mình hay ít ra kiên trì theo đuổi một giải pháp có kết cục tốt hơn hiện trạng cho hàng trăm giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu.
Trong thư mục tử ký ngày 6 tháng 5 năm 2010, trong không khí của bố ráp và bạo lực từ phía chính quyền Đà Nẵng, giám mục Tri viết rằng:
Mà họ là ai? Họ là con chiên của mục tử Châu Ngọc Tri.
Giám mục Tri hiểu rõ mục đích tối hậu của chính quyền Đà Nẵng là thu hồi đất đai của người dân Cồn Dầu mà không phải bồi thường thỏa đáng cho người dân. Và khi không đạt được sự đồng thuận cần có, chính quyền liền thẳng tay dùng vũ lực nhằm đạt mục đích cướp đoạt.
Với tư cách là một giám mục coi sóc hơn 60 ngàn giáo dân, với sự hấp thụ ánh sáng tự do trong bốn năm đèn sách tu học tại Pháp, giám mục Tri thừa hiểu đâu là nền tảng của công bằng và công lý. Nhưng giám mục Tri thiếu can đảm và đạo đức để đứng về phía con chiên của mình hay ít ra kiên trì theo đuổi một giải pháp có kết cục tốt hơn hiện trạng cho hàng trăm giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu.
Trong thư mục tử ký ngày 6 tháng 5 năm 2010, trong không khí của bố ráp và bạo lực từ phía chính quyền Đà Nẵng, giám mục Tri viết rằng:
“Không được nhân danh tôn giáo để đấu tranh bạo động xảy ra dưới
bất cứ hình thức nào, dù mục đích của cuộc đấu tranh là chính đáng. Đây không
phải chỉ là những điều cấm kỵ đối với tôn giáo, mà còn là lời cảnh báo cho
những ai mưu toan lạm dụng tôn giáo để giải quyết những tranh chấp hơn thua cho
gia đình, phe nhóm hay đảng phái mình.
Tất cả chúng ta trong tình hiệp thông, cùng đồng cảm với những trăn trở của họ, đừng để nỗi sợ hãi xâm chiếm tâm hồn và cuộc sống của họ, đừng để họ mất nhuệ khí tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ trong tương lai.
Chúng ta cũng yêu cầu chính quyền Thành phố phải quan tâm xem xét những nguyện vọng chính đáng của người dân, nhất là những người nghèo, những người yếu đuối nhất trong xã hội. Giáo Hội luôn đồng hành với người nghèo, không phải chỉ qua một vài công tác nhân đạo từ thiện, nhưng là bảo vệ và tìm cách giúp cho đời sống của họ được thăng tiến.”
Tất cả chúng ta trong tình hiệp thông, cùng đồng cảm với những trăn trở của họ, đừng để nỗi sợ hãi xâm chiếm tâm hồn và cuộc sống của họ, đừng để họ mất nhuệ khí tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ trong tương lai.
Chúng ta cũng yêu cầu chính quyền Thành phố phải quan tâm xem xét những nguyện vọng chính đáng của người dân, nhất là những người nghèo, những người yếu đuối nhất trong xã hội. Giáo Hội luôn đồng hành với người nghèo, không phải chỉ qua một vài công tác nhân đạo từ thiện, nhưng là bảo vệ và tìm cách giúp cho đời sống của họ được thăng tiến.”
Thưa giám mục, những kẻ nào đã sử dụng bạo lực để giải quyết các
tranh chấp đất đai tại Cồn Dầu trong khi giám mục khuyến cáo “không được nhân
danh tôn giáo để đấu tranh bạo động”?
Việc giám mục yêu cầu chính quyền Đà Nẵng quan tâm xem xét những nguyện vọng chính đáng của người dân đã đến đâu rồi khi hiện nay có hơn 80 giáo dân Cồn Dầu phải rời bỏ Cồn Dầu để tránh sự bố ráp và khủng bố của chính quyền Đà Nẵng? Sự đồng cảm của giám mục với những trăn trở của họ đã bốc hơi hết rồi?
Cộng đồng dân Chúa trong và ngoài Giáo phận Đà Nẵng biết rõ “mối quan hệ nồng thắm” giữa giám mục với chính quyền Đà Nẵng. Mối quan hệ gần gũi đó chỉ có lợi cho chính giám mục (lợi ích cá nhân) chứ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cho cộng đồng dân Chúa.
Việc giám mục yêu cầu chính quyền Đà Nẵng quan tâm xem xét những nguyện vọng chính đáng của người dân đã đến đâu rồi khi hiện nay có hơn 80 giáo dân Cồn Dầu phải rời bỏ Cồn Dầu để tránh sự bố ráp và khủng bố của chính quyền Đà Nẵng? Sự đồng cảm của giám mục với những trăn trở của họ đã bốc hơi hết rồi?
Cộng đồng dân Chúa trong và ngoài Giáo phận Đà Nẵng biết rõ “mối quan hệ nồng thắm” giữa giám mục với chính quyền Đà Nẵng. Mối quan hệ gần gũi đó chỉ có lợi cho chính giám mục (lợi ích cá nhân) chứ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cho cộng đồng dân Chúa.
Thưa giám mục Châu Ngọc Tri, xin giám mục hãy mở mắt ra để thấy
rằng giám mục đang bị sử dụng như là một công cụ bởi chính quyền Đà Nẵng, và
giám mục “chẳng có ký lô” nào đối với chính quyền. Việc một giáo dân bị thiệt
mạng và gần cả trăm giáo dân Cồn Dầu phải đi lánh nạn phản ánh điều này.
Không có lấy một lời xin lỗi từ phía chính quyền Đà Nẵng. Không một bồi thường thiệt hại cho các gia đình nạn nhân. Đã vậy chính quyền còn ngược đãi và khủng bố hàng trăm người dân khác tại Cồn Dầu.
Có phải vì giám mục sợ mất ghế mà giơ cờ trắng không? Nếu không thì sợ cái gì?
Thay cho lời kết
Trước khi kết thúc bài viết này, với tư cách là một cựu giáo dân Giáo phận Đà Nẵng dưới thời giám mục Phạm Ngọc Chi và giám mục Nguyễn Quang Sách, người viết muốn gởi một vài lời nhắn nhủ đến các linh mục, tu sĩ, tu sinh, giáo dân trong Giáo phận Đà Nẵng.
Trước hết, vị chủ chăn của quý vị không làm tròn bổn phận và trách nhiệm mà vị chủ chăn của quý vị được vinh dự cất đặt lên.
Sự vâng lời máy móc của quý vị đã vô tình làm rục muổng từ bên trong vị chủ chăn của quý vị. Chủ chăn của quý vị vẫn mang bản tính loài người - mà đã là con người tức bị thoái hóa khi nắm quyền lực tuyệt đối trong tay.
Tại Giáo phận Đà Nẵng dưới quyền cai quản của giám mục Châu Ngọc Tri, có thể nói mà không sợ sai rằng Linh mục Đoàn gần như không có tiếng nói - mà chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Mọi quyết định lớn nhỏ đều do giám mục Tri toàn quyền quyết định mà không ai có thể cản trở.
Việc giám mục Tri hành xử không khác gì một nhà độc tài trong đó có lỗi không nhỏ của quý vị - vì sự im lặng và phục tùng máy móc của quý vị.
Trong vụ Cồn Dầu, quý vị gần như vô cảm đã không lên tiếng bênh vực người tín hữu anh em đang mắc nạn với đầy dẫy bất công và khủng bố bao trùm lấy họ. Quý vị có biết là có hơn 80 giáo dân Cồn Dầu phải rời bỏ làng quê để đi lánh nạn tại Thái Lan không?
Như thế quý vị có sống và thực hành lời Chúa không?
Quý vị hãy tự nghĩ Thiên Chúa giáng thế để làm gì? Có phải Ngài đến để cứu độ và giải phóng chúng ta không?
Nếu sự cứu độ/giải phóng đó không thực sự mang đến ánh sáng của tự do nhằm giải phóng con người, thăng tiến đời sống con người, thì sự giải phóng đó (như bao cuộc giải phóng mang tính khẩu hiệu khác) chỉ là một sự cứu độ/giải phóng trá hình.
Sự tự do mà người viết muốn nói đến chính là sự tự do lựa chọn, sự tự do và quyền can dự vào quyền quyết định tại Giáo hội địa phương mà mỗi người trong quý vị là một phần của thân thể Giáo hội địa phương và Giáo hội toàn cầu.
Giáo hội - từ Vatican đến địa phương - đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối (total submission) từ các tín hữu - trong khi đó từ chối các quyền tự do căn bản vốn là các quyền mà Thượng đế ban cho mỗi một con người.
Quý vị có quyền đòi hỏi giám mục Châu Ngọc Tri thực hiện một cuộc “tẩy rửa” bằng cách loại bỏ các con sâu trong hàng ngũ linh mục thuộc Giáo phận Đà Nẵng - bắt đầu từ chính bản thân Giám mục Tri.
Người viết không tin rằng giám mục Tri có đủ can đảm và sáng suốt để thực hiện một cuộc tẩy rửa. Ngược lại giám mục Tri sẽ bằng mọi cách cản trở bất kỳ đề xuất nào cho một cuộc tẩy rửa, nếu có.
Đã không còn là một vài con sâu mà có thể là bầy sâu. Những con sâu này không phục vụ quý vị và Giáo hội. Họ đang phá hoại Giáo hội từ bên trong.
Quý vị có quyền đòi hỏi giám mục Châu Ngọc Tri chấm dứt chủ trương thỏa hiệp với chính quyền và hành động xứng đáng của một mục tử có trách nhiệm.
Quý vị có quyền đòi hỏi và xứng đáng có một vị chủ chăn có khả năng và nhân cách khá hơn giám mục Châu Ngọc Tri.
Trước đây người viết luôn nghĩ rằng giới linh mục và tu sĩ Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, trên bình diện tổng thể, có phẩm cách và đời sống tu hành tốt hơn các vị linh mục và tu sĩ anh em tại các nước phát triển do đời sống vật chất thiếu thốn tại Việt Nam.
Nhưng trên thực tế điều này hoàn toàn trái ngược.
Có không ít linh mục tại Việt Nam có đời sống trái ngược với lời thề linh mục. Sống nghèo khó ở chỗ nào khi ăn nhậu không giới hạn, la cà ở các hàng quán sang trọng, đi xe đắt tiền, thậm chí đua nhau sắm xe hơi riêng? Linh mục có mối quan hệ tình dục nam nữ hoặc tấn công tình dục thì trong sạch ở chỗ nào?
Nhiều vị linh mục/giám mục có lối hành xử xem thường giáo dân, xem người tín hữu như đang mắc nợ họ. Xin hỏi là tín hữu Thiên Chúa giáo mắc nợ các linh mục/giám mục điều gì?
Người viết bài này sẽ khó tránh khỏi bị ném đá từ các linh mục/giám mục và tín hữu Thiên Chúa giáo không cùng quan điểm; và cũng có thể kẻ ném đá cũng không chia sẻ nhận định của Hồng y Carlo Maria Martini. Nhưng trước khi ném đá người viết, mời quý vị xem trích đoạn phỏng vấn cố Hồng y Carlo Maria Martini.
Cố Hồng y Carlo Maria Martini, ứng cử viên kế nhiệm Giáo hoàng John Paul II, người được xem là cây đại thụ kinh thánh của Vatican, đã phát biểu trước khi qua đời gần đây rằng “Giáo hội Thiên Chúa giáo hiện đang lạc hậu 200 năm”. Mời quý vị đọc một vài phát biểu của vị Hồng y khả kính này được đăng trên tờ The New York Times ngày 1 tháng 9 năm 2012:
Không có lấy một lời xin lỗi từ phía chính quyền Đà Nẵng. Không một bồi thường thiệt hại cho các gia đình nạn nhân. Đã vậy chính quyền còn ngược đãi và khủng bố hàng trăm người dân khác tại Cồn Dầu.
Có phải vì giám mục sợ mất ghế mà giơ cờ trắng không? Nếu không thì sợ cái gì?
Thay cho lời kết
Trước khi kết thúc bài viết này, với tư cách là một cựu giáo dân Giáo phận Đà Nẵng dưới thời giám mục Phạm Ngọc Chi và giám mục Nguyễn Quang Sách, người viết muốn gởi một vài lời nhắn nhủ đến các linh mục, tu sĩ, tu sinh, giáo dân trong Giáo phận Đà Nẵng.
Trước hết, vị chủ chăn của quý vị không làm tròn bổn phận và trách nhiệm mà vị chủ chăn của quý vị được vinh dự cất đặt lên.
Sự vâng lời máy móc của quý vị đã vô tình làm rục muổng từ bên trong vị chủ chăn của quý vị. Chủ chăn của quý vị vẫn mang bản tính loài người - mà đã là con người tức bị thoái hóa khi nắm quyền lực tuyệt đối trong tay.
Tại Giáo phận Đà Nẵng dưới quyền cai quản của giám mục Châu Ngọc Tri, có thể nói mà không sợ sai rằng Linh mục Đoàn gần như không có tiếng nói - mà chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Mọi quyết định lớn nhỏ đều do giám mục Tri toàn quyền quyết định mà không ai có thể cản trở.
Việc giám mục Tri hành xử không khác gì một nhà độc tài trong đó có lỗi không nhỏ của quý vị - vì sự im lặng và phục tùng máy móc của quý vị.
Trong vụ Cồn Dầu, quý vị gần như vô cảm đã không lên tiếng bênh vực người tín hữu anh em đang mắc nạn với đầy dẫy bất công và khủng bố bao trùm lấy họ. Quý vị có biết là có hơn 80 giáo dân Cồn Dầu phải rời bỏ làng quê để đi lánh nạn tại Thái Lan không?
Như thế quý vị có sống và thực hành lời Chúa không?
Quý vị hãy tự nghĩ Thiên Chúa giáng thế để làm gì? Có phải Ngài đến để cứu độ và giải phóng chúng ta không?
Nếu sự cứu độ/giải phóng đó không thực sự mang đến ánh sáng của tự do nhằm giải phóng con người, thăng tiến đời sống con người, thì sự giải phóng đó (như bao cuộc giải phóng mang tính khẩu hiệu khác) chỉ là một sự cứu độ/giải phóng trá hình.
Sự tự do mà người viết muốn nói đến chính là sự tự do lựa chọn, sự tự do và quyền can dự vào quyền quyết định tại Giáo hội địa phương mà mỗi người trong quý vị là một phần của thân thể Giáo hội địa phương và Giáo hội toàn cầu.
Giáo hội - từ Vatican đến địa phương - đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối (total submission) từ các tín hữu - trong khi đó từ chối các quyền tự do căn bản vốn là các quyền mà Thượng đế ban cho mỗi một con người.
Quý vị có quyền đòi hỏi giám mục Châu Ngọc Tri thực hiện một cuộc “tẩy rửa” bằng cách loại bỏ các con sâu trong hàng ngũ linh mục thuộc Giáo phận Đà Nẵng - bắt đầu từ chính bản thân Giám mục Tri.
Người viết không tin rằng giám mục Tri có đủ can đảm và sáng suốt để thực hiện một cuộc tẩy rửa. Ngược lại giám mục Tri sẽ bằng mọi cách cản trở bất kỳ đề xuất nào cho một cuộc tẩy rửa, nếu có.
Đã không còn là một vài con sâu mà có thể là bầy sâu. Những con sâu này không phục vụ quý vị và Giáo hội. Họ đang phá hoại Giáo hội từ bên trong.
Quý vị có quyền đòi hỏi giám mục Châu Ngọc Tri chấm dứt chủ trương thỏa hiệp với chính quyền và hành động xứng đáng của một mục tử có trách nhiệm.
Quý vị có quyền đòi hỏi và xứng đáng có một vị chủ chăn có khả năng và nhân cách khá hơn giám mục Châu Ngọc Tri.
Trước đây người viết luôn nghĩ rằng giới linh mục và tu sĩ Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, trên bình diện tổng thể, có phẩm cách và đời sống tu hành tốt hơn các vị linh mục và tu sĩ anh em tại các nước phát triển do đời sống vật chất thiếu thốn tại Việt Nam.
Nhưng trên thực tế điều này hoàn toàn trái ngược.
Có không ít linh mục tại Việt Nam có đời sống trái ngược với lời thề linh mục. Sống nghèo khó ở chỗ nào khi ăn nhậu không giới hạn, la cà ở các hàng quán sang trọng, đi xe đắt tiền, thậm chí đua nhau sắm xe hơi riêng? Linh mục có mối quan hệ tình dục nam nữ hoặc tấn công tình dục thì trong sạch ở chỗ nào?
Nhiều vị linh mục/giám mục có lối hành xử xem thường giáo dân, xem người tín hữu như đang mắc nợ họ. Xin hỏi là tín hữu Thiên Chúa giáo mắc nợ các linh mục/giám mục điều gì?
Người viết bài này sẽ khó tránh khỏi bị ném đá từ các linh mục/giám mục và tín hữu Thiên Chúa giáo không cùng quan điểm; và cũng có thể kẻ ném đá cũng không chia sẻ nhận định của Hồng y Carlo Maria Martini. Nhưng trước khi ném đá người viết, mời quý vị xem trích đoạn phỏng vấn cố Hồng y Carlo Maria Martini.
Cố Hồng y Carlo Maria Martini, ứng cử viên kế nhiệm Giáo hoàng John Paul II, người được xem là cây đại thụ kinh thánh của Vatican, đã phát biểu trước khi qua đời gần đây rằng “Giáo hội Thiên Chúa giáo hiện đang lạc hậu 200 năm”. Mời quý vị đọc một vài phát biểu của vị Hồng y khả kính này được đăng trên tờ The New York Times ngày 1 tháng 9 năm 2012:
“Our culture has aged, our churches are big and empty and the
church bureaucracy rises up; our rituals and our cassocks are pompous,”
Cardinal Martini said in the interview published in Italian daily newspaper
Corriere della Sera.
“The Church must admit its mistakes and begin a radical change, starting from the Pope and the Bishops,” he said in the interview.
The pedophilia scandals oblige us to take a journey of transformation.”
“The Church is 200 years out of date,” he said. “Why don’t we rouse ourselves? Are we afraid?”
“The Church must admit its mistakes and begin a radical change, starting from the Pope and the Bishops,” he said in the interview.
The pedophilia scandals oblige us to take a journey of transformation.”
“The Church is 200 years out of date,” he said. “Why don’t we rouse ourselves? Are we afraid?”
Tạm dịch:
“Văn hóa của chúng ta đã lỗi thời, các nhà thờ của chúng ta to lớn
và trống rỗng và bộ máy quan liêu của Giáo hội cứ phồng lên; các lễ nghi và
phẩm phục của chúng ta mang tính hình thức, phô trương,” Hồng y
Martini phát biểu trong cuộc phỏng vấn được đăng trên tờ nhật báo Ý Corriere
della Sera.
“Giáo hội phải nhìn nhận các sai lầm và bắt đầu một cuộc thay đổi toàn diện, khởi đầu từ Giáo hoàng và các Giám mục,” Hồng y nói trong cuộc phỏng vấn.
“Các vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục trẻ em bắt buộc chúng ta chọn con đường thay đổi mang tính lột xác.”
“Giáo hội hiện đang lạc hậu 200 năm,” Hồng y Martini phát biểu. “Tại sao chúng ta không thức tỉnh chính mình? Có phải chúng ta sợ hãi?”
“Giáo hội phải nhìn nhận các sai lầm và bắt đầu một cuộc thay đổi toàn diện, khởi đầu từ Giáo hoàng và các Giám mục,” Hồng y nói trong cuộc phỏng vấn.
“Các vụ tai tiếng về lạm dụng tình dục trẻ em bắt buộc chúng ta chọn con đường thay đổi mang tính lột xác.”
“Giáo hội hiện đang lạc hậu 200 năm,” Hồng y Martini phát biểu. “Tại sao chúng ta không thức tỉnh chính mình? Có phải chúng ta sợ hãi?”
Thưa Hồng y, sự sợ hãi thay đổi hiện bao trùm khắp nơi trong Giáo
hội Thiên Chúa giáo toàn cầu, trong đó có Giáo phận Đà Nẵng. Sự sợ hãi tăng
theo tỷ lệ thuận với chức phận. Nhưng sợ cái gì? Xin thưa, sợ mất quyền cao
chức trọng, sợ mất tấm áo lộng lẫy, sợ mất quyền lợi vật chất đi kèm.
Thưa Hồng y, đối với các Giáo hội địa phương tại Việt Nam, ngoài căn bệnh sợ hãi còn thêm một căn bệnh gần như nan y nữa.
Đó là bệnh làm quan.
Quan Việt Nam - tôn giáo lẫn chính trị - hầu hết chỉ muốn chọn con đường dễ dàng, cứ theo đường mòn lối cũ mà lầm lủi bước đi dù biết đó là con đường dẫn đến bế tắc về mặt tôn giáo và xã hội - miễn sao họ đạt được các lợi ích trong hiện tại cho chính họ.
© DCVOnline
Thưa Hồng y, đối với các Giáo hội địa phương tại Việt Nam, ngoài căn bệnh sợ hãi còn thêm một căn bệnh gần như nan y nữa.
Đó là bệnh làm quan.
Quan Việt Nam - tôn giáo lẫn chính trị - hầu hết chỉ muốn chọn con đường dễ dàng, cứ theo đường mòn lối cũ mà lầm lủi bước đi dù biết đó là con đường dẫn đến bế tắc về mặt tôn giáo và xã hội - miễn sao họ đạt được các lợi ích trong hiện tại cho chính họ.
© DCVOnline
No comments:
Post a Comment