PV.VRNs
Đăng bởi pleikly lúc 8:20 Sáng
22/10/12
VRNs (22.10.2012) - Sài Gòn – Công luận đòi xuống
đường, công an đe dọa sinh viên về vụ nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị công
an bắt cóc.
Khi đài
RFA loan tin cô nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt kèm theo âm
thanh trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Duy Linh, bố của nữ sinh viên này, tức
khắc công luận xôn xao, vì không thể tưởng tượng được sau những ngày “phê và tự
phê”, tức là những ngày chỉnh huấn, mà tình trạng công an bắt người tùy tiện
như bắt cóc vẫn diễn ra.
Khi bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên trả
lời phỏng vấn VRNs, trưa 20.10.2012, cho biết, chính công an phường Tây
Thạnh, quận Tân Phú nói với bố và ông nội Phương Uyên rằng họ không giam giữ
ai. Công an phường Tây Thạnh là nơi đã quản thúc 4 nữ sinh viên từ khi các nữ
sinh này bị bắt rời nhà trọ trong hẻm đường Dương Đức Hiền, Quận Tân Phú đến
trụ sở công an phường làm việc. Cũng tại nơi đây, cô sinh viên cùng phòng, tên
Phương đã mang cơm đến cho Uyên ngày hôm sau và bị công an từ chối.
Khi biết công an bắt người rồi chối, độc giả của danlambao
phản ứng:
Một người lấy
nickname là Lựu đạn viết:
“1. công an là thủ phạm
bắt Phương Uyên;
2. công an chối không bắt vậy thì mười mấy thằng vào làm
việc với trường ĐH để đưa Uyên và các bạn đi điều tra là ai ??? Nếu không phải
CA thì nhà trường trả lời thế nào về việc cho một đám người bí ẩn vào đưa sv
trường mình đi?;
3. Những người bạn bị bắt chung có thể làm chứng rằng CA
đã bắt Uyên. Tóm lại là gia đình phải làm lớn chuyện lên, phải chất vấn trường
ĐH và CA Tân Phú, phải yêu cầu CA tìm người mất tích (nếu CA chối là không
biết), gửi thư cho các tổ chức quốc tế và Lãnh sự quán Hoa Kỳ, thu thập các
chứng cứ và thuê luật sư…. Người chứ đâu phải bong bóng đâu mà tự nhiên mất
tích được ???”
Dongchiloa viết: “Rõ ràng là công an
bắt rồi thì đi điều tra ở đâu nữa? Cứ kéo tới đồn công an hỏi thôi. Chúng nó
giấu đâu đó. Vì có yếu tố Trung quốc nên chúng nó cúc cung tân tụy bảo vệ tàu
và coi vụ này như là nghiêm trọng lắm để trả ơn và là món quà cho trung quốc
đấy thôi. Chó giữ nhà cho tàu mà”.
Sinhvien viết: “Bọn chó chết CS sinh ra một lũ quái thai, bọn CA CS là
sản phẩm của nó. Bắt người lại nói là không bắt, nếu không bắt thì phải điều
tra giúp dân chứ. Ban giám hiệu nhà trường ở đâu sao không thấy lên tiếng về
việc bắt cóc này? Đoàn trường ở đâu? Hay vì bát cơm manh áo mà các người cố
tình ngoảnh mặt đi để cho sinh viên của mình khốn khổ như vậy?”
Đa số nhận định việc công an bắt người theo kiều bắt cóc,
tức là không có giấy tờ gì cả theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
(BLTTHS), là vi phạm pháp luật. Rồi sau đó lại chối, hay đổ lỗi cho nhau là vô trách nhiệm. Luận điệu của
công an phường theo kiểu “chúng tôi là cơ sở, chỉ cho mượn địa điểm, còn những
người bắt người là người khác, chúng tôi không biết” là kiểu trả lời của côn đồ
thiếu bản lĩnh, dám làm mà không dám nhận.
Nhiều người bàn với nhau, có thể cô nữ sinh viên Phương
Uyên bị bắt là do thái độ không thích dùng hàng Trung Quốc, hay làm các câu thơ
chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa – Trường Sa. Về các câu thơ, VRNs đã hỏi
gia đình, bạn bè và vào cả trang facebook của Phương Uyên đều không thấy cô nữ
sinh viên này làm thơ hay viết gì chống Trung Quốc cả. Còn việc không dùng hàng
Trung Quốc thì bà Nhung, mẹ của cô Phương Uyên cho biết, chính cô đã dặn mẹ đừng
mua hàng Trung Quốc dùng, vì độc hại và nguy hiểm cho sức khỏe.
Một độc giả có
nickname Nguyenlongviet đặt vấn đề: “Hỏi: Vì sao em bị bắt? Vì em làm thơ chống Trung Quốc. Ai
bắt? Chính quyền VN (hết nhục cho nhà cầm quyền). Từ Phillipines, Nhật, Trung
Quốc, cho đến Hàn Quốc… Xem có chính quyền nào bạc nhược giống như chính quyền
dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN không? Tôi có một so sánh nho nhỏ. Trong khi các
nước thì đưa tàu này tàu nọ, người đứng đầu quốc gia lên tiếng đánh trả bằng
mọi giá, thì chính quyền VN đã làm được gì ngoài điều 1 Luật biển quy định chỉ
nhắc cái tên Hoàng Sa, Trường Sa mà thôi. Cùng lắm, ông Nguyễn Tấn Dũng phát
biểu trước QH tí nhưng có dám nói sẽ bảo vệ chủ quyền dân tộc bằng mọi giá
không? Tại sao, khi biển đảo của đất nước bị Trung Quốc xâm chiếm, dân lên
tiếng thì lại bắt bớ, hành hạ đủ đường? Hải Quân lấy tiền thuế từ dân để làm
gì? Lịch sử VN sẽ khắc ghi sự nhục nhã, hèn hạ của chính quyền Việt Nam hiện
nay!!!
Cảm ơn Phương Uyên, những người yêu nước như bạn sẽ phơi
bày sự nhu nhược của những kẻ lãnh đạo bất tài, thất đức, tham nhũng hại dân.
Ngoài ra, những người yêu nước như bạn sẽ thức tỉnh toàn dân tộc Việt Nam đứng
lên chống nội, ngoại xâm!”.
Rất nhiều độc giả đang muốn cùng gia đình xuống công an
phường Tây Thạnh để hỏi cho ra ngọn ra ngành về việc cô sinh viên Nguyễn Phương
Uyên bị mất tích sau khi bị bắt lên đây làm việc.
Trong khi đó, blogger Paolo
Thành Nguyễn cho biết trên blog cá nhân như sau: “Sau hai ngày thì một
người xuống phòng trọ xuất thẻ ngành tên Phong, công an Thành Phố tịch
thu máy ảnh của Uyên và một số quần áo cá nhân kèm theo bài vở mà Uyên gửi kèm.
Phương [bạn cùng phòng trọ với Phương Uyên] hỏi tình hình của Uyên thì được anh
Phong cho biết Uyên đang ở cùng với các chị nữ công an, cần khai thác phục vụ
điều tra nên tạm thời chưa về được. Anh Phong để lại số điện thoại cho Phương
và dặn có thông tin gì thì báo cho anh biết.”
“Cần khai thác phục vụ điều tra nên tạm thời chưa về
được” là cách nói phi pháp, vì Điều 6, BLTTHS quy định về “Bảo đảm quyền
bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Không ai bị bắt, nếu không có quyết
định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp
phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật
này”.
Và vì Điều 80, BLTTHS. “Bắt bị can, bị cáo để tạm
giam: Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam: d)
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh
bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
[và] Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức
vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt
phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu. Người thi hành lệnh phải đọc
lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản
về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có
đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt
chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện
cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại
nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn
nơi tiến hành bắt người. Nghiêm cấm mọi
hình thức truy bức, nhục hình”.
Việc bắt giam cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã vi phạm
nghiêm trọng điều 6 và 80 BLTTHS hiện hành.
Đó là chưa nói đến những răn đe phi pháp khác như lời nữ
sinh viên ở chung phòng với Uyên, tên Phương nói: “Em hỏi Uyên bị tội gì thì họ
không nói, khi cho em về họ dặn không được thông báo về gia đình. Sau đó
em đem cơm lên thì họ không cho gặp”.
Một độc giả lấy
nickname Đồng chí X viết: “Hèn mạt từ trên xuống dưới, chủ tịch nước thì không dám lên án đích danh
thằng tham nhũng mà gọi là đồng chí X, còn bọn CA bắt người thì không dám nhận,
cứ chối quanh.”
Một sinh viên của
trường Đại học công nghiệp thực phẩm, nơi cô Uyên đang theo học năm thứ ba, cho
biết từ khi lá thư gởi Chủ tịch nước đăng trên mạng. Ông hiệu trưởng và công an
liên tục truy lùng xem ai là tác giả. Đây là chuyện
ngược đời. Đúng ra thầy giáo, nhất là thầy hiệu trưởng, phải bằng mọi cách bảo
vệ sinh viên của mình thì lại toa rập với những người bắt sinh viên của mình
sai luật.
Đây là bằng chứng công an phường Tây
Thạnh, quận Tân Phú bắt giam nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, mà chính miệng
các nhân viên công an ở đây đã chối không bắt giữ Phương Uyên.
- Những dòng chữ viết tay của Phương Uyên, do công an
mang đến nhà trọ, nhờ bạn của mình đi học chép bài giúp:
- Còn đây là mặt trước của tờ giấy đó, có ghi rõ: “Công
an quận Tân Phú / Công an phường Tây Thạnh”
Với bằng chứng này, những ai muốn đi tìm tông
tích của cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên có quyền đến trực tiếp công an phưởng
Tây Thạnh chất vấn và bắt họ phải giải trình việc mất tích của cô nữ sinh này.
PV. VRNs
Paulo
Thành Nguyễn
Đăng bởi pleikly lúc 12:01 Sáng
23/10/12
VRNs (23.10.2012) – Sài Gòn – Chiều nay bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ nữ sinh Nguyễn
Phương Uyên đã đến công an phường Tây Thạnh để làm rõ về tình trạng của em. Ông Nguyễn Văn Tiến, phó công an phường đón
tiếp:
“Thế bây giờ như thế này, tôi là phó trưởng
công an phường, thì chút xíu nữa đây sẽ có anh trưởng công an phường trực tiếp
nói chuyện với gia đình, đó. Còn riêng bản thân tôi là người phụ trách trực
tiếp vấn đề này thì tôi sẽ nói một cách là, hết sức là nôm na thôi, còn chi
tiết thì tí nữa trưởng phường sẽ gặp. Tức là cháu Phương Uyên đã 20 tuổi rồi…,
đây có anh trưởng phường…” ông Tiến đứng dậy kéo ghế.
“Có chuyện gì hôn?” ông trưởng phường bước
vào mang bảng tên Đặng Văn Hùng.
Sau một hồi yêu cầu xuất chứng minh nhân dân
để ghi chép
“rồi, chị đến đây có đề nghị gì?”
“dạ, cháu đến đây là để yêu cầu xác minh bé
Uyên đang ở đâu và yêu cầu được gặp mặt cháu”
“rồi, chị đợi tôi tí xíu nghe”
Trong khi chờ ông Hùng trả lời thì ông Tiến tỏ vẻ thông
cảm: “Chúng tôi biết là sai quy trình,
tôi biết gia đình rất lo lắng nhưng nó có vấn đề riêng chứ không phải chúng tôi
không hiểu điều đó đâu. Tâm lý của mình có con có cái cũng vậy, con tôi cũng
lớn lắm rồi, tôi nay năm mấy rồi, tâm lý cũng rất là lo thế nhưng mà nó… nó có
vấn đề, cái thứ nhất. Cái thứ hai nữa là, là là gia đình phải hết sức bình
tĩnh, trong giai đoạn này sẽ có rất nhiều thành phần tác động đến gia đình thì
chúng ta phải hết sức bình tĩnh. Đừng có nghe cái tác động rồi lại có những
cái, cái, cái không tốt! Thứ nhất không tốt cho mình cái thứ hai không tốt cho
bản thân con Uyên, đó. Phải bình tĩnh để làm sao xử lý sự việc cho nó, nó thông
minh nhất, cho nó đạt hiệu quả nhất, đó! Còn sự việc nó như thế nào thì lát nữa
trao đổi, nói chung là nó không có gì trầm trọng lắm đâu, nó còn nhỏ mà, đứa
con gái mới lớn nó có biết gì đâu. Nó không hề biết sự việc nhưng chắc là nghe
tác động… gì đó! Cho nên là có những biểu hiện làà… phạm tội.”
Ông Hùng bước vào: “rồi, bây giờ thế này nhe
chị, để tôi trả lời cho chị luôn. Hiện nay cái chỗ bé Nguyễn Phương Uyên, sinh
năm 1992. Hiện nay bé đương có được là
tạm giữ tại cơ quan… chị ghi đi!”
“Anh cho tôi xin cái giấy xác nhận”
“Không, tôi chỉ báo miệng cho chị vậy thôi vì
đây là công việc cơ quan tôi không làm theo yêu cầu của chị được.
Như vậy là cơ quan công an…a…cơ quan an ninh
điều tra công an tỉnh Long An, hiện nay đang tạm giữ điều tra làm rõ, còn tội
danh như thế nào thì ở đây tôi không thụ lý tôi không có trả lời được, ha”
Bà Nguyễn Thị Nhung rời khỏi đồn với một nghi
vấn lớn là “tại sao họ lại chuyển Phương Uyên về Long An? Nếu chuyển thì phải
chuyển về Bình Thuận quê nó chớ, hay là họ cố tình hành cho mình mệt?”
Paolo Thành Nguyễn
No comments:
Post a Comment